Bệnh thủy đậu sau bao lâu thì khỏi

Rất nhiều trẻ nhỏ mắc phải bệnh thủy đậu.  Các giai đoạn của thủy đậu là gì và ần làm gì để cải thiện tình trạng bệnh cho trẻ là vấn đề nhiều bậc phụ huynh.

Thủy đậu còn được gọi là bệnh trái rạ. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella gây ra. Loại virus này không chỉ là tác nhân gây bệnh thủy đậu ở trẻ mà còn gây bệnh zona thường gặp ở người lớn.

Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng, có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào, trong đó phổ biến hơn cả là trẻ em. Đặc biệt, vào mùa xuân, thời tiết nồm ẩm là thời kỳ bệnh thủy đậu bùng phát mạnh nhất. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là xuất hiện nhiều nốt phồng rộp, có nước, mọc khắp cơ thể, mọc cả trong niêm mạc miệng và lưỡi.

Khi trẻ bị bệnh thủy đậu cần điều trị ngay để giúp cải thiện bệnh. Nếu để lâu bệnh có thể biến chứng nguy hiểm.

Bệnh thủy đậu thường tiến triển qua 4 giai đoạn:

Giai đoạn ủ bệnh

Đây là giai đoạn đầu của bệnh, được tính từ thời điểm trẻ tiếp xúc với virus gây bệnh. Giai đoạn này thường kéo dài 10 – 21 ngày và hầu như chưa xuất hiện bất cứ triệu chứng nào của bệnh.

Ở giai đoạn này, virus tiếp xúc và xâm nhập vào cơ thể người bệnh nhưng chưa biểu hiện ra nên rất khó để phát hiện. Có nhiều trường hợp, virus đã gây nhiễm trùng tại phổi và mắt nhưng chưa biểu hiện ra bên ngoài.

Bệnh thủy đậu biểu hiện là những nốt mụn nước mọc khắp cơ thể

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn này xuất hiện sau khi ủ bệnh 10 -21 ngày và thường kéo dài 3 – 5 ngày. Đây là khoảng thời gian virus gây nhiễm trùng và cơ thể bắt đầu có những biểu hiện chung của nhiễm trùng như: chán ăn, sốt nhẹ, mệt mỏi, khó chịu, buồn ngủ. Cuối giai đoạn khởi phát, cơ thể bé bắt đầu xuất hiện phát ban nhẹ và có những vết loét nhẹ ở miệng.

Hầu hết những triệu chứng của giai đoạn khởi phát không phải là điển hình của bệnh thủy đậu nên nhiều người chưa thể phát hiện ra, dễ nhầm lẫn với bệnh cúm, sốt thông thường.

Giai đoạn toàn phát

Sau khi khởi phát, virus gây bệnh thủy đậu bắt đầu xâm nhập vào hệ bạch huyết. Lúc này, cơ thể bé bắt đầu xuất hiện những triệu chứng nặng hơn của nhiễm trùng như: sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, đau cơ… Ngoài ra, cơ thể bé cũng đã bắt đầu có những biểu hiện điển hình của bệnh thủy đậu như: xuất hiện ngày càng nhiều nốt phát ban ở mặt, thân mình, cánh tay, da đầu…

Những nốt ban này dần dần hình thành mụn nước, to hơn và gây ngứa. Nhiều mụn nước bị vỡ do kích thước to hơn hoặc do cọ xát vào quần áo. Vỡ mụn tăng nguy cơ gây nhiễm trùng, viêm da nên ba mẹ cố gắng không để bé làm trầy xước các nốt thủy đậu.

Theo thời gian, các nốt mụn nước ngày càng lây lan khắp cơ thể, có thể mọc ở những vị trí khó chịu như mí mắt, niêm mạc miệng, bàn tay, mông hay cơ quan sinh dục. Nhiều trường hợp gây ngứa không chịu được phải sử dụng thuốc giảm ngứa.

Giai đoạn hồi phục

Đây là giai đoạn cuối cùng của bệnh, xuất hiện sau giai đoạn khởi phát khoảng 7 – 10 ngày. Các mụn nước bắt đầu đóng vảy và cứng lại, tạo thành vết lõm nhỏ trên da. Giai đoạn này, khả năng lây nhiễm của bệnh giảm sút.

Tuy đây là giai đoạn hồi phục nhưng ba mẹ cũng nên quan sát trẻ, tránh để con cào, gãi gây bội nhiễm. Nếu không vệ sinh cẩn thận có thể gây viêm do tụ cầu, liên cầu.

Giai đoạn toàn phát là thời kỳ bệnh thủy đậu lây lan mạnh nhất

Thủy đậu có thể lay lan dễ dàng từ 1 – 2 ngày trước lúc xuất hiện các phát ban cho đến khi da đã đóng vảy. Tuy nhiên, thời điểm lây lan mạnh nhất của bệnh là giai đoạn toàn phát. Lúc này, virus phát triển mạnh mẽ, xâm nhập vào hệ bạch huyết và được máu đưa đi khắp cơ thể.

