Bó bột mất bao lâu

Bó bột chân có thể gây ảnh hưởng đến việc di chuyển cũng như đi lại của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh cần duy trì sự tập luyện phù hợp để tránh teo cơ, cứng khớp cũng như loãng xương sau bó bột. Tham khảo một số thông tin về việc bó bột chân có đi được không và khi nào thì có thể tháo bột để có sự chăm sóc phù hợp.

Bó bột chân có thể gây khó khăn khi đi lại và di chuyển

Bó bột chân ở bất cứ bộ phận nào cũng có thể gây khó khăn cho việc đi lại. Ngoài những cơn đau do gãy xương, bó bột có thể khiến người bệnh bị cản trở và khó chịu. Tuy nhiên, theo các khuyến cáo, người bệnh cần duy trì một số thực hành, lập kế hoạch tập luyện và kiên nhẫn trong thời gian bó bột để đảm bảo quá trình phục hồi sau khi gãy xương.

Về vấn đề bó bột chân có đi được không, các chuyên gia cho biết, người bệnh có thể di chuyển bình thường sau khi các xương đã lành lại. Trong vòng 24 giờ sau khi bị gãy xương, các tế bào tủy xương sẽ chuyển thành các tế bào đa hình thái và biến đổi thành tạo cốt bào. Sau đó, tại vị trí xương bị gãy sẽ xuất hiện hai quá trình liền xương là liền xương nguyên phát và liền xương thứ phát.

Người bệnh nên duy trì đi lại và chuyển động để tránh teo cơ cũng như cứng khớp

Các bác sĩ cũng cho biết thêm, quá trình liền xương ở mỗi bên nhân là khác nhau, tùy thuộc vào mức độ tổn thương, tuổi tác của người bệnh cũng như tình trạng sức khỏe tổng thể. Sau khi bó bột chân, người bệnh vẫn cần di chuyển các hoạt động thể chất để cơ thể luôn linh hoạt, chống teo cơ chân và nhiều vấn đề khác.

Sau khi bó bột người bệnh có thể đi lại nếu cơn đau do gãy xương cẳng chân đã được cải thiện. Ngoài ra, khi đi bộ cần có sự hỗ trợ của nạng hoặc các thiết bị khác để tránh gây tổn thương đến xương chân đang lành. Ngoài ra, nếu bị đau khi đi bộ, người bệnh nên dành thời gian để nghỉ ngơi và hồi phục phù hợp.

Đi bộ khi bó bột chân có thể giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn máu đến các khu vực bị tổn thương, giúp thúc đẩy quá trình chữa lành xương bị gãy và ngăn ngừa các chấn thương khác. Đi bộ khi bó bột cũng giúp người bệnh không bị mất khối lượng xương cũng như cơ ở chân. Ngay cả những khoảng thời gian đi bộ ngắn trong nhà khi bó bột cũng có thể giúp ngăn ngừa mất xương và giúp người bệnh linh hoạt hơn.

Đi bộ giúp tăng cường lưu thông máu và hỗ trợ hồi phục xương sau khi bó bột

Mọi chấn thương và gãy xương chân đều khác nhau. Tuy nhiên, bó bột đều nhằm mục đích cố định điểm chấn thương để các xương hợp nhất lại với nhau.

Khi đi bộ, người bệnh cần chú ý đến mức độ của cơn đau và phản ứng của cơ thể để tránh gây ảnh hưởng đến quá trình liền xương. Nếu cảm thấy đau đớn hoặc khó chịu ở chân bó bột, hãy dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp.

Bó bột nhằm giúp tình trạng gãy xương nhanh lành hơn hơn và ngăn ngừa các nguy cơ liên quan. Việc đi lại, duy trì vận động có thể giúp chân luôn linh hoạt và hạn chế tình trạng cứng khớp sau khi tháo bột.

Để đảm bảo an toàn khi đi bộ, người bệnh cần lưu ý một số nguyên tắc như:

Người bệnh nên lập kế hoạch chăm sóc bột phù hợp để hỗ trợ quá trình liền xương. Cụ thể, một số vấn đề cần lưu ý như:

