Bầu để được bao lâu

Rất nhiều người thắc mắc “quan hệ bao lâu thì biết có thai”, đặc biệt là những cặp vợ chồng đang mong muốn có em bé. Để tìm câu trả lời, bạn có thể tham khảo thông tin trong bài viết dưới đây.

1. Quan hệ bao lâu thì biết có thai?

Quan hệ tình dục nếu không sử dụng phương pháp phòng tránh thì rất dễ thụ thai. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng dễ dàng và nhiều trường hợp cần đến một vài năm mới có thể thụ thai thành công.

Tinh trùng chỉ mất khoảng 3 phút để có thể gặp trứng và thụ thai

1.1. Thời gian tinh trùng gặp trứng và thụ thai

Thông thường, để di chuyển từ cổ tử cung đến ống dẫn trứng, tinh trùng khoảng 2 đến 3 ngày, chậm là 5 ngày. Hành trình di chuyển của tinh trùng không hề bị cản trở bởi trọng lực vì thế, dù bạn ở tư thế nào thì tinh trùng cũng có thể đến gặp trứng một cách dễ dàng.

Nếu người phụ nữ đang ở trong giai đoạn rụng trứng, trứng đã chờ ở phần ống dẫn trứng thì sau khi quan hệ, tinh trùng mất trung bình khoảng 45 phút, chậm nhất là 12 tiếng để có thể gặp trứng và thụ thai.

Nếu bạn không đang trong giai đoạn rụng trứng thì việc thụ thai vẫn có thể xảy ra. Lý do vi tinh trùng có thể tồn tại trong cơ quan sinh dục của chị em trong khoảng 5 ngày và ngày bạn quan hệ không có nghĩa là ngày bạn thụ thai, mà bạn có thể thụ thai một vài ngày sau đó khi trứng rụng.

1.2. Thời gian phôi thai làm tổ

Khi quá trình tinh trùng gặp trứng và thụ thai đã hoàn thành, quá trình phôi thai [trứng đã thụ thai] làm tổ trong thành tử cung sẽ diễn ra. Phải đến khi phôi thai đã được làm tổ ổn định trong thành tử cung mới có thể khẳng định bạn đã mang thai. Chính vì thế để ước tính quan hệ bao lâu thì biết có thai, chúng ta cần phải dựa trên thời điểm phôi thai làm tổ thành công.

Sau khi quan hệ khoảng 10 đến 15 mới có thể biết bạn đã mang thai hay chưa

Sau khi thụ thai thành công, phôi thai cũng cần có thời gian để phát triển và di chuyển từ ống dẫn trứng xuống tử cung, rồi làm tổ ở nơi đây. Trong khi quá trình thụ thai chỉ diễn ra trong khoảng 45 phút hoặc có thể đợi đến 5 ngày sau khi quan hệ, thì quá trình phôi thai phát triển và làm tổ ở thành tử cung sẽ phải diễn ra trong khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai. Như vậy, tính tổng cả thời gian thụ thai và phôi thai hình thành, làm tổ ở tử cung sẽ cần khoảng 10 đến 15 ngày. Điều này có nghĩa là sau khi quan hệ tình dục khoảng 10 đến 15 mới có thể biết bạn đã mang thai hay chưa.

2. Những phương pháp nhận biết bạn đã mang thai hay chưa

2.1. Những dấu hiệu mang thai sớm

Khi phôi thai đã làm tổ và phát triển ở thành tử cung thì nội tiết tố của người phụ nữ sẽ có những thay đổi nhất định để chuẩn bị cho thai kỳ. Vì thế, cơ thể chị em sẽ bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu mang thai sớm. Thông thường, những biểu hiện mang thai sớm có thể xuất hiện khoảng 2 đến 4 tuần sau khi quan hệ nhưng cũng có nhiều trường hợp không xảy ra tình trạng này.

Dưới đây là một số dấu hiệu mang thai sớm, bạn có thể tham khảo:

Chảy máu âm đạo: Khi phôi thai bám vào thành tử cung dẫn đến tình trạng xuất huyết âm đạo với lượng máu nhỏ, hay còn gọi là hiện tượng máu báo. Tuy nhiên, hiện tượng máu báo dễ xảy ra ở thời điểm gần kỳ nguyệt san, vì thế, nếu không chú ý, nhiều chị em sẽ dễ nhầm lẫn.