Bệnh thủy đậu có thể lây lan qua 2 con đường chính là: 

  • Tiếp xúc trực tiếp: Lây lan qua đường hô hấp từ các giọt dịch tiết khi ho, hắt hơi, nói chuyện hoặc tiếp xúc trực tiếp với chất dịch trong cái nốt phỏng mụn.
  • Tiếp xúc gián tiếp: Trẻ tiếp xúc với dịch tiết của nốt phỏng hoặc niêm mạc khi những chất này bám vào đồ chơi, vật dụng bé cầm rồi đưa tay lên miệng.

Bệnh thủy đậu khiến bé ngứa ngáy, khó chịu nên nhiều ba mẹ lo lắng không biết bị thủy đậu bao lâu thì khỏi. Hầu hết các trường hợp bị thủy đậu sẽ khỏi bệnh sau khoảng 2 tuần từ thời điểm khởi phát. Tuy nhiên, nếu bệnh không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Viêm da do bội nhiễm. Với những trường hợp trẻ bị suy dinh dưỡng có thể biến chứng hoại tử.
  • Viêm màng não là biến chứng nguy hiểm nhất, có thể gây tử vong nếu không điều trị kịp thời.
  • Viêm tai giữa, viêm tai trong.
  • Bệnh lý về đường hô hấp như viêm phổi, viêm thanh quản.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa thủy đậu ở trẻ hiệu quả nhất

Khi bị thủy đậu, ba mẹ cần biết cách chăm sóc bé để giúp bệnh mau chóng thuyên giảm và tránh gây nhiều tác hại đến con. Hãy áp dụng những cách làm sau:

  • Cho trẻ uống nhiều nước, có thể uống nước lọc hoặc uống trái cây để tăng sức đề kháng.
  • Không cho con ra ngoài gió hoặc bật quạt quá mạnh vào thẳng người con.
  • Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, hạn chế cho bé ăn kem, phô mai, bơ…
  • Không bổ sung nhiều vitamin C để tăng đề kháng vì chúng có thể khiến vết loét bị đau và lở ra.
  • Nhiều ba mẹ kiêng không cho bé đụng nước nhưng điều này là không nên. Hay tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng nước ấm để tránh nhiễm khuẩn. Khi tắm nên thao tác nhẹ nhàng để không làm vỡ mụn.
  • Cách ly bé với những người khác để tránh lây lan bệnh.

Bệnh thủy đậu lành tính và có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Vì vậy, ba mẹ cần lưu ý những vấn đề trên khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà.

Bệnh thủy đậu rất thường gặp nhưng có thể được phòng tránh nên ba mẹ biết cách. Hãy áp dụng những biện pháp dưới đây để phòng ngừa thủy đậu cho con:

  • Tiêm vắc xin là cách phòng tránh an toàn và hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện tại.
  • Không cho bé tiếp xúc với người bị thủy đậu, hạn chế đến nơi đông người trong thời gian có dịch thủy đậu.
  • Vệ sinh sạch sẽ cho bé hằng ngày.
  • Vệ sinh, cọ rửa đồ chơi, đồ dùng của bé thường xuyên.
  • Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác như khăn mặt, bàn chải đánh răng…

Trên đây là những thông tin về các giai đoạn bệnh thủy đậu cũng như cách chăm sóc và phòng ngừa thủy đậu ở bé, ba mẹ có thể tham khảo để chăm sóc con thật tốt.

**Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.

Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác: //www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/

Thủy đậu là căn bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Trong đó, trẻ em là một trong những đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về bệnh thủy đậu cũng như các biện pháp phòng tránh là vô cùng cần thiết. Vậy bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi? Khi bị thủy đậu có tắm được không? Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có được thông tin chính xác.

1. Bệnh thủy đậu lây truyền qua đường nào?

Bệnh thủy đậu còn có tên gọi khác là phỏng rạ, trái rạ và gây ra bởi virus Varicella Zoster. Bệnh thủy đậu khá lành tính mà hầu như đứa trẻ nào cũng mắc phải một lần trong đời. Bệnh thủy đậu lây nhiễm chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với da hoặc lây qua đường hô hấp.

Bệnh thủy đậu ở cấp độ lành tính hầu như không ảnh hưởng đến sức khỏe. Các vết ban, Mụn nước có thể gây Ngứa rát, đỏ ửng và rất dễ để lại sẹo, gây mất thẩm mỹ.

Tuy nhiên, trường hợp thủy đậu chuyển sang giai đoạn biến chứng có thể gây viêm phổi, viêm da, thủy đậu xuất huyết, các bệnh lý về Thần kinh thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.

Thủy đậu ở giai đoạn lành tính không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe

Thông thường, sau khi bị thủy đậu 1 lần, cơ thể sẽ sinh ra miễn dịch để chống lại bệnh. Tuy nhiên, trường hợp cơ thể có sức đề kháng yếu bệnh thủy đậu vẫn có thể tái phát trở lại.

