Bỏ học và thôi học khác nhau như thế nào năm 2024

Căn cứ theo khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT thì Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

- Được điều động vào lực lượng vũ trang;

- Được cơ quan có thẩm quyền điều động, đại diện quốc gia tham dự các kỳ thi, giải đấu quốc tế;

- Bị ốm, thai sản hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài có chứng nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế;

- Vì lý do cá nhân khác nhưng đã phải học tối thiểu 01 học kỳ ở cơ sở đào tạo và không thuộc các trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật.

Trên đây là 04 trường hợp quy định khi sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học.

Mẫu đơn xin nghỉ học tạm thời mới nhất 2023: Tại Đây

Bỏ học và thôi học khác nhau như thế nào năm 2024

Sinh viên đại học được xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Sinh viên đại học tự thôi học thì có được xin tiếp tục học lại hay không?

Tại khoản 3 Điều 15 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:

Nghỉ học tạm thời, thôi học
...
3. Sinh viên xin thôi học vì lý do cá nhân, trừ trường hợp bị xem xét buộc thôi học hoặc xem xét kỷ luật. Những sinh viên này muốn quay trở lại học phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.
4. Quy chế của cơ sở đào tạo quy định cụ thể về điều kiện, thẩm quyền, thủ tục xét nghỉ học tạm thời, tiếp nhận trở lại học và cho thôi học; việc bảo lưu và công nhận kết quả học tập đã tích lũy đối với sinh viên xin thôi học.

Theo đó đối với sinh viên đại học tự thôi học khi muốn học lại phải dự tuyển đầu vào như những thí sinh khác.

Điều kiện để công nhận tốt nghiệp cho sinh viên đại học hiện nay như thế nào?

Về điều kiện công nhận tốt nghiệp được quy định tại Điều 14 Quy chế đào tạo trình độ đại học ban hành kèm theo Thông tư 08/2021/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

Sinh viên bị buộc thôi học nếu điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học; dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học (theo niên chế) và số lần cảnh báo học tập vượt quá giới hạn (theo tín chỉ).

Bộ GD-ĐT vừa ban hành quy chế đào tạo trình độ đại học. Quy chế này quy định một số nội dung trong việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên.

Đối với phương thức đào tạo theo tín chỉ, cuối mỗi học kỳ chính, sinh viên được cảnh báo học tập nếu tổng số tín chỉ không đạt trong học kỳ vượt quá 50% khối lượng đã đăng ký hoặc tổng số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa học vượt quá 24.

Ngoài ra, sinh viên cũng được cảnh báo nếu điểm trung bình học kỳ đạt dưới 0,8 đối với học kỳ đầu của khóa học; dưới 1,0 đối với các học kỳ tiếp theo hoặc điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 đối với sinh viên trình độ năm thứ nhất, dưới 1,4 đối với sinh viên trình độ năm thứ hai, dưới 1,6 đối với sinh viên trình độ năm thứ ba hoặc dưới 1,8 đối với sinh viên các năm tiếp theo.

Sinh viên bị buộc thôi học nếu số lần cảnh báo học tập vượt quá giới hạn theo quy định của cơ sở đào tạo hoặc thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định.

Đối với phương thức đào tạo theo niên chế, cuối mỗi năm học, sinh viên được đánh giá đạt tiến độ học tập bình thường và được học tiếp lên năm học sau nếu điểm trung bình năm học đạt từ 1,0 trở lên đối với năm học thứ nhất, từ 1,2 trở lên đối với năm thứ hai và từ 1,4 đối với năm thứ ba trở đi và số tín chỉ nợ đọng từ đầu khóa không vượt quá 16.

Sinh viên bị buộc thôi học trong trường hợp: Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8; Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi; Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định.

Thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khoá học được quy định trong quy chế của cơ sở đào tạo, nhưng không vượt quá 2 lần thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá đối với mỗi hình thức đào tạo.

Đối với sinh viên học liên thông đã được miễn trừ khối lượng tín chỉ tích lũy, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành khóa học được xác định trên cơ sở thời gian theo kế hoạch học tập chuẩn toàn khoá giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ.

Thúy Nga

Mỗi năm có hàng nghìn sinh viên ở các trường đại học bị buộc thôi học hoặc tự ý nghỉ học… Có trường 100 sinh viên vào đầu khóa thì chỉ khoảng 75 - 80 sinh viên ra trường, số còn lại bị “rơi rụng” qua các năm.

