Bị lạnh bụng là bệnh gì

Vào những ngày trời lạnh, mưa rét, thời tiết thay đổi, khiến cơ thể giảm sức đề kháng, dễ nhiễm lạnh, thường gây ra một số bệnh như cảm lạnh, đau bụng do lạnh,… Đau bụng do lạnh thường có một số triệu chứng như bụng lạnh đau kèm theo đầy bụng, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, buồn nôn, tay chân lạnh,...

Xin giới thiệu một số bài thuốc Đông y đơn giản chữa đau bụng do lạnh:

Bài 1: Củ riềng 200g, quế 120g, hậu phác 80g, sấy khô. Sắc uống mỗi lần 12g với 200ml nước, còn 50ml uống trong ngày. Dùng trong 3 ngày.

Bị lạnh bụng là bệnh gì

Bài 2: Lá lốt tươi 20g, rửa sạch, đun với 300ml nước còn 100ml. Uống trong ngày khi thuốc còn ấm, nên uống trước bữa ăn tối. Dùng liên tục 2 - 3 ngày

Bài 3: Gừng tươi 50g - 80g rửa sạch, xắt mỏng, sao chín vàng, giã nát, hòa với một tách nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường để uống.

Bị lạnh bụng là bệnh gì

Bài 4: Củ sả, lá tía tô, hoắc hương, mỗi thứ 12g; gừng khô 8g (hoặc gừng tươi 12g), nấu với 500ml nước, sắc còn 300ml, chia 2 lần uống ấm trước bữa ăn.

Bài 5: Củ riềng 8g, đại táo 5g. Sắc với 300ml còn 100ml, chia 2-3 lần uống trong ngày. Uống 3-4 ngày

Bài 6: Hạt tiêu 2g, gừng khô tán bột 3g. Đem hòa với nước cơm nóng để uống vào lúc đói bụng.

Bài 7: Thịt chó 250g, gạo lức 100g, gia vị vừa đủ. Cách làm: Thịt chó rửa sạch cắt nhỏ, gạo vo sạch, nấu cùng thịt chó. Khi cháo chín cho gia vị vào muối, đun sôi một lúc là được. Ngày ăn 2 lần.

Bài 8: Cá diếc 250g, đậu đỏ 50g, gạo lức 100g, gừng, hành, rượu, muối vừa đủ. Cá rửa sạch cắt miếng, cho vào nồi, cho nước và các gia vị, nấu nhừ lọc lấy nước, bỏ xương. Cho đậu đỏ (đã ngâm nước 4 tiếng đồng hồ) và gạo vào, nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến khi gạo nở cho bột ngọt vào là được. Ăn trong ngày.

Bài 9: Dùng 2-4 lá trầu không nhai nuốt nước. Đồng thời lấy 3-4 lá trầu hơ nóng cho héo mềm đắp lên rốn, băng giữ lại. Ngày làm 2-3 lần.

Bị lạnh bụng là bệnh gì

Gừng, riềng, ngải cứu là 3 vị thuốc chữa đau bụng do lạnh rất tốt.

Bài 10: Ngải cứu tươi 100g, thịt thăn lợn 100g. Cách làm: Ngải cứu rửa sạch, thịt nạc lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa đủ, cho khoảng 1 bát nước, đun sôi cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm. Dùng liên tục trong 2-3 ngày. Kết hợp dùng hơ hoặc sao nóng chườm bụng. Ngày làm 2-3 lần.

Chú ý, cần giữ ấm vùng bụng, nhất là khi đi ra ngoài trời. Tránh ăn các thức ăn sống, lạnh như nghêu, sò, ốc, hến, rau sống, thức ăn để nguội qua đêm hoặc các đồ nguội chế biến sẵn...

Mùa hè mà lại nói về bệnh mùa đông. Nhưng đúng là phải dưỡng từ bây giờ thì mùa đông mới đỡ được. Nói về bệnh này, đông y nhìn nhận nó có gốc ở thận dương hư hoặc thận khí hư, từ đó dẫn đến khí huyết hư. Cái từ thận dương hư hay tỳ thận dương hư nghĩa là sao? Nói về thận dương thận âm hơi phức tạp người thường cũng khó hình dung. Có lẽ dùng hình ảnh ẩn dụ để giải thích cho dễ hiểu.

