Bị sốt có nên uống nước dừa không

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Nước dừa chứa đường, chất béo, acid amin, acid hữu cơ và các enzyme, các vitamin B1, B2, B3, B5, B6, B7, B9, vitamin C... tốt cho sức khỏe.

Nước dừa chứa 94% là nước và rất ít chất béo. Một cốc nước dừa 240 ml chứa 60 calo, cũng như:

  • Carb: 15 gram
  • Đường: 8 gam
  • Canxi: 4% giá trị hàng ngày (DV)
  • Magiê: 4% DV
  • Phốt pho: 2% DV
  • Kali: 15% DV

Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào. Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Vì vậy, nước dừa thường được dùng uống bù nước hiệu quả nhằm bổ sung chất điện giải cho cơ thể trong trường hợp bài tiết qua mồ hôi, mất nước do sốt, tiêu chảy…

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Nước dừa bổ dưỡng, giúp bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể.

Trong y học cổ truyền, nước dừa là vị thuốc có vị ngọt mát, tính bình, tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Thường dùng chữa say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, tiêu chảy, suy nhược…

Do vậy, nước dừa vừa có tác dụng giải khát, giải nhiệt, lại là nước uống bổ dưỡng giàu vitamin và khoáng chất có thể bù nước và cân bằng điện giải cho cơ thể trong các trường hợp mất nước do suy nhược, sốt, tiêu chảy…

TS. Nguyễn Đức Quang

Theo Đông y, nước dừa vị ngọt mát, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng giải nhiệt, tiêu khát, lợi niệu, giải độc, cầm máu. Cùi dừa vị ngọt, tính bình; vào tỳ, thận và vị; tác dụng ích khí bổ dưỡng, nhuận tràng và lợi tiểu. Trị say nắng, say nóng, sốt khát nước, nôn mất nước, phù nề, tiểu ít, mụn nhọt lở ngứa, viêm da, chàm chốc...

https://suckhoedoisong.vn/qua-dua-gia...

Theo Hướng dẫn Chăm sóc người nhiễm COVID-19 tại nhà của Bộ Y tế, nguyên tắc về chế độ dinh dưỡng cho người nhiễm COVID-19 điều trị tại nhà cần đầy đủ và cân đối các nhóm chất dinh dưỡng để duy trì thể trạng, thể chất bình thường, ngăn ngừa biến chứng, giúp người bệnh nhanh hồi phục.

Người nhiễm COVID-19 cần uống nhiều nước (40-45ml/kg cân nặng/ngày). Nên uống nước ấm và rải rác trong ngày, tránh tình trạng chỉ uống khi thấy khát.

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Người mắc COVID-19 cần uống nhiều nước.

Như vậy, chế độ dinh dưỡng và nước là vô cùng quan trọng với người mắc COVID-19. Người bệnh cần uống nước ấm nhiều lần trong ngày, ngày uống tối thiểu 2 lít nước. Nên uống nước lọc, nước ép hoa quả. Không uống các loại nước gây kích thích thần kinh như trà, cà phê…

Đặc biệt, trong trường hợp có sốt nên uống oresol để bù nước và điện giải. Và uống nước dừa cũng là thức uống tốt để bù nước và điện giải.

3. Nên uống nước dừa như thế nào là phù hợp?

Tuy nước dừa là loại đồ uống bổ dưỡng, cung cấp khoáng chất, các chất điện giải và tăng cường miễn dịch nhưng cũng không nên uống quá nhiều.

Lượng nước dừa cần thiết để uống mỗi ngày phụ thuộc vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ hoạt động và các yếu tố đi kèm khác của cơ thể. Với người bình thường có thể uống 1-2 cốc mỗi ngày. Các trường hợp có bệnh lý như huyết áp thấp, đái tháo đường, suy thận hoặc có rối loạn điện giải nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Không nên uống quá nhiều nước dừa.

Theo ý kiến của chuyên gia y học cổ truyền, nước dừa bổ mát có tính âm cao không nên lạm dụng, mỗi ngày chỉ nên dùng 1 - 2 quả. Đặc biệt là người hàn lạnh âm thịnh dương suy, miệng không khát kiêng nước dừa, nếu uống cho thêm vài lát gừng, 2 - 3g muối tăng dương tính, khử bớt tính hàn.

Ngoài ra, không dùng nước dừa cho các trường hợp sau:

- Người bị COVID-19 biểu hiện lạnh nhiều, ho thở, mệt mỏi, đờm nhiều, đờm loãng, sợ gió, bụng đầy chậm tiêu…

- Người bị COVID-19 biểu hiện đang sốt cao tự nhiên mồ hôi ra đầm đìa, tay chân giá lạnh, hạ huyết áp…

- Người béo phì bị COVID-19 biểu hiện tiêu hóa kém, hay đầy bụng, sau khi ăn hay mệt mỏi…

- Người có đường huyết cao, người hư nhược, già yếu…

Xem thêm video đang được quan tâm

10 điều F0 "Không" cần nhớ với điều trị F0 tại nhà


Ăn uống khi bị bệnh sẽ giúp cho thời gian hồi phục của cơ thể diễn ra nhanh chóng hơn. Bị cảm có nên uống nước dừa không? Nên uống gì khi đang bị cảm? Những thông tin được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết này sẽ cho bạn câu trả lời và kinh nghiệm để đối phó với bệnh cảm.

