Bao nhiêu tuổi làm thẻ căn cước năm 2024

Sáng 27-11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XV, các đại biểu Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Căn cước.

Luật Căn cước gồm 7 chương, 46 điều, quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật được áp dụng đối với công dân Việt Nam; người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Về nội dung thể hiện trên thẻ căn cước công dân, Luật lược bỏ vân tay; sửa đổi thông tin số thẻ căn cước công dân, quê quán, nơi thường trú, chữ ký của người cấp thẻ tại Luật Căn cước công dân hiện hành thành số định danh cá nhân, nơi đăng ký khai sinh, nơi cư trú và dòng chữ "Nơi cấp: Bộ Công an" để phù hợp với các nội dung khác được sửa đổi, bổ sung tại dự thảo Luật.

Một trong những điểm mới của Luật là quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước [Điều 21]. Theo đó, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước nêu trên có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo.

Về thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước, Điều 26 quy định, trong thời hạn 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của Luật, cơ quan quản lý căn cước phải cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới.

Trình bày báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Căn cước, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới nêu, về tên gọi Luật Căn cước và thẻ căn cước là phù hợp với mục đích quản lý và phục vụ nhân dân. Do đó, trước một số ý kiến của đại biểu về nội dung tên gọi này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ tên gọi là Luật Căn cước và thẻ căn cước.

Trước ý kiến đề nghị nghiên cứu cấp giấy chứng nhận căn cước cho tất cả những người không quốc tịch đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu, thực tế cho thấy, ở Việt Nam có nhiều người có quốc tịch nước ngoài nhưng cố tình giấu hoặc vứt bỏ các giấy tờ chứng minh quốc tịch của mình nhằm mục đích ở lại Việt Nam bất hợp pháp.

Nếu mở rộng đối tượng được cấp giấy chứng nhận căn cước có thể sẽ có nhiều đối tượng là người không quốc tịch di cư đến Việt Nam để sinh sống, tác động phức tạp đến tình hình an ninh, trật tự ở nước ta. Do vậy, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị không mở rộng đối tượng cấp giấy chứng nhận căn cước đối với toàn bộ người không quốc tịch.

Về cấp, quản lý căn cước điện tử, trước ý kiến đề nghị báo cáo thêm về vấn đề bảo mật của thẻ căn cước gắn chip vì dễ bị xâm nhập, theo dõi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo, thẻ căn cước hiện nay được chế tạo bằng công nghệ tiên tiến, có khả năng bảo mật cao, bảo đảm chống lại việc làm giả thẻ.

Trong chip điện tử trên thẻ căn cước có công nghệ xác thực thông qua đối sánh vân tay hoặc khuôn mặt nhằm xác thực chính xác chủ thẻ. Theo đó, khi một người sử dụng thiết bị đọc thông tin lưu trữ trong chip điện tử phải được sự đồng ý của chủ thẻ thông qua phương thức xác thực vân tay, khuôn mặt để được quyền truy cập vào ứng dụng đọc, truy xuất dữ liệu, nếu không có thao tác này thì không ai có thể truy cập để lấy thông tin trong thẻ căn cước.

Bên cạnh đó, để khai thác được các thông tin trong chip điện tử phải sử dụng thiết bị chuyên dụng và các thiết bị này phải được Bộ Công an cung cấp mã bảo mật để xác thực, bảo đảm an ninh, an toàn bảo mật thông tin. Trường hợp các cơ quan nhà nước khác cung cấp thiết bị chuyên dụng để đọc thông tin trong thẻ căn cước thì các thiết bị này đều phải được cơ quan chuyên môn của Bộ Công an kiểm tra và cung cấp mã bảo mật.

Về quy định chuyển tiếp, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo chỉnh lý, bổ sung quy định về chuyển tiếp đối với căn cước công dân và chứng minh nhân dân tại khoản 3 Điều 46 như sau: “Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15-1-2024 đến trước ngày 30-6-2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30-6-2024.

