Bình luận câu nói người xưa “lời chào cao hơn mâm cỗ”, và cách thức chào hỏi.

Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ [8 Mẫu], Hôm nay, chúng tôi xin mời tất cả thầy cô và các bạn cùng tham khảo những bài văn mẫu lớp 7: Giải thích câu Lời chào


Từ thời xa xưa nhân dân ta luôn coi trọng lời ăn tiếng nói, cách ứng xử. Vì thế trong dân gian ta từ lâu đã được mọi người truyền miệng những câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa tiêu biểu là câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Bạn đang xem: Lời chào cao hơn mâm cỗ là gì

Chính vì thế trong bài viết dưới đây Tài Liệu Học Thi xin giới thiệu đến các bạn lớp 7 bài văn mẫu Giải thích câu Lời chào cao hơn mâm cỗ. Tài liệu bao gồm 8 bài văn mẫu khác nhau được chúng tôi tổng hợp từ bài làm hay nhất của học sinh trên cả nước. Ngoài ra bạn đọc tham khảo thêm một số bài văn mẫu khác tại chuyên mục Văn 7. Nội dung chi tiết mời các bạn cùng theo dõi tại đây.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 1

Chào hỏi là phong tục vốn có từ lâu đời nay của dân tộc Việt Nam. Con người đã gặp nhau là chào nhau, chào thường đi đôi với hỏi, mọi người có thể chào hỏi, chào mời thay cho những lời chào thuần tuý như các nước khác.

Chào hỏi thể hiện được bản chất, ý thức, phong cách của con người và cao hơn là thể hiện được nề nếp gia phong, cách giáo dục con cái của mỗi gia đình và thể hiện được thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Chào hỏi chính là mỹ tục của cả dân tộc ta vì vậy nên giữ gìn và phát triển nét văn hoá này trong cộng đồng dân cư. Nhất là trong cuộc sống thị thành bon chen đô hội muốn gìn giữ nét văn hoá này thì cần phải rèn luyện ý thức của người chào và người được chào. Mỗi người khi gặp nhau thì nên chào nhau. Đối với người được chào dù thích hay không cũng nên đáp lại, có như vậy sẽ gắn bó con người với nhau hơn. Chào hỏi thể hiện được tình đoàn kết thân ái giữa người và người trên đất nước ta. Chào hỏi là cách thể hiện tình cảm tốt nhất của con người. Con người sẽ xích lại gần nhau hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng nhau hơn thông qua những câu chào hỏi.

Trong chào hỏi cũng cần phải chào hỏi đúng phong cách nếu không sẽ gây ra phản tác dụng. Đối với những người già khi chào khúm núm kính cẩn đứng lại “bẩm cụ ạ” thì đó là một cách chào gây được tình cảm cho người được chào. Ngược lại đối với trung niên tân tiến nếu cũng chào với phong cách trên thì sẽ gây ra phản cảm khiến người được chào hiểu nhầm dễ tưởng là chế giễu. Tùy từng trường hợp, hoàn cảnh, đối tượng mà có phong cách chào hỏi khác nhau. Có khi chào không thành tiếng đó là những cử chỉ gật đầu, cười, hay chào bằng ánh mắt, bằng những hành động khác. Cách chào này cũng tuỳ vào từng đối tượng hoàn cảnh. Thông thường đây là cách chào của những người đồng trang lứa. Còn đối với những người cao tuổi hơn thì phải chào lễ phép có thưa, có gửi đàng hoàng. Trẻ con khi gặp những người lớn, cụ già, bà lão thường khoanh tay trước ngực và chào lớn thành tiếng: “Cháu chào cụ ạ!”, “Cháu chào bác ạ!”

Có trường hợp: “Đi qua nghiêng nón không chào” đừng lầm tưởng “nghiêng nón không chào” là ghét nhau mà không chào nhau, hờ hững với nhau. Mà là vì quá yêu nhau nên người ta chỉ cần dựa vào hành động cử chỉ cũng đủ hiểu ý nhau rồi. Hành động “nghiêng nón” đó chính là hành động chào hỏi. Người ta chào nhau bằng hành động nhưng đều ngầm hiểu đó là lời chào yêu thương thân thiết, có trường hợp mắt nói rõ hơn miệng. Mỗi khi gặp nhau chào hỏi thân thiện, cấp dưới chào hỏi trước cấp trên, người nhỏ chào hỏi trước người lớn. Đối với các em học sinh khi gặp thầy cô, cô chú phóng viên, khách đến thăm trường không nhất thiết phải khoanh tay cúi đầu chào mà các em đứng ngay ngắn lại khi đang chạy nhảy, đi thường nhìn vào mắt người định chào chào to, rõ ràng đủ người nghe “Em chào thầy”; “Em chào cô”; “Cháu chào cô, chú”. Cán bộ giáo viên được chào phải đáp lại học sinh có thể bằng lời “Cô chào em”; “Thầy chào em” hoặc mỉm cười gật đầu.

Ngày nay, trong bối cảnh hội nhập và phát triển nhiều luồng văn hóa du nhập vào nước ta. Nền kinh tế thị trường, trong bộn bề lo toan đời thường văn hóa ứng xử, văn hóa chào hỏi dường như bị lãng quên, xem nhẹ. Trong gia đình việc giáo dục con cái khi nhỏ biết khoanh tay chào ông bà, cha, mẹ, người thân, khách lạ cũng trở nên hiếm gặp. Chính vì vậy mà ra đường, đến trường chúng ta không thấy ngạc nhiên vì trẻ nhỏ không chào người quen biết, học sinh không biết chào thầy cô, thậm chí còn không để ý là thầy cô đang đi hoặc đứng trước mặt mình. Chạy nhảy, đùa nghịch đâm sầm cả vào thầy cô rồi cũng không biết nói lời xin lỗi. Hỏi có bao nhiêu học sinh trong nhà trường biết chào thầy cô, hỏi có bao nhiêu em học sinh khi đi học về biết chào bố mẹ con đã đi học về. Rồi rất nhiều rất nhiều những cử chỉ, hành vi, thái độ của các em làm chúng tôi những người thầy không tránh khỏi những trăn trở về một thế hệ tương lai của đất nước mà lại quên đi những điều tưởng nhỏ nhặt nhất trong cuộc sống, nhưng nó lại có giá trị to lớn về mặt nhân văn, về giá trị chuẩn mực đạo đức trong xã hội.

