Bị tước danh hiệu công an nhân dân là gì năm 2024

Trước đó trưa 26/6, Đại úy Nguyễn Văn Nhân, Thượng úy Bùi Đình Việt và Thượng úy Bùi Tiến Tùng đi xe ô-tô, mang theo 1 khẩu súng hơi vào khu vực núi Mào Gà, thôn Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, để bắn chim.

Trong lúc đi săn, nhóm này đã bắn chết 2 con dê của người dân và cho vào cốp xe ô-tô, rồi đi về. Khi đến khu vực cầu Ái Nàng, xã An Phú, huyện Mỹ Đức, cả nhóm bị người dân phát hiện và chặn lại.

Ngay sau khi nhận được thông tin, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ Công an thành phố, Công an huyện Mỹ Đức khẩn trương điều tra xác minh, làm rõ vụ việc.

Căn cứ kết quả điều tra, ngày 27/6, Giám đốc Công an thành phố Hà Nội đã ký Quyết định tước danh hiệu Công an nhân dân đối với 3 cán bộ Công an thị trấn Đại Nghĩa, huyện Mỹ Đức, gồm: Đại úy Nguyễn Văn Nhân,Thượng úy Bùi Đình Việt và Thượng úy Bùi Tiến Tùng.

Cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự Trộm cắp tài sản, xảy ra ngày 26/6/2023, tại xã An Phú, huyện Mỹ Đức; Quyết định tạm giữ hình sự đối với Nguyễn Văn Nhân, Bùi Đình Việt và Bùi Tiến Tùng, để tiến hành điều tra, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, Giám đốc Công an thành phố chỉ đạo xem xét, xử lý trách nhiệm của cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trong việc quản lý để cán bộ sai phạm, vi phạm pháp luật; đồng thời, yêu cầu Công an huyện Mỹ Đức gặp trực tiếp xin lỗi và bồi thường đối với gia đình người bị hại.

Giấy phép xuất bản số 110/GP - BTTTT cấp ngày 24.3.2020 © 2003-2024 Bản quyền thuộc về Báo Thanh Niên. Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản.

Ngày 26-9, nguồn tin Tuổi Trẻ Online cho biết Công an tỉnh Bình Thuận đã thi hành kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu công an nhân dân đối với thượng úy Lê Hữu Tùng - công tác tại đội cảnh sát hình sự Công an huyện Đức Linh.

Bị tước danh hiệu công an nhân dân là gì năm 2024

Công an tỉnh Bình Thuận trưng cầu khám nghiệm tử thi nạn nhân để làm rõ nguyên nhân tử vong sau khi làm việc với công an huyện - Ảnh: MAI THỨC

Lý do thi hành kỷ luật vì thượng úy Tùng đã có hành vi vi phạm kỷ luật được quy định tại điểm c, khoản 11, mục V phụ lục ban hành kèm thông tư 38/2022 của Bộ Công an.

Nguồn tin cho biết thượng úy Tùng có liên quan đến vụ một người đàn ông tử vong khi làm việc tại trụ sở Công an huyện Đức Linh.

Liên quan đến vụ trên, theo báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận, trước đó vào rạng sáng 2-9 lực lượng tuần tra của Công an huyện Đức Linh phát hiện hai người đàn ông nghi trộm chó.

Tổ tuần tra yêu cầu dừng xe để kiểm tra, tuy nhiên cả hai tăng ga bỏ chạy hướng vào xã Vũ Hòa, vứt lại hai con chó.

Quá trình truy đuổi, đại úy Nguyễn Đức Phương (thành viên tổ liên quân 506) và trung úy Đoàn Ngọc Quảng (cán bộ Công an thị trấn Võ Xu) bị thương do hai người bỏ trốn bắn điện ngược lại.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, Công an huyện Đức Linh chỉ đạo lực lượng cảnh sát hình sự phối hợp lập biên bản, khám nghiệm hiện trường, xác minh và truy bắt hai người đã tẩu thoát.

Lực lượng công an xác định hai người trên là Bùi Văn H. (28 tuổi) và Lưu Công Mạnh (38 tuổi, cùng trú xã Vũ Hòa).

Công an huyện Đức Linh mời anh Bùi Văn H. đến trụ sở Công an xã Vũ Hòa làm việc, đến tối cùng ngày thì cho gia đình bảo lãnh về. Riêng Lưu Công Mạnh bỏ trốn khỏi địa phương.

Sau khi xác định Mạnh đang trốn tại TP Đồng Xoài (Bình Phước), Công an huyện Đức Linh đã cử tổ công tác đưa Mạnh lên cơ quan công an làm việc. Bước đầu Mạnh thừa nhận hành vi cùng H. trộm chó và chống người thi hành công vụ như trên.

