Bệnh viện dã chiến số 8 ở đâu

.

Cập nhật lúc: 12:51, 30/11/2021 [GMT+7]

[ĐN] - Sở Y tế vừa có văn bản gửi các Phòng, ban chuyên môn trực thuộc Sở và các đơn vị liên quan đề nghị khẩn trương xây dựng kế hoạch giải thể các Bệnh viện dã chiến số 4, 7, 8.

Các bác sĩ Bệnh viện dã chiến số 7 chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân Covid-19 trước khi bệnh viện giải thể. [ảnh: H.L].

Theo đó, từ ngày 30-11, Bệnh viện dã chiến số 4 [Trung tâm giáo dục quốc phòng và an ninh, xã Tân An, H.Vĩnh Cửu] ngừng tiếp nhận bệnh nhân Covid-19. Trong số những bệnh nhân Covid-19 đang có mặt tại bệnh viện, những bệnh nhân nào đủ điều kiện xuất viện thì cho xuất viện, bệnh nhân nào chưa đủ điều kiện xuất viện sẽ được chuyển về các cơ sở điều trị Covid-19 trong tỉnh để tiếp tục điều trị.

Tương tự, từ ngày 29-11, Bệnh viện dã chiến số 7 [ký túc xá Trường THPT Trấn Biên, TP.Biên Hòa] và Bệnh viện dã chiến số 8 [Trường đại học An ninh nhân dân cơ sở 2, xã An Phước, H.Long Thành] ngừng tiếp nhận bệnh nhân. Những bệnh nhân Covid-19 hiện có ở 2 bệnh viện này sẽ được chuyển về Bệnh viện Đa khoa khu vực Long Thành và Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai để tiếp tục điều trị.

Sở Y tế đề nghị các đơn vị có liên quan sớm hoàn chỉnh kế hoạch giải thể 3 Bệnh viện dã chiến nói trên; hoàn thành hồ sơ bệnh án người bệnh, đảm bảo hồ sơ thanh quyết toán chi phí khám, chữa bệnh BHYT theo quy định. Đồng thời có phương án phục hồi nguyên trạng cơ sở vậy chất; thực hiện thu gom, xử lý chất thải, rác thải và thực hiện các biện pháp vệ sinh môi trường; khử trùng lần cuối khu vực cách ly bằng dung dịch khử khuẩn có chứa 0,1% Clo hoạt tính.

Giám đốc Sở Y tế Phan Huy Anh Vũ cho biết, trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 bùng phát phức tạp, trung bình cứ 3 ngày, tỉnh Đồng Nai đưa vào sử dụng 1 Bệnh viện dã chiến. Tổng cộng số Bệnh viện dã chiến đã và đang được sử dụng là 11 với quy mô gần 9 ngàn giường bệnh. Trong đó, Bệnh viện dã chiến số 4 hiện còn 57 ca bệnh, Bệnh viện dã chiến số 7 còn 56 ca bệnh, Bệnh viện dã chiến số 8 còn 107 bệnh nhân. Theo lộ trình của Sở Y tế, từ nay đến cuối năm 2021 sẽ giải thể 8/11 Bệnh viện dã chiến, chỉ giữ lại 3 bệnh viện để tiếp nhận, điều trị bệnh Covid-19.

Hạnh Dung

14/12/2021 14:30

Theo đó, căn cứ Quyết định 2805/QĐ-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh Cà Mau về việc thành lập Bệnh viện dã chiến tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau [Bệnh viện dã chiến số 8] và Quyết định số 3673/QĐ-SYT ngày 12/12/2021 của Giám đốc Sở Y tế về việc phân công điều hành Bệnh viện dã chiến tại Trường Chính trị tỉnh Cà Mau, từ ngày 13/12, Bệnh viện dã chiến số 8 sẽ chính thức đi vào hoạt động.

Để đáp ứng yêu cầu điều trị bệnh nhân Covid-19, Giám đốc Sở Y tế giao Bệnh viện Sản - Nhi Cà Mau tổ chức điều hành mọi hoạt động tại Bệnh viện dã chiến số 8 để điều trị hiệu quả bệnh nhân Covid-19.