Thế hệ trẻ hiện nay nhiều người xem nhẹ lời chào câu hỏi là do họ đề cao tính thực dụng, không biết không chào. Thậm chí, nếu người xa lạ đụng độ ở đâu đấy họ còn giương mắt lên nhìn. Còn có hiện tượng vì cái nhìn mà thách thức, khinh thị, thậm chí đánh nhau chung quy cũng bởi họ lãng quên, thiếu đi lời chào, văn hóa xã giao. Chính vì vậy, khi con người không để ý đến nét văn hóa này cũng là một điều ái ngại và đòi hỏi chúng ta phải xem xét lại. Nó giống như sự biến thái hay đứt gãy nét văn hóa ứng xử, gây tổn hại đến nhân cách con người. Môi trường giáo dục văn hóa chào hỏi chính là môi trường giáo dục và môi trường nhà trường. Lẽ ra từ giai đoạn, hết bậc học Mầm non, tiểu học, trung học cơ sở thì văn hóa chào hỏi không cần phải nhắc nhở và giáo dục ở cấp trung học phổ thông vì theo tư duy logic đến cấp này văn hóa chào hỏi phải thành nếp và là lối sống, chuẩn mực đạo đức của mỗi con người chúng ta, thế nhưng đến nay chúng ta nghiệm ra một điều rằng càng lên cấp cao hơn và có thể học xong đại học văn hóa chào hỏi còn kém hơn cấp thấp.

Nhiều học sinh trên địa bàn tỉnh may mắn được sinh ra, được nuôi dưỡng và được giáo dục trong một gia đình gia phong nề nếp ngay từ tuổi thơ đã tạo cho các em có thói quen, nề nếp chào hỏi và ứng xử rất thân thiện. Nhưng cũng không ít học sinh hoặc đua đòi bỏ ngoài tai những điều răn dạy của ông bà, cha mẹ và người nuôi dưỡng hoặc kém may mắn hơn các bạn khác là không được giáo dục về văn hóa chào hỏi trong gia đình, thì hôm nay và những ngày tháng còn lại khi ngồi trên ghế nhà trường vẫn chưa muộn để các em học tập về văn hóa chào hỏi, văn hóa ứng xử để khi ở bất cứ đâu, bất cứ hoàn cảnh nào những câu chào hỏi, nụ cười thân thiện, khả năng ứng xử văn hóa sẽ phần nào đó giúp ích rất nhiều trên những chặng đường trường mà các em sẽ đi.

Lời chào chẳng mất tiền mua mà chúng ta được rất nhiều được cả một cuộc đời, được sự kính trọng, tình yêu thương, sự thân thiện và luôn luôn thấy cuộc sống đầy ý nghĩa. Vậy chúng ta hay thực hiện như lời cha ông ta đã dạy: “Tiên học lễ, hậu học văn”; và xác định: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 2

“Đi đến nơi nào, lời chào đi trước,Lời chào dẫn bước, con đường bớt xa.”

Mỗi người chúng ta, trong cuộc hành trình đầy chông gai của đường đời, rất cần có cho mình một kỹ năng sống để làm hành trang chiếm lĩnh thành công, hạnh phúc và tất cả những giá trị đích thực của cuộc sống. Bàn về kỹ năng sống, có thể sẽ có rất nhiều người cho rằng nó là vô biên nhưng có một nét đẹp trong giao lưu, ứng xử hằng ngày lại là điều mà chúng ta cần lưu tâm và bàn luận. Đó chính là lời chào.

Từ thuở ấu thơ, khi cắp sách đến trường tiểu học, ta đã được học câu “Tiên học lễ, hậu học văn”. Đó là bài học đầu đời, được để thành bằng đỏ gắng trong từng lớp học. Người Á Đông chúng ta vô cùng coi trọng lễ nghĩa, trong đó thì lời chào hỏi là một vấn đề vô cùng quan trọng. Người Trung Quốc còn phân biệt nhiều cách chào với những sắc thái khác nhau như thân mật, gần gũi, xa cách, xã giao. Ông bà ta từ xa xưa đã có câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đối với những người ta gặp lần đầu thì lời chào sẽ giúp ta khởi đầu câu chuyện, khiến hai người lạ bỗng trở nên thoải mái, gần gũi dễ chia sẻ với nhau hơn. Đối với những người trong nhà hay những người đã thân quen thì gặp nhau, một lời thăm hỏi hay chỉ là mỉm cười chào nhau sẽ làm cho tình cảm trở nên gần gũi, gắn bó và thân mật hơn rất nhiều. Một lời chào lễ phép, lịch sự qua điện thoại: “Cháu chào bác ạ, bác cho cháu gặp bạn A có được không ạ?”, sẽ làm cho người nghe ấm lòng hơn rất nhiều. Trẻ nhỏ khi biết vòng tay, cúi đầu chào ông bà, cha mẹ, chào khách đến nhà là những đứa trẻ ngoan. Đứa bé từ khi bi bô tập nói đã được người thân trong gia đình dạy cho tiếng “Ạ”, học cách vẫy tay chào và chào mọi người trong gia đình. Đó là truyền thống đẹp đẽ từ xa xưa của dân tộc ta. Đó là biểu hiện cho lễ nghi, cho văn hóa của một con người và cũng thể hiện sự tôn trọng, tình cảm của mình đối với những người xung quanh.

