Biểu mẫu đánh giá công nhân sản xuất

Thư viện KPI

  • Biểu mẫu đánh giá KPI
  • ----
  • KPI bộ phận Marketing
  • KPI bộ phận Sale
  • KPI bộ phận Tài Chính
  • KPI bộ phận cung ứng
  • ----
  • Bộ KPI bộ phận bán hàng
  • Bộ KPI bộ phận kế toán
  • Bộ KPI bộ phận nhân sự
  • Bộ KPI bộ phận mua hàng
  • Bộ KPI bộ phận giao nhận
  • Bộ KPI bộ phận kỹ thuật
  • KPI phòng nghiên cứu và phát triển
  • Bộ KPI theo nhà máy sản xuất
  • ----
  • Bộ biểu mẫu xây dựng BSC

Tham gia nhóm Zalo về KPI để nhận tài liệu

Người đứng đầu doanh nghiệp dù có xuất sắc đến đâu nhưng nếu không có những đồng sự giỏi sẽ khó mà thực hiện được các chiến lược, chiến thuật để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp. Đánh giá đúng hiệu quả làm việc và năng lực nhân viên sẽ giúp lãnh đạo xây dựng được 1 team làm việc nhiệt huyết & hiệu quả cao.

Các biểu mẫu

  • Biểu mẫu BSC & KPI
  • Biểu mẫu KPI 2022
  • Biểu mẫu đánh giá nhân viên
  • Biểu mẫu đánh giá nhân viên – v2

——

  • Hệ thống BSC cho khối sản xuất
  • Mục tiêu đánh giá hàng năm
  • Mẫu đánh giá hoàn thành công việc các chức danh công ty

Các biểu mẫu đánh giá nhân viên, đánh giá nhân sự, bạn có thể tham khảo vào sử dụng theo ý muốn.

ĐÁNH GIÁ NHÂN SỰ

Các tài liệu biểu mẫu giúp bạn đánh giá nhân viên của mình một cách hiệu quả và chính xác nhất

Đánh giá nhân viên

Tổng hợp các tài liệu về kpi giúp doanh nghiệp đánh giá được hiệu quả hoạt động công việc

Biểu mẫu về đánh giá nhân sự

  • Template mẫu trình bày báo cáo KPI
  • Thư mục biểu mẫu về đánh giá nhân sự
  • Bảng tiêu chuẩn đánh giá công việc
  • Bảng tổng hợp đánh giá chỉ tiêu
  • Bảng tổng hợp điểm trừ nghiệp vụ nội quy
  • Bảng tự nhận xét của cán bộ
  • Biên bản đánh giá công việc
  • Biểu mẫu đánh giá nhân viên cuối năm
  • Biểu mẫu đánh giá thử việc
  • Bảng tiêu chí đánh giá nhân viên
  • Bảng tiêu chí đánh giá nhân viên mẫu 2
  • Biểu mẫu đánh giá công việc nhân viên
  • Biểu mẫu tự đánh giá công việc của nhân viên tuần
  • Biểu mẫu đánh giá công việc nhân viên tuần
  • Bảng mẫu đánh giá công việc của nhân viên tháng
  • Bảng đánh giá nhân viên theo quý năm

Kinh nghiệm xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự

  • Những điều nên hạn chế
  • Những điều nên làm khi xây dựng hệ thống đánh giá
  • Mục tiêu của hoạt động đánh giá nhân sự
  • Những khó khăn thường gặp khi xây dựng hệ thống đánh giá nhân sự
  • Lý do vì sao con người đánh giá một cách cảm tính
  • cácphương pháp cho điểm khi đánh giá
  • các đối tượng có thểm tham gia đánh giá

Một số bộtiêu chí đánh giá nhân sự

  • KPI bộ phận bán hàng
  • KPI bộ phận kế toán
  • KPI bộ phận mua hàng
  • KPI bộ phận giao nhận
  • KPI bộ phận kỹ thuật
  • KPI phòng nghiên cứu và phát triển
  • KPI theo công ty
  • KPI theo nhà máy sản xuất
  • KPI kho vận

Thư viện KPI theo bộ phận

  • KPI bộ phận nhân sự
  • KPI bộ phận Marketing
  • KPI bộ phận Sale
  • KPI bộ phận Tài Chính
  • KPI bộ phận cung ứng

Mẫu KPI bộ phận sản xuất thông dụng nhất dành cho các doanh nghiệp

KPI bộ phận sản xuất có gì khác biệt với KPI các phòng ban khác? Bạn đã nắm rõ những tiêu chí cần thiết của hệ thống đánh giá KPI bộ phận sản xuất? Hãy cùng 123job tìm hiểu trong bài viết ngay sau đây.

