Biến chủng omicron xuất hiện ở đâu

Hà Nội đang ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch COVID-19. [Ảnh: Huy Hùng/TTXVN]

Hà Nội đang ở cấp độ 2 trong phòng, chống dịch COVID-19. Đáng lưu ý, Thủ đô đã ghi nhận 14 trường hợp nhiễm biến chủng Omicron, trong đó có 1 trường hợp tại cộng đồng.

Như vậy, biến chủng mới đã có tại Thủ đô, nguy cơ phát tán ra cộng đồng là hoàn toàn có thể, do đó, cần tiếp tục theo dõi sát và áp dụng các biện pháp kiểm soát lây nhiễm chặt đối với các chuỗi lây nhiễm biến chủng này.

Thông tin trên được đại diện Sở Y tế Hà Nội đưa ra tại hội nghị giao ban trực tuyến với các sở, ngành, quận, huyện, thị xã và xã, phường, thị trấn diễn ra sáng 26/1.

Gần 700 trường hợp trong tình trạng nặng

Theo thống kê của Bộ Y tế, trong hơn 160 ca nhiễm COVID-19 do biến thể Omicron tại 13 tỉnh, thành phố, Hà Nội có 14 ca; còn lại 149 ca ghi nhận tại 12 tỉnh, thành phố gồm: Quảng Nam, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Long An, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang, Bình Dương.

[Ngày 24/1: Hà Nội thêm 2.801 ca mắc COVID, có 648 ca cộng đồng]

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Vũ Cao Cương cho biết tuần qua [từ ngày 19/1 đến 25/1], trung bình thành phố ghi nhận 2.902 ca/ngày. Số ca mắc cơ bản đang được kiểm soát tốt, song dự báo tuần tiếp theo có thể ghi nhận mức giảm do người dân về quê đón Tết và sẽ tăng trở lại sau Tết. Hiện nay, công tác phòng, chống dịch tại Hà Nội vẫn đang được triển khai quyết liệt. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tử vong vẫn trong giới hạn kiểm soát.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 69.000 trường hợp F0 đang được điều trị và cách ly. Trong số đó, tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương có 142 trường hợp, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội: 223 trường hợp, tại các bệnh viện của Hà Nội là 3.394 trường hợp, cơ sở thu dung điều trị thành phố: 745 trường hợp, cơ sở thu dung quận, huyện: 4.956 trường hợp, theo dõi cách ly tại nhà: 59.615 trường hợp.

Trong ngày 25/1, theo thống kê không có bệnh nhân chuyển độ tại cơ sở thu dung. Số ca tử vong trong ngày là 19 trường hợp, tổng số người tử vong do COVID-19 tại Hà Nội từ ngày 29/4/2021 đến nay là 506 người.

Thống kê từ Cục Quản lý khám chữa bệnh [Bộ Y tế] cập nhật đến 25/1, Hà Nội có 2.221 F0 ở mức độ trung bình, 691 ca nặng, nguy kịch. Trong số các ca nặng nguy kịch có 570 ca phải thở oxy mask, gọng kính; 37 ca phải thở oxy dòng cao HFNC; 20 ca thở máy không xâm lấn; 60 ca phải thở máy xâm lấn; 4 ca lọc máu.

Đến nay, thành phố đã tiêm được 14.541.317 mũi vaccine phòng COVID-19, trong đó có 241.072 mũi bổ sung và 2.193.061 mũi nhắc lại. Thành phố phấn đấu hoàn thành tiêm phủ mũi 3 trong quý I/2022.

