Bảo trì là gì bảo dưỡng là gì

ĐỊNH NGHĨA VÀ PHÂN LOẠI BẢO TRÌ Phần 1

Trong thời đại hiện nay, máy móc và thiết bị đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, Vì vậy bảo trì các loại máy móc thiết bị cũng ngày càng được quan tâm nhiều hơn.

Bảo trì là một thuật ngữ quen thuộc, tuy nhiên để hiểu rõ vai trò, chức năng và các hoạt động liên quan đến bảo trì lại không dễ dàng. Tùy theo quan điểm của mỗi tổ chức, mỗi cơ quan mà thuật ngữ bảo trì được định nghĩa khác nhau, nhưng về cơ bản có nhiều điểm tương đồng. Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu:

a.Định nghĩa của Afnor [Pháp]

Bảo trì là tập hợp các hoạt động nhằm duy trì hoặc phục hồi một tài sản ở tình trạng nhất định hoặc bảo đảm một dịch vụ xác định.

Ý nghĩa của một số khái niệm từ định nghĩa này là: tập hợp các hoạt động: tập hợp các phương tiện, các biện pháp kỹ thuật để thực hiện công tác bảo trì.

Duy trì: phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra để duy trì tình trạng hoạt động của tài sản.

Phục hồi: sửa chữa hay phục hồi trở lại trạng thái ban đầu của tài sản.

Tài sản: bao gồm tất cả các thiết bị, dụng cụ sản xuất, dịch vụ,

Tình trạng nhất định hoặc dịch vụ xác định: các mục tiêu được xác định và định lượng.

b.Định nghĩa của BS 3811: 1984 [Anh]

Bảo trì là tập hợp tất cả các hành động kỹ thuật và quản trị nhằm giữ cho thiết bị luôn ở, hoặc phục hồi nó về một tình trạng trong đó nó có thể thực hiện chức năng yêu cầu. Chức năng yêu cầu này có thể định nghĩa như là một tình trạng xác định nào đó.

c.Định nghĩa Total Productivity Development AB [Thụy Điển]

Bảo trì bao gồm tất cả các hoạt động được thực hiện nhằm giữ cho thiết bị ở một tình trạng nhất định hoặc phục hồi thiết bị về tình trạng này.

d.Định nghĩa của Dimitri Kececioglu [Mỹ]

Bảo trì là bất kỳ hành động nào nhằm duy trì các thiết bị không bị hư hỏng ở một tình trạng vận hành đạt yêu cầu về mặt độ tin cậy và an toàn và nếu chúng bị hư hỏng thì phục hồi chúng về tình trạng này.

Phân loại bảo trì

Các loại chiến lược, giải pháp, kỹ thuật, phương pháp, thiết bị bảo trì đang phổ biến hiện nay được trình bày ở H 1.

Hình 1:Phân loại bảo trì

1.Bảo trì không kế hoạch

Chiến lược bảo trì này được xem như là vận hành cho đến khi hư hỏng. Nghĩa là không hề có bất kỳ một kế hoạch hay hoạt động bảo trì nào trong khi thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Bảo trì không kế hoạch được hiểu là công tác bảo trì được thực hiện không có kế hoạch hoặc không có thông tin trong lúc thiết bị đang hoạt động cho đến khi hư hỏng. Nếu có một hư hỏng nào đó xảy ra thì thiết bị đó sẽ được sửa chữa hoặc thay thế.

Hai loại giải pháp phổ biến trong chiến lược bảo trì này là:

a.Bảo trì phục hồi

Bảo trì phục hồi không kế hoạch là loại bảo trì không thể lập được kế hoạch. Một công việc được xếp vào loại bảo trì phục hồi không kế hoạch khi mà thời gian dùng cho công việc ít hơn 8 giờ. Trong trường hợp này không thể lập kế hoạch làm việc một cách hợp lý. Nhân lực, phụ tùng và các tài liệu kỹ thuật cần thiết đối với công việc bảo trì này là không thể lập kế hoạch và chuẩn bị trước khi công việc bắt đầu mà phải thực hiện đồng thời với công việc.

Bảo trì phục hồi không kế hoạch là tất cả các hoạt động bảo trì được thực hiện sau khi xảy ra đột xuất một hư hỏng nào đó để phục hồi thiết bị về tình trạng hoạt động bình thường nhằm thực hiện các chức năng yêu cầu.

b.Bảo trì khẩn cấp

Bảo trì khẩn cấp là bảo trì cần được thực hiện ngay sau khi có hư hỏng xảy ra để tránh những hậu quả nghiêm trọng tiếp theo.

Trong thực tế do thiếu tính linh hoạt và không thể kiểm soát chi phí được nên bảo trì khẩn cấp là phương án bất đắc dĩ và ít được chấp nhận. Thay vào đó có thể sử dụng các giải pháp hiệu quả và linh hoạt hơn.

Bảo trì phục hồi không kế hoạch thường chi phí cao và các lần ngừng sản xuất không biết trước được, do đó sẽ làm cho chi phí bảo trì trực tiếp và chi phí bảo trì gián tiếp cao. Vì vậy bảo trì không kế hoạch chỉ thích hợp trong những trường hợp ngừng máy đột xuất chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu. Đối với những thiết bị quan trọng trong các dây chuyền sản xuất, những lần ngừng máy đột xuất có thể gây ra tổn thất lớn cho nhà máy đặc biệt là tổn thất sản lượng và doanh thu do đó giải pháp bảo trì này cần phải được giảm đến mức tối thiểu trong bất kỳ một tổ chức bảo trì nào.

[Còn tiếp]

Phạm Ngọc Tuấn Hoàng Trần Trung Tín

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

Hotline:0976.022.804

Email:

LIÊN HỆ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  • Quản lý bảo trì
  • Kỹ thuật bảo trì
  • An toàn - môi trường
  • Năng suất - chất lượng

VIDEO

Share on email
Email
Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on google
Google+
Share on linkedin
LinkedIn
Share on skype
Skype

Video liên quan

Chủ Đề