Thận dương hay tỳ dương là sức nóng, sức lửa ở thận. Sức nóng này giống như lửa trong một cái lò để nấu thức ăn. Lửa kém thì thức ăn lạnh tanh, không chín nổi và không thể chuyển hóa ra máu huyết được. Thận dương giống như là củi lửa của một cái lò. Thận âm giống như vật chất tạo lên cái lò. Nó giúp giữ lửa, bảo vệ nhiệt, duy trì sức nóng trong lò, là cái vỏ bọc bên ngoài nhưng lại quan trọng. Có thể hình dung như vậy. Chỉ có điều, cái vỏ lò, hay cái vật chất tạo lên cái lò lại được nuôi hay phụ thuộc vào củi lửa. Khi sức nóng mà kém, thì cái lò dần cũng bị hỏng do không có gì để dưỡng. Giống như một ngôi nhà mà không ai chăm sóc dần cũng hỏng vậy.

Sức nóng trong thận hay vấn đề củi lửa được quyết định bởi 2 thứ là yếu tố tiên thiên (bố mẹ cho) và yếu tố hậu thiên (quá trình sống, ăn uống). Giống như bạn có bao nhiêu củi để đốt là do bố mẹ cho, về sau bạn dùng nó để đốt như nào thì là việc của bạn. Tuy nhiên, số củi này bạn dường như không thể tự kiếm thêm được, của hồi môn của bố mẹ cho bao nhiêu được hưởng bấy nhiêu thôi. Mình hậu thế chỉ xem dùng như nào cho hiệu quả. Người có một quá trình sống tốt, dưỡng sinh tốt (hậu thiên), sức khỏe không bị mai một thì dùng số củi đó dường như còn nguyên vẹn và có thể lại để cho đời sau (con cháu) y như bố mẹ cho. Lửa của sự sống được di truyền như thế.

Một số người, bố mẹ rất giàu, rất khỏe mạnh, đã di truyền cho một tiên thiên khí vượng (thận khỏe). Nhưng do quá trình sinh sống ăn uống sinh hoạt mà làm cho sức khỏe mai một thì thận khí giảm, yếu, suy. Từ đó bắt đầu sức khỏe đi xuống và sinh ra các bệnh. Người này, thận khí kém, thì sẽ cho con cái một tiên thiên kém – thận không khỏe. Và từ đó sinh ra một đứa bé không khỏe.

🌴 Nguyên nhân dẫn đến thận khí hư yếu có 3 nguyên nhân chính:🌴

🥰Nhiễm phong hàn mà không biết chữa, từ đó làm lạnh thận, thận bị bệnh và sinh ra yếu. Từ đó mà các thứ đều hư lạnh, khí huyết suy giảm.

😜Do ăn uống không được dưỡng sinh, làm khí huyết hư tán vd dùng nhiều bia rượu làm tán khí, ăn nhiều đồ ăn lạnh làm tỳ vị lạnh dẫn đến khí huyết không được sinh ra, lâu dần thận cũng lạnh. Ăn các thức ăn quá dương quá co rút như thịt đỏ, muối làm hại thận...

😎 Do sinh hoạt không điều độ như làm việc, tình dục quá sức làm hao tổn khí huyết dẫn đến thận yếu.

Để thận khỏe là điều vô cùng khó, nó giống như cải lão hoàn đồng vậy. Dường như chỉ là khắc phục được phần nào chứ để khỏe như ban đầu là khó. Thế nên, như trường hợp này, uống cả năm trời thuốc bắc mà ko thấy xi nhê gì. Ko phải trình độ bắt mạch bốc thuốc kém mà bệnh nhân thời nay bệnh vừa sâu vừa lâu, vde không chỉ có nằm ở hiện tại mà liên quan đến cả cha mẹ ông bà. Thuốc ngày nay cũng không tốt như ngày xưa. 2 vde đó làm cho chữa bệnh thời nay khó gấp nhiều lần. Tuy nhiên, 1 năm mà không thấy ăn thua thì chắc cũng nên thôi nhưng để nói là rất khó. Tây y thì càng không thể chữa bệnh này. Lạnh tay chân là dấu hiệu của thận khí hư. Thường là hư cả âm lẫn dương.