Ấy vậy mà không ít bạn trẻ ngày nay lại thờ ơ, bỏ quên truyền thống vốn rất quý báu ấy của dân tộc. Có nhiều quan niệm cho rằng gặp nhau không cần phải nề hà, chào hỏi mọi chúng thật là khách sáo. Hàng xóm, bạn bè, người trong nhà gặp nhau mỗi ngày chào làm chi nữa cho mệt cho phiền phức. Lại có người cho rằng lời chào khi phải chào hỏi người khác trước thì giống như việc phải hạ thấp mình. Thậm chí có người cho rằng, người miền Nam sống cởi mở, phóng khoáng đã quen, chào là lề lối, khuôn phép chẳng thể giống như người miền Bắc. Quan niệm, suy nghĩ như vậy phải chăng có đúng?

Xin kể cho các bạn nghe về một câu chuyện cười của một cụ già tám lăm tuổi kể lại. Có lần, ông cụ ra ngõ, gặp một cậu bé mặt mũi rất sáng sủa, ông cụ cất lời chào trước: “Ông chào cháu bé!” Khi nghe thấy lời nói đó, thằng bé vô cùng ngạc nhiên đứng ngây ra nhìn ông. Sau đó, nó chạy ù đi nói với lũ bạn gần đó: “Lão già ngoan quá các mày ạ! Lão vừa mới chào tao đấy!” Khi nghe thấy những câu nói đó, ông cụ đứng lặng người, không biết phải suy nghĩ ra sao.

Việc thực hiện lời chào, giữ gìn nét đẹp văn hóa của dân tộc từ khi nào đã bị xem nhẹ như thế, từ khi nào những đứa trẻ đã chẳng còn được học cách giáo dục con như cha mẹ chúng, ông bà chúng ngày xưa đã từng? Lời chào từ khi nào chẳng còn là lời đầu môi, là lời mở đầu mọi câu chuyện?

Lời chào, nếu nó được cất lên bởi tiếng lòng chân thành, thái độ niềm nở thì tác dụng của nó đem lại là rất to lớn chứ không phải là khuôn sáo, câu nệ. Nếu bảo rằng việc chào hỏi người khác trước là tự mình hạ thấp chính bản thân mình thì lại càng là không phải. Đó là cách suy nghĩ vô cùng thiển cận. Người nhỏ, chào người lớn trước là thể hiện một thái độ tôn kính. Còn lại, lời chào được phát ra một cách tự nhiên, do bản năng và cách giáo dục của con người thì đó không phải là chuyện đùn đẩy ai là người chào trước. Do có suy nghĩ sai lệch như vậy nên bạn bè gặp nhau lâu ngày, nhiều người không chào, không một nụ cười, không một lời hỏi thăm.

Nếu như lời chào không có tác dụng tuyệt vời của nó thì tại sao khi đi phỏng vấn chúng ta cần phải cất lời chào lịch sự, ánh nhìn thân thiện để gây cảm tình cho người phỏng vấn mình? Tại sao khi các cô gái đi dự thi hoa hậu Thế giới thường phải nói lời chào bằng tiếng anh trước nhân dân của nước đăng cai tổ chức? Người ngoại quốc sang Việt Nam, không biết nói tiếng ta mà chỉ cần nói được câu chào thì người nghe là ta đã thấy vui sướng trong lòng. Hơn nữa, chào hỏi lẫn nhau còn là lịch sự, duyên dáng, văn minh của con người trong cách ứng xử và cũng là nét đẹp trong thuần phong mỹ tục của Việt Nam và toàn thế giới.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 3

Từ xưa đến nay ông cha ta đã truyền miệng nhau và để lại biết bao nhiêu câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa. Nào là “Ăn cỗ đi trước lội nước theo sau” rồi lại “Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn”. Có thể nói chính những câu nói ấy đã mang lại những bài học quý giá cho chúng ta hiện nay. Có một câu nói trong đó đáng để cho ta quan tâm là “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, vậy ý nghĩa của câu nói trên là gì?

Trong cuộc sống thường ngày của ta thì nhân dân ta rất trọng chữ tình, ngay cả trong pháp luật của nước ta nhiều điều khoản cũng bị chữ tình ấy chi phối. Nói lời chào cao hơn mâm cỗ ở đây ông cha ta muốn nói lên những tình cảm tốt đẹp mà chỉ cần thể hiện bằng lời nói đã khiến cho người ta cảm thấy vui, thấy được quan tâm rồi chứ không phải là có cỗ có ăn rồi mới thấy vui. Miếng ăn quả thực với nhân dân ta hồi xưa là một điều rất cần thiết vì nhân dân ta phải chịu biết bao nhiêu cảnh đói nghèo. Thế nhưng trong cái nghèo đói ấy mà ông cha ta vẫn có thể rút ra được bài học kinh nghiệm của đời sống tình cảm trong cuộc sống của chúng ta. Tóm lại câu nói của trên thể hiện vai trò của tình cảm của con người trong cuộc sống đặc biệt là qua sự thể hiện của lời nói vì nếu có tấm lòng thì tự khắc sẽ mời thôi chứ không cần gì đến cao lương mĩ vị.

