Bí quyết đạt điểm cao môn Toán thi vào 10

Thí sinh nghe phổ biến quy chế thi vào lớp 10. [Ảnh: PV/Vietnam+]

Chỉ còn hai ngày nữa, gần 89.000 học sinh Hà Nội sẽ bước vào kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 với ba môn Toán, Văn và Ngoại ngữ. Với kinh nghiệm nhiều năm chuyên ôn luyện thi vào lớp 10 cho học sinh, các thầy cô giáo ở Hệ thống giáo dục HOCMAI đã có nhiều lời khuyên hữu ích cho thí sinh để có thể đạt kết quả cao trong kỳ thi này.

Môn Ngữ văn: Nên đưa các dẫn chứng mới, thời sự

Theo cô Đỗ Khánh Phượng, giáo viên Ngữ văn, để làm tốt bài thi môn này, học sinh cần đọc đề thật kỹ, gạch chân từ ngữ quan trọng, vạch dàn ý cơ bản ra giấy nháp trước khi làm bài để tránh quên, sót ý trong khi viết. Đề thi môn Ngữ văn thường có các phần đọc hiểu, nghị luận văn học và nghị luận xã hội. Ở mỗi phần thi, thí sinh cần có những lưu ý riêng để hoàn thành tốt.

Cụ thể, ở phần thi đọc hiểu, học sinh cần xác định kỹ dạng câu hỏi, chú ý các câu hỏi vận dụng, những yêu cầu về tiếng Việt [các biện pháp tu từ, các kiểu câu, các phép liên kết, phương pháp hội thoại…]. Để làm được điều này, học sinh nên ôn kỹ kiến thức và bài tập trong sách giáo khoa.

Với phần thi nghị luận xã hội, học sinh nên đưa vào bài thi những dẫn chứng mới, tiêu biểu thay vì những dẫn chứng đã quá quen thuộc trong nhiều mùa thi. Bên cạnh đó, các em nên đọc nhiều, học nhiều và quan sát xung quanh để có dẫn chứng tiêu biểu, tươi mới, sáng tạo..

Phần nghị luận văn học, học sinh phải nắm vững các lý luận cơ bản, phân tích nhân vật [xuất thân, ngoại hình, tính cách, phẩm chất, số phận…], phân tích đoạn thơ, bài thơ cần lưu ý phân tích từ nghệ thuật đến nội dung.

Cô Khánh Phương chia sẻ bí quyết làm tốt bài thi Ngữ văn

Môn Toán: Không tham ôn luyện những bài toán khó

Khi ngày thi đã cận kề, thầy Hồng Trí Quang, giáo viên môn Toán khuyên thí sinh không nên “tham” ôn luyện những bài toán khó. “Điều này sẽ khiến não bộ bị kiệt sức, cơ thể mệt mỏi trong ngày thi, tinh thần không thoải mái. Học sinh nên ôn tập vừa phải, khoa học để cơ thể được thư giãn, não bộ được nghỉ ngơi cho ngày thi sắp đến gần,” thầy Quang cho hay.

Trước khi đi thi, thí sinh cần chuẩn bị đầy đủ vật dụng sẽ mang vào phòng thi như bút, thước, compa, máy tính... Đây nên là những dụng cụ quen thuộc để các em thêm phần tự tin. Các em nên hít thở sâu để giảm sự hồi hộp và lo lắng.

[Chi tiết lịch thi từng môn kỳ thi Tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội]

Khi được phát đề thi, thí sinh nên đọc một lượt toàn bộ đề để có sự gợi nhớ kiến thức, sau đó mới bắt đầu làm bài theo nguyên tắc câu dễ làm trước, câu khó làm sau, làm ý nào dứt điểm ý đó.

Thầy Quang lưu ý thí sinh tránh mất điểm ở những lỗi nhỏ không đáng có như quên điều kiện, quên đơn vị, quên kết luận...

Thầy Hồng Trí Quang chia sẻ về cách làm tốt bài thi môn Toán

Môn Tiếng Anh: Nên làm phần tự luận đầu tiên

Theo thầy Nguyễn Trung Nguyên, giáo viên môn Tiếng Anh, môn học này có hai phần cơ bản là ngữ pháp và từ vựng.

Phần ngữ pháp có khoảng 10 chủ đề, trong đó thí sinh lưu ý các chủ đề quan trọng nhất là thì của động từ, từ loại, so sánh tính từ, câu trực tiếp- gián tiếp, câu bị động, cách dùng của các trợ động từ khuyết thiếu trong tiếng anh, kiến thức về cách phát âm trong tiếng Anh, đặc biệt là cách phát âm đuôi "ed," đuôi "s," các cặp phát âm dài và ngắn và trong tiếng Anh. Thí sinh nên tổng hợp lại xem phần nào mình đã nắm vững, phần nào chưa chắc chắn lắm thì ôn luyện thêm.

