Bị trĩ đi cầu ra máu uống thuốc gì

Đi ngoài ra máu là hiện tượng mà khá nhiều người gặp phải, nguyên nhân gây nên rất đa dạng. Một số trường hợp không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng nhiều trường hợp là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nếu không được điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng thậm chí ung thư.

Đi ngoài ra máu do đâu?

Tại sao bị đi ngoài ra máu là thắc mắc của rất nhiều người. Không tự dưng bị đi ngoài ra máu, tất cả đều có nguyên nhân của nó. Dưới đây là những bệnh lý gây ra triệu chứng đi ngoài ra máu cần biết.

Nứt kẽ hậu môn

Nguyên nhân dẫn tới nứt kẽ hậu môn chủ yếu do táo bón kéo dài gây ra. Khi bị táo bón phân thường khô và cứng hơn bình thường khiến người bệnh không thể đi đại tiện một cách tự nhiên. Mỗi lần đi đều phải rặn mạnh và ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Khi vết nứt xuất hiện người bệnh cảm thấy đau rát, đau khi đi vệ sinh và có máu nhưng ít.

Nếu không điều trị tình trạng nặng hơn máu chảy nhiều hơn, đau hơn khiến người bệnh rất khó chịu và có cảm giác sợ đi vệ sinh khiến tình trạng càng trở nên trầm trọng.

Rò ống tiêu hóa

Rò ống tiêu hóa là tình trạng giữa hậu môn và da hoặc giữa trực tràng và hậu môn có xuất hiện lỗ rò. Tình trạng này gây ra rò dịch tiêu hóa, rò rỉ mủ hoặc rò máu ra khỏi cơ thể khiến phân có lẫn máu. Tình trạng này cần phải điều trị bằng phẫu thuật và sử dụng thuốc kháng sinh.

Bệnh trĩ

Một trong những bệnh lý có dấu hiệu phổ biến đi ngoài ra máu là bệnh trĩ. Bệnh trĩ gây ra do sự suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Tình trạng này xảy ra phần lớn do rặn mạnh khi đi vệ sinh, táo bón mạn tính, ăn uống ít chất xơ…Ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu, bệnh trĩ còn có các triệu chứng khác như đau nhức hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Khi bệnh ở thể nhẹ máu chảy ra nhỏ chỉ thấm vào giấy vệ sinh. Nhưng khi bệnh nặng máu chảy càng nhiều thậm chí phun thành tia. Đi ngoài ra máu do trĩ cần điều trị sớm nếu không được ngăn chặn kịp thời sẽ làm cơ thể bị thiếu máu rất nhanh, gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể và làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người bệnh.

Viêm túi thừa

Túi thừa là túi nhỏ phồng lên đẩy thức ăn từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện suốt đại tràng và đặc biệt phổ biến ở đoạn gần cuối bên trái đại tràng – được gọi là đại tràng sigma.

Những đối tượng dễ có túi thừa là những người có chế độ ăn uống ít chất xơ. Khi túi thừa bị chảy máu khiến phân có lẫn máu. Chảy máu có thể tự ngưng hoặc gián đoạn hay kéo dài liên tục. Với những người bị viêm túi thừa nặng dẫn tới chảy máu kéo dài cần phải phẫu thuật để cắt bỏ túi thừa.

Viêm đại tràng trực tràng

Đại tràng là phần cuối của ống tiêu hóa, phần cuối của đại tràng gần hậu môn được gọi là trực tràng. Viêm đại trực tràng là bệnh lý đường tiêu hóa khá phổ biến ở nước ta, gây viêm nhiễm tổn thương niêm mạc đại tràng ở nhiều mức độ khác nhau. Tình trạng viêm loét kéo dài có thể gây đi ngoài ra máu. Viêm đại tràng còn có các triệu chứng khác như đau bụng, chướng bụng đầy hơi, rối loạn đại tiện, ăn không tiêu, người mệt mỏi gầy sút.

Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng như nhiễm khuẩn hoặc ký sinh trùng, bệnh Crohn, hội chứng ruột kích thích,  táo bón, uống nhiều rượu bia, quan hệ tình dục qua đường hậu môn, hội chứng ruột kích thích…

☛ Có thể bạn muốn biết: Khám viêm đại tràng ở đâu uy tín, tốt nhất?

Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là bệnh lý đường tiêu hóa gây viêm niêm mạc ruốt. Nguyên nhân gây ra chủ yếu do tình trạng nhiễm khuẩn. Bệnh khiến phân có lẫn máu và chất nhầy.  Ngoài ra, các triệu chứng khác như đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn và nôn, sốt, giảm cân, ớn lạnh hoặc đau đầu.

Polyp

Polyp là khối u nằm trong lòng ruột kết được hình thành do sự tăng sinh quá mức của niêm mạc ruột kết. Khi polyp phát triển trên lớp lót của đại trực tràng có thể gây kích ứng và chảy máu nhẹ. Bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị. Do đó, cần loại bỏ polyp để kiểm tra dấu hiệu ung thư và tránh nguy cơ ung thư.

Ung thư đại – trực tràng

Đi ngoài ra máu có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư đại trực tràng. Nhiều trường hợp bị ung thư do biến chứng của polyp. Các triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, thói quen đại tiện bị thay đổi, phân dẹt và lỏng, đi tiểu không tự chủ, giảm cân đột ngột, cơ thể mệt mỏi.

 Nguyên nhân khác

Ngoài những nguyên nhân kể trên, đại tiện ra máu còn có thể do các nguyên nhân khác như xuất huyết tiêu hóa, sa trực tràng, nhồi máu do tắc mạch treo…Do đó, khi xuất hiện triệu chứng tốt nhất bạn đi thăm khám cụ thể để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Sau khi thăm khám, tùy từng nguyên nhân gây đại tiện ra máu bác sĩ có phác đồ điều trị khác nhau. Hiện nay, có nhiều phương pháp chữa đại tiện ra máu hiệu quả như thay đổi các thói quen ăn uống và sinh hoạt hợp lý tốt cho sức khỏe, dùng các bài thuốc dân gian, thuốc Tây y..

Xem thêm: Nguyên nhân đi ngoài ra dịch nhầy bạn nên biết

Chữa đại tiện ra máu bằng cách thay đổi thói quen

Thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt là phương pháp khá đơn giản, tiện lợi nhưng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như sau:

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi vào thực đơn hàng ngày có tác dụng cải thiện táo bón, hỗ trợ tiêu hóa hiệu quả hơn.
  • Các thực phẩm nhuận tràng giúp phân di chuyển dễ dàng phải kể tới như khoai lang, rau lang, mồng tơi, chuối…nên bổ sung vào thực đơn ăn uống
  • Uống đủ nước mỗi ngày tối thiểu 2 lít nước/ngày
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, đồ uống có ga và các chất kích thích
  • Ăn đủ bữa, đúng giờ, không nên bỏ bữa
  • Ăn chậm, nhai kỹ

Tập thói quen đại tiện khoa học

Nên tập thói quen đi đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày, không được nhịn đại tiện dễ dẫn tới táo bón. Khi đi đại tiện không nên rặn, sau mỗi lần đi cầu cần vệ sính sạch sẽ hậu môn hàng ngày để tránh tình trạng viêm nhiễm hậu môn.

Xây dựng thói quen vận động tích cực

Đây là phương pháp cải thiện đi ngoài ra máu không nên bỏ qua. Thường xuyên vận động cơ thể bằng cách như đi bộ, chạy chậm, tập yoga, thiền…giúp lưu thông khí huyết, trao đổi chất trong cơ thể được cải thiện rõ rệt. Cơ thể khỏe mạnh tránh được các bệnh lý đường tiêu hóa đặc biệt là chứng đi ngoài ra máu.

Người bệnh không nên ngồi lâu một chỗ, không nên mang vác hoặc làm công việc nặng nhọc khiến tình trạng bệnh càng thêm trầm trọng.

