Bình phước có bao nhiêu khu công nghiệp năm 2024

Với các thế mạnh về kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ, môi trường đầu tư thông thoáng, chính sách ưu đãi hấp dẫn, cùng cam kết giải quyết thủ tục đầu tư nhanh nhất, những năm gần đây, các khu công nghiệp [KCN] và Khu kinh tế cửa khẩu [KKTCK] quốc tế Hoa Lư tỉnh Bình Phước đang ngày càng thu hút sự quan tâm và trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư trong, ngoài nước. Xung quanh vấn đề này, phóng viên đã có cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Minh Chiến - Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế [KKT] tỉnh Bình Phước.

Một vài chia sẻ của ông về tiềm năng, lợi thế, định hướng và cơ chế chính sách ưu đãi đầu tư vào các KCN và KKTCK quốc tế Hoa Lư tỉnh Bình Phước?

Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bình Phước giữ vai trò quan trọng trong hành lang kinh tế Đông - Tây, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hóa, xã hội giữa Đông Nam bộ, đồng bằng sông Cửu Long với Tây Nguyên và khu vực tam giác phát triển Lào - Việt Nam - Campuchia. Với lợi thế đất đai rộng lớn, khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, hệ thống hạ tầng giao thông đồng bộ cùng với nguồn lao động dồi dào, chi phí cạnh tranh, chính sách ưu đãi đầu tư thông thoáng,…Bình Phước đang là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư.

Hiện tỉnh có 15 KCN đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó có 12 KCN đang thu hút đầu tư với tỷ lệ lấp đầy bình quân trên 68% [có 01 KCN do nhà đầu tư Hàn Quốc đầu tư là KCN Minh Hưng - Hàn Quốc], còn 3 KCN đang đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, với diện tích 1.375ha [KCN Bắc Đồng Phú 317ha; KCN Nam Đồng Phú 480ha; KCN Minh Hưng III là 578ha]. Đặc biệt, KCN Becamex Bình Phước [2.450ha] và KCN Minh Hưng - Sikico [655ha] là 2 KCN có quy mô lớn, đầu tư hạ tầng đồng bộ, giao thông thuận tiện. KCN Minh Hưng - Sikico được VCCI công nhận là “KCN tiêu biểu năm 2022”. Ngoài ra, KKTCK Hoa Lư với diện tích 28.000ha sẵn sàng đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.

Giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh tiếp tục ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp [DN] trong và ngoài nước đối với danh mục 80 dự án kêu gọi đầu tư với tổng số vốn hơn 2 tỷ USD. Tập trung vào các dự án: Sản xuất, chế tạo linh kiện điện tử công nghệ mới; sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ, quần áo, đồ gỗ, công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, công nghiệp hỗ trợ ngành da giầy….; Ngoài ra, còn có lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao: Chế biến nông sản [tiêu, điều, cà phê,…], sản xuất chế biến các sản phẩm từ cao su, công nghiệp hóa dầu, sản xuất vỏ lốp cao su,…

Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Phước tiếp nhà đầu tư

Giai đoạn 2018 - 2022, Bình Phước thu hút hơn 2,79 tỷ USD vốn FDI. Lũy kế tổng số dự án đầu tư thu hút [còn hiệu lực đến nay] là 375 dự án với tổng vốn đầu tư 3,498 tỷ USD. Ông có chia sẻ cụ thể hơn về những kết quả ấn tượng này?

Để đạt được kết quả trên, Đảng bộ và chính quyền tỉnh Bình Phước đang từng bước xây dựng chính quyền kiến tạo, đồng hành cùng với DN, nhà đầu tư. Tỉnh luôn coi thành công của các nhà đầu tư là thành công của địa phương. Ngoài ra, với “nền tảng 4 tốt” là: "Hạ tầng tốt, nhân lực tốt, chính sách tốt, dịch vụ công tốt", tỉnh xác định mục tiêu hướng đến là đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của các nhà đầu tư.

Theo đó, với phương châm “đồng hành cùng DN”, thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Ban Quản lý KKT thường xuyên rà soát, quản lý, tăng cường hiệu quả, chất lượng dịch vụ thủ tục hành chính [TTHC] cho DN. Hiện, tại Ban Quản lý KKT, 100% TTHC được giải quyết trực tuyến ở mức độ 4, trong đó có 44/48 TTHC được kết nối lên cổng dịch vụ công quốc gia, chiếm 91,7% [tổng số TTHC của tỉnh đã được kết nối lên cổng dịch vụ công quốc gia trên toàn tỉnh là 1.436/1784 chiếm 80,5%]. Qua đó tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, DN khi thực hiện giải quyết TTHC, đồng thời góp phần xây dựng chính quyền điện tử, hiện đại.