Chủ động ứng phó với biến chủng Omicron

Theo Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà, các ca mắc tại Hà Nội vẫn tăng cao, trong đó số ca mắc cộng đồng chiếm khoảng 30%. Bà Hà nhận định sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, số ca mắc tại thành phố sẽ tăng cao hơn nữa do giao lưu, giao thương của người dân dịp này lớn, ngành y tế đã xây dựng các phương án phòng, chống dịch, trong đó bảo đảm được mục tiêu là giảm tỷ lệ bệnh nhân chuyển tầng, chuyển nặng và tử vong. Ngành y tế của Hà Nội cũng đề nghị các địa phương bảo đảm tỷ lệ an toàn là mức 95% bệnh nhân điều trị tại nhà; chỉ khoảng 5% điều trị tại cơ sở y tế.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhấn mạnh: “Ngành y tế sẵn sàng không có ngày nghỉ lễ, Tết để phục vụ người dân trong công tác xét nghiệm, điều trị, tiêm chủng...”

Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong dịp nghỉ lễ, ngày 25/1, Sở Y tế đã có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế trực thuộc ngành chủ động triển khai các biện pháp đảm bảo tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.

Sở Y tế yêu cầu các đơn vị thường trực 4 cấp gồm trực lãnh đạo, xử lý đường dây nóng; trực chuyên môn; trực hành chính-hậu cần; trực bảo vệ-tự vệ; Có kế hoạch phòng chống cháy nổ, thảm họa, tai nạn hàng loạt; phòng chống rét cho người bệnh. Các đơn vị tuyến trên sẵn sàng hỗ trợ kỹ thuật cho tuyến dưới khi cần thiết.

Các đơn vị cần chủ động ứng phó với dịch bệnh COVID-19, đặc biệt là biến chủng mới Omicron đồng thời có kế hoạch cụ thể về dự trữ thuốc, dịch truyền, oxy, vật tư, hóa chất, giường bệnh, phương tiện cấp cứu và cấp cứu ngoại viện để sẵn sàng đáp ứng, đảm bảo tốt công tác thu dung, cấp cứu điều trị, cách ly người bệnh.

Trong công tác điều trị, các đơn vị có liên quan tổ chức tốt công tác cấp cứu, khám chữa bệnh cho người dân, bảo đảm người bệnh cấp cứu được khám và điều trị kịp thời, không được từ chối hoặc xử trí chậm trễ. Trong trường hợp trái tuyến, trái chuyên khoa thì cơ sở y tế phải xử lý cấp cứu ban đầu ổn định mới chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế khác. Từng đơn vị chuẩn bị thuốc, máu, dịch truyền, trang thiết vị và nguồn nhân lực để cấp cứu, khám chữa bệnh, đặc biệt là cấp cứu tai nạn giao thông, ngộ độc thực phẩm.

Sở Y tế cũng yêu cầu các đơn vị thực hiện nghiêm chế độ báo cáo hàng ngày và kịp thời báo cáo mọi diễn biến bất thường về Sở Y tế để có phương án chỉ đạo giải quyết kịp thời./.

P.V [Vietnam+]

Các đơn vị tăng cường xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19 để đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trước tình hình số ca mắc COVID-19 gia tăng, biến chủng Omicron đã lây trong cộng đồng, Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 998/SYT-NVY về việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, biến thể SARS-CoV-2, đẩy mạnh tiêm vaccine phòng COVID-19 gửi tới Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố [CDC] Hà Nội; Phòng y tế các quận, huyện, thị xã; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã; các cơ sở khám, chữa bệnh trong và ngoài công lập.

Sở Y tế Hà Nội giao CDC Hà Nội là đầu mối phối hợp Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương; các đơn vị có khả năng giải trình tự gene đối với virus SARS-CoV-2; Trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã và các đơn vị liên quan tổ chức xét nghiệm sàng lọc, giải trình tự gene các ca nhiễm COVID-19. 

Từ đó, đánh giá mức độ lây nhiễm với biến chủng Omicron trên địa bàn Hà Nội. 

BA.2 chiếm 87% tổng số mẫu phát hiện Omicron tại Hà Nội

Theo báo cáo của Bộ Y tế, biến thể Omicron có xu hướng gia tăng lây nhiễm nhanh trong thời gian gần đây ở các tỉnh, thành phố. Nhất là ở Hà Nội và TPHCM. Biến thể Omicron thay thế dần biến thể Delta.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron đã ghi nhận ở 20/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó biến thể BA.2 chiếm tới 87% tổng số mẫu phát hiện biến thể Omicron. 