Khi thận khí hư thì dẫn đến nhiều hệ lụy, biểu hiện là tay chân lạnh.

Thận khí hư thì không đủ lửa cung cấp cho tỳ vị, giống như củi lửa chỉ lòm đòm không đủ để nấu chín thức ăn. Thế nên cơm cháo lúc nào cũng hỏng – ăn không tiêu, đi phân sống phân tã nát. Từ đó thì dinh dưỡng không được chuyển hóa để sinh ra máu huyết, và máu huyết không đủ để nuôi lục phủ ngũ tạng làm cho mọi cơ quan đều sống dặt dẹo, từ đó thì quá trình chuyển hóa máu huyết lại càng kém. Một vòng sa lầy luẩn quẩn không bao giờ dứt.

Người tay chân lạnh là biểu hiện của thận khí hư. Những người này thì thường lạnh bụng, ăn uống khó tiêu, hay đi phân tã nát ướt. Vì khí huyết không đủ nên sinh ra huyết áp thấp hoặc huyết áp cao, rồi dẫn đến xương khớp cũng không được nuôi dưỡng đủ sinh ra các bệnh về khớp, lâu dần nữa thì tim mệt sinh ra tim yếu. Thường hay bị nhiễm lạnh, cảm vặt, đau vai gáy. Và có rất nhiều các biểu hiện bất thường khác mà đôi khi tây y bảo dây thần kinh này nọ có vấn đề. Nam thì yếu sinh lý mà nữ thì lãnh cảm. Nữ thì gặp các vấn đề về kinh nguyệt và dẫn đến khó có con hoặc khó sinh con, khó nuôi con.

Người tay chân lạnh thì thường trên lại nóng, hay gặp các vấn đề về nóng trong mụn nhọt, nhiệt miệng. Một số người không biết thấy có vẻ nóng trong nhiệt miệng lại càng thích ăn thứ mát để cho đỡ nhiệt, lại càng làm bên trong lạnh. Dưới lạnh, trên nóng là một trạng thái mất câng bằng âm dương (hay ng ta gọi là tâm thận bất giao), nhiệt thì cứ bốc lên trên mà nước lạnh cứ chìm xuống dưới gây ra vòng tuần hoàn bị đứt đoạn, trạng thái tắc nghẽn xảy ra. Lâu dần nữa thì các bệnh nặng xảy ra.

Những ngừoi nóng bên ngoài, bên trên & lạnh bên trong, bên dưới cũng là biểu hiện của âm hư. Âm hư giống như cái lò lửa đã bung bét không bọc được lửa bên trong nữa khiến lửa - tinh lực bị trào ra bốc lên. Bên ngoài thì nóng mà bên trong thì lạnh. Sức lửa ko giữ được làm cho dương cũng hư. Chung quy cả âm dương đều hư. Khi yếu quá thì phát nóng giống như người bị sốt. Thế nên người nào sức dương suy kiệt hay hâm hấp sốt về chiều. Triệu chứng này cũng có thể gọi là dương hư hay dương suy.

Ngày nay, rất nhiều người bị lạnh tay chân. Nguy hiểm hơn rất nhiều chị em bị lạnh tay chân mà không biết mình bị lạnh tay chân, họ thấy lạnh chân là đương nhiên, ai cũng vậy. Mùa đông họ mặc váy ngắn và không cần đi tất, chân vô cảm giác và thấy bình thường.

Để chữa bệnh này rất là khó, đúng là hồi xuân hay cải lão hoàn đồng. Về bên thực dưỡng mình không thấy có bài nào chuyên cho vde này. Các thức của thực dưỡng không đủ mạnh và đủ sâu. Chứng này phải dùng đến các thứ rất chuyên sâu như phụ tử, quế, viễn chí... ở bên đông y mới ăn thua. Vì những thức này nóng và sâu bên trong, lại chìm xuống phía dưới mới đủ công hiệu. Các đồ ăn dưỡng sinh thông thường chỉ tác dụng đến tỳ vị chứ không xuống sâu hay vào sâu đến thận. (thì đây là quan điểm của cá nhân thôi). Tuy nhiên, nếu biết dưỡng sinh thì chúng ta có thể tránh một số thức ăn không tốt làm tình trạng thêm trầm trọng. Ít ra là kéo dài được.