Sự dịch chuyển đầu tư toàn cầu đã mở ra cơ hội thu hút đầu tư cho các KCN và KKT trong cả nước. Nhằm nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, công tác xúc tiến đầu tư được Ban chú trọng ra sao?

Xúc tiến, kêu gọi đầu tư là một trong những nhiệm vụ quan trọng. Cùng với các địa phương trong cả nước, Bình Phước xác định đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư là bước đột phá quan trọng nhằm thu hút các nguồn lực, tạo đà cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới.

Theo đó, công tác xúc tiến đầu tư được Ban từng bước đổi mới, nâng cao hiệu quả cả về nội dung và phương thức thực hiện, đa dạng hóa, đa phương hóa đối tác. Chủ động tiếp cận các nhà đầu tư, thị trường lớn và ngành, lĩnh vực trọng điểm mà tỉnh đang có nhu cầu. Ngoài các đối tác truyền thống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore,… Ban còn mở rộng quy mô, tập trung vào các đối tượng là kiều bào đang làm ăn, sinh sống ở nước ngoài để mời gọi đến tìm hiểu và đầu tư vào tỉnh.

Tổ hợp nhà máy Japfa Việt Nam hiện đại bậc nhất được xây dựng tại Khu công nghiệp Minh Hưng Sikico, xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước

Thời gian tới, Ban sẽ thực hiện các giải pháp nào nhằm tăng sức hấp dẫn của các KCN và KKTCK? Thông điệp gửi gắm đến các DN, nhà đầu tư, thưa ông?

Với vai trò quản lý, tổ chức cung ứng dịch vụ công và các dịch vụ hỗ trợ, Ban Quản lý KKT Bình Phước luôn chào đón và đồng hành cùng nhà đầu tư, từ khi tìm hiểu, triển khai cho đến suốt quá trình dự án đi vào hoạt động.

Để tạo thuận lợi cho các DN, nhà đầu tư, Ban tiếp tục thực hiện có hiệu quả các giải pháp cải cách, đơn giản hóa TTHC theo tinh thần kiến tạo, phát triển, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong cung cấp các dịch vụ công, tiếp nhận hồ sơ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, chất lượng trong việc tư vấn, hướng dẫn, giải quyết các thủ tục cho nhà đầu tư.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông kết nối với Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và khu vực Tây Nguyên nhằm rút ngắn thời gian và chi phí vận chuyển hàng hóa.

Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo lợi thế trong thu hút đầu tư. Đổi mới công tác xúc tiến, thu hút làn sóng đầu tư mới có chất lượng. Xây dựng kế hoạch xúc tiến đầu tư với nhiều hình thức phong phú, đa dạng [trực tiếp, trực tuyến]; ưu tiên thu hút các nhà đầu tư thứ cấp với nguồn vốn lớn; công nghệ cao, hiện đại, tiên tiến, thân thiện với môi trường; hiệu suất đầu tư cao,...

Với phương châm “coi sự thành công của các nhà đầu tư, của các DN chính là thành công của tỉnh”, Bình Phước luôn sẵn sàng chào đón các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Chúng tôi cam kết luôn sát cánh và đồng hành cùng DN, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Có bao nhiêu khu công nghiệp ở Bình Phước?

Hiện nay, tỉnh Bình Phước đã có 12/13 KCN đi vào hoạt động, thu hút được 391 dự án thứ cấp [trong đó có 291 dự án FDI và 100 dự án trong nước], với tổng số vốn đầu tư đăng ký 3.548,2 triệu USD và khoảng 18.215 tỷ đồng, trên tổng diện tích đất thuê gần 1.430ha.

Bình Phước giàu thứ mấy Việt Nam?

Năm 2020, Bình Phước là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 43 về số dân, xếp thứ 36 về Tổng sản phẩm trên địa bàn [GRDP], xếp thứ 24 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 5 về tốc độ tăng trưởng GRDP.

Đồng Phú có bao nhiêu khu công nghiệp?

Đồng Phú hiện có 2 KCN và 4 cụm công nghiệp, với hơn 300 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động, tăng 181 công ty, doanh nghiệp so với giai đoạn 2010-2015. Phấn đấu đến năm 2025, tăng trên 400 công ty, doanh nghiệp.

Hơn quản có bao nhiêu khu công nghiệp?

BPO - Huyện Hớn Quản được tái lập và đi vào hoạt động từ ngày 1-11-2009. Từ một huyện thuần nông đến nay, Hớn Quản đã được quy hoạch 3 khu công nghiệp [KCN] với diện tích gần 863 ha. Hiện đã có 2 KCN đi vào hoạt động và thu hút nhiều nhà đầu tư đến sản xuất, kinh doanh.

Chủ Đề