Điều đáng nói, biến thể phụ BA.2 lây lan nhanh hơn 1,5 lần biến thể gốc BA.1. BA.2 có khả năng tránh tác động miễn dịch của các loại vaccine hiện tại hơn BA.1 khoảng 30%. 

Còn tại TPHCM, biến thể Omicron chiếm tới 76% số mẫu có kết quả giải trình tự gene.

Omicron lây trong cộng đồng, chuẩn bị kịch bản khi số F0 tiếp tục gia tăng

Sở Y tế Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan đề xuất các kịch bản, phương án, biện pháp khi số ca nhiễm COVID-19 tiếp tục tăng trong thời gian tới cho Sở Y tế để kịp thời tham mưu UBND thành phố, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố.

Đồng thời, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các Trung tâm y tế quận, huyện, thị xã chủ động phối hợp với phòng y tế các quận, huyện, thị xã tham mưu UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo các lực lượng liên quan tiếp tục rà soát các trường hợp chưa tiêm đủ liều vaccine.

Đồng thời tuyên truyền, vận động những người từ chối tiêm vaccine cần thực hiện tiêm chủng. 

Các quận, huyện, thị xã tiếp tục đặt nhiệm vụ trọng tâm vào công tác tiêm chủng vaccine. Đẩy nhanh tiếm độ tiêm chủng mũi bổ sung, mũi nhắc lại theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Sở Y tế yêu cầu phải hoàn thành trong quý I năm 2022.

Đẩy mạnh tuyên truyền phòng chống COVID-19

Các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 tới người dân. Trong đó tập trung vào các nội dung sau: Thực hiện nghiêm “thông điệp 5K”. Hạn chế tụ tập đông người không cần thiết. Hướng dẫn người dân thường xuyên theo dõi sức khỏe. 

Trang bị kiến thức cho người dân khi nhiễm Covid-19 và điều trị tại nhà. Hướng dẫn người dân nhận biết các dấu hiệu khi chuyển nặng để liên hệ với các cơ sở y tế kịp thời hỗ trợ. Tuyên truyền người dân không chủ quan hoặc hoang mang, lo sợ cực đoan không cần thiết. 

Sở Y tế Hà Nội yêu cầu các địa phương đặc biệt, quan tâm đến nhóm đối tượng nguy cơ cao, phụ nữ mang thai chưa được tiêm vaccine phòng COVID-19./.


OMICRON - NGUỒN GỐC

Ảnh minh họa các biến thể của SARS-CoV-2 : Alfa, Beta, Delta, Gamma và Omicron được đặt theo bảng chữ cái Hy Lạp. Ảnh chụp ngày 02/12/2021 tại Toulouse, Pháp. Lionel BONAVENTURE AFP

Biến thể Omicron của SARS-CoV-2 đã chiếm khoảng 73% số ca nhiễm hàng ngày tại Mỹ, theo dữ liệu ngày 18/12. Nhiều nước châu Âu buộc phải phong tỏa, hủy các hoạt động lễ hội tập trung đông người và tăng cường các biện pháp hạn chế để tránh biến thể Omicron lan rộng trong kỳ nghỉ lễ cuối năm.

Được phát hiện lần đầu ở Nam Phi và Botswana vào tháng 11/2021 với tên gọi khoa học B.1.1.529, hiện vẫn còn quá sớm để kết luận Omicron là “một biến thể không quá nguy hiểm” nhưng điều chắc chắn là Omicron sẽ lấn át biến thể Delta trong thời gian tới vì có đến 30 đột biến khác nhau so với chủng gốc từ Vũ Hán [Trung Quốc].