Để giúp các doanh nghiệp giảm thiểu sai sót có trong sản xuất đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận thì việc xây dựng hệ thống đánh giá KPI cho từng bộ phận là rất cần thiết. Tùy từng bộ phận, lĩnh vực sản xuất của từng doanh nghiệp mà sử dụng những chỉ số KPI bộ phận sản xuấtkhác nhau phù hợp với từng vị trí công việc.

Đối với chỉ sốKPI bộ phận sản xuất, những chỉ số quan trọng cần có là số lượng sản phẩm lỗi, quản lý đơn hàng, bảo trì... Đối với mỗi chỉ tiêu doanh nghiệp đều cần phải nêu ra cụ thể từng nội dung trong hệ thống KPI bộ phận sản xuấtvà các đầu mục nhỏ đi kèm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chỉ sốKPI bộ phận sản xuất và những chỉ tiêu cần có trong hệ thống KPI bộ phận sản xuấtnày.

I. KPI bộ phận sản xuất là gì?

KPI bộ phận sản xuất là gì?

MẫuKPI bộ phận sản xuất là những chỉ số dùng để đánh giá quy trình làm việc và đồng thời được sử dụng để đo lường độ hiệu quả của mục tiêu đã được doanh nghiệp xác định từ trước. Các doanh nghiệp dùng hệ thốngKPI bộ phận sản xuất để vừa cụ thể hóa mục tiêu, vừa thay đổi cách quản lý theo truyền thống đã lỗi thời.

II. Mục đích của việc thiết lập KPI cho bộ phận sản xuất

Mục đích thiết lập KPI bộ phận sản xuất

Việc đo lường chỉ số KPIbộ phận sản xuất đối với mỗi doanh nghiệp là điều hết sức quan trọng. Qua việc thiết lập và đo lường các chỉ sốKPI bộ phận sản xuất như số lượng hàng hóa, quản lý đơn hàng,... giúp doanh nghiệp đánh giá được kết quả công việc trong từng giai đoạn bằng hệ thống KPI bộ phận sản xuất và đồng thời phát hiện ra những lỗi trong quy trình sản xuất, từ đó khắc phục hậu quả và phát triển sản phẩm với hiệu suất cao nhất.

III. Chỉ số KPI của bộ phận sản xuất

Chỉ số KPI bộ phận sản xuất

1. Chỉ số KPI sản phẩm lỗi

1.1. Tỷ lệ phải làm lại – rework

Tỷ lệ phải làm lại [rework] là số lượng sản phẩm làm hư phải sửa lại theo quy chuẩn. Tỷ lệnày là KPI cho nhân viên sản xuất phản ánh thời gian mất mát của công ty do công nhân phải làm lại sản phẩm, công đoạn.

Các loại tỷ lệ làm lại:

  • Tỷ lệ làm lại của các công nhân trong một bộ phận.
    • Tỷ lệ này phản ảnh tay nghề của công nhân hay mức độ cẩn thận của từng công nhân.
    • Có những công nhân năng suất rất cao nhưng tỷ lệ làm lại cũng rất cao.
  • Tỷ lệ làm lại của cả một bộ phận:
    • Sử dụng tỷ lệ này để biết mức độ hàng phải làm lại và khả năng quản lý của trưởng bộ phận đó.
  • Tỷ lệ làm lại của các bộ phận so sánh với nhau.
    • Tỷ lệ này so sánh tỷ lệ làm lại giữa các bộ phận, bạn không phải so sánh về mặt giá trị mà bạn chỉ cần so sánh về mặt số lượng.
  • Tỷ lệ làm lại của toàn công ty.
  • Số tiền bị mất do phải làm lại.
    • Thời gian mất mát do phải làm lại sản phẩm bao gồm thời gian đã làm sản phẩm + thời gian phải làm + thời gian chuẩn bị - thời gian chuẩn.
    • Bạn nhân thời gian với năng suất * đơn giá để ra hao phí về mặt giá trị tiền. Bạn có thể so sánh giữa các cá nhân và bộ phận với nhau.

