Biện pháp giáo dục học sinh khuyết tật

Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã đúc rút cho mình những biện pháp cụ thể đối với từng đối tượng học sinh khuyết tật. Các biện pháp này đã được vận dụng trong nhiều năm qua và đem lại hiệu quả thiết thực.

Cụ thể như sau:

1. Xác định đối tượng:

Ngay từ đầu năm, giáo viên chủ nhiệm xác định đối tượng khuyết tật học hòa nhập trong lớp mình phụ trách. Đó là khuyết tật gì? Mức độ khuyết tật ra sao? Đối tượng của gia đình em đó như thế nào? Những mặt nào còn hạn chế và những mặt nào cần giúp đỡ để phát triển hơn.

Năm học

Họ và tên Tật Mặt mạnh Mặt yếu

 Ghi chú

2009-2010 Huỳnh Lưu Thức Chậm phát triển trí não Thích vận động Đọc yếu, tính toán chậm,viết chậm. Gia đình đông con
2009-2010 Lê Minh Tú Khó khăn về nghe. Thích tham gia các hoạt động vui chơi cùng bạn bè. Tính toán chậm, viết không đúng. Gia đình khó khăn

2. Lập kế hoạch cụ thể

Sau khi đã xác định được đối tượng trẻ khuyết tật học hòa nhập, tôi lập kế hoạch cụ thể cho từng đối tượng học sịnh [có thể 2 học sinh trong lớp tùy từng năm]. Sau mỗi tuần, mỗi tháng đều nhận định và có biện pháp bổ sung.

* Kế hoạch năm. [Em Huỳnh Lưu Thức]

Mục tiêu:   Kiến thức, kĩ năng các môn học:  Nắm được kiến thức, kĩ năng trong chương trình học. Đánh vần được cả những vần khó. Nhìn viết đúng, đẹp. tập nghe viết được 1-2 câu trong bài chính tả.

Kĩ năng xã hội: Biết giao tiếp lịch sự, lễ phép với mọi người.

Kế hoạch học kì: được chia theo từng tháng cụ thể, có biện pháp kèm theo để giúp đỡ trẻ khuyết tật.

* Kế hoạch tháng:

Tháng

Nội dung hoạt động Biện pháp thực hiện Người tham gia thực hiện

Kết quả thực tế

8 – Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình trẻ.

– Xác định trẻ thuộc dạng khuyết tật và mức độ khuyết tật.

– Liên lạc với gia đình; giáo viên chủ nhiệm lớp 1, bạn bè trẻ- Sắp xếp chỗ ngồi, nhóm học tập phù hợp – Giáo viên chủ nhiệm – GV nắm được hoàn cảnh gia đình, khuyết tật của trẻ.

– Trẻ đang còn nhút nhát với giáo viên chủ nhiệm mới.

9 Cho trẻ ôn lại một số vần khó nhớ Nhìn viết được 1-2 câu trong bài chính tả.

Ôn lại cộng trừ trong phạm vi 10.

– Kết hợp ở những bài tập đọc, rút ra một số tiếng có vần khó cho các em đánh vần.

– Kết hợp luyện đọc ở các môn còn lại- Tranh thủ giờ ra chơi, tiết chuyên để hỗ trợ về học tập cho trẻ

 Giáo viênBạn bè – Đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp- Nhớ lại nhiều hơn kiến thức ở lớp dưới.

– Tiếp cận kiến thức mới ở mức độ chậm

10 Tập đánh vần và đọc trơn 1,2 câu trong bài tập đọc………………. Dành thời gian để hỗ trợ cho các em. ……….. …………….

     Làm hồ sơ theo dõi sự tiến bộ của trẻ.

3. Phương pháp, hình thức tổ chức dạy học

Trong quá trình bản thân trực tiếp giảng dạy, tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm về dạy học cho học sinh khuyết tật học hòa nhập. Cụ thể như sau:

– Để giúp học sinh khuyết tật học hòa nhập với lớp mình. Trước hết giáo viên chủ nhiệm phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lí, cá tính, khả năng, nhu cầu của các trẻ khuyết tật ở lớp mình. Từ đó bố trí cho các em những công việc thật cụ thể, chi tiết mà các em có thể làm được.

VD: Em Lê Minh Tú [bị tật tai] thì sắp xếp cho em ngồi gần bàn giáo viên.  

– Xây dựng mỗi quan hệ tốt với các em. Không định kiến khi các em có hành vi bất thường. Yêu thương, quan tâm, chăm sóc các em thường xuyên, để các em không cảm thấy bị bỏ rơi và các em cảm thấy tự tin hơn.

– Tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đối tượng khuyết tật của học sinh lớp mình.

VD: Đối với những em Huỳnh Lưu Thức chậm phát triển trí tuệ. Thì trong giảng dạy giáo viên phải vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các phương pháp nhằm giúp trẻ dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ nhớ. Sử dụng tốt tranh ảnh, mô hình, hình vẽ cũng như các hoạt động vui chơi giúp trẻ nắm và nhớ kiến thức. Phải củng cố kiến thức thường xuyên, liên tục, nhắc đi nhắc lại nhiều lần những kiến thức đã học để trẻ khắc sâu. Kiểm tra lại kiến thức bằng những câu đố vui hoặc mô hình trực quan.  