Đau bụng âm ỉ: Bên cạnh đó, chị em có thể xuất hiện tình trạng đau bụng âm ỉ, rất giống những cơn đau bụng kinh bình thường.

Thay đổi ở vùng ngực: Vùng ngực của phụ nữ mang thai thường căng tức, quầng vú lớn hơn bình thường, núm vú đậm màu hơn, nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố gây ra.

Buồn nôn: Một số chị em gặp phải tình trạng buồn nôn, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ và sau đó sẽ giảm đi. Nhưng một vài trường hợp còn phải chịu chứng buồn nôn đến tận lúc sinh em bé.

Mệt mỏi: Khi mang thai, nồng độ progesterone sẽ tăng nhanh trong cơ thể của chị em với tác dụng duy trì nội tiết tố của thai kỳ, phòng ngừa co bóp tử cung, đồng thời ức chế đáp ứng miễn dịch sớm. Nhưng cũng chính sự gia tăng nhanh chóng và đột ngột của progesterone cũng chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu mệt mỏi.

Đi tiểu nhiều lần: Kích thước tử cung bắt đầu lớn hơn và gây áp lực lên bàng quang chính vì thế, bạn có thói quen đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Cổ tử cung ẩm ướt: Chất nhầy cổ tử cung thường được tiết ra nhiều hơn trong quá trình rụng trứng, nhưng khi đã thụ thai nó sẽ tăng tiết nhiều ngày sau đó khiến bạn luôn có cảm giác ẩm ướt ở vùng này.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu mang thai sớm có thể kể đến như chóng mặt, ngất xỉu, nhiệt độ cơ thể tăng do hormone progesterone tăng cao, thay đổi khẩu vị, rối loạn vị giác, mẹ bầu nhạy cảm hơn với nhiệt độ, tiết nhiều nước bọt hơn, có nguy cơ táo bón, thay đổi tâm trạng thất thường, đau lưng, khó thở, hụt hơi, hoặc bị rôm sảy và có thể tăng cân,…

2.2. Những phương pháp giúp chẩn đoán mang thai sớm

Không phải ai cũng có dấu hiệu mang thai sớm và để kiểm tra chính xác mình có thai hay không, bạn có thể sử dụng que thử thai hoặc thực hiện xét nghiệm máu để tìm kết quả chính xác. Trong đó:

Dùng que thử thai để biết mình có mang thai hay không

Que thử thai là phương pháp nhanh chóng và tiện lợi. Đây là cách chị em có thể chẩn đoán mang thai qua hàm lượng Beta- Hcg trong nước tiểu. Nên sử dụng trong vòng từ 7 đến 14 ngày sau khi quan hệ và nên sử dụng vào buổi sáng sau khi ngủ dậy để có được kết quả chính xác nhất.

Xét nghiệm máu là phương pháp giúp chẩn đoán mang thai sớm và hiệu quả

Xét nghiệm máu tại bệnh viện tuy không nhanh và chủ động như việc sử dụng que thử thai nhưng độ chính xác rất cao. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ, sau đó sẽ kiểm tra nồng độ Beta-hCG trong máu. Lượng Beta-hCG trong máu của mẹ bầu sẽ tăng gấp đôi bình thường và có thể đạt mức cao nhất vào tuần thai thứ 15 - 16.

Như vậy, những thông tin trên đã giúp bạn giải đáp thắc mắc quan hệ bao lâu thì biết có thai. Nếu còn câu hỏi nào khác hoặc muốn đặt lịch khám sớm, bạn hãy gọi đến số 1900 56 56 56, các bác sĩ sản khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẽ tư vấn chi tiết cho bạn.