Nước dừa có tính hàn nên giúp làm mát, giải nhiệt tốt. Thành phần của nước dừa sẽ bổ sung cho cơ thể nhiều dưỡng chất tốt nên đây là thức uống yêu thích của nhiều người. Thế nhưng không phải lúc nào và đối tượng nào cũng có thể xem nước dừa như thức uống giải khát, nhất là khi cơ thể đang gặp những vấn đề về sức khỏe. Nậy bệnh nhân bị cảm có nên uống nước dừa không?

1. Đang bị cảm cúm có nên uống nước dừa không?

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Nước dừa có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Từ trước đến nay, nước dừa được xem là thức uống giải khát vừa mát lại vừa tốt cho cơ thể. Trong nước dừa có chứa thành phần bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác có tác dụng chống lại virus gây bệnh cảm cúm. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng chất hydrat trong nước đưa có khả năng giữ nước hiệu quả. Trong khi đó, những người đang mắc bệnh cảm cúm lại đang cần bổ sung nhiều nước vào cơ thể để bù lại lượng đã mất đi do bị bệnh.

Vậy đáp án của câu hỏi bị cảm có nên uống nước dừa không là có. Bên cạnh nước lọc thì nước dừa là thức uống hàng đầu mà người bệnh cảm có thể bổ sung. Tuy nhiên, bạn cũng nên biết rằng, nếu uống nước dừa quá nhiều thì cơ thể sẽ gặp phải một số hiệu ứng bất lợi về sức khỏe. Chính vì thế, bạn không nên uống nước dừa vượt qua ngưỡng cho phép. Các chuyên gia y tế đã khuyến cáo rằng, người bị cảm cúm chỉ nên uống 250ml nước dừa chia thành 2 lần uống trong ngày.  Thêm vào đó, bệnh nhân bị cảm cúm chỉ được uống nước dừa ở dạng tự nhiên mà không được cho thêm nguyên liệu nào khác, chẳng hạn như muối hay đường.

2. Bệnh nhân bị cảm cúm nên uống gì ngoài nước dừa?

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Trà xanh tốt cho sức khỏe của người đang bị cảm cúm

Bị cảm có nên uống nước dừa không? Có nhưng bên cạnh nước dừa thì những người mắc bệnh cảm cúm có thể bổ sung thêm một số loại nước tốt cho sức khỏe bao gồm:

  • Nước lọc: Cơ thể khi bị cảm cúm sẽ dễ kiệt sức và mất nước, bạn cần uống càng nhiều nước lọc càng tốt. Bạn cũng có thể thêm vào ly nước một lát chanh hoặc cam mỏng để kích thích vị giác.
  • Trà xanh: Bệnh cảm cúm thường có liên quan đến triệu chứng ở đường hô hấp trên nên bạn có thể uống trà xanh ấm để cung cấp nước, làm hệ hô hấp được thông thoáng. Trong trà xanh có chứa chất oxy hóa mạnh sẽ giúp làm dịu cổ họng và giảm ho tốt.
  • Nước cam có chứa nguồn vitamin C phong phú sẽ giúp tăng sức đề kháng, rút ngắn thời gian mắc bệnh. Bạn hãy pha nước cam và nước lọc theo tỷ lệ 1:5 để giúp cơ thể hấp thụ được 100% lượng vitamin C cần hàng ngày, không nạp quá nhiều nước cam, tránh làm tình trạng bệnh trở nên tồi tệ.
  • Nước ép củ cải sẽ giúp phòng và hỗ trợ điều trị bệnh cảm cúm hiệu quả.

3. Bệnh nhân bị cảm sốt có nên uống nước dừa không?

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Đang bị cảm sốt không nên uống nước dừa

Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng việc uống nước dừa khi cơ thể đang sốt không hẳn là một ý kiến hay bởi nó còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Nếu một ngày bạn uống từ 3 trái dừa thì cơ thể sẽ gặp phải nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Hậu quả sẽ diễn ra rõ rệt hơn nếu đối tượng uống là người huyết áp thấp, suy nhược cơ thể hoặc người có thể hàn.

Theo các tài liệu Đông y, nước dừa thuộc âm, có tính làm mát, giải nhiệt. Nếu uống nhiều có thể khiến con người bị giảm huyết áp, gân cơ mềm yếu, sức khỏe kém đi vô cùng nguy hiểm. Việc uống nước dừa khi đang bị cảm sốt tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thực sự không tốt cho cơ thể. Y học phương Đông cho rằng các bệnh huyết áp thấp, bệnh trĩ, sốt cao được liệt vào danh sách bệnh có thể hàn, cần kiêng nước dừa để tránh cho cơ thể mệt hơn.

Thêm vào đó, nước dừa dễ gây mất nước do kích thích đi tiểu nhiều. Điều này là không tốt cho cơ thể đang bị cảm sốt, mất nước.

