Bị chảy máu cam vì sao

Chảy máu cam [hay chảy máu mũi] xuất hiện khi các mạch máu nhỏ ở mũi bị vỡ và chảy máu. Đây là hiện tượng hết sức phổ biến ở trẻ em và thường gây nhiều lo lắng cho phụ huynh. Đa số nguyên nhân là do nguyên nhân tại chỗ [nguyên nhân vật lý]. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp do các nguyên nhân liên quan đến các bệnh lý về máu. Vì vậy, cha mẹ cần nhận biết một số điều về chảy máu cam để có cách xử trí phù hợp.

Nguyên nhân chảy máu cam

  • Mạch máu quá nhạy cảm và có thể vỡ khi thời tiết hanh khô, hoặc khi sử dụng lò sưởi, máy điều hòa trong một thời gian dài.
  • Dị ứng, nhiễm trùng ở mũi họng và xoang.
  • Ngoáy mũi hay các loại chấn thương cục bộ khác.
  • Xì mũi quá mạnh.
  • Trẻ nhét dị vật vào mũi.
  • Vách ngăn mũi bị vẹo.
  • Một số loại thuốc như thuốc chống viêm, các loại thuốc xịt mũi.
  • Gãy xương mũi hay vỡ nền sọ [cần đặc biệt cẩn thận nếu chảy máu mũi xuất hiện sau chấn thương đầu].
  • Các khối u [lành tính và ác tính] có thể là thủ phạm gây chảy máu mũi [hiếm gặp].
  • Bệnh lý liên quan đến huyết học như: xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh lý do chất lượng tiểu cầu [bẩm sinh hay mắc phải], bệnh rối loạn đông máu, các bệnh về máu gây giảm tiểu cầu [suy tuỷ xương, lơ xê mi cấp…]

Nên làm gì khi trẻ bị chảy máu cam?

  • Đặt trẻ ngồi thẳng với tư thế đầu hơi nghiêng về phía trước
  • Bóp phía trên cánh mũi với lực đủ mạnh
  • Lót 1 khăn mỏng vào mũi rồi chườm đá lạnh lên trên
  • Nếu hiện tượng chảy máu mũi vẫn không dừng lại sau 20 phút, cần đến cơ sở y tế để được xử trí.

Khi nào trẻ cần đi khám chuyên khoa huyết học?

Khi trẻ bị chảy máu mũi, trước hết cần sơ cứu cho trẻ để cầm máu tại chỗ hoặc đến cơ sở Tai mũi họng gần nhất để cầm máu. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau cần đến chuyên khoa Huyết học để khám sau khi đã được sơ cứu cầm máu tại chỗ:

  • Chảy máu mũi tái đi tái lại nhiều lần.
  • Cháy máu mũi đi kèm xuất huyết dưới da [bầm tím], thường xuất hiện ở hai chân, hoặc rải rác khắp cơ thể.
  • Chảy máu mũi kèm chảy máu ở khu vực khác như chảy máu chân răng, tụ máu, sung đau khớp, xuất hiện máu trong phân, nước tiểu, rong kinh hay cường kinh ở bé gái.
  • Chảy máu mũi kèm theo các triệu chứng khác như da xanh, sốt, gầy sút cân, kém ăn, hay quấy khóc, đau xương, nổi hạch, gan lách to.

Bác sỹ huyết học sẽ cho con bạn làm những xét nghiệm gì?

Khi bạn đưa con đến khám tại chuyên khoa huyết học vì chảy máu mũi, bác sỹ sẽ hỏi bệnh, thăm khám và có thể chỉ định một và xét nghiệm tuỳ theo tình trạng của trẻ. Một số xét nghiệm thường được tiến hành như:

  • Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi [để biết số lượng, thành phần các loại tế bào máu của trẻ]
  • Xét nghiệm đông máu cơ bản
  • Xét nghiệm chức năng tiểu cầu
  • Các xét nghiệm chuyên sâu khác [có thể phải chỉ định thêm dựa trên kết quả xét nghiệm ban đầu]

Những lưu ý khi đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa huyết học?

  • Cần nêu rõ quá trình bệnh lý, tiền sử bệnh lý, tiền sử uống thuốc tẩy giun, các triệu chứng của trẻ khi được bác sỹ hỏi bệnh và thăm khám
  • Liệt kê chi tiết các loại thuốc đã dùng cho trẻ
  • Một số xét nghiệm về đông máu sẽ cần được lấy máu lúc đói [sau ăn 4h] để đảm bảo chất lượng xét nghiệm.