Chỉ cố gắng di chuyển khi bột đã khô hoàn toàn và người bệnh không cảm thấy đau đớn
  • Chỉ cố gắng đi lại khi bó bột đã khô hoàn toàn. Tùy theo vật liệu, lớp bó bột có thể khô trong một vài giờ, tuy nhiên người bệnh có thể cần nghỉ ngơi trong 2 – 3 ngày trước khi quay trở lại đi bộ.
  • Bó bột được thực hiện để chịu được trọng lượng cơ thể và giúp người bệnh vận động bình thường. Do đó, bác sĩ có thể cân nhắc về trọng lượng của người bệnh trước khi quyết định bó bột.
  • Cố gắng tránh bụi bẩn hoặc bất cứ hạt nhỏ nào rơi vào bên trong bột. Điều này có thể gây ngứa ngáy, khó chịu hoặc thậm chí là gây nhiễm trùng da.
  • Giữa bó bột khô ráo. Trong khi tắm, hãy sử dụng một tấm nhựa hoặc một tấm chắn chống thấm nước để bảo vệ bột. Nước vào độ ẩm có thể gây ảnh hưởng đến bột, kích ứng da, gây ngứa và nhiều rủi ro khác.
  • Nâng chân lên cao khi ngủ hoặc nghỉ ngơi để tránh gây sưng và đau đơn bên trong bột.

Sử dụng nạng hoặc các thiết bị hỗ trợ khác khi đi bộ có thể giúp giảm áp lực lên chân bị tổn thương và tránh gây ảnh hưởng đến bột. Tuy nhiên việc tập luyện với nạng có thể gây khó chịu, tốn nhiều sức lực và cần thời gian để thích nghi. Điều quan trọng là người bệnh không được nản lòng và kiên trì tập luyện.

Để việc di chuyển với nạng dễ dàng hơn, người bệnh có thể lưu ý:

  • Thêm đệm vào đầu nạng để tránh gây đau nhức cánh tay.
  • Đi giày chống trượt khi sử dụng nạng, kể cả di chuyển trong nhà.
  • Sử dụng nạng có độ cao phù hợp để tránh gây áp lực lên chân, cổ tay và cánh tay. Cân nhắc điều chỉnh chiều cao của nạng khi thay đổi giày, dép hoặc đi chân trong nhà.

Thường xuyên vệ sinh nạng bằng nước lau kháng khuẩn để tránh gây ngứa ngáy, khó chịu khi sử dụng.

Theo các bác sĩ, việc bó bột chân khi nào tháo phụ thuộc vào nhiều vấn đề khác nhau, chẳng hạn như:

Sau khi tháo bột, người bệnh có thể tập đi lại khi cảm thấy thoải mái và không đau đớn
  • Nếu xương chân bị gãy, hở nhiều thì quá trình điều trị có thể lâu và kéo dài hơn.
  • Trong trường hợp gãy xương kín, gãy xương do căng thẳng, thời gian bó bột thường ngắn hơn.

Thông thường quá trình bó bột sau khi gãy chân kéo dài khoảng 3 – 4 tuần, tùy thuộc vào cơ địa của người bệnh. Sau 3 – 4 tuần, bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang vị trí gãy xương để đánh giá quá trình hồi phục và lên kế hoạch tháo bột. Sau khi tháo bột, vị trí gãy xương có thể cần hơn một năm hoặc nhiều năm để chữa lạnh. Sau khi tháo bột, người bệnh cần theo dõi sức khỏe định kỳ để tránh các rủi ro cũng như có kế hoạch xử lý phù hợp.

Sau khi tháo bột, người bệnh thường cảm thấy nhẹ nhõm ở chân, tuy nhiên điều này nhanh chóng được thay thế bằng cảm giác không thoải mái khi đi lại. Người bệnh có thể cảm thấy đau đớn, cứng khớp, sưng hoặc bất động khớp trong vài ngày sau khi tháo bột. Ngoài ra, da có thể bị đóng vảy, gây khó chịu, ngứa ngáy.

Các cơ ở xung quanh khu vực bó bột cũng có thể bị teo, mất kích thước và sử dụng. Bởi vì chân không được cử động cũng như sử dụng trong suốt một thời gian dài, điều này cũng dẫn đến yếu cớ và đau đớn khi đi lại.

Sau khi tháo bột, người bệnh có thể bắt đầu đi lại bình thường ngay khi cảm thấy thoải mái và nếu bác sĩ cho phép. Thông thường chỉ cần 1 – 2 ngày để cơ thể làm quen và di chuyển bình thường. Nếu gặp khó khăn hoặc đau đớn, người bệnh có thể sử dụng nạng, gậy hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Khi đi bộ, đảm bảo bàn chân luôn hướng về phía trước càng nhiều càng tốt, bởi vì điều này có thể tăng cường cơ bắp chân và giúp chân linh hoạt hơn.

