Bé bị chàm phải làm sao

Đối với việc chăm sóc trẻ bị chàm thì thấm ướt cho bé đúng cách là điều mà mẹ cần nhớ và cực kỳ lưu ý. Mẹ nên làm ẩm da cho trẻ ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần một lớp dày. Nhìn chung, có hai sản phẩm dưỡng ẩm thường được khuyên dùng trong việc điều trị chàm: thuốc mỡ và kem. Bạn cũng nên dưỡng ẩm da trẻ ngay khi vừa tắm xong (trong vòng 3 phút) để ngăn ngừa việc bốc hơi nước khỏi da. Thuốc mỡ và kem sẽ giúp da giữ hơi ẩm, cũng tương tự như việc dùng các bọc nhựa để ủ hơi ẩm vào bánh vậy.

Những lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chàm

1. Mẹ nên làm gì nếu bé bị đau khi tắm hoặc khi được thoa kem dưỡng ẩm?

Việc thay đổi từ kem sang thuốc mỡ sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng trên. Thuốc mỡ thường không gây bỏng rát cho da, thậm chí cả những vùng da hở bị xước.

2. Loại sữa tắm nào có thể được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị chàm?

Phần lớn các loại sữa tắm dịu nhẹ cho trẻ đều sử dụng được. Để chăm sóc trẻ bị chàm, các chuyên gia thường khuyên dùng những loại sữa tắm không mùi và không màu. Sữa tắm càng ít thành phần nguyên liệu càng tốt.

3. Bạn có cần dùng thuốc mỡ steroid cho bé hay không?

Những trường hợp chàm ở mức rất nhẹ có thể được kiểm soát chỉ bằng việc tắm rửa và dưỡng ẩm hàng ngày. Khi bị chàm nhẹ, thỉnh thoảng mẹ chỉ cần sử dụng thuốc mỡ steroid loại nhẹ. Tuy nhiên, để kiểm soát những trường hợp chàm ở mức độ vừa và nặng hơn ở phần lớn trẻ nhỏ đòi hỏi phải sử dụng thuốc mỡ steroid loại nhẹ và vừa thường xuyên. Mẹ nên lưu ý điều này khi chăm sóc trẻ bị chàm để lựa chọn loại thuốc thích hợp với tình trạng bệnh.

4. Loại kem chống nắng nào tốt cho da bị chàm?

Nhiều sản phẩm kem chống nắng có chứa các thành phần gây kích ứng sẽ không tốt cho da bị chàm. Tuy nhiên, vẫn có nhiều lựa chọn thích hợp để chăm sóc trẻ bị chàm. Mẹ hãy tìm những loại kem chuyên dùng cho da nhạy cảm hoặc các loại kem chứa các tác nhân giúp ngăn ngừa ánh nắng mặt trời (titan oxit hay kẽm oxit). Ngoài ra, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp khác như hạn chế thời gian tiếp xúc khi ánh nắng mặt trời mạnh nhất (từ 10 – 16 giờ), cho bé đội mũ rộng vành, mặc quần áo bảo hộ thoáng mát, nhẹ nhàng.

Với những bí quyết chăm sóc trẻ bị chàm từ Hello Bacsi, hi vọng mẹ sẽ cảm thấy dễ dàng hơn khi chăm sóc làn da bé yêu.

Chàm sữa hay còn gọi là lác sữa là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh. Đây là trường hợp viêm da thường gặp ở trẻ. ThS.BS Huỳnh Văn Bá, Trường đại học Y dược Cần Thơ, cho biết nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa xác định một cách chắc chắn, tuy nhiên bệnh thường gặp ở người có cơ địa dễ dị ứng. Ngoài ra, cha mẹ có bệnh hen suyễn, mề đay, dị ứng da, dị ứng thời tiết... thì con cũng dễ mắc bệnh.