Từ xưa cho đến nay thì con người Việt Nam ta vẫn luôn coi trọng tình cảm sự quý trọng của mọi người với nhau trong từng lời chào. Ngày xưa mặc cho đói nghèo như thế nhưng ông cha ta vẫn cảm thấy quý cái tình cảm hơn là ăn uống. Những thức ăn mâm cỗ cao đầy kia mà không có lòng mời hay là quên không mời thì cũng chẳng ra sao cả. Còn khi biết rằng cỗ nhà mình không có họ không được mời đến nhưng khi ấy người ta gặp người ta vẫn chào mình sang ăn thì có nghĩa là người ta đã trân trọng yêu quý mình rồi. Thật sự là như vậy, đó không phải là mời vương mời vãi, mời cho có để lấp đầy cái mình không muốn cho người ta sang ăn cỗ nhà mình mà ở đây nói như thế để thể hiện sự tôn trọng. Tình làng nghĩa sớm mai chẳng biết rằng cỗ nhà người ta dù to hay nhỏ, nghèo hay giàu nhưng mình phải đi theo một phương diện như người nhà gì đó thì mới là có thể sang ăn, còn khi ấy người ta mời chỉ để là trân trọng mình thôi. Đó không phải giả tạo mà người Việt Nam ta vốn coi trọng lời nói chính vì thế mà có câu:

“Lời nói chẳng mất tiền muaLựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”

Không những thế ngày nay nhân dân ta vẫn còn gìn giữ nét văn hóa ấy, có lẽ nó đã đi vào máu, vào truyền thống của nhân dân ta rồi. Như chúng ta đã biết rằng trong cuộc sống hiện nay thì cái ăn không còn là vấn đề nhức nhối của xã hội nữa. Hầu như tất cả mọi người đều có điều kiện ăn không bị đói như ngày xưa. Chính vì thế mà miếng ăn không còn là cái dễ tiêu khiển hành vi của con người nữa. Thậm chí ngày nay người ta còn không mong đi ăn cỗ nữa. Thế nhưng họ vẫn mong muốn được mời. Lời chào ấy luôn thể hiện sự trân trọng. Đơn giản như ăn cơm có người đến chơi thì mời người ta ăn cơm thì là trân trọng người ta rồi.

Như vậy có thể nói câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” có ý nghĩa rất lớn đối với nhân dân ta. Lời nói luôn là những gì thể hiện sự trân trọng đối với người khác. Nó vượt qua cả những thứ như miếng ăn kia.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 4

Con người Việt Nam ta xưa hay theo lối sống thân thiện, hòa đồng, nhã nhặn và rất hiếu khách. Khi khách nước ngoài ghé sang thăm đặt chân đến với nước Việt Nam dù chỉ là du lịch, tham quan danh lam thắng cảnh hay nghỉ dưỡng thì bên cạnh sự ấn tượng sâu sắc bởi vẻ đẹp tuyệt diệu của non sông gấm vóc, cảnh sắc nên thơ mà còn vô cùng ngưỡng mộ về sự thân thiện, hiếu khách của con người Việt Nam. Trong đó có câu tục ngữ, ca dao cũng mà thể hiện rõ nhất qua cách ứng xử giao tiếp lịch sự của người Việt Nam “Lời chào cao hơn mâm cỗ”.

Trong câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là lời răn dạy chỉ bảo mà ông cha ta đã thể hiện được phép lịch sự, và hơn nữa còn thể hiện được sự mến khách, thân thiện của con người Việt Nam.

Câu nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ” thể hiện việc con người ta từ xưa tới nay coi trọng lời chào, thái độ ứng xử giữa con người với nhau còn hơn cả mâm cao cỗ đầy. Nếu một người lớn tuổi, cha mẹ, ông bà tới nhà con cháu chơi được con cháu của mình, chào hỏi tận tình, thăm hỏi lễ phép còn cảm thấy hạnh phúc hơn cả việc ăn những món ngon, mâm cao cỗ đầy, nhưng thái độ ứng xử của con cháu thờ ơ, bất hiếu, không biết kính trên nhường dưới, không có thái độ lễ phép, văn hóa ứng xử đúng lễ giáo, đạo đức xã hội.

Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” dù là thời xưa hay thời nay đều phát huy những vai trò đúng đắn riêng của nó. Nó chính là lời khuyên nhủ, răn dạy của cha ông ta với thế hệ con cháu của mình.

Trong câu tục ngữ trên đề cao phép lịch sự, trang trọng trong ứng xử giao tiếp nhằm thể hiện tính văn minh nhân bản tô đậm nên vẻ đẹp con người Việt Nam. Cũng giống như câu tục ngữ sau có nét tương đồng là: “Lời nói chẳng mất tiền mua lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” câu tục ngữ cho ta rõ quan điểm là cách trò chuyện với người khác mình cư xử một cách khôn khéo, tế nhị, lịch sự lời nói trong khi giao tiếp phải dễ nghe, dễ hiểu đi vào lòng người nghe tình cảm quý mến thân thương. Từ đó mối quan của chúng ta sẽ trở nên thân thiết và bền chặt hơn.

Bởi vậy, mới thấy lời chào quan trọng hơn nhất nhiều nó thể hiện tình cảm gắn bó giữa con người với con người chứ không bị chi phối bởi vật chất. Câu tục ngữ được đúc kết từ những bài học quý báu về kinh nghiệm sống cho ta kinh nghiệm sống là ứng xử giao tiếp ở đời. Nó không chỉ mang lại cho ta mà răn dạy ta lý tưởng sống.

Trong lối giao tiếp hiện nay, là một vấn đề khi ta đang đứng trước thời đại mới lời chào luôn được đề cao cho sự phát triển tốt đẹp thuận lợi đem đến lợi ích và sự thành công. Ta bắt gặp rất nhiều lời chào hỏi thăm, lời chào hỏi đi xa, hay khách đến chơi nhà…

Nhưng cũng một số lời chào hỏi không thật tâm, không vui vẻ thân thiện, không xuất phát từ sự chân thành thì người giao tiếp sẽ trở nên không mấy vui vẻ không may xảy ra xung đột đi theo những chiều hướng xấu. Vì vậy ta phải thể hiện trong cách giao tiếp làm cho người khác cảm thấy thân thiện để con người xích lại gần nhau.