Tâm trạng thoải mái, tránh stress

Lo lắng, stress kéo dài sẽ làm niêm mạc ruột co bóp kiến tiêu hóa khó khăn và dễ gây táo bón. Vì vậy, hãy giữ cho tâm trạng vui vẻ, thoải mái, duy trì lối sống lạc quan, tránh xa stress.

Chữa đại tiện ra máu bằng bài thuốc dân gian

Chữa đại tiện ra máu bằng các bài thuốc dân gian là phương pháp quen thuộc được nhiều người áp dụng. Bài thuốc có thành phần thiên nhiên có tác dụng hạn chế sự tái phát triệu chứng đi ngoài ra máu một cách an toàn và nhanh chóng.

Rau diếp cá

Đây là phương pháp dân gian khá đơn giản, tiết kiệm và dễ tìm mà nhiều người áp dụng. Rau diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, tiêu viêm, kích thích tiêu hóa. Sử dụng bài thuốc từ rau diếp cá có tác dụng tốt với người bị đi ngoài ra máu do táo bón, trĩ hoặc những người sử dụng nhiều rượu bia.

  • Cách 1: Hái lá diếp cá, rửa sạch và ngâm với nước muối loãng khoảng 15 phút. Sau đó, dùng ăn sống trong bữa ăn hàng ngày.
  • Cách 2: Lấy một nắm lá diếp cá tươi, rửa sạch và cho ít nước vào xay thành ly nước uống. Uống trước khi ăn khoảng 1 giờ, uống 3 ngày liên tiếp hết đại tiện ra máu.
  • Cách 3: Lá diếp cá khô [khoảng 20g lá tươi] đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun trong vòng 15 phút sau đó đem ra xông vào vùng vết thương ở dưới hậu môn. Xông tới khi nào nước ấm lấy bã của rau diếp cá ra rửa, lặp lại mỗi ngày.

Lá ngải cứu

Lá ngải cứu là vị thuốc quý trong dân gian có tác dụng chữa nhiều bệnh lý. Theo đông y, lá ngải cứu có vị đắng, tính hơi ấm có tác dụng giảm đau, chống viêm, nhuận tràng…Từ lâu, người ta biết dùng lá ngải cữu chữa đi ngoài ra máu bằng cách:

  • Cách 1: Giã nát lá ngải cứu đắp vào vùng hậu môn và dùng băng gạc cố định lại, để qua đêm, kiên trì thực hiện trong một thời gian dài sẽ cho hiệu quả chữa bệnh cao.
  • Cách 2: Lá ngải cứu với trứng chế biến món ăn hàng ngày cải thiện đi ngoài ra máu hiệu quả

Rau sam

Rau sam có nhiều tác dụng tốt với sức khỏe phải kể tới như giải độc gan, kích thích lưu thông máu, nhuận trường, tiêu viêm, lợi tiểu…Thảo dược này thường được sử dụng để chứa bệnh kiết lỵ, ngứa da, đi ngoài ra máu…Cách thực hiện như sau: Rau sam rửa sạch, giã và chắt lấy nước, pha thêm lượng đường hay mật ong vừa đủ uống khi đói. Ngày uống 1 lần cho tới khi triệu chứng thuyên giảm thì ngưng.

Vỏ cây hồng

Một trong những bài thuốc chữa đại tiện ra máu được nhiều người dùng bài thuốc từ vỏ cây hồng. Cách dùng như sau: Vỏ cây hồng đem phơi khô 120g và sấy chín. Tiếp đó, giã nhuyễn vị thuốc đã chuẩn bị cùng nước gạo. Ngày dùng 1 lần, sử dụng đều đặn trong 2 tuần giúp thuyên giảm triệu chứng đi cầu ra máu.

Cỏ nhọ nồi

Cỏ nhọ nồi hay còn có tên gọi là cỏ mực, có vị ngọt, tính lương vài hai kinh thận và can với tác dụng chỉ huyết, bổ thận âm. Trong dân gian dùng cỏ nhọ nồi để cầm máu, chữa trị và nhiều công dụng khác đối với sức khỏe.