Không ăn các thức ăn lạnh. Lạnh ở đây cả về nhiệt độ lẫn dược tính. Tất nhiên cái này nói cũng chỉ tương đối là vì còn tùy cách chế biến nữa. Đôi khi lạnh mà biết chế nó lại tốt vì cái lạnh là cái âm, nếu đem âm để bọc dương lại và dùng cái dương đó đi sâu vào trong xuống dưới thì lại tốt. Người ta không thể dùng thức dương một mình vì nó sẽ phá hủy hết khí huyết mà bao giờ dương cũng cần có âm bao bọc. Vd không thể dùng quế, phụ tử, viễn chí một mình được. Gừng là một loại nhẹ hơn nhưng cũng không nên dùng 1 mình.

Các thức ăn lạnh như rau mồng tơi, rau muống, rau đay, rau rền. Mồng tơi rau muống nếu muốn ăn thì phải xào với tỏi hoặc với thịt hoặc với tamari. Không nên ăn luộc.

Đồ hải sản, cá cũng là đồ lạnh tuy nhiên nếu đem nấu kho nó với các thứ cay như sả, ớt tiêu thì lại ăn được. Đồ hải sản là đồ âm lạnh, các thứ cay nóng là dương. Khi kết hợp 2 thứ này thì bổ cả âm lẫn dương. Không nên ăn gỏi, ăn luộc hay ăn mà không chế biến kỹ.

Rong biển cũng là thứ lạnh nhưng nếu đem nấu canh miso hay kho tamari thì ăn cũng tốt. Tôi hay kho rong phổ tai với gừng, ớt tamari ăn và thấy ấm cả chân. Không nên ăn sống hay ăn mà không chế biến kỹ.

Nấm trắng như nấm rơm, nấm đùi gà, nấm kim , nấm sò ... không nên ăn dù nó được nói là bổ này bổ kia. Đậu phụ và các loại bột từ đậu tương, sữa đậu nành k nên dùng. Nếu muốn bổ xung đạm thì dùng đậu tương lên men như miso, tamari, natto. Natto nếu dùng thì dùng thêm với tamari, gừng hoặc mù tạt để làm ấm và hoạt khí hơn. Natto dc cái dễ tiêu, cung cấp đạm tốt nhưng ko fai dạng ấm.

Các gia vị cay nóng như ớt tiêu tỏi không nên dùng nhiều vì những thứ này mà không nấu cùng với gì đó thì nó sẽ càng làm bốc hỏa, càng làm tán khí. Dùng để pha nước chấm chút xíu để chấm rau thịt cá thì được.

Các thức rượu bia cũng là thức ly tâm làm tán khí, lạnh thận, không nên dùng trừ phi là rượu thuốc.

Các thức chiên rán nhiều như gà rán không nên dùng vì nó khó tiêu, nóng.

Cũng không nên ăn quá nhiều thịt vì ăn nhiều thịt cũng không khác gì ăn nhiều muối. Nó làm co rút thận và cũng khó tiêu. Cách tốt nhất là nên nấu thịt với các loại rau củ. Và nên bổ xung các loại tamari, miso thay cho đạm động vật nhiều hơn.

Các loại hoa quả không nên ăn như đu đủ, xoài, thanh long. Các loại như táo, lê dùng rất tốt. Ổi mãng cầu, măng cụt, bưởi, nho, kiwi.. các loại vùng ôn đới dùng an toàn, tốt. Cam, nước dừa có dùng thì cũng nên dùng ít vì nó lạnh. Sầu riêng, mít ăn vài múi cho vui vì nó quá nóng. Các loại dưa, chuối tây, chuối sáp cũng có thể ăn nhưng không nên ăn nhiều, chỉ ăn miếng cho vui. Nên sử dụng rau củ thay cho hoa quả.

Với người béo ú, thừa cân có thể thay gạo trắng bằng gạo lứt. Tuy nhiên ăn gạo này cần nấu đúng và nhai đúng. Cần một cái nồi hịn để nấu cho hạt gạo mềm mà không nát bung ra. Thường là nồi điện giá 4 triệu trở nên có chế độ nấu chậm cho gạo brown rice và kín hơi. Khi nhai chú ý nhai cơm riêng để nhuyễn ra rồi nuốt ực 1 cái chứ không vừa nhai vừa nuốt. Ăn sai sẽ thấy háo nước. Với người gầy thì không dùng gạo lứt, mà dùng gạo xát dối, nghĩa là không phải gạo trắng mà không phải gạo lứt, loại ở giữa.