[Hà Nội: Cạnh tranh gay gắt giành suất vào lớp 10 trường chuyên]

 Với phần từ vựng, thầy Nguyên nhận định các từ vựng trong đề thi chủ yếu sẵn có trong các bài đọc ở sách giáo khoa. “Vì thế, các em nên đọc lại các bài khóa, tập dịch thì sẽ đủ lượng từ vựng cho bài thi,” thầy Nguyên chia sẻ.

Cũng theo thầy Nguyên, thí sinh nên làm thật nhiều đề để có kỹ năng làm bài thi tốt.

“Khi vào phòng thi, các em nhớ phân bổ thời gian làm bài hợp lý. Luôn luôn làm phần thi tự luận trước tiên và dành 15 phút cho phần thi này. 20 phút tiếp theo, các em dành để làm phần thi đọc hiểu và 20 phút còn lại để làm phần câu hỏi trắc nghiệm còn lại và 5 phút cuối cùng dành để kiểm tra lại toàn bộ bài,” thầy Nguyên nói.

Thầy Nguyễn Trung Nguyên chia sẻ về cách làm tốt bài thi môn Ngoại ngữ

Giữ sức khỏe và tâm lý thật tốt

Chỉ còn hai ngày nữa, các thí sinh sẽ chính thức bước vào kỳ thi vào lớp 10 nên các thầy cô giáo đều nhắn nhủ thí sinh hãy giảm cường độ ôn tập để giữ gìn sức khỏe và chuẩn bị tâm lý cho thật tốt.

Theo thầy Hồng Trí Quang, để có sự tỉnh táo, minh mẫn khi làm bài thi, thí sinh nên tạo nhịp sinh học giống ngày thi, không “ngủ ngày, cày đêm”.

Để giữ tâm lý ổn định, giảm bớt lo lắng và hồi hộp khi vào phòng thi, các em nên hít sâu, thở đều, nghĩ đến những điều tích cực hoặc điều gì đó khiến mình cảm thấy vui vẻ, nhẹ nhàng.

“Phụ huynh không thể học giúp con nhưng có thể giúp con trong việc giữ gìn sức khỏe và tâm lý. Nếu các em không làm bài tốt ở môn thi trước, các em sẽ cần sự động viên, khích lệ, chia sẻ của bố mẹ để có thể giải tỏa tâm lý, giảm bớt sự hụt hẫng, áp lực để có thể làm tốt các môn tiếp theo. Nếu các con làm tốt, phụ huynh cũng nhắc nhở con không chủ quan với các môn còn lại,” thầy Hồng Trí Quang nhắn nhủ./.

Phạm Mai [Vietnam+]

Trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, Toán là môn thi bắt buộc, có những tỉnh, thành còn nhân hệ số hai với môn Toán. Tiến sĩ Phạm Ngọc Hưng - Giảng viên Đại học Bách khoa Hà Nội, giáo viên môn Toán tại Hệ thống Giáo dục Học Mãi đã đưa ra hai yêu cầu bắt buộc để học sinh có thể tối ưu điểm số bài thi môn Toán.

Tiến sĩ Phạm Ngọc Hưng tư vấn cho học sinh lớp 9 tại Nghệ An.

Nắm chắc cấu trúc đề thi

Thầy Hưng cho biết, mỗi tỉnh thành sẽ có đề thi khác nhau, tuy nhiên thường thì đề Toán có cấu trúc gồm 5 câu hỏi, nội dung kiến thức chủ yếu nằm trong chương trình Toán lớp 9. Bên cạnh đó, đề thi sẽ phân bổ đồng đều các câu hỏi từ dễ đến khó để học sinh có thể đạt được điểm từng câu tùy theo năng lực học tập. Với việc nắm chắc cấu trúc đề thi, học sinh có lợi thế lớn trong việc ôn tập và làm quen với bài thi vào 10.

Cấu trúc đề thi môn Toán vào 10 tại Nghệ An năm 2019. Nguồn: Hocmai.vn

Dựa vào cấu trúc đề thi, học sinh cần lên kế hoạch ôn đầy đủ các chuyên đề kiến thức, các dạng bài thi. Trước hết, học sinh cần chủ động luyện tập ngay với đề thi ba năm gần nhất của tỉnh, thành mình đang sinh sống hoặc của trường muốn dự thi. Bên cạnh đó, các em phải luôn cập nhật thông tin tuyển sinh có liên quan để chủ động trong việc ôn tập. Như vậy học sinh mới có thể ôn đúng, đủ, ôn tập kịp thời theo kế hoạch, lộ trình phù hợp.