Bệnh thủy đậu sẽ trải qua 4 giai đoạn phát triển sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Tùy vào cơ địa mỗi người mà bệnh thủy đậu sẽ có thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 tuần. Với những người có hệ miễn dịch yếu, phụ nữ đang Mang thai hoặc người cao tuổi thời gian ủ bệnh thủy đậu có thể rút ngắn hơn rất nhiều.
  • Giai đoạn khởi phát: Giai đoạn này thường kéo dài từ 1 - 2 ngày. Lúc này, người bệnh có thể thấy cơ thể xuất hiện những nốt ban đỏ hồng, Nổi mẩn ngứa kèm theo các triệu chứng chán ăn, bỏ bữa, đau nhức đầu, Sốt nhẹ.

  • Giai đoạn toàn phát: Lúc này, người bệnh sẽ xuất hiện các nốt Mụn nước mẩn đỏ, kích thước bằng khoảng hạt đậu, một số nốt có dịch đặc như mủ và lan rộng khắp cơ thể.
  • Giai đoạn bình phục: Tùy vào điều kiện chăm sóc và kiêng khem mà bệnh thủy đậu sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần. Khi đó, các nốt mụn nước sẽ tự đóng vảy và bong ra. Do đó, bạn cần có cách chăm sóc đúng cách nhằm hạn chế để lại sẹo.

Như vậy, tùy vào thể trạng mà bệnh sẽ mất từ 7 đến 21 ngày để xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Sau đó, sẽ mất thêm khoảng 7 - 10 ngày từ giai đoạn toàn phát đến khi khỏi bệnh hoàn toàn. Tuy nhiên, với những người có hệ miễn dịch yếu, thủy đậu cũng có thể kéo dài từ 2 - 3 tuần mới khỏi hẳn.

Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị thủy đậu cần kiêng tắm và tránh gió. Tuy nhiên, bị thủy đậu có tắm được không hay phải kiêng nước hoàn toàn? Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi, người bệnh cần tắm rửa sạch sẽ bằng nước sạch và ấm.

Thủy đậu nếu không điều trị đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tuy nhiên, trong quá trình tắm người bệnh cần thực hiện nhẹ nhàng, không dùng tay hoặc khăn chà sát mạnh khiến các mụn nước vỡ ra và lan rộng hơn. Khi bị thủy đậu bạn cần cắt móng tay sạch sẽ, không gãi hay cào mạnh vào vết thương gây vỡ mụn, lở loét.

Ngoài ra, người bệnh nên mặc quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng mát để tránh bí bách.

Trên thực tế, việc bật quạt hay tiếp xúc với gió không ảnh hưởng đến bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên bật quạt nhẹ nhàng để tạo không khí thoáng mát, làm ráo mồ hôi. Không nên bật quạt quá mạnh hay ra đường khi gió quá lớn sẽ khiến cơ thể bị lạnh, sức khỏe kém và bệnh tình trở nên trầm trọng hơn.

Chế độ sinh hoạt và chăm sóc cá nhân sẽ quyết định lớn đến thời gian bệnh thủy đậu bao lâu thì khỏi. Để bệnh thủy đậu nhanh khỏi và hạn chế biến chứng, người bệnh cần thực hiện một số lưu ý sau:

  • Không ăn nhiều đồ chiên rán, nhiều dầu mỡ.
  • Hạn chế các thực phẩm làm từ bơ sữa như: kem, sữa, bơ, phô mai...vì sẽ khiến cho da của bạn tiết nhiều dầu hơn, tạo điều kiện cho virus phát triển và lây lan.
  • Không nên ăn những loại trái cây chứa nhiều vitamin C. Nguyên nhân là do khi bị thủy đậu, các nốt mụn nước có thể xuất hiện cả trong khoang miệng. Nếu ăn nhiều hoa quả chứa nhiều vitamin C sẽ khiến vết thương đau và lở loét hơn.
  • Không ăn những thực phẩm cay, nóng, mặn vì dễ gây kích ứng lên các vết loét.
  • Tránh đi đến những chỗ đông người để hạn chế lây lan sang người khác.
  • Không sử dụng chung đồ cá nhân như: quần áo, khăn tắm, khăn mặt với người đang bị thủy đậu.
  • Người bệnh cần giặt đồ kỹ, không giặt chung với quần áo của những thành viên khác trong gia đình.
  • Quần áo giặt xong cần phơi ở nơi có nắng, thoáng mát và là ủi kỹ.

Để phòng tránh bệnh thủy đậu lây lan, người bệnh cần chủ động cách ly với mọi người để chữa trị bệnh mau khỏi. Đồng thời, những người chưa bị thủy đậu đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ chuẩn bị có kế hoạch Mang thai cần tiêm phòng thủy đậu để bảo vệ sức khỏe cho người mẹ và thai nhi. Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec cung cấp dịch vụ tiêm phòng vacxin phòng ngừa thủy đậu cũng như các bệnh Truyền nhiễm khác như sởi, quai bị cho mọi lứa tuổi và tình trạng sức khỏe của từng khách hàng với tiêu chuẩn chất lượng và an toàn với người bệnh.

Bài viết tổng hợp nguồn từ: Bộ Y tế

Video liên quan

Chủ Đề