Bị bật móng tay kiêng ăn gì

Móng chân là khu vực dễ xảy ra va chạm và khiến móng bị bật. Nhiều người không biết cách xử lý có thể gây tổn thương nặng nề, thậm chí nhiễm trùng cho vết thương. Cách chăm sóc móng chân bị bật như thế nào để hạn chế tổn thương và giúp móng nhanh lành nhất? Cùng Thế Giới Làm Đẹp tìm câu trả lời trong nội dung dưới đây.

Tình trạng móng chân bị bật là như thế nào?

Móng chân được biết đến là bộ phận khá quan trọng của cơ thể, giúp bảo vệ hệ thống thần kinh và tăng tính thẩm mỹ cho đôi bàn chân. Tuy nhiên, đây cũng là khu vực thường xuyên tiếp xúc với mặt đất hoặc các vật cản nên dễ gặp phải các tổn thương như: bật móng, dập móng… Điều này không chỉ gây đau đớn mà có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của chúng ta. 

Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Móng chân bị bật tổn thương không quá hiếm gặp

Khi móng chân va chạm với các vật cản lớn vô tình khiến phần móng bị bật ra hoàn toàn khỏi lớp da. Móng sau khi bị bật ra sẽ chảy máu nhiều và vô cùng đau đớn do khu vực đầu móng khá nhạy cảm và tồn tại nhiều hệ thống thần kinh. Lúc này nếu không được chăm sóc kịp thời và đúng cách có thể gây ra tổn thương nặng nề cho cơ thể.

Móng chân bị bật có mọc lại được không?

Móng chân bị bật có mọc lại được không có lẽ là băn khoăn nhiều người quan tâm. Thực chất móng chân được cấu tạo từ lớp đạm cứng và được mọc trực tiếp từ biểu bì da cùng nhóm tế bào có nhiều mạch máu. 

Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Móng chân bị bật hoàn toàn có thể mọc lại nếu được xử lý và chăm sóc đúng cách

Khi móng chân bị bật ra khỏi đầu móng, nếu biết cách xử lý vết thương và giữ cho phần móng cũng như mạch máu an toàn thì móng chân hoàn toàn có thể mọc lại sau khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng. Ngược lại, sau khi móng bị bật mà bạn không biết cách chăm sóc, xử lý thì lớp mạch máu sẽ bị tổn thương, khiến móng không thể mọc ra vĩnh viễn. 

Chính vì vậy, với câu hỏi “Bật móng chân có mọc lại được không”, câu trả lời của các bác sĩ là CÓ. Móng chân sẽ vẫn mọc lại bình thường nếu được xử lý và chăm sóc đúng cách. Miễn là bạn thực hiện đúng quy trình và tuân thủ nguyên tắc, chiếc móng nhỏ xinh của bạn sẽ sớm quay trở lại thôi.

Bị bật móng chân bao lâu thì khỏi hẳn

Với những trường hợp bật móng nhẹ, trung bình sau 2 – 3 tháng, móng sẽ hoàn tất quá trình hồi phục và trở lại hình dáng ban đầu. Với những trường hợp nặng hơn, quá trình này có thể kéo dài từ 4 – 6 tháng. Tuy nhiên, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của vết thương.

  • Cơ địa: Thứ nhất, về vấn đề cơ địa, khả năng hồi phục sau chấn thương của mỗi người đều khác nhau. Những người có cơ địa da lành sẽ tốc độ hồi phục nhanh hơn so với mức bình thường. Ngược lại, ở những người có cơ địa độc, dễ bị sẹo, quá trình này sẽ kéo dài lâu hơn.
  • Bệnh lý của cơ thể: Một số loại bệnh lý khác trong cơ thể có thể gây ảnh hưởng đến tốc độ hồi phục của móng. Ví dụ như tiểu dường, máu khó đông, suy giảm miễn dịch hay một số bệnh về tuyến giáp. Thời gian hồi phục thường dài gấp 1.5 – 2 lần so với người bình thường.
  • Kích thước móng: Tốc độ hồi phục của ngón út đương nhiên sẽ nhanh hơn ngón cái vì chúng có tiết diện và kích thước móng nhỏ hơn. Nếu ở lần trước, ngón út của bạn bình phục sau 2 tháng thì có thể trong lần này, bạn sẽ mất 3 tháng với ngón cái.
  • Cách chăm sóc móng: Theo nghiên cứu của một tờ báo ở Anh, khi một vết thương bị nhiễm trùng, chúng sẽ mất gấp 2 – 3 lần thời gian thông thường để bình phục hoặc thậm chí không bình phục. Chính vì vậy, hãy chú ý đến cách chăm sóc và làm đúng ngay từ đầu, điều này sẽ giúp chiếc móng của bạn nhanh chóng trở lại.
Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Tốc độ hồi phục của móng phụ thuộc vào nhiều yếu tố

Hướng dẫn cách chăm sóc móng chân bị bật ngay tại nhà

Từ những chia sẻ trên đây, có thể thấy cách chăm sóc móng chân bị bật đóng vai trò vô cùng quan trọng, giúp vết thương mau hồi phục và móng nhanh lành nhất. Nếu vô tình bị bật móng chân thì hãy tham khảo những cách xử lý và chăm sóc vết thương dưới đây.