Ai là bệnh nhân đầu tiên của biến thể Omicron ? Đây là câu hỏi được trang France 24 đặt ra trong phần Giải mã [Décryptage] ngày 02/12/2021 : “Covid-19 : về nguồn gốc của các biến thể, dấu vết từ các bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch”. 

Siêu biến thể Omicron xuất phát từ đâu ?

Cho đến giờ nguồn gốc của biến thể Omicron vẫn là một ẩn số nhưng một số nhà khoa học hướng đến giả thuyết các bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, có thể là môi trường thuận lợi để các đột biến sinh sôi và tạo ra một biến thể mới. Từ nhiều tháng nay, họ nghiên cứu khả năng về mối liên hệ giữa những người có hệ miễn dịch bị suy giảm [đang chờ ghép tạng, bệnh nhân ung thư, người nhiễm HIV nhưng không được điều trị] với sự phát triển của các biến thể đáng lo nhất.

Cụ thể, theo giải thích với đài France 24 của nhà virus học Morgane Bomsel, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Pháp [CNRS] và Viện Cochin ở Paris : “Khi một bệnh nhân bị suy giảm hệ miễn dịch, virus sẽ ở lại rất lâu trong cơ thể người đó, đôi khi là nhiều tháng, trái với vài ngày đối với người bình thường. Hệ thống miễn dịch của người đó quá yếu và không thể thải virus”. 

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Communications ngày 04/11 nêu trường hợp một người đàn ông 58 tuổi, bị bệnh thận phải điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, đã bị nhiễm Covid-19 trong suốt 6 tháng. Tháng 12/2020, nhiều bác sĩ Mỹ cũng ghi nhận một trường hợp tương tự : một bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, đã qua đời sau khi bị nhiễm Covid-19 suốt 154 ngày. “Trong suốt thời gian đó, virus có thể đã tích tụ thành hàng loạt đột biến và sinh ra một biến thể mới”, vẫn theo giải thích của nhà virus học Morgane Bomsel. 

Cũng như mọi virus khác, SARS-CoV-2 có khả năng tái tạo, nhưng đôi khi xảy ra lỗi trong quá trình này và người ta gọi đó là một "đột biến". Trong đa số trường hợp không có bất kỳ sự cố nào, nhưng không phải là không có ngoại lệ và việc này có thể dẫn đến khả năng lây nhiễm và độc lực của virus. Biến thể trở thành phiên bản mới của virus và mang theo những điều chỉnh này.

Giáo sư virus học Vicent Maréchal, đại học Sorbonne, giải thích với France 24 : “Ở những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch, hệ thống miễn dịch không thắng được virus, nhưng sẽ vẫn chống virus. Quá trình đó sẽ gây ra điều mà người ta gọi là “áp lực lựa chọn””. 

Nói tóm lại, trong cuộc chiến giữa virus và hệ miễn dịch, virus buộc phải tiến hóa và sẽ chỉ giữ lại những đột biến cho phép virus tiếp tục sản sinh và chống đỡ. Do đó sẽ chỉ còn những đột biến nguy hiểm nhất, có khả năng thoát được sức mạnh vô hiệu hóa của các kháng thể. Và virus, với những đột biến đó, sẽ lây lan nếu bệnh nhân lây cho một người khác. 

Do đó, theo giáo sư Vincent Maréchal, “với số đột biến nhiều như vậy, có rất nhiều khả năng một bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch là nguồn gốc của biến thể Omicron”. Tuy nhiên, “đây không phải là lần đầu tiên một giả thuyết như vậy được nêu lên, nhà virus học Morgane Bomsel giải thích, mà từng được nhắc đến khi xuất hiện các biến thể Anh và Bêta”.

