Bị ứ dịch 1 vòi trứng có thai có ảnh hưởng không

Có tới 20 – 30% phụ nữ hiếm muộn do viêm nhiễm, ứ dịch vòi trứng tinh trùng không thể gặp trứng, quá trình thụ tinh không thể diễn ra.

Vòi trứng là một ống nhỏ, rỗng, dài khoảng 9-12cm nối tử cung và buồng trứng. Do có đường kính rất nhỏ chỉ khoảng 1mm nên vòi trứng là bộ phận rất dễ bị tổn thương và tắc nghẽn.

Ứ dịch vòi trứng là hiện tượng vòi trứng bị tắc nghẽn bởi dịch, mủ. Các bác sĩ sản phụ khoa cho biết, hầu hết phụ nữ chỉ phát hiện vòi trứng bị ứ dịch khi bệnh ở giai đoạn nặng nên việc điều trị khá khó khăn và hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.

Chức năng của vòi trứng là mang trứng và tinh trùng đã thụ tinh đến cổ tử cung để làm tổ và phát triển. Khi vòi trứng bị ứ dịch và tắc làm cho quá trình trên càng trở nên khó khăn, nếu tiếp tục diễn ra trong thời gian dài có thể dẫn đến vô sinh.

Ảnh minh họa về ứ dịch vòi trứng

Những dấu hiệu nhận biết sớm bệnh ứ dịch vòi trứng

Tình trạng ứ dịch ở vòi trứng khá khó nhận biết, các dấu hiệu của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác nên chị em thường chủ quan. Tuy nhiên, bệnh cũng có một số biểu hiện mà chị em cần lưu ý:

– Khó thụ thai: Trong vòng một năm hai vợ chồng quan hệ tình dục bình thường không dùng các biện pháp tránh thai khi chồng cũng không có bệnh nam giới thì rất có thể nguyên nhân vô sinh là do bạn bị ứ dịch ở vòi trứng. Hiện tượng ứ dịch ở đây gây cản trở sự gặp gỡ của trứng và tinh trùng, gây khó khăn cho việc thụ thai.

– Kinh nguyệt không đều: Dịch ứ đọng lâu ngày trong ống dẫn trứng ảnh hưởng đến chức năng bình thường của buồng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, gây chu kỳ kinh  ngắn bất thường …

– Dịch âm đạo bất thường: Dịch âm đạo thường chủ yếu có màu trắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy  dịch âm đạo tiết ra nhiều khi không trong thời gian rụng trứng hoặc trước mỗi kỳ kinh nguyệt mà loãng như nước thì rất có thể ống dẫn trứng  bị tắc do dịch.

– Đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng bụng dưới, cơn đau tăng dần khi đến kỳ kinh, kèm theo một loạt các triệu chứng như đau lưng, mệt mỏi, bị sốt bạn nên đi kiểm tra ngay vì có thể bạn đã bị ứ dịch vòi trứng.

Không nên chủ quan với căn bệnh ứ dịch tử cung

Các nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng thường gặp 

Nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng có rất nhiều có thể xuất phát từ quá trình sinh hoạt hàng ngày hay do tác động của môi trường

  • Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm vùng chậu, viêm cổ tử cung,… xảy ra lâu ngày hoặc không được điều trị đúng cách.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến lây truyền các bệnh qua đường tình dục, làm lây nhiễm vi khuẩn ở bộ phận sinh dục nữ.
  • Vùng kín không vệ sinh sạch sẽ đúng cách trong thời kỳ kinh nguyệt dễ gây ứ dịch trong vòi dẫn trứng.
  • Ứ dịch trong các trường hợp hậu phẫu.
  • Bị bệnh lạc nội mạc tử cung cũng dẫn đến bị ứ dịch vòi trứng

Phương pháp điều trị ứ dịch buồng trứng

Phẫu thuật nội soi để thông tắc vòi trứng và ống dẫn trứng: Bác sĩ thực hiện thông vòi trứng dưới sự hướng dẫn của nội soi, giúp loại bỏ các mẫu vô vụn và và tách những chỗ dính trong lòng ống dẫn trứng

Mổ nội soi để loại gỡ dính vòi trứng và ống dẫn trứng: Dùng cho các trường hợp dính ống dẫn trứng bị dính do viêm nhiễm, nhiễm trùng, dễ dẫn đến chửa ngoài tử cung thì bệnh nhân cần phẫu thuật nong, gỡ dính vòi trứng và ống dẫn trứng để đảm bảo tinh trùng và trứng có thể lưu thông bình thường mà không bị kẹt lại.

Phương pháp cắt bỏ ống dẫn trứng chỉ được chỉ định khi tình trạng ứ dịch ở vòi trứng nặng, có thể dẫn đến viêm nhiễm các bộ phận xung quanh nếu không được cắt bỏ sớm. Tuy nhiên, nếu cả hai ống dẫn trứng bị cắt bỏ, bệnh nhân không còn khả năng thụ thai tự nhiên.