Dùng cỏ nhọ nồi chữa đi ngoài ra máu như sau: Cột một nắm cỏ nhọ nồi để nguyên cả rễ rồi giã nhuyễn. Sau đó, hãy cho một chén rượu nóng vào để lấy dịch đặc rồi uống nước còn bã đắp ngoài hậu môn.

Bài thuốc trên đây người bệnh có thể thực hiện dễ dàng tại nhà với chi phí rẻ. Nhưng các mẹo dân gian này chỉ được truyền miệng và chưa được kiểm chứng, thời gian điều trị lâu và có tác dụng khi bệnh ở giai đoạn đầu. Do đó, để chữa bệnh nhanh nhất người bệnh cần tới trung tâm y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý chẩn đoán và mua thuốc tự điều trị khi chưa có sự đồng ý từ chuyên gia tránh tình trạng bệnh nặng hơn dẫn tới mất máu gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.

Chữa đại tiện ra máu theo Tây Y

Một trong những phương pháp điều trị đi ngoài ra máu sử dụng thuốc Tây. Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc :

  • Thuốc uống có hoạt chất: Phenylephrine, Epinephrine, Hydrocortisone…
  • Thuốc kháng sinh – giảm đau có chứa: Penicillin, Cephalosporins, Aspirin…
  • Sử dụng thuốc bôi có chứa hoạt chất Trimebutine, Ruscogenins, Titan dioxide…

Tuy nhiên, sử dụng thuốc cần theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc tây tuy mang lại hiệu quả nhanh nhưng nếu sử dụng lâu dài gây ra tác dụng phụ không mong muốn, ảnh hưởng xấu tới gan, thận, dạ dày…

Một số trường hợp đi ngoài ra máu do bệnh lý nguy hiểm cần phẫu thuật để cải thiện tình trạng bệnh.

Chữa đi ngoài ra máu cho phụ nữ mang thai + cho con bú

Phụ nữ mang thai và cho con bú là đối tượng dễ gặp phải tình trạng đại tiện ra máu. Nhưng sử dụng thuốc điều trị ở những đối tượng này cần cân nhắc bởi sử dụng thuốc tây sẽ không tốt đối với sức khỏe của mẹ và bé. Một trong những cách chữa đại tiện ra máu cho bà bầu và phụ nữ cho con bú an toàn và hiệu quả phải kể tới những món ăn từ bài thuốc có tác dụng cầm máu từ bên trong:

Canh hoa hòe

  • Ruột già lợn 250g
  • Hoa hòe tươi 15g

Sử dụng hai nguyên liệu trên để nấu canh, hoa hòe có tác dụng cầm máu rất tốt, hỗ trợ điều trị bệnh trĩ, đại tiện ra máu…

Mộc nhĩ hầm táo đỏ

Chuẩn bị 10g mộc nhĩ trắng, 15g táo đỏ đem hầm nhỏ lửa đến khi nào nát rồi ăn.

Ngoài ra, để cải thiện tình trạng đại tiện ra máu chế độ ăn uống cần bổ sung chất xơ và vitamin cần thiết cho cơ thể bằng các thực phẩm tốt cho cơ thể. Tránh ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất kích thích như rượu bia, cà phê…Bổ sung đủ nước cho cơ thể 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày.

Chữa đi ngoài ra máu do viêm đại tràng

Nguyên nhân đi ngoài ra máu do viêm đại tràng gặp khá phổ biến hiện nay. Để điều trị bệnh, bên cạnh thay đổi chế độ ăn uống – sinh hoạt hàng ngày người bệnh nên sử dụng sản phẩm chuyên biệt dành cho người bệnh đại tràng. Tràng Phục Linh [nhãn xanh] và Tràng Phục Linh PLUS [nhãn đỏ] là hai giải pháp chuyên biệt cho bệnh Đại tràng

Tràng Phục Linh [nhãn xanh] chứa hoạt chất ImmuneGamma – Thành quả của công nghệ sinh học Hoa Kỳ, giúp tái tạo và phục hồi niêm mạc Đại tràng

Dành cho các đối tượng:

  • Người có các triệu chứng như: đau bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường sống, nát,…
  • Người mắc bệnh Viêm đại  tràng cấp và mãn tính, Rối loạn tiêu hóa
  • Sản phẩm dùng được cho mọi đối tượng, kể cả phụ nữ có thai, đang cho con bú và trẻ em

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh [nhãn xanh] gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Tràng  Phục Linh PLUS [nhãn đỏ] phiên bản ĐẶC BIỆT: không chỉ chứa ImmuneGamma mà còn chứa 5-HTP [hoạt chất hóa học nội sinh] giúp giảm nhanh triệu chứng, ổn định thần kinh đại tràng.