1.2. Tỷ lệ hàng hư

Tỷ lệ hàng hư là KPI cho nhân viên sản xuất phản ảnh toàn bộ các sản phẩm bị hư do bộ phận hoặc cá nhân đó làm ra.

  • Tỷ lệ hàng hư cá nhân
    • Tỷ lệ hàng hư của cá nhân có thể tính theo công đoạn hay sản phẩm.
    • Bạn nên có một chính sách thưởng/phạt để khuyến khích giảm và phạt tăng đối với tỷ lệ này. Ví dụ: bạn tính từng tỷ lệ bạn sẽ có mức thưởng tương ứng với số tiền bạn thu được do giảm tỷ lệ hàng hư. Công ty bạn tỷ lệ hàng hư là 3 %, vậy nếu 2 % thì nhân viên được 1 % * số lượng hàng * đơn giá * tỷ lệ thưởng [ví dụ là 15 %]. Tất nhiên, bạn cần đưa ra một con số đủ hấp dẫn công nhân.
  • Tỷ lệ hàng hư bộ phận
    • Bằng tổng số lượng hư/ tổng số lượng sản phẩm/order.
    • Bạn có thể tạo chính sách thưởng phạt như phần trên.

Tải ngay mẫuKPI bộ phận sản xuấtsản phẩm lỗi tại đây.

2. Chỉ số KPI quản lý đơn hàng

2.1. Giá trị order tối thiểu:

Giá trị order tối thiểu là mức giá tối thiểu mà tại đó bạn mới ký đơn hàng để đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận đặt ra. Bạn nên kiểm tra thường xuyên tỷ lệ này hàng tháng để nắm được các trường hợp order có số lượng dưới mức yêu cầu và lúc này cần yêu cầu bộ phận ký order phải giải trình.

2.2. Giá trị trung bình của các order

Được tính bằng tổng giá trị/tổng số order. Chỉ số này cho biết một khách hàng có số lượng order lớn hơn hay nhỏ hơn số lượng order trung bình.

2.3. Doanh số/khách hàng

Bạn có thể nắm được những khách hàng tiềm năng chiếm nhiều doanh số nhất thông qua chỉ số này và qua đó bạn cần phải tập trung nỗ lực chăm sóc đối tượng khách hàng này.

2.4. Tỷ lệ lợi nhuận/ từng order

Qua chỉ số này, bạn sẽ biết bạn đã sử dụng những loại chi phí nào và những chi phí nào có khả năng cải tiến được và phân bổ trách nhiệm cho bộ phận nào.

2.5. Tỷ lệ lợi nhuận trên từng khách hàng:

Thông qua việc tổng hợp tỷ lệ lợi nhuận trên từng khách hàng, bạn sẽ nắm bắt được tệp khách hàng đang tạo ra nhiều lợi nhuận nhất cho bạn. Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý những lỗi có thể xảy ra trong quá trình tổng hợp dẫn đến thu lại kết quả sai lệch so với thực tế.

Tải ngay mẫuKPI bộ phận sản xuấtquản lý đơn hàng tại đây.

3. Chỉ số KPI bảo trì

3.1. Số lần không phục vụ được:

Chỉ số này cho biết mức độ đáp ứng yêu cầu của bộ phận bảo trì và qua đó bạn cần phải tìm hiểu nguyên nhân của việc này và phương hướng giải quyết hậu quả.

3.2. Số lần không sửa chữa được:

Nguyên nhân của việc không sửa được hầu hết là do máy quá cũ, do tay nghề, do thiếu dụng cụ… Bạn cũng cần lưu ý để có thể thay thế kịp thời.

3.3. Chỉ số hiệu quả hoạt động bảo trì:

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả bảo trì bao gồm: phản ứng nhanh chóng hay không, sửa tốt hay không, sửa nhanh hay không?... Với mỗi trường hợp, bạn cần đưa ra trọng số xem trường hợp đó thuộc trường hợp sửa chữa nào? Bình thường, khó hay rất khó…
Có hai cách đánh giá thường được áp dụng là đánh giá định kỳ và đánh giá ngay sau khi thực hiện. Việc đánh giá ngay sau khi thực hiện sẽ có hiệu quả hơn nhưng đồng thời sẽ tiêu tốn thời gian và tiền bạc hơn.

3.4. Chỉ số chi phí:

Chi phí để bảo trì các máy móc, vật dụng trong bộ phận sản xuất là vô cùng quan trọng để duy trì cho máy móc vận hành. Bạn có thể xây dựng các định mức chi cho loại chi phí này.