Trong thông báo đóng học phí năm học 2022-2023, Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch yêu cầu sinh viên nộp theo đúng thời gian quy định.

Quá thời hạn, những sinh viên chưa đóng học phí năm học 2022-2023 và những năm học trước mà không có lý do chính đáng sẽ bị khóa tài khoản sinh viên, khóa tài khoản Microsoft Teams, không được ghi nhận kết quả đăng ký các môn học, học phần, cấm thi các môn, không được cấp giấy chứng nhận, mọi khiếu nại không được giải quyết…

Bỏ học và thôi học khác nhau như thế nào năm 2024

Các trường ĐH có những quy định khác nhau với sinh viên nợ học phí

HÀ ÁNH

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng quy định sinh viên có ít nhất 15 ngày để nộp học phí kể từ ngày hoàn tất đăng ký môn học. Nếu quá thời gian mà sinh viên chưa nộp học phí thì sẽ bị tạm khóa thời khóa biểu. Trước khi bắt đầu học kỳ mới 1 ngày, nếu sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ học phí thì sẽ được hiểu là có mong muốn tạm dừng học ở học kỳ và chuyển sang tình trạng "bảo lưu" (thời gian tạm dừng được tính vào khung thời gian học chính khóa).

Còn Trường ĐH Võ Trường Toản đưa ra quy định cụ thể về nghĩa vụ nộp học phí và hình thức xử lý đối với người học nộp học phí không đúng thời hạn. Cụ thể, người học không nộp học phí đúng thời hạn sẽ không được mở quyền đăng ký học phần và bị cấm thi toàn bộ các học phần của học kỳ tương ứng.

Trường ĐH Võ Trường Toản sẽ gửi thông báo về tình trạng nợ học phí cho gia đình và sinh viên sẽ bị trừ điểm rèn luyện trong học kỳ tương ứng. Nếu không nộp học phí từ 2 học kỳ trở lên thì người học không nhận được thông báo đóng học phí từ học kỳ thứ 3 trở về sau. Sinh viên còn nợ học phí muốn xin thôi học phải đóng đầy đủ tiền học phí còn nợ. "Việc chậm, nợ học phí là một trong các tiêu chí được kết hợp với các quy định khác trong việc xét thi đua, khen thưởng, học bổng và xử lý học vụ", quy định trường này nêu rõ.

Tương tự, sinh viên của Trường ĐH Công nghệ (ĐH Quốc gia Hà Nội) nộp học phí muộn trong vòng 5 ngày kể từ ngày hết hạn theo thông báo sẽ bị trừ điểm rèn luyện trong học kỳ tương ứng. Kể từ ngày thứ 6 trở đi đến trước ngày thi học kỳ 1 tuần, sinh viên nộp học phí muộn sẽ bị hạ một bậc điểm rèn luyện trong học kỳ tương ứng. Trước thời điểm thi học kỳ/báo cáo tiến độ một tuần, người học chưa nộp học phí, sẽ bị cấm thi tất cả các môn học phần/cấm báo cáo tiến độ, theo quy định chế tài của trường này. Ngoài ra, người nợ học phí không được đăng ký môn học trong học kỳ tiếp theo. Người học không nộp học phí từ 2 học kỳ trở lên sẽ bị xem xét buộc thôi học…

Quy chế Công tác sinh viên đối với chương trình đào tạo ĐH hệ chính quy đã quy định rõ về nghĩa vụ nộp học phí. Theo đó, người học cố tình chậm nộp hoặc không nộp học phí, bảo hiểm y tế theo quy định của nhà trường mà không có lý do chính đáng, thì tùy theo mức độ xử lý từ nhắc nhở, khiển trách đến buộc thôi học.

Sinh viên nào được gia hạn học phí?

Tuy nhiên, các trường ĐH luôn có những hình thức gia hạn nộp học phí hoặc hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

Thạc sĩ Nguyễn Thị Xuân Dung, Giám đốc Trung tâm Truyền thông Trường ĐH Công nghệ TP.HCM, cho biết vào trước mỗi học kỳ, trường thông báo đến sinh viên về thời gian, cách thức đăng ký học phần và đóng học phí để sinh viên nắm được thời hạn. Khi đến gần thời điểm đóng học phí, trường tiếp tục ra thông báo cho sinh viên, với thông tin cụ thể về thời hạn, cách thức đóng, cách làm đơn xin gia hạn học phí nếu gặp khó khăn.