Không những thế, Tràng  Phục Linh PLUS còn được nghiên cứu và chứng minh tác dụng bởi Đại học Y Hà Nội, đồng thời là sản phẩm hiếm hoi của Việt Nam được Trường Y Keck, ĐH Nam California và PUBMED – trang thông tin Y khoa uy tín nhất thế giới của Hoa Kỳ – công nhận về tác dụng tái tạo, phục hồi niêm mạc và giảm co thắt đại tràng.

Tràng Phục Linh PLUS dành cho các đối tượng:

  • Người  có các biểu hiện như: đau bụng, có lúc quặn thắt nổi cục cứng ở bụng, sôi bụng, chướng bụng, đi ngoài nhiều lần, lúc táo bón, lúc tiêu chảy; phân thường đầu rắn đuôi nát hoặc nhỏ dẹt, lúc nào cũng có cảm giác mót rặn, muốn đi ngoài ngay, đi xong lại muốn đi tiếp
  • Người mắc các bệnh Hội chứng ruột kích  thích, Đại tràng co thắt, Viêm đại  tràng cấp và mãn tính
  • Người mắc bệnh Đại tràng lâu năm, triệu chứng tái đi tái lại nhiều lần
  • Người đã sử dụng nhiều loại thuốc Đông, Tây y mà không cải thiện

– Để tìm nhà thuốc bán Tràng Phục Linh Plus [nhãn đỏ] gần nhất, xem: TẠI ĐÂY

Thực phẩm tốt cho người đi ngoài ra máu

Bên cạnh điều trị đại tiện ra máu người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý để hỗ trợ cải thiện tình trạng. Dưới đây là những thực phẩm tốt cho người bệnh bị đi cầu ra máu.

  • Các loại nước ép [ táo, lê, cà rốt, lô hội]: Có tác dụng bổ sung chất xơ và các chất khác giúp nhuận tràng, hỗ trợ tiêu hóa, tăng sức đề kháng, cải thiện vấn đề táo bón và tình trạng đại tiện ra máu.
  • Khoai lang: Là thực phẩm có chứa nhiều chất xơ có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột hoạt động hiệu quả nên rất tốt cho người bệnh bị đi ngoài ra máu. Tốt nhất nên dùng khoai lang dưới dạng hấp, luộc. Lưu ý, người bị đầy hoặc sình bụng không nên ăn nhiều.
  • Chuối: Với hàm lượng vitamin, chất xơ, kali…dồi dào có tác dụng làm lành tổn thương niêm mạc đường ruột, cải thiện táo bón hiệu quả. Sử dụng đều đặn giúp giảm tình trạng chảy máu khi đi đại tiện.
  • Rau xanh [mồng tơi, rau đắng, rau dền, diếp cá…] giúp cải thiện tình trạng đi cầu ra máu nên bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày
  • Thực phẩm giàu acid omega – 3 như cá hồi, dầu ô liu hoặc dầu hạt lạnh,…. Những loại thực phẩm này chứa lượng lớn acid béo omega – 3, có tác dụng chống viêm, giúp hỗ trợ điều trị đại tiện ra máu ở bệnh nhân bị viêm ruột hoặc xuất huyết dạ dày.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh thực phẩm khiến triệu chứng đại tiện ra máu trở nên nặng hơn. Phải kể tới như thức ăn tinh chế, đồ ăn nhanh, thức ăn cay nóng, đồ chiên rán nhiều dầu mỡ, đồ ăn mặn để lâu…

Xem thêm: Đi ngoài ra máu tươi do bệnh nào gây ra?

Video liên quan

Chủ Đề