Như vậy câu tục ngữ trên, ông cha ta đã nhận định ý nghĩa hoàn toàn đúng mang lại giá trị nhân văn của lời chào. Hiểu được như thế mỗi người cần phải biết sử dụng lời chào một cách hợp lý trong cuộc sống.

Lời chào được nói ra phải xuất phát từ trái tim sự chân thành, niềm nở cho ta thấy sự kính trọng dành cho người trên. Nếu được như vậy ta nên trau dồi phát huy truyền thống mở rộng lời chào một cách thân thiện mang tính lịch sự.Trau dồi kinh nghiệm tạo cho mình nhân cách sống tốt đẹp hơn.

Lời chào chính là lời chào xuất từ thái độ quý mến, nó thể hiện thái độ kính trọng, của một con người đối với những người xung quanh. Khi một thầy cô giáo nhận được lời chào của một học trò ngoan ngoãn lễ phép thì sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc sung sướng biết bao. Cha mẹ nhận được sự yêu thương, lễ phép của con cái sẽ cảm thấy vô cùng hạnh phúc, mãn nguyện.

Thông qua câu nói trên, ông bà ta muốn khẳng định vị trí quan trọng, giá trị to lớn, không gì có thể sánh được của một lời chào. Nó chính là thái độ sống, văn hóa ứng xử biết trước biết sau, biết trên biết dưới của một con người. Khi chúng ta hiểu được tầm quan trọng của nó, mỗi người cần phải biết sử dụng nó đúng hoàn cảnh, đúng nơi đúng chỗ thì mới phát huy được vai trò của nó.

Xem thêm: Tra Từ Sóng Thần Tiếng Anh Là Gì, Tra Từ Sóng Thần

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 5

Trong cuộc sống hàng ngày, lời chào có một vai trò vô cùng quan trọng. Chẳng vậy mà từ xa xưa, cha ông ta đã nhắc nhở bảo nhau: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Tại sao lời chào lại có ý nghĩa và giá trị lớn như vậy?

Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào. Nhắc đến “mâm cỗ” là nhắc đến sự cao sang, quý giá [Trong xã hội xưa, khi có sự kiện quan trọng ông cha ta mới làm cỗ]. “Lời chào cao hơn mâm cỗ” mang hàm ý: mâm cỗ đã cao sang, quý giá nhưng lời chào còn cao sang, quý giá hơn, tại sao vậy?

Lời chào là lời chào hỏi nhau khi những người quen thân nhau gặp mặt, thường là người dưới, người nhỏ tuổi cất lời chào trước. Thậm chí, không cần là những người đã thân quen, chỉ cần một hai lần gặp nhau đến tiếp theo gặp lại cũng niềm nở bắt tay chào hỏi. Hơn thế, trong những cuộc gặp gỡ, chuyện trò, bạn bè có thể giới thiệu nhau với nhau, trong lần gặp đầu tiên ấy cũng cần chào hỏi chân tình. Lời chào phải là một câu nói có đầy đủ chủ ngữ, vị ngữ và chữ “chào” rất trang trọng: “Cháu chào bác ạ!”, “Em chào cô ạ”… Đáp lại, những người trên sẽ mỉm cười và tùy theo mức độ thân quen họ sẽ nói: “Bác chào cháu”, “Cô chào em”,… hoặc “Chào cháu”, “Chào em”,…

Như vậy, lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép, tôn kính của người dưới đối với người trên. Nhận được lời chào, có ai không vui vẻ, hạnh phúc khi nhận được tình cảm yêu mến của những người xung quanh dành cho mình?. Với lời chào đáp lễ, lời chào thể hiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy, người con, người cháu, người học trò nào… cũng thấy sung sướng, mãn nguyện. Chẳng những vậy, lời chào trong những cuộc gặp gỡ còn có tác dụng mở đầu cuộc trò chuyện giúp người gần người hơn.

Qua câu tục ngữ trên, dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào. Hiểu được điều đó, mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể trong cuộc sống. Lời chào được nói ra phải là lời chào chân thành, niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy, không gì hơn là cần rèn cho mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 6

Người xưa thường nói: “Tiên học lễ, hậu học văn”. Nghĩa là trước học lễ nghĩa, làm người mẫu mực, sau mới học đến những phẩm đức tốt đẹp khác. Trong đó, chào hỏi là một trong những lễ nghi đầu tiên mà con người phải thực hiện một cách nghiêm khắc. Bởi lời chào thể hiện sự tôn trọng lẫn nhau giữa con người với con người. Tuy đó chỉ là hành động nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn, làm thân thiện và gắn kết tình cảm bền chặt. Bởi thế, nhân dân ta từng khuyên rằng: “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là vậy.

Lời chào tức là lời chào hỏi lẫn nhau. Lời chào là một hình thức lễ nghi bắt đầu một cuộc trò chuyện nào đó mà con người tiến hành trong giao tiếp hàng ngày. Chào hỏi biểu hiện sự trân trọng, cung kính của mình đối với người khác. Trong cuộc sống, nó trở thành một quy tắc ứng xử lịch sự giữ con người với con người.

Mâm cỗ là những món ăn được bày thành mâm để cúng tổ tiên, thần phật có ý nghĩa thiêng liêng hoặc dùng để thết đãi khách khứa theo phong tục truyền thống. Mâm cỗ theo nghĩa thường hiểu là một bàn ăn thịnh soạn với nhiều món ngon. Trong câu tục ngữ trên, có thể hiểu, mâm cỗ là những vật chất có sức thu hút con người.