Tải ngay mẫuKPI bộ phận sản xuấtbảo trì tại đây.

4. Chỉ số KPI năng suất

4.1. Năng suất bởi đơn hàng:

KPI bộ phận sản xuất năng suất bởi đơn hàng sẽ được tính theo từng đơn hàng với mục đích so sánh các đơn hàng và tìm ra nguyên nhân việc việc năng suất cao và thấp khác nhau tại từng đơn hàng.

4.2. Năng suất theo cá nhân:

Năng suất theo cá nhân là KPI cho nhân viên sản xuất phản ánh số lượng sản phẩm của mỗi cá nhân làm trong một đơn vị thời gian. Thông qua chỉ tiêu này trong hệ thốngKPI bộ phận sản xuất, bạn sẽ nắm được công nhân nào làm việc hiệu quả.

4.3. Năng suất theo bộ phận:

Năng suất theo bộ phận là KPI cho nhân viên sản xuất được tính theo số sản phẩm bộ phận đó theo thời gian được cá nhân hoặc cả bộ phận làm ra. Chỉ số KPI bộ phận sản xuấtnày là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả làm việc của các bộ phận và người quản lý bộ phận đó.

4.4. So sánh năng suất:

So sánh năng suất thuộc KPI cho nhân viên sản xuất giúp bạn biết mình đang đứng ở đâu trên thị trường và từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho công ty của bạn.

Những góc độ bạn có thể sử dụng để so sánh năng suất:
- Giữa các cá nhân với nhau.
- Giữa các bộ phận với nhau.
- Giữa công ty với các đơn vị trong ngành và các công ty khác trên thế giới.

Tải ngay mẫuKPI bộ phận sản xuấtnăng suất tại đây.

IV. Mẫu KPI nhân viên sản xuất

1. Mẫu KPI Trưởng ca sản xuất

KPIMÔ TẢĐO LƯỜNG
Tỷ lê sản phẩm nhập kho đáp ứng được yêu cầu chất lượng của công tySố ca có chỉ tiêu thấp hơn chỉ tiêu kế hoạchVụ
Đảm bảo vận hành máy móc thiết bị trong caSố sự cố trong ca sản xuất phụ trách [không có dự báo và báo cáo trước đó].Vụ
Đảm bảo các chỉ số về môi trườngSố ca phát hiện vượt chỉ số môi trường cho phépVụ
An toàn lao động trong ca sản xuấtSố vi phạm an toàn lao động và tai nạn lao động trong ca phụ trách.Vụ
Đảm bảo nhân lực cho ca sản xuấtSố ca thiếu nhân lực không có phương án bổ sung trước đó.Vụ
Tỷ lệ nội dung báo cáo tổng kết được lập theo đúng yêu cầuTổng nội dung trong báo cáo được đánh giá là "tốt" và "đúng hạn"/tổng nội dung theo yêu cầu 100%Vụ

2. Mẫu KPI Công nhân sản xuất

KPIMÔ TẢĐO LƯỜNG
Tỷ lệ sản phẩm hư phải sửa lại theo yêu cầuSố sản phẩm hư trên tổng số sản phẩm nhân viên sản xuất làm ra. Phản ánh tay nghề hay mức độ cẩn thận của từng nhân viên sản xuất.%
Tỷ lệ hàng hưTỷ lệ hàng hư của cá nhân có thể tính theo công đoạn hay sản phẩm.%
Định mức sử dụng nguyên vật liệuSố lượng nguyên vật liệu được sử dụng cho 1 sản phẩm. Lập định mức giúp nhà quản lý định giá được sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu.%
Tỷ lệ tiêu hao nguyên vật liệu cho phépTỷ lệ % hao hụt cho phép của nguyên vật liệu trong một đơn hàng tuỳ theo loại đơn hàng. Tỷ lệ này thường ở mức 3-5%.%
Tỷ lệ hư hỏng nguyên vật liệuTổng số nguyên vật liệu bị hư hỏng do lỗi của nhân viên sản xuất, đo bằng số lượng và giá trị bằng tiền. Giúp xem xét, đánh giá cách thao tác, vận hành của công nhân sản xuất.Số lượng và Tiền

V. Làm sao để cải thiện năng suất lao động sau khi có kết quả KPI bộ phận sản xuất?

Dướiđây là 4 ý tưởng để giúp bạn quản lý và cải thiện hiệu suất của nhân viên sản xuất trong tổ chức của bạn.