Nam Phi, vùng đất mầu mỡ

Nam Phi có lẽ là vùng đất thuận lợi cho kiểu tiến hóa như vậy, trong đó nguyên nhân chính là bệnh sida. Nam Phi có 7 triệu người sống với căn bệnh này, chiếm 12% dân số và 19% số người ở độ tuổi 15-45. Điều đáng nói là tỉ lệ bệnh nhân sida được điều trị lại rất ít, chỉ khoảng 57% người bệnh được điều trị trong năm 2017. Do đó, theo phân tích của giáo sư virus học Vincent Maréchal, “số người bị suy giảm hệ miễn dịch rất lớn, lại sống ở đất nước có tỉ lệ tiêm chủng thấp và là nơi virus lây lan nhanh. Rõ ràng đây là điều kiện để các biển thể có thể xuất hiện”. 

Omicron cũng không phải là biến thể đầu tiên của SARS-CoV-2 được phát hiện ở Nam Phi. Trước đó có hai biến thể, từng được gọi là “biến thể Nam Phi”, sau đó được đổi tên thành Bêta và C.1.2. Tuy nhiên, “điều này cũng được hiểu là Nam Phi tiến hành nhiều giải trình tự gen cho phép nhận dạng các biến thể” và giáo sư Vincent Maréchal nhấn mạnh “không hẳn bệnh nhân số 0 là ở Nam Phi”.

Sau khi Nam Phi thông báo phát hiện biến thể mới Omicron, nhiều nước trên thế giới, như Hà Lan, thông báo dường như biến thể Omicron xuất hiện tại nước họ trước ngày phát hiện lần đầu tại Nam Phi. Dù nguồn gốc địa lý của Omicron hiện vẫn là một ẩn số, nhưng có lẽ biến thể Bêta đã xuất hiện lần đầu ở Nam Phi, theo một bài nghiên cứu đăng trên tạp chí Sciences ngày 09/09/2021.

Cụ thể, biến thể Bêta, được tách lần đầu tiên vào tháng 10/2020, được cho là xuất hiện ở những người nhiễm bệnh sida ở vịnh Nelson-Mandela, có thể là do khu vực này thiếu phương tiện điều trị bệnh nhân nhiễm HIV. Vịnh Nelson-Mandela nằm trong số những vùng trên thế giới tập trung đông người nhiễm virus HIV nhất nhưng lại không được điều trị thích hợp. 

Nhờ những phân tích tin học, khi so sánh tất cả các biến thể thuộc dòng Bêta trên thế giới, các tác giả bài nghiên cứu phát hiện ra rằng 90% “tổ tiên” của những biến thể này đều xuất phát từ Nam Phi. Biến thể đầu tiên thuộc dòng Bêta đúng là xuất hiện ở vịnh Nelson-Mandela. Sau đó, virus lan nhanh sang những tỉnh khác ở Nam Phi, tiếp theo là các nước láng giềng. Vào tháng 03/2021, biến thể Bêta trở thành virus "thống trị" ở miền nam châu Phi, ở đảo Mayotte và đảo La Réunion.

“Biến thể có thể xuất hiện ở khắp nơi”

Tuy nhiên, không vì thế mà chỉ mặt điểm tên Nam Phi mà ngược lại, theo giáo sư Vincent Maréchal, “điều này cho thấy chuyện gì xảy ra khi cùng lúc gặp hai đại dịch và điều quan trọng là không được quên cuộc chiến chống sida để ưu tiên chống Covid-19. Chúng ta thấy rõ trong hai năm gần đây, các biến thể có thể xuất hiện ở khắp nơi, từ vùng Bretagne của Pháp đến Anh và Ấn Độ. Rất nhiều yếu tố cần được chú ý. Có nhiều điều về các biến thể mà chúng ta chưa hiểu hết được”.

Trong khi các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để làm sáng tỏ cơ chế phát triển của các biến thể này, giáo sư virus học đưa ra một giả thuyết cuối : “Có thể là các biến thể xuất hiện dễ dàng hơn ở một số nơi, tùy theo bối cảnh văn hóa-xã hội và dịch tễ. Vì thế, cần phải xác định những khu vực đó và triển khai theo dõi để xem chuyện sẽ xảy ra”.

Video liên quan

Chủ Đề