Dân tộc ta từ xưa vốn rất trọng lễ nghĩa. Trong nguyên tắc ứng xử truyền thống, người Việt lấy lễ nghi làm trọng, xem thường vật chất. Người được xem là cao quý khi họ biết ứng xử đúng mực, trọng nghĩa khinh tài, lấy cái tình, cái nghĩa làm trọng, không vì vật chất mà bán rẻ lương tâm. Những người bất lễ, bất nghĩa bị mọi người xem thường, xa lánh, phỉ báng. Lời chào là biểu hiện của thái độ đề cao lễ nghi, xem trọng con người. Trước khi bắt đầu cuộc trò chuyện, con người phải biết chào nhau để thể hiện điều thành kính ấy.

Trong một bữa tiệc tùng, lời chào đặc biệt quan trọng. Bởi nó có ý nghĩa cao quý. Biết chào hỏi nhau trước khi ăn uống là biểu hiện thái độ gắn kết thân thiết, tôn trọng lễ nghi, xem thường việc ăn uống. Điều ấy thể hiện cách ứng xử tế nhị của con người, không vì miếng ngon mà quên đi nghĩa cử tôn kính trong cuộc sống này.

Tế nhị, lịch sự và tôn trọng lẫn nhau trong một bữa ăn sang trọng thể hiện phẩm chất tốt đẹp của con người. Nó giúp con người cảm thấy thoải mái và hòa hợp với mọi người có ở xung quanh, cùng thưởng thức những món ngon trong niềm vui lớn. Đến một bữa tiệc đâu phải chỉ để được ăn mà là để gặp gỡ, chia sẻ niềm vui với gia chủ và những vị khách được mời. Bữa tiệc chỉ là một hình thức, là một lời cảm ơn, là tấm lòng nồng hậu của người chủ muốn gửi đến mọi người. Cho nên, chào hỏi trước là để thể hiện sự cung kính đối với gia chủ, sau là để làm mềm mại tình cảm với mọi người, biến lạ thành quen, biến sơ thành thân, cùng ăn uống trò chuyện vui vẻ.

Thế nhưng, “Lời chào cao hơn mâm cỗ” còn có ý nghĩa sâu sắc hơn nữa. Lời chào chính là những phẩm đức tốt đẹp của con người. Mâm cỗ là vật chất cao sang. Câu tục ngữ khuyên ta rằng không vì những vật chất tầm thường mà đánh mất đi những phẩm đức quý báu của con người. Đó chính là bài học mà người xưa muốn gửi gắm đến con người.

Trước hết là phải nhận thức rõ vai trò của lời chào hỏi trong cuộc sống đã được nhân dân quy định thành nguyên tắc ứng xử.

Người trẻ tuổi biết chào hỏi người lớn tuổi và các bậc đáng kính. Người vai dưới phải chào người vai trên theo đúng vai vế xã hội. Nếu người vai dưới gặp gỡ người vai trên mà không chào hỏi là vô lễ, bất kính. Nếu người vai trên không đáp lại lời chào của người vai dưới là mất lịch sự, kiêu căng, khinh người.

Không những chào hỏi những người thân thuộc, quen biết mà cũng cần phải chào hỏi những người chưa quen biết nhưng được gặp gỡ. Bởi hành vi chào hỏi giúp gắn kết con người trong một mối quan hệ thân thiện, làm câu chuyện sau đó trở nên thân mật, dễ dàng hơn.

Chào hỏi phải là thói quen diễn ra hằng ngày với mọi người, mọi lúc, mọi nơi. Khi chào hỏi phải thể hiện thái độ niềm nở, thân mật, tôn trọng người khác. Không chào lấy có, chào kiểu xã giao với thái độ hững hờ hay bất cần. Những kiểu chào như thế không những vô ích mà còn gây điều phản cảm đối với người khác.

Chúng ta có thể chào theo kiểu hỏi thăm với những người thân thuộc hay quen biết. Làm như thế vừa thể hiện sự lịch sự vừa đi vào câu chuyện một cách tự nhiên. Với người tôn kính, việc chào hỏi phải đúng phép tắc. Vừa có lời chào tôn quý bằng kính ngữ vừa có cử chỉ khiêm nhường, kính cẩn [cúi đầu, khoanh tay,…]

Chào hỏi là nguyên tắc ứng xử trong xã hội. Nó được quy định như một trách nhiệm và bổn phận của con người. Thế nhưng, trong cuộc sống vẫn còn có rất nhiều người không biết chào hỏi nhau khi gặp gỡ. Thay vì nói những lời đẹp đẽ làm vui lòng nhau, họ lại có những lời thô lỗ, hống hách. khi bị nhắc nhở thì ngụy biện để che đậy thói hư tật xấu của mình. Họ cũng không hề thấy xấu hổ. Họ không có lòng tự trọng nên cũng chẳng tôn trọng người khác. Bởi thế họ thường bị mọi người khinh ghét và xa lánh. Những người như thế thật đáng chê trách.

Muốn được người khác tôn trọng, yêu thương thì phải biết chào hỏi khi gặp gỡ. Nên thực hiện hành động chào hỏi mọi lúc, mọi nơi và với mọi người. Không nên vì sự ích kỷ cá nhân mà quên đi điều tốt đẹp ấy.

“Một chào, hai dạ, ba thưaTưởng chừng là dễ, mấy ai tận tường”.