Cấu trúc đề thi môn Toán vào 10 của Hà Nội. Nguồn: Hocmai.vn

"Học sinh nên chia việc ôn tập theo ba giai đoạn: trang bị kiến thức cơ bản, ôn tập từng chuyên đề theo cấu trúc đề thi, luyện đề. Như thế các em không những nắm chắc các kiến thức cần ôn mà còn được rèn kỹ năng làm bài", thầy Hưng gợi ý lộ trình ôn tập.

7 lỗi sai cần tránh khi làm bài thi môn Toán

Muốn đạt điểm cao môn Toán, ngoài ôn tập đúng và đầy đủ, học sinh cần luyện tập thường xuyên để tránh các lỗi sai gây mất điểm đáng tiếc. Với kinh nghiệm nhiều năm dạy và chấm thi, thầy Hưng tổng hợp lại 7 sai lầm cơ bản học sinh hay mắc phải:

- Không đọc kỹ đề bài;

- Tính toán sai, biến đổi nhầm;

- Thiếu tập xác định, không đặt điều kiện, không loại nghiệm;

- Nhớ nhầm công thức, định lý;

- Vẽ sai hình, không vẽ hình;

- Không đặt điều kiện khi giải bài toán bằng cách lập phương trình;

- Lỗi trình bày, viết tắt, trình bày quá vắn tắt hoặc dài dòng, lộn xộn

Bên cạnh những lỗi sai này, trong từng dạng bài cụ thể học sinh cũng thường mắc các lỗi sai, như ở dạng bài toán về căn thức là lỗi phân tích nhân tử sai trong bài toán rút gọn, khai căn sai, thiếu điều kiện...

Một lỗi liên quan đến kỹ năng làm bài mà học sinh cũng hay gặp là phân bổ thời gian làm bài chưa hợp lý dẫn đến không đủ thời gian làm bài. Để tránh mất điểm đáng tiếc, học sinh cần luyện tập thường xuyên với các dạng bài, dạng đề theo cấu trúc đề thi. Khi làm đề hoặc luyện tập cần nghiêm túc, tự chấm điểm và tự ghi nhớ, viết ra các lỗi sai đã mắc phải, tránh lặp lại ở bài tiếp theo.

16 Tháng 04, 2019

Thi đến nơi rồi teen 2K4 ơi! Các em cần đặc biệt lưu ý đến cách làm bài thi tốt môn toán thcs để có thể đạt điểm cao trong kỳ thi vào lớp 10 sắp tới nhé!

10 cách làm bài thi tốt môn toán thcs em nhất định phải ghi nhớ

1, Hãy đọc kỹ đề bài và linh hoạt sử dụng máy tính bỏ túi:

Đừng bao giờ xem nhẹ việc đọc kỹ đề bài. Bởi đây là yếu tố hết sức quan trọng, quyết định đến việc em có giải được bài toán hay không. Em hãy gạch dưới những cụm từ quan trọng, phân tích xem những từ ngữ này liên quan gì đến các kiến thức đã học và kết quả cần phải trả lời là gì?

Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 [Ảnh minh họa – Nguồn: Internet]

Bên cạnh đó, em phải vận dụng linh hoạt kỹ năng sử dụng máy tính bỏ túi [đã được luyện tập từ trước]. Tránh việc phải bấm đi, bấm lại quá nhiều lần, lãng phí thời gian làm bài. Đây là cách làm bài thi tốt môn toán thcs mà em không nên bỏ qua.

2, Cách trình bày bài thi cũng hết sức quan trọng:

Em hãy cố gắng trình bày sạch đẹp, dễ nhìn. Nếu 1 bài thi trình bày cẩu thả, lỗi sai chằng chịt thì người chấm bài sẽ khó có thể hiểu em đang viết gì trong bài thi. Và đương nhiên, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến điểm thi của em đấy!

3, Không được bỏ qua các bước điều kiện:

Ví dụ: Một số bài toán phương trình đòi hỏi phải có điều kiện đặt ra nhưng nhiều em học sinh lại quên mất bước này. Khi ấy, em sẽ dễ dàng mất điểm ngay từ đầu và nếu có làm đúng đi chăng nữa thì cũng không thể có được điểm tuyệt đối của câu hỏi đó.