1. Truyền đạt kỳ vọng rõ ràng:Đảm bảo nhân viên hiểu rõ về sự phân công công việc. Nếu nhân viên có thể giải thích các mục tiêu bằng lời nói của họ, đó là một cơ hội tốt để họ biết phải làm gì và làm thế nào để hoàn thành nó.

2. Hãy chắc chắn rằng chỉ số đánh giá KPI là phù hợp:Đánh giá thường xuyên và kịp thời đảm bảo nhân viên sản xuất luôn biết yêu cầu và trách nhiệm công việc của họ. Thực hiện đánh giá KPI thường xuyên cũng giúp giữ được các mục tiêu kế hoạch đề ra.

3. Cải thiện tinh thần nhân viên:Nhân viên thực hiện công việc tốt hơn khi họ hài lòng với lợi ích từ công việc của họ. Xem lại những thứ như: môi trường làm việc, lợi ích, mức lương thưởng, sự hiểu biết của nhân viên về sứ mệnh và tầm nhìn công ty.

4. Đảm bảo sử dụng đúng công nghệ sản xuất:Thực hiện các nền tảng công nghệ thúc đẩy hiệu suất sản xuất của nhân viên hiệu quả. Công nghệ rất quan trọng trong các hoạt động sản xuất hiện nay. Thành công của doanh nghiệp là khi áp dụng đúng các quy trình công nghệ sản xuất phù hợp.

VI. Kết luận

Trên đây là những chia sẻ của 123job về mẫu KPI nhân viên sản xuất mới nhất, những tiêu chí đánh giá dành riêng cho nhân viên sản xuất. Bên cạnh đó sau khi có kết quả đánh giá KPI, người quản lý cần quan tâm hơn nữa đến việc cải thiện và nâng cao năng suất cho nhân viên của mình. Mẫu KPI vừa là căn cứ để đánh giá công việc vừa là thống kế để điều chỉnh khối lượng công việc.

Xem tiếp: Tổng hợp mẫu KPI các vị trí của phòng kỹ thuật

Tag:

kpi là gì hệ thống KPI mẫu kpi sản xuất xây dựng kpi

Bài viết nhiều người đọc

  • Hướng dẫn xây dựng KPI cho nhân viên kỹ thuật chuẩn nhất

  • Tổng hợp mẫu KPI cho các phòng ban trong doanh nghiệp 2021

  • Tổng hợp mẫu KPI các vị trí của phòng kế toán

  • 4 chỉ số KPI quan trọng của bộ phận Marketing là gì?

  • Các chỉ số KPI tài chính phổ biến trong doanh nghiệp

  • Tổng hợp mẫu KPI các vị trí của phòng cung ứng

  • Tổng hợp mẫu KPI các vị trí của phòng giao nhận

  • Tổng hợp 43 biểu mẫu hành chính nhân sự quan trọng trong doanh nghiệp

123job.vn - Dream jobs, great places to work, high salary

123job.vn - Trao cơ hội cho hàng triệu người với những công việc mơ ước với môi trường làm việc chuyên nghiệp và mức lương tốt nhất.

Với sứ mệnh: Cung cấp các thông tin việc làm, review công ty hấp dẫn, dịch vụ tư vấn tuyển dụng xác thực và chất lượng cho nhà tuyển dụng và người lao động, chúng tôi luôn tận tâm tận lực, không ngừng sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dịch vụ hàng đầu, giúp tất cả mọi người có được một công việc phù hợp nhất.

Tự hào: Là trang tuyển dụng uy tín, là cầu nối của hàng triệu người tìm việc và nhà tuyển dụng.

Giá trị cốt lõi:

  • Luôn chủ động và sáng tạo, lấy công nghệ làm nền tảng cốt lõi để phát triển dịch vụ.
  • Chuyên nghiệp & tận tâm với khách hàng và người tìm việc bằng những dịch vụ tốt nhất.
  • Làm việc chính trực, tuân thủ các nguyên tắc đạo đức, không vụ lợi cá nhân và luôn đặt lợi ích của công ty lên hàng đầu.

Nếu bạn đang muốn kết nối với những nhà tuyển dụng uy tín hàng đầu Việt Nam, đừng ngần ngại hãy TẠO CV NGAY để tăng gấp 5 lần cơ hội có được công việc với mức lương tốt nhất nhé!

Video liên quan

Chủ Đề