Luật Căn cước 2023 có hiệu lực thi hành từ 1/7 tới nêu rõ việc thu thập thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước…

Điều 23 Luật Căn cước 2023 quy định trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người từ đủ 14 tuổi trở lên. Theo đó, người tiếp nhận kiểm tra, đối chiếu thông tin của người cần cấp thẻ căn cước từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành để xác định chính xác người cần cấp thẻ căn cước; trường hợp chưa có thông tin của người cần cấp thẻ căn cước trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì phải thực hiện thủ tục cập nhật, điều chỉnh thông tin vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 10 Luật Căn cước 2023;

Người tiếp nhận thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước; Người cần cấp thẻ căn cước kiểm tra, ký vào phiếu thu nhận thông tin căn cước; Người tiếp nhận cấp giấy hẹn trả thẻ căn cước;

Trả thẻ căn cước theo địa điểm ghi trong giấy hẹn; trường hợp người cần cấp thẻ căn cước có yêu cầu trả thẻ căn cước tại địa điểm khác thì cơ quan quản lý căn cước trả thẻ căn cước tại địa điểm theo yêu cầu và người đó phải trả phí dịch vụ chuyển phát.

Người dưới 14 tuổi hoặc người đại diện hợp pháp của người dưới 14 tuổi được đề nghị cơ quan quản lý căn cước cấp thẻ căn cước. Trình tự, thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi được thực hiện như sau:

Người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước cho người dưới 6 tuổi thông qua cổng dịch vụ công hoặc ứng dụng định danh quốc gia. Trường hợp người dưới 6 tuổi chưa đăng ký khai sinh thì người đại diện hợp pháp thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thông qua các thủ tục liên thông với đăng ký khai sinh trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại cơ quan quản lý căn cước. Cơ quan quản lý căn cước không thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học đối với người dưới 6 tuổi;

Người từ đủ 6-dưới 14 tuổi cùng người đại diện hợp pháp đến cơ quan quản lý căn cước để thu nhận thông tin nhân dạng và thông tin sinh trắc học theo quy định.

Người đại diện hợp pháp của người từ đủ 6-dưới 14 tuổi thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước thay cho người đó.

Như vậy, người từ đủ 6 tuổi trở lên mới phải thu thập mống mắt khi làm thẻ căn cước. Mặt khác, theo khoản 3 Điều 14 Luật Căn cước 2023, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi không bắt buộc phải làm thẻ căn cước nếu không có nhu cầu.

Về việc thu thập mống mắt để bổ sung cho thẻ căn cước công dân, Điều 46 Luật Căn cước 2023 nêu rõ, thẻ căn cước công dân đã được cấp trước 1/7/2024 có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

Thẻ căn cước công dân hết hạn sử dụng từ ngày 15/1/2024 đến trước 30/6/2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết 30/6/2024.

Như vậy, thẻ căn cước công dân vẫn được sử dụng bình thường nếu thời hạn trên thẻ vẫn còn mà không bắt buộc phải thu thập mống mắt để bổ sung cho thẻ này. Chỉ khi người dân có nhu cầu đổi sang thẻ căn cước thì mới bắt buộc phải thu thập mống mắt.

Theo VTV

Link: //vtv.vn/xa-hoi/tu-1-7-nguoi-bao-nhieu-tuoi-phai-thu-thap-mong-mat-khi-lam-the-can-cuoc-20240318045151247.htm

Bao nhiêu tuổi mới được làm thẻ Căn cước?

Như vậy, từ đủ 14 tuổi là người dân được làm thẻ Căn cước công dân. Đồng thời căn cứ theo Điều 5 Thông tư 59/2019/TT-BTC, khi làm Căn cước công dân lần đầu, người dân sẽ không phải nộp lệ phí cấp. Căn cứ Điều 21 Luật Căn cước công dân, thẻ Căn cước công dân chỉ có hiệu lực trong một khoảng thời gian nhất định.

14 tuổi làm Căn cước công dân ở đâu?

1. Công dân trực tiếp đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân.

Bao nhiêu năm đổi Căn cước công dân?

Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. 2. Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.

Làm Căn cước công dân gắn chíp cần những giấy tờ gì?

Người dân cần mang theo sổ hộ khẩu, CCCD mã vạch hoặc CMND 09 số và 12 số đang sử dụng đến cơ quan Công an cấp huyện, Công an cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý CCCD của Bộ công an. Từ tháng 1/2021, các tỉnh, thành triển khai cấp Căn cước công dân [CCCD] gắn chip điện tử trên toàn quốc.

Chủ Đề