–  Điều chỉnh nội dung chương trình, thời gian giữa học và nghỉ ngơi thư giãn phù hợp với khả năng các em. Tránh yêu cầu quá mức gây căng thẳng, ức chế thần kinh cho các em. Trường hợp thấy trẻ khuyết tật căng thẳng trong giờ học thì hỏi một câu hỏi mở [hoặc câu hỏi vui] để em thoải mái hơn.

– Tạo môi trường thuận lợi để các em có thể tham gia dễ dàng. Khuyến khích các em tham gia các hoạt động vui chơi bổ ích.

– Phần lớn trẻ em không thích những hình phạt đặc biệt là hình phạt liên quan đến thân thể. Tuy nhiên đối với những trẻ quá ương bướng cũng cần có hình phạt phù hợp để giáo dục, răn đe. Khi sử dụng hình phạt tránh là cho trẻ: lo lắng, tức giận, tạo ra sự căng thẳng,..làm cho trẻ đối phó có tính chống lại. Khi dùng hình phạt đối với trẻ, phải suy nghĩ và tôn trọng nhân phẩm của trẻ làm cho trẻ thấy được hình phạt đó tăng động cơ thúc đẩy trẻ thay đổi hành vi và làm tăng cường mối quan hệ giữa giáo viên và trẻ; giữa trẻ với trẻ.

4. Rèn luyện kĩ năng sống:

Trẻ khuyết tật từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khó khăn. Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm làm cho trẻ khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức cơ bản và vận dụng những kiến thức đó vào cuộc sống. Để giúp trẻ hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng cần dạy và rèn luyện một số kĩ năng đơn giản phù hợp với nhu cầu của trẻ:

* Rèn luyện kĩ năng tự chăm sóc bản thân: Trẻ khuyết tật khi học những kĩ năng tự phục vụ bản thân gặp nhiều khó khăn. Cho nên dạy trẻ các kĩ năng này cần:

+ Hướng dẫn từng thao tác nhỏ trong mỗi hoạt động.

+ Cho trẻ nhìn, quan sát rồi mới thực hiện.

+ Thực hiện nhiều lần để trẻ nhớ.

+ Trong quá trình trẻ thực hiện phải chú ý theo dõi và trợ giúp khi cần thiết. Nếu trẻ chưa thực hiện được phải hướng dẫn lại rất cụ thể theo từng bước.VD: Như học xong một môn này chuyển sang môn khác giáo viên cần hướng dẫn trẻ cất đồ dùng của môn đã học và tự lấy đồ dùng của môn khác.

* Giao tiếp là hoạt động trao đổi các thông tin giữa người này với người khác hoặc giữa một người với nhiều người. Trẻ khuyết tật gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp: các em không hẳn không hiểu hết lời nói, khi truyền đạt thì nói không rõ hoặc nói không hết ý của mình. Sử dụng các câu cũng gặp khó khăn nên người nghe khó hiểu. Vì vậy, cần rèn luyện cho trẻ những kĩ năng trong giao tiếp:

+ Kĩ năng lắng nghe

+ Kĩ năng nghe hiểu

+ Kĩ năng biểu đạt

Để giao tiếp đạt kết quả cao cần chú ý: Cần tôn trọng nhu cầu của trẻ; động viên khích lệ và khen ngợi trẻ; chăm chú lắng nghe khi chuyện trò với trẻ; lựa chọn cách nói hợp với đặc điểm của trẻ; kết hợp giữa lời nói và cử chỉ điệu bộ để tạo ra sự hấp dẫn;  luôn vui vẻ hòa nhã trong giao tiếp để tạo tâm thế thoải mái cho trẻ một cách tự nhiên.

* Rèn kĩ năng thích ứng: Trẻ có khuyết tật nhận thức chậm không đầy đủ lại yếu trong nhận xét sự kiện, sự việc, quá trình định hướng điều khiển nên khi chuyển sang môi trường hoàn cảnh mới lạ trẻ gặp nhiều khó khăn để thích ứng.

Trong quá trình giáo dục cần rèn luyện cho trẻ:

+ Làm quen thích nghi với môi trường hoàn cảnh mới.

+ Luyện cho trẻ có khả năng xác định những đức tính, đạo đức, thái độ theo chuẩn mực của tập thể, của xã hội để phù hợp với lối sống.

+ Trẻ biết thông cảm với người khác, biết cách đặt mình vào vị trí của người khác; hiểu và coi hoàn cảnh của người khác như của chình mình và tìm ra cách giảm bớt gánh nặng bằng cách chia sẻ với nhau tránh định kiến mặc cảm.+ Biết điều chỉnh hành vi, hoạt động phù hợp với qui tắc đạo đức lối sống trong những trường hợp xung đột phải thương lượng là chính. Không nên dùng bạo lực và luôn có lòng tự trọng.