Sau khi tháo bột chân, người bệnh cần hoạt động thể chất và tập thể dục phù hợp để giúp cơ thể linh hoạt trở lại. Một số một thể dục phù hợp bao gồm:

  • Bài tập Cardio: Các bài tập có thể tăng cường nhịp tim bao gồm đạp xe đạp, đi bộ ngắn hoặc bơi lội.
  • Kéo giãn các cơ: Để cải thiện sự linh hoạt ở chân sau khi bó bột, người bệnh có thể thường xuyên duỗi thẳng chân, xoay chân hoặc căng chân để kéo giãn gân kheo và giúp chân linh hoạt hơn.

Sau khi tháo bột chân, người thường xuyên đi bộ và tập luyện thể chất để cải thiện tình trạng cứng cơ cũng như yếu xương. Ngoài ra, xương vẫn đang trong quá trình lành lại, do đó hãy thực hiện các bài tập nhẹ nhàng để tránh các rủi ro liên quan. Nếu chân bị đau hoặc khó chịu, hãy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn phù hợp.

Tham khảo thêm:

Vậy bó bột được thực hiện như thế nào và làm sao chăm sóc vị trí bó bột hiệu quả? Mời bạn cùng tìm hiểu trong bài viết sau.

Tìm hiểu chung

Bó bột là gì?

Sau khi xương bị gãy, vị trí xương này cần được nghỉ ngơi và hỗ trợ đúng cách để lành lại. Bác sĩ chỉnh hình thường dùng phương pháp bó bột để bảo vệ vị trí xương bị tổn thương. Đây là phương pháp nhằm bất động xương gãy, giữ cho xương tránh di chuyển, thúc đẩy quá trình liền xương và hồi phục phần mềm, ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt cơ bắp, hạn chế tổn thương thêm. Một số bác sĩ có thể kết hợp bó bột và nẹp nếu người bệnh gặp chấn thương hoặc có phẫu thuật về cả xương và gân, khớp.

Bó bột có nhiều kiểu, hình dạng và kích cỡ nhưng 2 loại vật liệu phổ biến nhất được sử dụng là thạch cao [màu trắng] và sợi thủy tinh [có nhiều màu sắc, hoa văn và kiểu dáng]. Bên trong có lót bông và các vật liệu tổng hợp khác nhằm tạo độ mềm mại, hỗ trợ làm lớp đệm xung quanh các khu vực xương như cổ tay hoặc khuỷu tay. Dưới lớp bột bằng sợi thủy tinh thường có lớp lót chống thấm đặc biệt phòng trường hợp bị ướt.

Tuy có thể khiến người bệnh không thoải mái và thậm chí có phần cồng kềnh, bó bột lại là phương pháp đơn giản và hiệu quả trong điều trị gãy xương.

Khi nào bạn cần thực hiện bó bột?

Hầu hết các trường hợp gãy, rạn nứt xương nhẹ và không phải vị trí nguy hiểm thì đều có thể thực hiện bó bột. Bên cạnh đó, kỹ thuật này cũng áp dụng để cố định xương cho người sau phẫu thuật chỉnh hình. Đối với trường hợp chấn thương, bác sĩ có thể dùng nẹp để giảm sưng trước khi bó bột.

Trong quá trình sử dụng có thể cần phải thay bột mới vì vùng bị thương sẽ giảm sưng, khiến vị trí bó bột không còn vừa vặn. Trong trường hợp đó có thể dùng nẹp thay thế bó bột để giúp người bệnh thoải mái, linh hoạt hơn.

Quy trình thực hiện

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Trước khi thực hiện

Người bệnh sẽ được thăm khám kỹ trước khi bó bột nhằm hạn chế tối đa các biến chứng. Trong đó, người bệnh được đo mạch, huyết áp, kiểm tra dấu hiệu mất máu, kiểm tra tri giác [dựa trên thang điểm Glasgow], nhịp thở.

Ngoài ra, người bệnh cũng sẽ được kiểm tra:

  • Các rối loạn cơ tròn [khi gãy cột sống] để phòng tổn thương tủy
  • Các tổn thương phối hợp
  • Các tổn thương ở các tạng khác: sọ não [tri giác], ngực [khó thở, rối loạn nhịp thở], bụng [đau bụng, chướng bụng, bí trung đại tiện…], tiết niệu [tiểu ra máu, tiểu tiện không tự chủ được…]
  • Tổn thương ở các chi khác

Trong khi thực hiện

Trước khi mang bột, vùng tổn thương sẽ được băng thun vớ stockinette [tất lót bó bột]. Sau đó, một lớp đệm làm bằng bông hoặc một chất liệu mềm khác được quấn quanh để tăng cường bảo vệ da và tạo độ đàn hồi, hỗ trợ quá trình hồi phục.

Video liên quan

Chủ Đề