4, Đừng trình bày bài làm 1 cách quá vắn tắt:

Với 1 số câu hỏi “trúng tủ”, có thể em sẽ quá quen thuộc với cách làm và trình bày quá vắn tắt. Thế nhưng, trình bày quá vắn tắt [bỏ qua các lời diễn giải] có thể sẽ khiến người đọc khó hiểu. Và nghiêm trọng hơn, rất có thể điều này sẽ khiến em bị mất điểm “oan” vì các bước mà em bỏ quan vẫn được tính trong thang điểm. Đây là cách làm bài thi tốt môn toán thcs tưởng chừng như đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết cho các “sĩ tử”.

Để tránh xảy ra điều đáng tiếc này, trong quá trình ôn thi, em hãy tham khảo các đề thi vào lớp 10 của những năm trước và xem kỹ đáp án – thang điểm đi kèm để rút ra kinh nghiệm cho chính bản thân mình.

5, Hãy lưu ý về dấu:

Em hãy viết thật rõ ràng các dấu để người chấm bài không hiểu sai bài giải của em. Bên cạnh đó, hãy luôn nhớ quy tắc: chuyển vế, đổi dấu phương trình.

6, Lưu ý về việc áp dụng công thức:

Trong trường hợp áp dụng các công thức vào bài thi, em nên đưa ra công thức tổng quát trước tiên. Tiếp theo đó mới triển khai cụ thể và thay số vào công thức.Việc làm này sẽ giúp cho người chấm hiểu được rằng em nắm rõ công thức. Và nếu chẳng may có mắc sai sót nhỏ trong những phần tiếp theo thì có thể em vẫn được tính điểm vì đã hiểu đúng về cách làm bài.

7, Bài dễ làm trước – khó làm sau:

Phương pháp làm bài thi sẽ ảnh hưởng đến điểm số của thí sinh

Đây là nguyên tắc cơ bản nhưng rất quan trọng. Em phải làm những câu dễ để chắc chắn có điểm. Khi làm xong những câu dễ, tâm lý của em cũng sẽ thoải mái hơn để tập chung vào làm những phần còn lại trong đề thi.

8, Không nên lạm dụng giấy nháp:

Một số em học sinh có thói quen làm toàn bộ lời giải ra giấy nháp rồi mới chép lại vào bài thi. Nhưng đôi khi, đây lại không phải là cách làm bài thi tốt môn toán thcs. Không ít trường hợp trong giấy nháp làm đúng nhưng chép vào giấy thi thì lại chép nhầm. Bởi thế, em nên cân nhắc kỹ về việc sử dụng giấy nháp sao cho đúng cách.

Trước khi kỳ thi diễn ra, em cũng nên rèn luyện cách làm bài trực tiếp vào giấy thi, chỉ nháp những phần cần thiết để tiết kiệm thời gian làm bài và hạn chế những sai sót không đáng có.

9, Đừng bỏ qua phần kết luận:

Khi làm bài xong, nhiều em học sinh thường bỏ quên mất phần kết luận. Như vậy đồng nghĩa với việc em sẽ không có được điểm trọn vẹn của bài viết đó. Hãy nhớ điều này để không bị mất điểm đáng tiếc nhé!

10, Kiểm tra lại bài thi:

Đây là bước không thể thiếu trong quá trình làm bài thi. Việc kiểm tra lại bài làm sẽ giúp em phát hiện những lỗi sai về cách viết số, viết dấu… Từ đó có cách điều chỉnh lại sao cho đúng. Đây cũng được coi là cách làm bài thi tốt môn toán thcs khôn thể thiếu!

Lưu ý dành cho học lực giỏi – khá – trung bình – yếu trước thềm kỳ thi vào lớp 10:

Trong trường hợp, em là học sinh có lực học khá, giỏi thì cần tìm hiểu thêm các nội dung kiến thức tổng hợp, các kiến thức bổ sung hoặc nâng cao để có thể phát huy khả năng suy luận cũng như biết cách giải những những câu hỏi ở mức độ khó.

phương pháp học tốt môn toán phù hợp với học sinh có sức học trung bình, yếu môn học này là hãy chú ý học đi học lại các công thức môn toán. Hãy làm thật nhiều đề ôn tập, chọn những phần đơn giản, phù hợp với năng lực của chính mình để làm trước. Em cần rèn cho mình tính cẩn thận, tính chính xác bởi mỗi câu hỏi sẽ đem lại cho em điểm số “quý giá” trong bài thi.

=>=>Xem thêm: Đề thi vào lớp 10 môn Văn 2016 Hà Nội

Mọi thông tin xin mời liên hệ:

CCBook – Đọc là đỗ

Địa chỉ: Số 10 Dương Quảng Hàm, Cầu Giấy, Hà Nội

Hotline: 024.3399.2266

Email: [email protected]

Nguồn: ccbook.vn

Video liên quan

Chủ Đề