5. Đánh giá học sinh khuyết tật học hòa nhập

– Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày của các em để động viên kịp thời, khích lệ và có biểu dương trước lớp, gây hứng thú cho các em tham gia học tập tốt hơn.

-Tuyệt đối không chê bai mắng nhiếc trước tập thể khi trẻ sai.

6. Xây dựng môi trường thân thiện.  

Cho trẻ học hòa nhập cùng trẻ bình thường, và được học tất cả các môn như mọi trẻ khác.

Xây dựng tập thể lớp có ý thức trách nhiệm, thái độ đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bị khuyết tật.

Động viên mọi thành viên trong lớp phải có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ lôi cuốn, tạo điều kiện cho các em tham gia vui chơi. Giáo viên củng như các bạn cùng lớp luôn phải chú ý động viên khuyến khích kịp thời khi trẻ khuyết tật hoàn thành được một nhiệm vụ, công việc đơn giản so với trẻ bình thường khác.

Xây xựng vòng tay bạn bè ngay từ đầu năm để tạo ra bầu không khí thân mật, thương yêu giúp đỡ trẻ khuyết tật như: nhóm bạn cùng học ở nhà, nhóm cùng đi học, nhóm học trên lớp, nhóm cùng vui chơi.

Tìm hiểu đặc điểm bệnh tật của các em, để có hướng giúp đỡ khi các em bị đau.

Yêu thương, quan tâm chăm sóc trẻ thường xuyên để cho các em cảm thấy không bị bỏ rơi và đem lại cảm giác an toàn cho trẻ.

Kết hợp với các bạn bè động nghiệp để theo dõi, giúp đỡ các em như Tổng phụ trách, giáo viên dạy chuyên.

Kết hợp vơi phụ huynh học sinh để cùng nhau đưa ra biện pháp tối ưu nhất tạo điều kiện cho em sống, học tập tại cộng đồng.

Và quan trọng nhất là người giáo viên có học sinh khuyết tật học hòa nhập phải có TÂM của người thầy. Phải là người mẹ thứ hai của trẻ.

Sau khi tôi cùng các đồng nghiệp đã thực hiện các biện pháp trên, tôi thấy hầu hết các em khuyết tật học hòa nhập có tiến bộ nhiều về mọi mặt, không còn mặc cảm trước bạn bè, sống cởi mở, hòa đồng hơn. Các em đã tự thể hiện mình qua các hoạt động học tập, vui chơi. Đặc biệt về học tập các em tiến bộ rõ rệt. Cụ thể là:[Một số em học sinh lớp chủ nhiệm]

Năm học

Họ và tên Tật

Ghi chú

2006-2007 Nguyễn Ngọc Châu Đa tật[đa tật nặng] Năm nay học lớp 5, Tính toán và đọc theo kịp bạn nhưng đọc không tròn tiếng do tật.
2006-2007 Nguyễn Thị Hồng Ly Chậm PT trí tuệ Năm nay học lớp 5, Không còn rụt rè và mạnh dạn hơn trước. Chủ động tham gia trò chơi.
2007-2008 Võ Ngọc Tiên Chậm phát triển trí tuệ Năm nay học lớp 4. Mạnh dạn hơn trước. Đọc , viết cũng nhanh nhẹn hơn
2008-2009 Nguyễn Thành Lợi Trí não chậm phát triển Năm nay học lớp 3. Em học tập có tiến bộ- Tham gia tốt các hoạt động vui chơi
2009-2010 Huỳnh Lưu Thức Chậm phát triển trí tuệ Đang học lớp hai – So với đầu năm em có tiến bộ nhiều, tự tin hơn.
2009-2010 Lê Minh Tú Tật tai Đang học lớp hai- Đầu năm vào học em tính toán chậm – đến nay có tiến bộ rất nhiều.

Để  giúp các em học sinh khuyết  tật học hòa nhập phát triển được tư duy khái quát thì người giáo viên chủ nhiệm cần:

– Hiểu được năng lực và những hạn chế của trẻ.

– Xác định được đối tượng học sinh khuyết tật học hòa nhập học trong lớp mình.

–  Lập kế hoạch cá nhân cụ thể cho từng đối tượng trẻ khuyết tật trong lớp mình.

–  Tạo môi trường thân thiện trong nhà trường, gia đình, xã hội và kết hợp các tổ chức trong cộng đồng để giúp đỡ các em ở mọi lúc, mọi nơi.

– Sử dụng linh hoạt các biện pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp để tạo điều kiện cho các em được tham gia cùng với bạn bè.

– Điều quan trọng nhất là phải có chữ TÂM của người Thầy.

Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi trong việc dạy học sinh khuyết tật học hòa nhập trong trường Tiểu học mà tôi đã áp dụng và đem lại hiệu quả thiết thực trong quá trình dạy học của mình. Rất mong các bạn bè đồng nghiệp góp ý, bổ sung.

Video liên quan

Chủ Đề