Vay vốn kinh doanh tối đa được bao nhiêu năm năm 2024

Theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.

Người chấp hành xong án phạt tù được vay tối đa 100 triệu đồng để sản xuất, kinh doanh - Ảnh: Chinhphu.vn

Quyết định quy định đối tượng vay vốn gồm: Người chấp hành xong án phạt tù được cấp giấy chứng nhận chấp hành xong án phạt tù và người được đặc xá đã được cấp giấy chứng nhận đặc xá.

Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù.

Điều kiện vay vốn

Quyết định nêu rõ người chấp hành xong án phạt tù có nhu cầu vay vốn, có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội do công an cấp xã lập và được UBND cấp xã xác nhận.

Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 5 năm.

Điều kiện vay vốn đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật; sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện nêu trên và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động; có phương án vay vốn và được UBND cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận.

Quyết định nêu rõ người chấp hành xong án phạt tù và cơ sở sản xuất kinh doanh quy định ở trên phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật mới đủ điều kiện để vay vốn.

Phương thức cho vay

Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội.

Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.

Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh: Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay trực tiếp.

Mục đích sử dụng vốn vay

Đối với vay vốn để đào tạo nghề: Chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của người chấp hành xong án phạt tù trong thời gian theo học tại các trường đại học [hoặc tương đương đại học], cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam. Chi phí này bao gồm: học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập; chi phí ăn, ở, đi lại.

Đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm: Chi phí để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm gồm chi phí cho việc thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo việc làm.

Mức vốn cho vay

Quy định đối với vay vốn để đào tạo nghề: Mức vốn cho vay tối đa là 4 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.

Đối với vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù.

Với cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 2 tỉ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Quyết định nêu rõ lãi suất cho vay bằng lãi suất cho vay đối với hộ nghèo quy định theo từng thời kỳ. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.

Cụ thể, theo Nghị định, doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn từ Quỹ với mức lãi suất cho vay trực tiếp bằng 80% mức thấp nhất lãi suất cho vay thương mại [so sánh lãi suất của 04 ngân hàng thương mại có vốn Nhà nước và có tổng tài sản lớn nhất tại thời điểm xác định lãi suất cho vay của Quỹ].

Mức cho vay với mỗi dự án, phương án tối đa 80% tổng mức vốn đầu tư của từng dự án, phương án. Tổng mức cho vay của Quỹ đối với một doanh nghiệp nhỏ và vừa không quá 15% vốn điều lệ thực có của Quỹ.

Nghị định quy định rõ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo được vay vốn từ Quỹ phải đáp ứng đủ 5 điều kiện sau:

Thứ nhất, được xác định là doanh nghiệp nhỏ và vừa theo 02 tiêu chí quy định tại Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017: Tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng; Tổng doanh thu của năm trước liền kề không quá 300 tỷ đồng;

Thứ hai, chủ sở hữu doanh nghiệp phải có nguồn vốn ít nhất 20% tổng vốn đầu tư của dự án, phương án sản xuất kinh doanh;

Thứ ba, có dự án, phương án sản xuất, kinh doanh khả thi;

Thứ tư, đáp ứng quy định về bảo đảm tiền vay;

Thứ năm, đảm bảo đủ vốn để thực hiện dự án, phương án sản xuất, kinh doanh.

Trường hợp, các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp nhỏ và vừa đã được Quỹ ủy thác cho các ngân hàng thương mại cho vay trước khi Nghị định này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện theo các thoả thuận đã ký kết theo quy định tại Quyết định số 601/QĐ-TTg ngày 17/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa cho đến hết thời hạn ủy thác cho vay.

Đồng thời, Quỹ tiếp tục áp dụng chế độ kế toán theo quy định hiện hành đối với Quỹ Đầu tư phát triển địa phương đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.

Ngoài ra, theo Nghị định, Quỹ tiếp tục thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý và người lao động theo quy định tại Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13/6/2016 của Chính phủ quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Thông tư số 38/2016/TT-BLĐTBXH ngày 25/10/2016 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý lao động, tiền lương, thù lao đối với Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa đến khi có văn bản hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Vậy kinh doanh thời hạn bao lâu?

Như vậy, đối với các dự án sản xuất, kinh doanh thì thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn của dự án và khả năng trả nợ của khách hàng nhưng tối đa không quá 12 năm. Đối với dự án đầu tư thuộc nhóm A thời hạn cho vay vốn tối đa là 15 năm.

Thời hạn cho vay ngắn hạn là bao lâu?

Theo Điều 10 Thông tư 39/2016/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, vay ngắn hạn là các khoản vay tối đa 1 năm. Đây cũng là loại hình cho vay có thời hạn ngắn nhất [thời gian vay trung hạn: 1 - 5 năm, thời gian dài hạn: > 5 năm]. Các khoản vay ngắn hạn thường kéo dài dưới 12 tháng.

Bảo hiểm khoản vay có thời hạn bao lâu?

Thời hạn tối đa là 12 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc có lý do chính đáng được Công ty chấp thuận. Kể từ khi nhận Hồ sơ yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm đầy đủ và hợp lệ, Công ty có trách nhiệm xem xét giải quyết yêu cầu chi trả quyền lợi bảo hiểm trong thời gian 30 ngày.

Lãi suất cho vay ngắn hạn là bao nhiêu?

1. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài [trừ Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô] áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 4,0%/năm. 2. Quỹ tín dụng nhân dân và Tổ chức tài chính vi mô áp dụng mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng đồng Việt Nam là 5,0%/năm.

Chủ Đề