Biểu hiện ban đầu là một vùng da nào đó của trẻ xuất hiện những mảng hồng ban, có mụn nước, đóng mài và tróc vảy. Vị trí thường ở mặt, hai bên má, đối xứng, có thể lan ra da đầu, thân mình, tứ chi... Bệnh rất hay ngứa làm trẻ khó chịu, ngủ không ngon giấc, quấy khóc, bú kém. Nhiều trẻ chịu không nổi gãi liên tục hoặc chà đầu, cọ mặt vào gối cho đỡ ngứa làm mụn nước vỡ ra, da rớm máu, có khi cả một vùng da bị chảy máu. Lúc này nếu không giữ vệ sinh tốt, da rất dễ nhiễm trùng khiến việc điều trị sẽ khó khăn hơn, đồng thời sẽ để lại sẹo, ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ sau này. Những vết chàm vỡ không bị nhiễm trùng sẽ để lại vảy kết trên mặt da. Càng gãi da càng dày.

 

BS Từ Tuyết Tâm, BV Da liễu TP Cần Thơ, cho biết bệnh chàm sữa rất dễ bị tái phát, nhất là khi thời tiết thay đổi hoặc ăn uống những chất gây dị ứng. Để điều trị hiệu quả cần lưu ý chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và môi trường xung quanh. Những thức ăn hay gây dị ứng là trứng, đồ biển, thịt bò, gà, thực phẩm lên men như mắm, tương chao... Một số trẻ dị ứng với sữa bò cũng có thể dị ứng với sữa có nguồn gốc từ đậu nành...

 

ThS.BS Huỳnh Văn Bá chia sẻ để điều trị tốt trước hết phải cắt đứt cái vòng luẩn quẩn: ngứa - gãi - ngứa bằng cách uống thuốc chống ngứa.Tùy theo mức độ tổn thương của vùng da mà bôi các loại thuốc sát trùng phù hợp. Thời gian, liều lượng... đều theo sự hướng dẫn, chỉ định của BS chuyên khoa.

 

Ngoài cách sử dụng thuốc kháng sinh, mẹ cũng có thể tham khảo một số mẹo dân gian để chữa chàm sữa cho trẻ.

1. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá ổi

 

Bé bị chàm phải làm sao

Khoa học đã chứng minh trong lá ổi có chứa rất nhiều thành phần sát khuẩn, chống viêm và cân bằng lại độ đàn hồi của da như Vitamin K, Alpha Limonene, Tanin,...Sử dụng loại lá này như một loại nước tắm cho bé là một trong những phương pháp hữu hiệu đẩy lùi được chàm sữa và các triệu chứng khó chịu mà bệnh gây ra

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị nắm lá ổi và nước

- Bước 2: Mẹ lấy lá ổi rửa sạch và để khô ráo

- Bước 3: Đun sôi với nước trong khoảng 5-7 phút

- Bước 4: Để nước hơi ấm và lau khô da cho trẻ, mẹ có thể kết hợp dùng với thuốc bôi chữa chàm do bác sĩ kê. Nên thực hiện vào buổi tối để có công dụng hiệu quả.

2. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá sim

Bé bị chàm phải làm sao

Lá sim có tính đắng, khử trùng mạnh, làm lành vết thương nhanh. Nhờ vậy, những vết chàm sữa của bé sẽ bị tiêu diệt và ít có nguy cơ để lại sẹo. Lá sim cũng đã được ứng dụng trong y học cổ truyền hàng trăm năm nay như là một vị thuốc hữu hiệu đối với các bệnh ngoài da

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá sim và nước

- Bước 2: Lấy lá sim và sắc đặc cho tới khi nước sánh lại thành dạng cao

- Bước 3: Hàng ngày, mẹ lấy cao lá sim bôi lên vùng da bị chàm sữa cho bé 

3. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trà xanh

Bé bị chàm phải làm sao

Không phải ngẫu nhiên mà trà xanh là thành phần thảo dược quen thuộc không chỉ trong các loại sữa tắm cho bé mà còn trong các loại kem dưỡng da của người lớn. Trà xanh với công dụng sát khuẩn và chống oxy hóa mạnh mẽ, sẽ nhanh chóng đánh bay tình trạng chàm sữa và trả lại cho bé làn da mịn màng vốn có