Sữa bầu là nguồn dinh dưỡng quan trọng; giúp bổ sung dưỡng chất cân bằng cho mẹ bầu và thai nhi. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng loại sữa công thức này; có rất nhiều mẹ thắc mắc rằng sữa bầu khui ra để được bao lâu?. Để tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này cũng như biết cách bảo quản sữa bầu được tốt nhất; mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

I. Sữa bầu khui ra để được bao lâu thì hỏng?

Sữa bầu và các loại sữa bột khác dành cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và cả người lớn tuổi, người cần được bổ sung dinh dưỡng đều được khuyến cáo chỉ nên sử dụng trong vòng 30 ngày sau khi mở nắp.

Sữa bầu sau khi khui ra chỉ nên sử dụng tối đa trong vòng 30 ngày

Sở dĩ như vậy vì theo các chuyên gia dinh dưỡng, theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới thì các loại sữa bột sau khi mở nắp đều đã phải tiếp xúc với không khí. Điều này sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và độ tươi ngon của sữa. Thậm chí, nếu không bảo quản cẩn thận thì các chất dinh dưỡng có trong sữa còn bị biến đổi; trở thành các chất độc hại cho cơ thể người dùng.

Với sữa bầu sau khi mở nắp, nếu các mẹ để sữa tiếp xúc quá lâu với không khí thì sữa sẽ xuất hiện hiện tượng ẩm mốc; ngây nguy hiểm cho cơ thể mẹ bầu. Do đó, các mẹ cần lưu ý về thời gian mở nắp và thời gian sử dụng sữa để dinh dưỡng và hương vị của sữa được tròn vị nhất.

II. Sữa bầu đã mở nắp 30 ngày nhưng vẫn tươi ngon; không bị vón cục thì có dùng được không?

Theo quan niệm của một số người; các loại sữa sau khi đã ở nắp quá 30 ngày nếu không xuất hiện hiện tượng vón cục, lên men hay đổi màu…thì vẫn có thể sử dụng bình thường. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm, phản khoa học.

Sở dĩ như vậy vì sữa sau khi mở nắp và trong quá trình sử dụng đã phải tiếp xúc với không khí, thời tiết và nhiệt độ bên ngoài cũng như các loại vi khuẩn, vi sinh vật…. Điều này nếu diễn ra trong thời gian quá dài, quá 30 ngày thì sẽ vô cùng nguy hiểm; sữa trở thành chất độc hại; ảnh hưởng không tốt tới mẹ bầu và thai nhi.

Xem thêm: TOP 5 sữa bầu nào tốt nhất hiện nay?

Một số phản ứng mà mẹ bầu có thể gặp phải khi sử dụng sữa bầu đã mở nắp quá lâu có thể gồm: tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ; co thắt dạ dày…. và thậm chí là ngộ độc. Diều này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ bầu mà còn có thể gây hại cho bé yêu trong bụng.

III. Sữa bầu hết hạn sử dụng có sử dụng được không?

Việc ghi ngày sản xuất và hạn sử dụng trên các sản phẩm, trong đó có sữa bầu là điều vô cùng cần thiết. Điều này sẽ giúp người mua có thể xác định được thời điểm sữa không thể sử dụng được nữa. Sở dĩ như vậy vì những sản phẩm này rất dễ bị vi khuẩn, vi sinh vật xâm nhập; làm biến đổi chất và gây ảnh hưởng tới người sử dụng.

Sử dụng sữa bầu hết hạn có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc

Do đó, khi lựa chọn sữa bầu, các mẹ nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Có thể mua sữa bầu còn hạn sử dụng từ 2 – 3 tháng. Sở dĩ như vậy vì trong khoảng thời gian này, sản phẩm sẽ vẫn bình thường; không gây ảnh hưởng tới người sử dụng.
  • Không nên mua sữa bầu còn hạn sử dụng một tháng. Sở dĩ như vậy vì khoảng thời gian một tháng này có thể không đủ để mẹ có thể dùng hết sữa. Bên cạnh đó, các loại sữa gần hết hạn đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng vi khuẩn xâm nhập và lên men.

Như vậy, các mẹ cần lưu ý khi lựa chọn và sử dụng sữa bầu để tránh mắc phải những sai lầm đáng tiếc; gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mình và thai nhi.