Một phương pháp hiệu quả khác để điều trị tắc nghẽn vòi trứng là liệu pháp xơ hóa. Bệnh nhân sẽ được hút chất lỏng từ buồng trứng bằng kim , sau đó sẽ tiêm thuốc chuyên biệt để ngăn chất dịch tích tụ. Đây là phương pháp điều trị giúp chị em phục hồi nhanh hơn phẫu thuật và ít biến chứng hơn, tuy nhiên theo các bác sĩ, phương pháp điều trị này cũng có khả năng tái phát cao.

Các biện pháp ngăn ngừa ứ dịch vòi trứng 

Mọi phụ nữ nên có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt để ngăn ngừa ứ dịch tử cung. Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hàng ngày, nhất là những ngày đèn đỏ và sau khi quan hệ tình dục. Lưu ý không nên lạm dụng các loại dung dịch vệ sinh có thành phần sát khuẩn cao mà thụt rửa âm đạo một cách bừa bãi.

Trong khi quan hệ tình dục nhất thiết phải sử dụng bao cao su để phòng tránh bệnh lây truyền qua đường tình dục và các bệnh viêm nhiễm phụ khoa khác.

Ngoài ra, mỗi người nên chọn cho mình một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, tránh căng thẳng mệt mỏi, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, nguyên nhân gây, cách điều trị ứ dịch ở vòi trứng và một số cách phòng tránh tình trạng này. Nếu cần thêm thông tin y tế và sức khỏe, đừng quên đọc thêm các bài viết khác của Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội.

Trung tâm Hiếm muộn và Y học Giới tính Hà Nội 

Địa chỉ: Số 29 Hàn Thuyên, Hai Bà Trưng, Hà Nội

Hotline: 1900 2345 29

Kênh thông tin: 

Website: Trung tâm Hiếm muộn và Y học giới tính Hà Nội

Facebook: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản IVF – Bệnh viện Đa khoa Hà Nội

Youtube: Trung tâm IVF Hà Nội

Hội nhóm Facebook: Hội cha mẹ mong con – IVF Hà Nội

Hội nhóm Zalo: Săn hổ vàng – IVF Hà Nội

1. Vòi trứng là bộ phận nào trong cơ thể nữ giới?

Vòi trứnghay còn có thuật ngữ thường gặp trong y khoa là ống dẫn trứng, đây là một bộ phận trong hệ thống sinh dục của phụ nữ. Vòi trứng đóng vai trò quan trọng và sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe sinh sản của người phụ nữ.

Trong cơ quan sinh dục của mỗi phụ nữ sẽ bao gồm 2 ống dẫn trứng gồm 2 đầu: 1 đầu thông với tử cung, 1 đầu thông với ổ bụng để hứng trứng từ buồng trứng. Ống dẫn trứng [vòi trứng] có độ dài từ 9 - 12 cm với kết cấu 3 phần gồm: phần phễu ở gần buồng trứng, phần phình ống và eo ống có chức năng hứng trứng chín rụng từ buồng trứng và đây cũng là nơi trứng và tinh trùng thụ tinh.

Bộ phận vòi trứng của phụ nữ

Vòi trứng còn có tác dụng giúp tinh trùng bơi được để tiếp cận với trứng nhờ các chất dịch và các lông mao trong lòng ống dẫn trứng vì trứng không thể di chuyển. Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh tại ⅓ vòi trứng thì chúng sẽ được di chuyển về phía tử cung để tiến hành quá trình làm tổ và phát triển thành bào thai. Có thể thấy vòi trứng [ống dẫn trứng] có vai trò quan trọng trong quá trình thụ tinh và sinh sản của người phụ nữ, tuy nhiên đây cũng là bộ phận dễ bị viêm nhiễm và gặp các bệnh lý đặc biệt phổ biến là tình trạng ứ dịch vòi trứng.

2. Ứ dịch vòi trứng là bệnh gì?

Ứ dịch vòi trứng là bệnh phụ khoa thường gặp ở phụ nữ hay còn được gọi là tắc dịch vòi trứng, tắc dịch ống dẫn trứng, là 1 dạng của tắc vòi trứng hay tắc ống dẫn trứng, khiến cho tinh trùng và trứng không thể gặp nhau dẫn đến vô sinh hiếm muộn.

Tình trạng ứ dịch vòi trứng

Ứ dịchvòi trứnglà biến chứng thường gặp của các bệnh lý phụ khoa không được điều trị đúng cách như: viêm phần phụ do lậu cầu, chlamydia, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu,...

3. Những triệu chứng nhận biết sớm bệnh ứ dịch vòi trứng

Vòi trứng đóng vai trò quan trọng trong quá trình thụ thai nên việc nhận biết sớm các triệu chứng bệnh là điều cần thiết để có thể kịp thời điều trị. Tuy nhiên, những triệu chứng này sẽ xuất hiện có thể khác nhau đối với mỗi cơ thể người phụ nữ và trong một số trường hợp mắc bệnh nhưng lại không có bất kỳ dấu hiệu nào nếu không kiểm tra sức khỏe tổng quát.