Bệnh viện dã chiến số 8 được đặt tại Trường Chính trị tỉnh.

Được biết, Bệnh viện dã chiến số 8 có quy mô 300 giường, chia làm 3 khu: Khu tiếp nhận khám sàng lọc 20 giường bệnh; Khu chăm sóc, điều trị người bệnh không triệu chứng ở mức độ nhẹ 260 giường và khu điều trị bệnh ổn chờ xuất viện 20 giường. Tổng số nhân sự là 59 người, dự phòng 25 người.

Theo Sở chỉ huy Phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh, tính đến chiều 13/12, toàn tỉnh đã ghi nhận 17.206 ca nhiễm. Trong đó, đang điều trị là 8.523 người. Riêng trong một tuần trở lại đây, số ca nhiễm tăng cao, dao động từ 500 ca đến trên 800 ca nhiễm mỗi ngày, số giường bệnh đáp ứng điều trị bệnh nhân còn hạn chế./.

Hồng Nhung

Người dân TP Vinh, Nghệ An đi tiêm vắc xin phòng COVID-19 - Ảnh: DOÃN HÒA

Chiều 22-3, ông Dương Đình Chỉnh - giám đốc Sở Y tế Nghệ An - cho biết, hai bệnh viện dã chiến số 3 và số 8 điều trị bệnh nhân COVID-19 tại tỉnh này sẽ được giải thể khi lượng bệnh nhân giảm trong những ngày qua.

Bệnh viện dã chiến số 3 và Bệnh viện dã chiến số 8 là 2 bệnh viện dã chiến cuối cùng ở Nghệ An. Cả 2 bệnh viện đều là những địa điểm điều trị bệnh nhân COVID-19 nhẹ và trung bình.

Bệnh viện dã chiến số 3 Nghệ An được thành lập và đưa vào hoạt động ngày 21-8-2021, với quy mô 250 giường bệnh. Bệnh viện này được trưng dụng từ Trung tâm Phục hồi chức năng - bệnh nghề nghiệp giao thông 4 thị xã Cửa Lò.

Có 70 nhân viên y tế từ nhiều bệnh viện được điều động tới để làm nhiệm vụ. Trong hơn nửa năm qua, đây là nơi điều trị cho các bệnh nhân COVID-19 nhẹ và trung bình.

Lãnh đạo Bệnh viện dã chiến số 8 Nghệ An cũng cho biết, đơn vị này cũng đã ngừng tiếp nhận bệnh nhân vào điều trị. Hiện tại, ở đây đang có khoảng 250 bệnh nhân COVID-19. Dự kiến trong 10 ngày tới toàn bộ bệnh nhân sẽ xuất viện.

Bệnh viện dã chiến số 8 Nghệ An đặt tại khu B của Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An có công suất 1.000 giường bệnh, được đưa vào hoạt động từ 25-10-2021.

Sau khi các bệnh viện dã chiến cuối cùng này giải tán, những bệnh nhân COVID-19 nhẹ và trung bình nếu có chuyển biến nặng sẽ được chuyển qua Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An để tiếp tục theo dõi và điều trị.

Những tuần qua, dù mỗi ngày có hàng chục ngàn ca COVID-19 chỉ sau TP Hà Nội nhưng Nghệ An đã mở cửa hầu hết các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, trừ các loại hình kinh doanh dịch vụ karaoke, bar…

Từ đầu mùa dịch đến nay, tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 359.089 ca COVID-19. Đây là địa phương có số ca mắc COVID-19 đứng thứ 4 cả nước, sau Hà Nội, TP.HCM và Bình Dương. Tỉnh Nghệ An đã ghi nhận 156 người tử vong vì COVID-19. Hiện có gần 90.000 F0 điều trị, trong đó chủ yếu là điều trị tại nhà.