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị một nắm lá trà xanh và nước

- Bước 2: Mẹ lấy lá trà xanh và đun sôi

- Bước 3: Để nước ấm và cho bé ngâm mình trong lá trà xanh

- Bước 4: Mẹ lấy khăn lau nước trà xanh nhẹ lên vùng da bé bị chàm

4. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với khoai tây

Bé bị chàm phải làm sao

Trên thực tế, công dụng của khoai tây thiên về làm đẹp da, giúp da mịn màng hơn là chữa trị các căn bệnh ngoài da. Tuy nhiên, với các thành phần vitamin nhóm B và vitamin C vừa có khả năng diệt khuẩn, vừa làm dịu tình trạng ngứa ngáy khó chịu và tăng cường độ ẩm cho da, khoai tây cũng có thể đem lại tác dụng tương đối hữu ích đối với các bé bị chàm sữa.

Cách thực hiện:

- Bước 1: Chuẩn bị 4-5 củ khoai tây tốt, sạch, có màu vàng, không xanh, không mầm.

- Bước 2: Đem khoai tây đun sôi 1 phút để khử trùng

- Bước 3: Cắt lát và giã nhuyễn hoặc ép khoai tây lấy nước

- Bước 4: Đem trải khoai tây đã giã nhuyễn hoặc nước ép khoai tây (có pha thêm nước cho loãng) lên vùng da bị chàm sữa.

5. Cách chữa chàm sữa cho trẻ sơ sinh với lá trầu không

Bé bị chàm phải làm sao

Trầu không là loại thảo dược thường xuyên được sử dung trong đông y với rất nhiều công dụng. Điển hình như hàm lượng các chất chống oxy hóa trong lá trầu không rất dồi dào, có thể ngăn ngừa tình trạng tấn công của các chất gây dị ứng hoặc mầm bệnh đang tấn công làn da của bé. Thêm vào đó, các chất như phenal và tannin có trong loại lá này cũng vừa hỗ trợ giảm ngứa ngáy, vừa giúp tái tạo các tế bào da một cách nhanh chóng.

Cách thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá trầu không

Bước 2: Rửa sạch lá trầu không và giã nát

Bước 3: Bỏ lá vừa giã vào khăn xô hoặc vải màn rồi vắt hết nước cốt và bỏ bã đi

Bước 4: Thoa nước cốt lá trầu không vùng da bị chàm sữa cho bé.

Thông thường, lúc bé ngủ là thời điểm phù hợp nhất để thoa nước cốt vì bé sẽ không gãi trôi nước cốt đi. Nếu bé bị chàm toàn thân, mẹ có thể nấu nước tắm với lá trầu không và tắm trực tiếp cho bé.

6. Chăm sóc bé bị chàm (lác sữa)

- Không nên cho trẻ tắm lâu trong nước xà phòng hay sữa tắm mà nên tắm bằng nước ấm để giúp đỡ ngứa, tránh vòng luẩn quẩn ngứa – gãi – ngứa rất dễ gây nhiễm khuẩn da.

- Tránh mặc các loại quần áo bằng chất liệu len, sợi tổng hợp gây bí tắc da bé. Nên cho trẻ mặc những loại quần áo mềm mại, thoáng mát.

- Giữ môi trường xung quanh không quá nóng, quá lạnh hoặc thay đổi nhiệt độ quá nhanh; môi trường cần thoáng mát, không quá khô (chẳng hạn nếu bé ngủ trong phòng máy lạnh nên để thêm một thau nước to nhằm cải thiện độ ẩm trong phòng).

- Tránh để cơ thể bé đổ mồ hôi ẩm ướt, giữ cho da bé luôn khô, thay tã lót cho bé (ít nhất ba lần trong ngày), tránh để lâu gây ẩm ướt do phân và nước tiểu (là yếu tố dễ gây kích ứng da), thay quần áo ngay sau khi tắm cho bé.