Như vậy, chảy máu cam là triệu chứng thường gặp và có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi trẻ có chảy máu mũi, trước hết cần sơ cứu, cầm máu cho trẻ tại nhà hoặc tại cơ sở y tế. Khi có bất cứ dấu hiệu nào cảnh báo chảy máu mũi có liên quan đến các bệnh lý huyết học, cần đưa trẻ đến khám tại chuyên khoa huyết học để khám và được tư vấn kịp thời.

Mời các bạn theo dõi tư vấn sức khỏe về hiện tượng chảy máu cam với sự tham gia của TS.BS. Nguyễn Thị Mai, giám đốc Trung tâm Hemophilia, Viện Huyết học – Truyền máu TW.

ĐỊA ĐIỂM XÉT NGHIỆM – KIỂM TRA SỨC KHỎE
  1. Viện Huyết học – Truyền máu TW [phố Phạm Văn Bạch, quận Cầu Giấy, Hà Nội]: Từ 6h30 – 17h các ngày thứ 2 đến thứ 6 [khám theo bảo hiểm y tế, khám thu phí và khám theo yêu cầu]; 7h30 – 17h thứ 7 [khám theo yêu cầu].
  2. Các điểm hiến máu và xét nghiệm tại Hà Nội: 8h – 12h và 13h30 – 17h từ thứ 2 đến thứ 7.
  • Số 26 Lương Ngọc Quyến, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
  • Số 132 Quan Nhân, Q. Thanh Xuân, Hà Nội
  • Số 10, ngõ 122 đường Láng, Q. Đống Đa, Hà Nội

Khoa Bệnh máu trẻ em

Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu.

1. Viêm mũi dị ứng : Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu . Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.

2. Khí hậu khô : Điều này thường gặp ở những bệnh nhân lệch vách ngăn vì luồng không khí khi “đi” qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn, gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.

3. Thường xuyên hắt hơi : Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn [phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi] và điều này dễ gây chảy máu.

4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi.

5. Nhiễm khuẩn xoang hoặc có khối u : Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu thẫm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm khuẩn xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.

6. Tăng huyết áp : Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên gây chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, xuất huyết đáy...

7. Thay đổi sinh lý : Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là người bị tăng huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần khám bác sĩ sản khoa để được theo dõi và điều trị tích cực.

8. Bệnh về máu [như giảm tiểu cầu...] : Chảy máu mũi là biểu hiện thường gặp, cần khám xét nghiệm máu và điều trị tại chuyên khoa huyết học.

Dù là nguyên nhân gì thì chảy máu cam thường xuyên là một triệu chứng rất nguy hiểm. Do vậy nếu hay bị chảy máu cam cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và làm các xét nghiệm cần thiết để tìm nguyên nhân và điều trị bệnh kịp thời.

Theo: Báo SKĐS

Chảy mũi [máu cam] là một tình trạng thường gặp ở trẻ em [30% trẻ dưới 5 tuổi và 56 % trẻ từ 6 -10 tuổi có chảy máu mũi ít nhất 1 lần/ năm]. Chảy máu mũi ở trẻ nhỏ hiếm khi nặng và rất ít trường hợp phải nhập viện điều trị. 


Bệnh sẽ thường xảy ra khi thay đổi khí hậu nóng- lạnh, độ ẩm thấp, tăng lượng phấn hoa trong không khí dẫn đến kích ứng mũi theo mùa.


Giải phẫu: 


Mũi là một cơ quan nhiều mạch máu, với chức năng lọc không khí, làm ẩm, làm ấm không khí và do đó nó cũng rất dễ bị chảy máu.


Sinh lý bệnh: 


Niêm mạc mũi có khả năng bảo vệ mạch máu bên dưới khá kém. Bất kỳ yếu tố nào gây tắc nghẽn, làm khô, kích ứng niêm mạc mũi đều làm tăng khả năng chảy máu.


Nguyên nhân:


Đa số là nhẹ và tự lành bao gồm: khô niêm mạc, chấn thương, dị vật mũi, viêm mũi. Hiếm hơn nhưng quan trọng hơn cần chú ý đến gồm: rối loạn đông máu, khối u, giả phình mạch sau chấn thương hay rò xoang hang động mạch cảnh.