IV. Làm thế nào để bảo quản sữa bầu sau khi mở nắp đúng cách

Qua phần trên của bài viết chắc các mẹ cũng nắm được “Sữa bầu khui ra để được bao lâu?”. Tuy nhiên, các mẹ cũng cần nắm được phương pháp để bảo quản loại sữa này đúng cách. Cụ thể như sau:

4.1. Các mẹ nên bảo quản sữa bầu ở nơi khô ráo

Sữa bầu trước và sau khi khui ra cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát; cần tránh sự tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Bên cạnh đó, các mẹ cũng không nên bảo quản sữa bầu trong tủ đông; để sữa cạnh những nơi có nguồn nhiệt cao như bếp nấu ăn….

Bảo quản sữa bầu đúng cách sẽ giúp giữ được vẹn nguyên dinh dưỡng và hương vị sản phẩm

Sở dĩ như vậy vì với những nền nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp này thì dinh dưỡng trong sữa sẽ bị suy giảm. Nhiệt độ thích hợp để các mẹ cất trữ sữa bầu đó là nhiệt độ phòng dưới 25 độ C.

4.2. Các mẹ cần lưu ý đóng chặt nắp hộp sau khi sử dụng

Sau mỗi lần lấy sữa công thức, các mẹ cần lưu ý đóng chặt nắp hộp sữa. Điều này sẽ giúp hạn chế sự tiếp xúc giữa sữa với các loại bụi bẩn; không khí; hơi nước và các loại côn trùng. Điều này sẽ giúp sữa không bị biến đổi chất; giúp sữa vẫn giữ nguyên được giá trị dinh dưỡng và hương vị thơm ngon của mình.

Không những vậy, các mẹ cũng cần lưu ý rằng không nên mở nắp hộp sữa bầu của mình quá nhiều lần khi không cần thiết. Điều này sẽ giúp hạn chế thời gian tiếp xúc của sữa với môi trường bên ngoài; giúp sữa được bảo quản tốt hơn.

4.3. Không nên để sữa bầu công thức trong tủ lạnh

Việc để sữa bầu công thức trong tủ lạnh sẽ khiến sữa dễ bị ẩm mốc, vón cục và biến chất. Điều này sẽ khiến sữa bầu mất đi hiệu quả và dinh dưỡng của mình. Do đó, các mẹ cần lưu ý không nên để sữa công thức cho bà bầu trong tủ lạnh.

4.4. Các mẹ nên chia hộp sữa to thành các hộp nhỏ khác nhau

Một lưu ý khác mà các mẹ bầu nên thực hiện với sữa bầu của mình đó là: Trong trường hợp các mẹ mua sữa bầu lon to 900 gram trở lên và không thể dùng hết nhanh thì có thể chia thành các hộp nhỏ khác nhau. Việc chia sữa này nên đảm bảo sữa trong hộp nhỏ đó đủ dùng cho một tuần. Không những vậy, hộp nhỏ đỏ cũng cần phải có nắp đậy kín và để ở nơi khô ráo.

Việc chia nhỏ lượng sữa bột này cũng giúp giảm thời gian tiếp xúc giữa sữa với môi trường xung quanh. Từ đó, giúp sữa được bảo quản tốt hơn; đảm bảo dinh dưỡng hơn cho người dùng.

Xem thêm: Sữa bầu nên uống khi nào thì tốt cho mẹ và bé?

Như vậy, qua bài viết trên đây của Blog Nấu Ăn chắc các mẹ cũng đã hiểu được “Sữa bầu khui ra để được bao lâu?” cũng như các phương pháp để mẹ có thể bảo quản sữa bầu tốt hơn; giúp sữa không bị mất chất dinh dưỡng. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây, các mẹ bầu sẽ có được thai kỳ khỏe mạnh; con yêu phát triển thông minh và toàn diện nhất.

Xin chào, mình là Hường, đam mê ẩm thực và thích ấu ăn. Có nhiều năm kinh nghiệm làm trong nhà hàng, lĩnh vực ẩm thực. Vì thế mình thường xuyên chia sẻ các công thức nấu ăn ngon mỗi ngày tại Blog Nấu Ăn. Đừng quên cập nhật bài viết mới tại đây nhé.

Video liên quan

Chủ Đề