Để việc chào hỏi trở thành hành động tự nhiên ở con người không phải là một việc dễ làm. Bởi vì, con người thường sống với những điều bất mãn và sự vị kỷ. Không phải ai cũng làm cho ta hài lòng trong cuộc sống. Khi không hài lòng về ai đó ta thường không chào hỏi một cách lịch sự và đúng lễ nghi. Thế nhưng, thực tế đã chứng minh, việc chào hỏi chân thành có thể hàn gắn tình cảm tốt hơn mọi lời xin lỗi.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 7

Trong cuộc sống con người ta không bao giờ thiếu được những bài học, những kinh nghiệm của ông bà ta để chỉ dạy con cháu để cuộc sống bớt đi những khó khăn, những sai lầm đáng tiếc, để trở thành một người có đạo đức và luôn tiến bộ hơn từng ngày qua những câu tục ngữ, lời ca dao. Nổi tiếng trong đó có câu “lời chào cao hơn mâm cỗ” được biết đến như phản ánh một nghệ thuật ứng xử đúng mực, cần thiết.

Câu tục ngữ đã khéo léo đưa “lời chào” và “mâm cỗ” vào trong câu nói có thể so sánh để lột tả hết sự quan trọng của sự chào hỏi một sự giao tiếp cơ bản tối thiểu trong cuộc sống, mà chúng ta ai cũng cần phải chú ý. Có lẽ, từ “lời chào” ở đây thật dễ hiểu đó cũng tương đương với sự chào hỏi, hỏi thăm xuất phát từ suy nghĩ,tinh thần, phản xạ của mỗi người phát ra thành tiếng nói xa hơn là cử chỉ và có hoặc không biểu đạt bằng ngôn ngữ cơ thể của ta với những người xung quanh, người lạ ta bất ngờ gặp để nhằm đạt được mục đích là giao tiếp với họ. Còn “mâm cỗ” được đặt ở đây là để nói về những thứ vật chất, thức ăn con người được thiết đãi, nó rất quý,có khi cần thiết để duy trì những mối quan hệ trong cuộc sống của chúng ta. Không tự dưng hai từ này được song hành đặt ở cùng một câu, cũng vì nó là cả sự suy nghĩ, phong tục của người xưa, quan niệm của họ cho rằng con người ta sống cần phải có đạo lý làm người, không quá sống cao sang, ham vật chất[ tiền bạc, của cải, đồ ăn,..] mà bỏ nhẹ việc rèn luyện nhân cách để trở thành con người tốt hơn, văn minh, qua từ mang đậm sắc thái so sánh – “hơn”.

Chúng ta từ khi mới lọt lòng đến khi lớn hơn một chút đã được những người lớn, những người ông người bà trong nhà dạy những phép tắc lễ nghi, đặc biệt càng dễ thấy hơn, nhiều hơn nếu sống trong một ngôi nhà gia giáo, nề nếp, truyền thống lâu đời. Điều đó tốt cho ta, ta thầm cảm ơn những con người đó, tôn trọng, học hỏi nó bằng hết khả năng, thiết nghĩ chúng ta nếu không có sự chỉ bảo những phép tắc lễ nghi cơ bản đó đôi khi từ việc “lời chào” sao cho đúng, lễ phép, đến những việc lớn hơn trong gia đình, cộng đồng… thì sẽ khó trở thành người tốt, sớm thành người xuề xòa, thiếu văn minh, chỉn chu trong mỗi hoạt động của mình, rồi sẽ thất bại với những việc khác trong xã hội, không được mọi người kính trọng.

Trong bất cứ hoàn cảnh nào trong cuộc sống, lời chào luôn là điều rất cần thiết, bởi nó mang được những thông điệp tuyệt vời để tạo thiện cảm cho những người đối diện, những người tiếp xúc với ta, hoàn toàn có thể nói lời chào là yếu tố tiên quyết để trở thành con người có học, lễ phép, lịch sự mẫu người lý tưởng mà ai trong chúng ta cũng đều phải hướng tới. Nhưng việc chào hỏi không quá phức tạp đôi khi chỉ là sự khiêm tốn, sự phấn khích, cởi mở, chủ động với một câu nói, một nụ cười, một điệu bộ vẫy tay, một cử chỉ cúi đầu – điều phổ biến ở nước Nhật, rồi nói “xin chào, bạn có khỏe không?”, hay là “dạo này sao rồi?”, hay có thể đơn giản là “chào buổi sáng,tối” để ra hiệu cho người đối diện, để tạo thân mật để bắt đầu cuộc nói chuyện. Dù bạn có nghĩ nó không cần, có cảm thấy nó quá phức tạp hay rườm rà trong xã hội phức tạp, nhanh chóng như hiện nay thì nó đều là suy nghĩ sai lệch, cần phải trấn chỉnh cũng vì ta chưa hiểu hết được giá trị của lời chào sâu sắc đến như thế nào mà thôi.

Từ xưa, đứa trẻ nào cũng đã được dạy rằng “đi thưa, về gửi” thậm chí đã trở thành nguyên tắc nên chúng vâng lời, chúng thực hiện việc đó đơn giản, tự nhiên như khi đi xa thì biết chào: “Cháu chào ông, cháu xin phép ông cho cháu ra ngoài”, “Con chào mẹ, con đi học về!”,.. như cũng là sự thông báo để người khác quan tâm mình, hiểu biết được công việc, suy nghĩ của mình để an tâm hơn. Vào lớp thì “em thưa cô, em vào lớp”, hay gặp người thầy cũ “Chúng em chào thầy ạ, thầy vẫn khỏe chứ ạ?” mỗi trường hợp ta cần linh hoạt để chào hỏi sao cho đúng. Người lớn càng cần phải làm gương cho trẻ học tập, dù bận đến đâu khi một đứa trẻ “Cháu chào cô/bác/chú…”, ta cũng nên đáp lại một cách ân cần dù không hỏi thêm gì, cũng cần một câu “Chào cháu”. Sự tôn kính, sự lễ phép, sự tôn trọng, sự hạnh phúc, mãn nguyện mà ta gửi gắm cho nhau qua lời chào là nhiều vô kể, nên năng sử dụng nó, nhưng cần phải đúng đắn, phù hợp, xuất phát từ sự chân thành, niềm nở của ta vì việc này đâu có khó nhọc gì.