Cách xử lý vết thương

Nguyên tắc đầu tiên và cũng vô cùng quan trọng trong cách chăm sóc móng chân bị bật đó là xử lý vết thương đúng cách. Đối với móng chân vừa bị bật, bạn hãy để nguyên phần móng để móng có thể mọc lại. Sau đó sát trùng bằng thuốc để tránh nhiễm trùng trên vết thương.

Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Những vết thương nặng nên đến thăm khám trực tiếp bởi các bác sĩ

Sau khi đã sát trùng vết thương thì hãy sử dụng băng gạc y tế băng bó vết thương lại, tránh nhiễm khuẩn nếu vết thương nhẹ, chảy ít máu. Trường hợp vết thương nặng, máu chảy nhiều thì bạn cần đến các cơ sở y tế để được bác sĩ xử lý vết thương kịp thời. 

Loại bỏ phần móng hư tổn

Cách xử lý này chỉ nên áp dụng đối với trường hợp móng chỉ bị bật một phần. Loại bỏ phần móng hư tổn sẽ giúp quá trình lành móng diễn ra nhanh chóng hơn, tránh gây ảnh hưởng đến phần móng lành bên cạnh. Sau khi đã sát trùng vết thương có xu hướng khô lại, bạn sẽ dễ dàng loại bỏ được phần móng hư tổn.

Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Cắt bỏ dần những phần móng chân bị hư tổn

Các bước thực hiện:

  • Bước 1: Làm sạch phần móng chân rồi lau cho khô.
  • Bước 2: Dùng kéo nhỏ, bén tỉa phần móng bị hư ở xung quanh vết thương.
  • Bước 3: Sau khi cắt thì thoa thêm vaseline để giữ ẩm cho vùng da xung quanh móng.
  • Bước 4: Chờ khoảng vài ngày sau kiểm tra lại nếu còn phần móng bị hư tổn thì cắt bỏ tiếp.

Chú trọng dinh dưỡng hằng ngày

Một trong những cách chăm sóc móng chân bị bật vô cùng quan trọng bạn không nên bỏ qua đó là chú ý chế độ ăn uống. Bởi đây cũng là một dạng vết thương hở nên việc kiêng khem các loại thực phẩm có thể gây sẹo và bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho quá trình lành thương là vô cùng cần thiết.

Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Hạn chế các loại thực phẩm gây hại và tăng cường bổ sung thêm các loại thực phẩm có lợi

Một số loại thực phẩm có thể gây sẹo hoặc khiến vết thương lâu lành nên tránh như: Rau muống, gạo nếp, thịt gà, các loại hải sản… Ngoài ra, bạn cũng cần tăng cường bổ sung những loại rau xanh, trái cây, các loại ngũ cốc, thịt lợn nhiều dinh dưỡng để thúc đẩy quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn. Đồng thời, bạn cũng nên ăn nhiều loại thực phẩm có chứa kẽm, selen để hạn chế nhiễm khuẩn trên móng.

Có thể bổ sung thực phẩm chức năng cho móng chắc khỏe

Sử dụng những loại thực phẩm chức năng có khả năng giúp móng chắc khỏe, nhanh dài cũng là cách chăm sóc móng chân bị bật cực kỳ hiệu quả được nhiều người áp dụng. Các sản phẩm này có khả năng tăng cường biotin, kẽm, protein… giúp kích thích móng nhanh lành và chắc khỏe, ít bị bật hoặc dập móng hơn. 

Bị bật móng tay kiêng ăn gì
Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm chức năng giúp móng chắc khỏe, ít gãy rụng hơn

Những lưu ý trong chăm sóc móng chân bị bật

Ngoài việc áp dụng những cách chăm sóc móng chân bị bật mà bài viết gợi ý, bạn hãy đảm bảo lưu ý một số vấn đề dưới đây để rút ngắn thời gian phục hồi móng như mong đợi:

  • Đảm bảo kiêng nước cho vết thương trong khoảng 2 ngày đầu sau khi móng chân bị bật để hạn chế vi khuẩn xâm nhập có thể gây nhiễm khuẩn cho vết thương.
  • Sau khi vết thương ở móng khô bạn có thể vệ sinh thường xuyên bằng nước ấm để giữ cho móng sạch, thoáng.
  • Móng chân là khu vực dễ bị tác động bởi các vật dụng trong lúc ngủ. Do đó, bạn hãy sử dụng gối kê chân cao khi ngủ để tránh ảnh hưởng đến vết thương có thể gây đau nhức.
  • Thường xuyên thoa vaseline quanh khu vực móng bị thương để dưỡng ẩm cho móng.
  • Nếu ở nhà bạn có thể để móng thông thoáng, tự nhiên. Tuy nhiên, khi ra ngoài, nên sử dụng băng gạc y tế để bảo vệ móng chân khỏi những tổn thương có thể xảy ra.

Trên đây là những cách chăm sóc móng chân bị bật an toàn, giúp móng nhanh lành ngay tại nhà. Hy vọng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có được cách chăm sóc móng phù hợp nhất để móng nhanh lành vết thương. Hãy theo dõi Thế Giới Làm Đẹp để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích khác nhé!