“Những sinh viên đặc biệt khó khăn chưa thể đóng học phí có thể nộp đơn xin gia hạn đóng học phí (nộp đơn gia hạn trong thời hạn đóng học phí). Trường hợp sinh viên không nộp hoặc không nộp đơn xin gia hạn đóng học phí theo thời gian quy định thì sẽ không có tên trong danh sách lớp”, thạc sĩ Dung cho hay.

Tương tự, thạc sĩ Hoàng Thị Thoa, Phó giám đốc Trung tâm tuyển sinh và truyền thông Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho hay trường cho sinh viên gia hạn đóng học phí. Sinh viên khó khăn có thể làm hồ sơ miễn giảm để được xét hỗ trợ miễn giảm học phí trong gói hỗ trợ sinh viên của trường lên tới 37 tỉ đồng/năm.

Trường ĐH Kinh tế-luật (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng có hình thức tạo điều kiện cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. Theo đó, sinh viên có thể gia hạn học phí nếu có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc vướng mắc đột xuất, không thể nộp học phí đúng hạn. Học phí được gia hạn là học phí học kỳ chính, dành cho đối tượng sinh viên hệ ĐH chính quy tập trung. Sinh viên năm 4 nếu gia hạn học phí học kỳ cuối thì phải hoàn thành học phí mới được nhận bằng tốt nghiệp. Sau thời hạn được phép gia hạn nộp học phí, sinh viên chưa hoàn thành nghĩa vụ đóng học phí sẽ bị xử lý học vụ theo quy định.

Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng cũng có hướng dẫn sinh viên làm phiếu đề nghị gia hạn thời gian đóng học phí kèm theo minh chứng để được mở lại thời khóa biểu. Sinh viên được phép làm hồ sơ gia hạn thời gian đóng học phí tối đa 2 lần, mỗi lần không quá 7 ngày nhưng không vượt quá ngày bắt đầu học kỳ mới. Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng cho biết trường hợp sinh viên khó khăn đặc biệt thì có thể nộp đơn xin miễn, giảm, đóng học phí theo từng kỳ để được xem xét...

Thực tế, mỗi năm các trường ĐH đều công bố danh sách hàng ngàn sinh viên bị xử lý học vụ, trong đó có diện bị buộc thôi học, cảnh báo học vụ và đình chỉ học tập. Trong đó, nhiều sinh viên đã tự ý bỏ học, nợ học phí, theo đại diện các trường.

Khi nào thì bị buộc thôi học đại học?

Sinh viên bị buộc thôi học trong các trường hợp sau: a) Điểm trung bình năm học đạt dưới 0,8; b) Điểm trung bình tích lũy đạt dưới 1,2 sau 2 năm học, dưới 1,4 sau 3 năm học và dưới 1,6 từ sau 4 năm học trở đi; c) Thời gian học tập vượt quá giới hạn theo quy định tại khoản 5 Điều 2 của Quy chế này.

Rớt môn bao nhiêu lần thì bị đuổi học?

Theo đó, sinh viên sẽ bị cảnh báo học tập lần 1 nếu nợ quá 24 tín chỉ. Nếu học kì sau (học kỳ tiếp theo) sinh viên vẫn nợ quá 24 tín chỉ thì sẽ bị cảnh báo học tập lần 2. Nếu sinh viên bị cảnh báo học tập lần thứ 3 (ngay sau lần thứ 2) thì sẽ bị buộc thôi học.

Sinh viên UTE sẽ bị buộc thôi học khi nào?

Xét buộc thôi học sẽ tiến hành vào cuối học kỳ 3, tính dựa trên ĐTB năm học.

Bị buộc thôi học có ảnh hưởng gì không?

Sinh viên bị buộc thôi học do kỷ luật hoặc do không còn đủ thời gian học thì không được phép chuyển xuống học bậc cao đẳng và cũng không được chuyển sang hệ vừa làm vừa học. Trường Đại học Bách Khoa có quyền từ chối nhận sinh viên học ở hệ vừa làm vừa học.