Kích ứng niêm mạc mũi do độ ẩm, dị ứng, khói thuốc, nhiễm trùng với thói quen chà mũi, hay sử dụng thuốc xịt mũi dài ngày.


Khối u hốc mũi: thường gây ra những triệu chứng một bên mũi gồm chảy máu mũi, chảy dịch mũi hôi, nghẹt mũi, thay đổi khứu giác. Trừ u mạch máu ra thì thường mức độ chảy máu không trầm trọng. U lành tính ở trẻ có thể gặp: u xơ vòm mũi họng, u mạch, u hạt, u nhú. U ác tính thì rất hiếm gặp nhưng mà quan trong nhất cần được loại trừ bao gồm: ung thư sàng hàm, ung thư vòm mũi họng và u lympho không hodgkin.


Nguyên nhân toàn thân: rối loạn đông máu cần được xem xét ở những trẻ chảy máu tự phát, thường xuyên, tái phát và có yếu tố gia đình [bao gồm rối loạn đông máu, rối loạn tiểu cầu, bất thường mạch máu].


Tại sao bị chảy máu mũi?


Chảy máu mũi có thể là một tình trạng nguy hiểm tuy nhiên đa số là không nghiêm trọng và là một triệu chứng rất phổ biến, nguyên nhân hay gặp nhất là do không khí khô và ngoáy mũi. 


Nếu bạn và con bạn bị chảy máu mũi thì điều quan trọng là phải biết cách xử trí và chăm sóc đúng cách thì hầu hết chảy máu mũi sẽ tự hết.


Làm sao biết khi nào chảy máu mũi là nghiêm trọng?

Bạn nên đến khám ngay nếu con bạn có những dấu hiệu sau: - Máu trào trong mũi khiến con bạn khó thở. - Chảy máu mũi làm da tái nhợt, mệt mỏi hoặc kích động. - Không cầm máu được ngay cả khi bạn đã xử lý đúng cách. - Xảy ra sau phẫu thuật hoặc bạn biết con mình có khối u trong mũi. - Bao gồm các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực - Sau một chấn thương nghiêm trọng vào vùng mặt

- Nếu bạn đang dùng các thuốc làm chậm hình thành cục máu đông như: warfarin hoặc aspirin.


Cách tự xử lý khi chảy máu mũi   Bước 1: Hỷ mũi nhẹ: nó có thể làm tăng chảy máu một lúc nhưng điều đó cũng không sao Bước 2: Ngồi hay đứng với đầu cúi ra trước một ít, đừng nằm hay ngửa đầu ra sau. Bước 3: Bóp cánh mũi 2 bên, sát ngay dưới phần xương cứng của mũi. Đừng bóp vùng mũi sát hốc mắt vì đó là vị trí xương mũi nên bóp vào đó không giúp cầm máu mũi. Bước 4: Giữ mũi như vậy trong vòng 15 phút [trẻ em thì 5 phút]

Lặp lại các bước này nếu chảy máu mũi chưa cầm được. Đi viện ngay nếu thời gian đè mũi trên 30 phút [trên 10 phút ở trẻ em] mà vẫn chưa cầm máu.


Phải làm gì nếu chảy máu mũi tái phát?

Nguyên nhân thường gặp của chảy máu mũi tái phát thường là: - Tiếp xúc với không khí khô thường xuyên - Sử dụng nhiều thuốc xịt mũi - Tiếp xúc với lạnh thường xuyên - Sử dụng thuốc dạng hít, như cocain.

Một số trường hợp, chảy máu mũi tái phát là dấu hiệu của một rối loạn đông máu thể ẩn, bạn cần đi khám để phát hiện ra tình trạng đó.


Tôi cần làm gì để giải quyết tình trạng chảy máu mũi?

- Giữ ẩm cho mũi đặc biệt trong phòng ngủ. - Giữ ẩm trong mũi bằng nước muối dạng xịt hoặc gel.

- Hạn chế ngoáy mũi hoặc ít nhất là cắt móng tay và dùng nước làm mềm khi vệ sinh mũi.

Xem thêm: Hướng dẫn Sơ Cứu Chảy Máu Cam [máu mũi] - Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng

Video liên quan

Chủ Đề