Đến tối 3-9, H. tiếp tục được mời về trụ sở công an huyện làm việc để củng cố hồ sơ, chứng cứ. Công an huyện Đức Linh cho biết tại đây H. đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

"Khi đang làm việc, đến khoảng 21h cùng ngày, H. có biểu hiện mệt, khó thở nên công an huyện đã đưa H. đến Bệnh viện Đa khoa khu vực Nam Bình Thuận khám. Trong quá trình khám và điều trị tại bệnh viện thì H. chết", trích báo cáo của Công an tỉnh Bình Thuận.

Ngay khi xảy ra vụ việc, đại diện Công an tỉnh Bình Thuận đã thăm hỏi, chia buồn với thân nhân anh H.. Công an tỉnh cũng trưng cầu giám định tử thi để điều tra làm rõ vụ việc.

LSVNO - Cán bộ, chiến sĩ vi phạm trong công tác phòng - chống tội phạm, như bảo kê cho những hoạt động phạm tội tại địa bàn mình trực tiếp theo dõi, phụ trách; bao che, tiếp tay cho tội phạm; vi phạ...

LSVNO - Cán bộ, chiến sĩ vi phạm trong công tác phòng - chống tội phạm, như bảo kê cho những hoạt động phạm tội tại địa bàn mình trực tiếp theo dõi, phụ trách; bao che, tiếp tay cho tội phạm; vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng quy định, quy trình, quy chế trong hoạt động điều tra, thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp sẽ bị kỷ luật tước danh hiệu Công an Nhân dân (CAND).

Bộ Công an vừa dự thảo Thông tư quy định việc xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ CAND và Phụ lục kèm theo quy định cụ thể về những hành vi vi phạm kỷ luật để lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo gồm 04 chương 23 điều.

Hành vi vi phạm kỷ luật bao gồm: Hành vi vi phạm pháp luật; vi phạm các nội quy, quy định, quy chế, quy trình công tác, chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định của pháp luật và Bộ Công an; vi phạm Qui tắc ứng xử của CAND; vi phạm phẩm chất đạo đức, tư cách của người cán bộ, chiến sĩ CAND.

Cán bộ, chiến sĩ vi phạm một trong các trường hợp quy định tại Mục V của Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này thì kỷ luật bằng hình thức tước danh hiệu CAND hoặc buộc thôi việc đối với công nhân công an.

Bị tước danh hiệu công an nhân dân là gì năm 2024

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

Đó là những trường hợp vi phạm về quan điểm chính trị và kỷ luật phát ngôn; Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ; Vi phạm các quy định về bầu cử; Vi phạm các quy định về bảo vệ bí mật nhà nước; Vi phạm quy định về quan hệ với tổ chức, cá nhân nước ngoài và quy định của pháp luật về xuất cảnh, nhập cảnh; Vi phạm trong hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán phạm về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

Vi phạm các quy định về phòng, chống tham nhũng, lãng phí; Vi phạm trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; Vi phạm trong công tác phòng, chống tội phạm; Vi phạm trong công tác tổ chức, cán bộ; Vi phạm ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng Quy

tắc ứng xử của CAND hoặc những điều đảng viên không được làm; Vi phạm quy định về thi cử và quản lý, cấp phát, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận, học bạ, bảng điểm; Vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; Có hành vi bạo lực gia đình đặc biệt nghiêm trọng;

Sau khi có quyết định buộc thi hành án hành chính mà vẫn không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án và gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng;

Vi phạm pháp luật hình sự (là các trường hợp đang bị tạm giữ (bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang hoặc bị bắt trong trường hợp tự thú, đầu thú) hoặc cơ quan điều tra có đủ căn cứ khởi tố bị can và đã có văn bản đề nghị tước danh hiệu CAND trước khi tiến hành khởi tố;

Bị khởi tố bị can và quyết định khởi tố bị can được Viện kiểm sát nhân dân phê chuẩn; Hành vi đã cấu thành tội phạm nhưng không bị khởi tố do người bị hại không yêu cầu (áp dụng đối với trường hợp hành vi phạm tội chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại).

Tước quân tịch Công an nhân dân là gì?

Tước quân tịch là việc quân nhân bị xóa tên khỏi danh sách quân nhân và tước mọi quyền lợi mà bản thân quân nhân và gia đình được hưởng do có danh hiệu quân nhân đó. Đây được coi là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất đối với quân nhân.

Tước danh hiệu quân nhân mất quyền lợi gì?

Như vậy, khi bị tước quân tịch thì không bị mất quyền công dân. Quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng.

Công an an ninh nhân dân là gì?

Công an an ninh là một lực lượng nghiệp vụ thuộc Công an nhân dân Việt Nam. Theo đó, công an an ninh thực hiện các nhiệm vụ chính như sau: - Bảo vệ an ninh quốc gia: Phòng chống các hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, bảo vệ bí mật quốc gia, an ninh nội bộ và an ninh mạng.

Công an và cảnh sát khác nhau như thế nào?

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm. Lực lượng cảnh sát nhân dân được tổ chức theo hệ thống đơn vị hành chính và chịu sự chỉ huy tập trung, thống nhất của Bộ trưởng Bộ Công an.