4. Người đang bị cảm lạnh có nên uống nước dừa không?

Bị sốt có nên uống nước dừa không

Bạn chỉ nên uống khoảng 250ml nước dừa trong ngày

Bị cảm có nên uống nước dừa không? Khi bị cảm lạnh, việc luôn duy trì đủ nước cho cơ thể là điều quan trọng mà bệnh nhân cần lưu ý. Những triệu chứng của căn bệnh này như đổ mồ hôi nhiều, sốt, nôn mửa hoặc tiêu chảy sẽ khiến cho cơ thể con người mất rất nhiều nước và các chất điện giải.

Nước dừa là lựa chọn lý tưởng cho những người bị cảm lạnh. Loại thức uống này chẳng những có hương vị ngọt mát mà còn chứa thành phần glucose cùng chất điện giải cần thiết cho quá trình hydrat hóa. Theo một số nghiên cứu, nước dừa có chứa chất oxy hóa tốt và tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu. Mặc dù vậy, nó cũng có khả năng gây đầy hơi hơn so với các loại thức uống điện giải khác.

5. Những đối tượng nào không nên uống nước dừa?

  • Trẻ em dưới 6 tháng tuổi
  • Mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ không nên uống nước dừa vì không tốt cho quá trình chuyển hóa dưỡng chất, khiến mẹ bị khó tiêu, ốm nghén nặng hơn. Hơn thế nữa, nước dừa có tính mát sẽ làm lạnh tử cung, khiến gân cơ bị mềm yếu nên mẹ dễ bị sảy thai.
  • Bệnh nhân cao huyết áp không được uống nước dừa thường xuyên vì thành phần của nước dừa có chứa lượng carbohydrate không nhỏ, nhiều calo không tốt cho cơ thể.
  • Người đang bị hen suyễn, cảm lạnh đi kèm theo những triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu ớn lạnh.

Cảm cúm là căn bệnh vô cùng phổ biến và hầu như bất kỳ ai cũng đã từng mắc phải. Bệnh cảm cúm sẽ khỏi sau vài ngày mà người bệnh không cần lo lắng gì. Tuy nhiên, chế độ ăn uống sẽ đẩy nhanh quá trình hồi phục của cơ thể. Mong rằng những chia sẻ trên đã mang đến cho bạn câu trả lời rõ ràng nhất về vấn đề bị cảm có nên uống nước dừa hay không. Bạn hãy dành thời gian nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống đầy đủ để bệnh tình nhanh chóng bị đẩy lùi nhé!

  • Sieuthitaigia.vn trung tâm mua sắm tại nhà với hệ thống siêu thị 63 tỉnh thành với các dòng sản phẩm như: Máy chạy bộ, xe đạp tập, ghế massage, máy làm kem tươi, máy làm đá viên, máy hút chân không công nghiệp…được khách hàng tin dùng hàng đầu hiện nay.
  • Hệ thống cửa hàng có số lượng lớn nhất tại 63 tỉnh trên toàn quốc, giúp quý khách hàng trải nghiệm gần nhà tiện lợi để lựa chọn được cho gia đinh mình sản phẩm phù hợp nhất.

Có. Trong nước dừa có chứa thành phần bao gồm nhiều vitamin, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất cần thiết khác có tác dụng chống lại virus gây bệnh cảm cúm. Nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh rằng chất hydrat trong nước đưa có khả năng giữ nước hiệu quả. Trong khi đó, những người đang mắc bệnh cảm cúm lại đang cần bổ sung nhiều nước vào cơ thể để bù lại lượng đã mất đi do bị bệnh.

Bên cạnh nước dừa thì những người mắc bệnh cảm cúm có thể bổ sung thêm một số loại nước tốt cho sức khỏe bao gồm: nước lọc, trà xanh, nước cam, nước ép củ cải.

Không. Tuy chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng việc uống nước dừa khi cơ thể đang sốt không hẳn là một ý kiến hay bởi nó còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe. Theo các tài liệu Đông y, nước dừa thuộc âm, có tính làm mát, giải nhiệt. Nếu uống nhiều có thể khiến con người bị giảm huyết áp, gân cơ mềm yếu, sức khỏe kém đi vô cùng nguy hiểm. Việc uống nước dừa khi đang bị cảm sốt tuy không ảnh hưởng đến tính mạng nhưng thực sự không tốt cho cơ thể.

Có. Nước dừa là lựa chọn lý tưởng cho những người bị cảm lạnh. Loại thức uống này chẳng những có hương vị ngọt mát mà còn chứa thành phần glucose cùng chất điện giải cần thiết cho quá trình hydrat hóa. Theo một số nghiên cứu, nước dừa có chứa chất oxy hóa tốt và tác dụng kiểm soát lượng đường trong máu.

Trẻ em dưới 6 tháng tuổi, mẹ bầu đang trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ, bệnh nhân cao huyết áp, người đang bị hen suyễn, cảm lạnh đi kèm theo những triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu ớn lạnh là những đối tượng không nên uống nước dừa.