Đến nay, Nghệ An đã tiêm mũi bổ sung, mũi nhắc lại cho gần 1,3 triệu người, đạt tỉ lệ hơn 64%.

Vì sao mỗi ngày Nghệ An có cả ngàn ca COVID-19 sau Tết?

DOÃN HÒA

Các y bác sĩ của Bệnh viện dã chiến số 8 trao giấy xuất viện cho bệnh nhân được điều trị khỏi bệnh - Video: NHUNG NGUYỄN

Như vậy, sau 38 ngày đi vào hoạt động, Bệnh viện dã chiến số 8 điều trị khỏi và làm thủ tục xuất viện cho 10.000 bệnh nhân mắc COVID-19. Đặc biệt, trong số này có rất nhiều người bệnh chỉ sau 1 tuần điều trị đã khỏe mạnh trở về với gia đình. 

Đây là sự nỗ lực của hơn 700 bác sĩ, điều dưỡng, nhân viên y tế và các bộ phận hỗ trợ ngày đêm đồng hành với người bệnh vượt qua COVID-19.

Từ ngày 13-7, Bệnh viện dã chiến số 8 bắt đầu tiếp nhận điều trị người bệnh COVID-19. Hiện có khoảng 4.000 F0 được chăm sóc và điều trị tại bệnh viện, trong đó có nhiều người lớn tuổi hoặc có các bệnh lý đi kèm như béo phì, đái tháo đường, tăng huyết áp…

Với sự nỗ lực của y bác sĩ, mỗi ngày trung bình khoảng 400 người xuất viện, ngày cao điểm gần 700 người.

Điều dưỡng của bệnh viện theo dõi sức khỏe của F0 đang cách ly điều trị tại bệnh viện - Ảnh: NHUNG NGUYỄN

Để có được con số xuất viện lớn như thế, một phần nhờ vào mục tiêu "hồi phục nhanh, xuất viện sớm" mà ban giám đốc bệnh viện đề ra.

PGS.TS Trần Vĩnh Hưng - giám đốc Bệnh viện Bình Dân, kiêm giám đốc Bệnh viện dã chiến số 8 - cho biết đơn vị bảo đảm cho tất cả người bệnh được xét nghiệm RT-PCR [mẫu đơn] vào ngày thứ 7 kể từ khi nhập viện và trả kết quả xét nghiệm trong 24 giờ kể từ khi phết dịch tỵ hầu.

Có ngày xét nghiệm RT-PCR gần 1.000 mẫu. Tổng số mẫu xét nghiệm từ khi thành lập đến ngày 20-8 hơn 13.000 mẫu. Các y bác sĩ cũng luôn theo dõi chặt, can thiệp sớm các trường hợp có bệnh nền, lớn tuổi, béo phì trước khi bệnh trở nặng.

Một gia đình với nhiều thế hệ mắc COVID-19 xuất viện - Ảnh: NHUNG NGUYỄN

Vừa là bác sĩ, vừa là F0

Có những F0 chính là bác sĩ, nhân viên y tế của Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Thống Nhất và cả những người đã phục vụ nơi tuyến đầu chống dịch.

Điển hình là bác sĩ Dương Thanh Hải, một trong những bác sĩ tình nguyện tham gia chống dịch từ những ngày đầu. Khi nhiễm bệnh COVID-19, bác sĩ Hải vừa là bệnh nhân vừa là bác sĩ tại chỗ hướng dẫn những người bệnh qua trực tuyến.

Bác sĩ Hải còn chủ động phối hợp với các đồng đội đến ngay những phòng bệnh khác khi được báo có người bệnh bị khó thở, trở nặng. Khi kết quả RT-PCR âm tính, bác sĩ Hải viết đơn xin tình nguyện ở lại tham gia phòng chống dịch.

Không riêng bác sĩ Hải, nhiều nhân viên y tế cũng xin tình nguyện "hết dịch mới về nhà" bám trụ cùng đồng đội tại Bệnh viện dã chiến số 8.

HOÀNG LỘC

Video liên quan

Chủ Đề