  • Đau bụng từng cơn và mức độ tăng dần theo thời gian tại vị trí bụng dưới.
  • Các chu kỳ kinh nguyệt không đều như chậm kinh, tắc kinh, chu kỳ kinh ngắn bất thường, màu máu kinh nguyệt bất thường sẫm màu hoặc có mùi khó chịu,…
  • Đau khi quan hệ tình dục.
  • Đau vùng xương chậu, xung quanh bụng và tần suất đau hơn khi đến ngày kinh nguyệt.
  • Khó mang thai mặc dù đã thực hiện các biện pháp kế hoạch ngày trứng rụng.
  • Tiết dịch âm đạo bất thường màu vàng hoặc có mùi.
  • Thường xuyên chán ăn, mệt mỏi, chóng mặt, sức khỏe yếu, dễ kiệt sức, sốt,…

4. Nguyên nhân ứ dịch vòi trứng thường gặp

Hiện nay,nguyên nhân ứ dịch vòi trứngthường xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình sinh hoạt hằng ngày hoặc do tác động từ bên ngoài. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ứ dịch vòi trứng thường gặp ở phụ nữ.

Nguyên nhân ứ dịch vòi trứng thường gặp

  • Bệnh viêm nhiễm phụ khoa như viêm âm đạo, viêm vùng chậu, viêm dính vòi trứng, viêm cổ tử cung,… trong thời gian dài hoặc không có phương pháp điều trị đúng cách.
  • Quan hệ tình dục không lành mạnh dẫn đến lây nhiễm các bệnh tình dục khiến bộ phận sinh dục nữ giới bị viêm nhiễm các loại vi khuẩn.
  • Vùng kín không được vệ sinh sạch và đúng cách trong thời gian kinh nguyệt dễ gây tình trạng ứ dịch vòi trứng.
  • Ứ dịch trong các trường hợp sau phẫu thuật.
  • Lạc nội mạc tử cung.

5. Một số phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng

Các phương pháp điều trị ứ dịch vòi trứng

5.1. Phẫu thuật bằng phương phápnội soi

Đối với các trường hợp vị trí ứ dịch tai vòi trứng chỉ định chính là sử dụng kỹ thuật nội soi để điều trị. Dụng cụ nội soi sẽ được đưa vào thông qua âm đạo để tiếp cận vị trí ứ dịch. Tiếp theo đó bác sĩ sẽ tiến hành các kỹ thuật thông tắc bằng dụng cụ catheter.

Có thể nói đây là phương pháp mang đến hiệu quả điều trị tốt nhờ khả năng quan sát chi tiết tình trạng bệnh thông qua dụng cụ nội soi. Khi thực hiện phương pháp nội soi để thông ứ dịch vòi trứng thì người bệnh cần được kiểm tra sức khoẻ để đáp ứng điều kiện trước khi thực hiện và cần theo dõi tình trạng cũng như nghỉ ngơi sau khi thực hiện.

5.2. Phẫu thuật cắt ống dẫn trứng [vòi trứng]

Phương pháp điều trị bằng cách cắt ống dẫn trứng [vòi trứng] là phương án chỉ được thực hiện khi trình trạng ứ dịch bên trong vòi trứng rơi vào tình trạng nặng và có thể tạo ra nhiều biến chứng nhiễm trùng nếu không loại bỏ. Khi vòi trứng được loại bỏ hoàn toàn khỏi cơ thể phụ nữ sẽ giúp tránh tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn cũng như tránh được một số bệnh phụ khoa trong tương lai.

Tuy nhiên, bệnh nhân sau khi cắtvòi trứngsẽ không còn khả năng mang thai tự nhiên vì tinh trùng và trứng sẽ không thể gặp nhau nếu không có bộ phận này. Đối với các trường hợp cắt 1 bên ống dẫn trứng vẫn có thể có thai tự nhiên. Đối với trường hợp cắt 2 bên buồng trứng thì các bác sĩ khuyên làm thụ tinh ống nghiệm IVF nếu muốn có con.

6. Làm thế nào để phòng tránh sớm bệnh ứ dịch vòi trứng?

  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ, đúng cách hàng ngày đặc biệt là các ngày trong chu kỳkinh nguyệt.
  • Thực hiện các biện pháp an toàn trongquan hệ tình dục.
  • Chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều chất xơ và bổ sung đầy đủ các loại vitamin cần thiết để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe tổng quát bao gồm các bệnh phụ khoa hoặc sức khỏe sinh sản định kỳ 6 tháng/ lần hoặc ít nhất 1 năm/ lần.
  • Không sử dụng các hoá chất hoặc dung dịch khi chưa được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không tự ý thụt rửa âm đạo hoặc tác động lực vào bên trong gây tổn thương sẽ dễ dẫn đến viêm nhiễm và gây ra bệnh ứ dịch vòi trứng.
  • Nên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn để giảm thiểu nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, giảm thiểu việc nạo hút thai.

Cách phòng ngừa ứ dịch vòi trứng

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-Đa khoaHạng I Thành phố Hồ Chí Minh

facebook.com/BVNTP

youtube.com/bvntp

Video liên quan

Chủ Đề