Dù trải qua bao lâu, có lẽ bài học về “lời chào” khi xưa thì vẫn luôn tồn tại mãi, là mực thước để giáo dục con người trong mỗi gia đình và nhà trường, xã hội, đặc biệt với thế hệ trẻ. Khẳng định được tầm quan trọng của nó, cũng là nhấn mạnh được sự tự ý thức rèn luyện cho bản thân mình một nhân cách trong sáng, tốt đẹp, biết lễ phép và tôn trọng những người xung quanh.

Giải thích câu nói Lời chào cao hơn mâm cỗ – Mẫu 8

Từ thời xa xưa nhân dân ta luôn coi trọng lời ăn tiếng nói, cách ứng xử. Vì thế trong dân gian ta từ lâu đã được mọi người truyền miệng những câu nói ngắn gọn nhưng lại giàu ý nghĩa tiêu biểu là câu “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đây là một trong những câu tục ngữ nói về sự hiếu khách, đề cao lễ nghi của con người Việt Nam.

Trong cuộc sống thường ngày của nhân dân ta thường rất quan trọng chữ tình. Vì vậy câu tục ngữ ông cha ta đã truyền đạt ở đây muốn nói lên những tình cảm tốt đẹp và đơn giản chỉ cần thể hiện bằng lời nói đã khiến cho người nghe cảm thấy vui, thấy được sự quan tâm chứ không cần phải có mâm cỗ mới vui. Khẳng định “Lời chào cao hơn mâm cỗ” nhằm nhấn mạnh ý nghĩa và tầm quan trọng của lời chào.

Nhắc đến mâm cỗ còn nói sự cao sang quý giá, đầy đủ. Vì ngày xưa chỉ có những dịp đám cưới hỏi, đỗ tiến sĩ, dịp quan trọng mới có cỗ. Vì vậy được so sánh ở đây nhằm làm tăng giá trị của lời nói, lời chào và lời hỏi nhau như những người quen thân nhau. Gặp mặt thường là người dưới, người nhỏ tuổi có lời chào trước. Thậm chí đôi lúc dù là những người xa lạ nhưng vẫn niềm nở bắt tay chào hỏi. Dù chỉ bằng những lời nói giản dị nhưng dễ nghe dễ đi vào lòng người. Từ đó ta sẽ tránh được những mâu thuẫn không đáng có, vừa tạo nên mối quan hệ tốt hơn giữa người với người. Như vậy lời chào có một ý nghĩa rất quan trọng. Lời chào trước hết thể hiện thái độ lễ phép tôn kính của người dưới đối với người trên. Đồng thời thể hiện sự tôn trọng quý mến giúp ta tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Hơn thế nữa với lời chào đáp lễ lời chào thể hiện sự tôn trọng của người trên dành cho người dưới. Nhận được lời chào ấy ta cũng thấy vui sướng, mãn nguyện từ đó giúp chúng ta gần nhau hơn, hiểu nhau hơn. Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” là sự đúc kết kinh nghiệm của ông cha ta về cách ứng xử khéo léo ở đời. Nó không chỉ giúp chúng ta thắt chặt mối quan hệ với mọi người mà còn dạy ta một bài học quý giá trong cuộc sống. Với cuộc sống ngày nay, khi con người cứ lo lắng về vấn đề tiền bạc mà dần lãng quên đi những giá trị này, con người dân thờ ơ với lời chào mà họ đâu biết rằng chúng ta rất cần trong cuộc sống. Lời chào được dùng khi gặp bạn bè đến chơi nhà khi ra ngoài xã giao đi thăm hỏi và ngay cả ngoài đường khi bắt gặp những người lớn tuổi hơn chúng ta cũng cần cất lời chào. Nhưng nếu lời chào không thật tâm, không xuất phát từ mong muốn của người chào thì người đối diện cũng sẽ cảm thấy không thoải mái. Trong những trường hợp như vậy không những quan hệ không tốt hơn mà còn ngược lại sẽ trở nên tồi tệ phức tạp theo chiều hướng xấu.

Xem thêm: Bị Ho Không Nên Ăn Gì Và Thực Đơn Những Món Ăn Tốt Cho Người Bị Ho

Vì vậy qua câu tục ngữ trên dân gian đã khẳng định ý nghĩa quan trọng và giá trị to lớn của lời chào hiểu được điều đó mỗi người cần có ý thức sử dụng lời chào trong những hoàn cảnh cụ thể của cuộc sống. Câu tục ngữ “Lời chào cao hơn mâm cỗ” đề cao giá trị tinh thần hơn giá trị vật chất. Nên dù ta có mang đến cho họ nhiều vật chất của cải nhưng không hề thật tâm không có thành ý khi người đó tuy có nhận nhưng cũng không cảm thấy vui vẻ. Vì vậy lời chào được làm sao phải là lời chào chân thành niềm nở phản ánh được mức độ kính trọng của người chào dành cho người trên. Muốn được như vậy không gì hơn là rèn cho mình một nhân cách trong sáng tốt đẹp biết lễ phép tôn trọng những người xung quanh như vậy câu tục ngữ “Lời Chào cao hơn mâm cỗ” vừa thể hiện được đức tính thân thiện coi trọng con người vừa là một bài học nhân cách cao quý mà mỗi chúng ta cần noi theo.

Video liên quan

Chủ Đề