Hiện này, phong trào dùng trà dấm lên men kombucha rất phổ biến. Nói vde này chắc nhiều người không vui và ko mấy ng tin vì có quá nhiều tài liệu ca ngợi mà ko ai nói mặt hại. Cá nhân mình thì thấy không có lợi lộc gì. Một hệ tiêu hóa khỏe thì không cần đến bổ sung khuẩn nào cả. Mà một hệ tiêu hóa lạnh, tã nát ướt thì có bổ xung giời cũng vẫn nhoe nhoét. Loại nước này nó có làm cho dễ tiêu hơn thật, nhất là mấy chế ăn nhiều thịt vì quá dương nên mới cần thức âm này. Để biết có hợp hay không thì cứ căn cứ vào tiêu hóa, bụng có sình không, đánh rắm có bị nhiều không, phân có tã nát ướt không? Nếu không thì bạn dùng được, hợp đó. Còn nếu bị thì dừng. Một hệ tiêu hóa khỏe là hệ tiêu hóa săn chắc mà cái nước này nó không có tác dụng vậy thậm chí ngược lại. Nó có thể có 1 số tdung như kích thích tiêu hoá, nhanh tiêu, thậm chí chữa được 1 số bệnh như mỡ máu, cao huyết áp nhưng để làm ấm bụng, hệ tiêu hoá săn chắc khoẻ lên thì ko. Quan điểm dùng lợi khuẩn thì ok nhưng loại âm hay dương, loại dương như miso tamari thì ngoài lợi khuẩn nó còn tác dụng làm dương hoá hệ tiêu hoá. Các loại nước lên men chua đều làm dễ tiêu cả nhưng làm âm hệ tiêu hoá. Âm là làm lạnh & tã. Các loại men khô, viên bổ sung lợi khuẩn thì ok.

Để biết ăn gì có hợp không thì cứ căn cứ vào phân, Đôi khi một miếng đu đủ đánh bay cả bát thuốc. Nhiều người cứ bảo sao uống cái này cái kia nhà Trạng Down mà phân nát. Trong khi mình ăn gì thì không rõ. Đồ nhà Trạng Down không bao giờ làm phân nát cả, táo thì có thể có. Thế nên quá trình ăn uống, bạn cần tập dần cảm nhận và theo dõi xem ăn cái gì ảnh hưởng đến phân như nào để biết đường mà tránh. Nếu thấy phân không thành khuôn, tã nát ướt thì phải hạn chế.

Về thuốc, rẻ tiền có thể làm bài gừng muối của bác Hùng Y (search là ra). Tuy nhiên bài này thì không nên cho mật ong, chỉ dùng muối gừng. Bài này không có tính bổ, dùng tạm được, cho người không có điều kiện. Nó cũng có tác dụng hơn là không có gì dùng. Nếu tốt hơn thì có thể hấp gừng vài tiếng cho chín rồi sấy khô rồi nghiền bột sau đó tẩm nước muối và sấy khô cất lọ pha dùng. Dùng bột này thay cho bài gừng muối sẽ tốt hơn. Nếu đem tẩm nước tiểu của trẻ rồi phơi sấy khô sẽ tốt hơn nữa. Và càng để lâu càng tốt. Khi đó khí của gừng chìm xuống và đi vô thận nhiều hơn. Tốt hơn thì có thể dùng các bài như bát vị hoàn hoặc các bài có quế, phụ tử, thục địa... mấy vị này phải có bài ko dùng bừa được.

Những bệnh này rất cần tập luyện. Tập luyện để giúp lưu thông khí huyết và phá đi sự tắc nghẽn cố hữu – trên nóng dưới lạnh. Tập cái gì cũng được miễn sao chân nó phải ấm lên. Và nên ngâm chân muối gừng càng đều càng tốt. Tuy nhiên, các pp dưỡng sinh này cũng rất hạn chế nếu không có thuốc hỗ trợ uống bên trong để bổ chân khí, thận khí.