Bộ phận nào của máy tính để bàn có chức năng đưa tín hiệu ra

Như các bạn đã biết, máy tính để bàn [PC] đã trở thành một trong những thiết bị công nghệ rất phổ biến và quen thuộc đối với nhiều người hiện nay. Nhưng có bao giờ bạn tò mò rằng, cấu tạo của máy tính để bàn và các bộ phận của máy tính Hãy cùng Acup.vn tìm lời giải đáp cho câu hỏi này qua bài viết dưới đây nhé!


Các bộ phận của máy tính để bàn

Tóm tắt các bộ phận chính của máy tính để bàn: Thùng máy CPU, màn hình, bàn phím, chuột máy tính. Trên thùng máy tính gồm: Mainboard, ram, ổ cứng, card màn hình, CPU, cổng giao tiếp, bộ phận tản nhiệt,... Sau đây là chi tiết những bộ phận của máy tính

1. Thùng máy CPU [Thùng máy tính để bàn]

Nhắc đến các bộ phận của máy tính để bàn thì đầu tiên phải nói tới thùng máy CPU thường được thiết kế khá lớn, trên các loại thùng máy được trang bị các lỗ thông hơi để tản nhiệt và các vị trí để gắn dây cáp, đôi khi còn được trang bị thêm bộ đèn phát sáng theo nhu cầu của người sử dụng.

Kích thước của chúng to hay nhỏ đều sẽ phụ thuộc phần lớn vào các bộ phận và cấu hình được lắp đặt bên trong thùng máy. Tuy nhiên điều này không có nghĩa là thùng máy càng lớn thì máy tính sẽ mạnh hơn, mà quan trọng là loại bo mạch chủ nằm bên trong là gì.

Các bộ phận trên và trong thùng CPU gồm: Bộ vi xử lý, Card màn hình, Ram, Ổ cứng, cổng giao tiếp, quạt tản nhiệt và các bộ phận nhỏ khác.

Lưu ý: Có một số máy tính thì thùng máy CPU được tích hợp ngay phía sau màn hình như tivi. Có một số máy tính để bàn thùng CPU siêu nhỏ chỉ bằng hộp khăn giấy để bàn.


Thùng máy CPU  cỡ lớn của máy tính để bàn

1.1 Bộ vi xử lý CPU [Central Processing Unit] 

CPU [viết tắt là Central Processing Unit] là nơi có chứa các bộ vi xử lý. Đây có lẽ là một trong những bộ phận quan trọng nhất của PC, quyết định đến sự “sống còn” và hiệu suất của cả phần cứng và phần mềm trên máy tính. Trong đó, hai hãng sản xuất CPU nổi tiếng được sử dụng phổ biến nhất hiện nay đó là Intel và AMD, với kiểu kiến trúc CPU quen thuộc là 32 bit và 64 bit. Đây là bộ phận cơ bản của máy tính thể hiện sức mạnh và là trung tâm xử lý mọi dữ liệu của máy tính.


Bộ vi xử lý của máy tính để bàn 

1.2 Bộ nhớ RAM 

Ram là viết tắt của cụm từ Random Access Memory tức là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Chúng thường được dùng với vai trò là lưu trữ tạm thời các dữ liệu và thông tin mà các phần mềm, chương trình trên máy tính đang sử dụng.

Những dữ liệu được lưu trên RAM sẽ chỉ được lưu trữ tạm thời, khi máy tính được tắt nguồn là các dữ liệu này cũng sẽ bị mất đi.

Loại Ram thường được dùng trên laptop là loại RAM DDR2, DDR3 hoặc DDR4. Xem ngay cách phân biệt các loại ram laptop

Hầu như các loại ram này khi sử dụng trên máy tính sẽ đều hoạt động theo nguyên tắc kiến trúc kênh đôi để phân chia các dữ liệu được xử lý và làm tăng băng thông dữ liệu.


Bộ nhớ RAM 

1.3 Mainboard [Bo mạch chủ] 

Mainboard nằm bên trong PC thường được gọi với tên Tiếng Việt là bo mạch chủ. Tất cả các bộ phận bên trong và bên ngoài máy tính, thì đều cần kết nối thông qua bo mạch chủ này.

Ngoài ra, còn có một số bộ phận quan trọng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ, bao gồm chất bán dẫn oxit kim loại [CMOS] để lưu trữ một số thông tin chẳng hạn như đồng hồ của hệ thống khi máy tính bị tắt nguồn. Bo mạch chủ có các kích cỡ và tiêu chuẩn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là loại [ATX] và [MicroATX]. Hiện nay, bo mạch chủ còn có thể tháo rời và được thiết kế linh hoạt để gắn vào các thiết bị bên ngoài trong trường hợp cần thiết.


Mainboard của máy tình để bàn 

1.4 Ổ cứng [HDD và SSD] 

Ổ cứng là thiết bị lưu trữ dữ liệu, phần mềm và hệ điều hành của PC, bao gồm các loại ổ đĩa quang thường được sử dụng để đọc và ghi dữ liệu trên CD, DVD và Blu-ray.

Khi ổ đĩa kết nối với bo mạch chủ sẽ được dựa trên kiểu công nghệ kết nối điều khiển mà nó được trang bị, bao gồm kết nối tiêu chuẩn IDE và tiêu chuẩn SATA.


Ổ cứng của máy tính

>>>Cách kiểm tra sức khỏe ổ cứng thần tốc

1.5 VGA [Card đồ họa hoặc Card màn hình] 

Trong khi các loại máy tính để bàn thường có sẵn card đồ họa trên bo mạch chủ của mình, thì một số mẫu máy tính khác lại cần nạp card đồ họa từ bên ngoài vào theo khe cắm mở rộng.

Với cả hai hình thức trên, PC đều sẽ xử lý các hình ảnh và video lên màn hình bằng các dữ liệu đồ họa phức tạp, nhờ vào hoạt động của CPU. Hơn nữa, một bo mạch chủ sẽ được kết nối với card đồ họa thẻ dựa trên một giao diện tiêu chuẩn, chẳng hạn như tiêu chuẩn AGP và tiêu chuẩn PCI.


Card đồ họa của máy tính 

1.6 Quạt tản nhiệt

Máy tính khi càng hoạt động lâu và xử lý nhiều dữ liệu thì sẽ càng tỏa nhiệt nhiều. CPU và các bộ phận khác trong máy tính không thể làm giảm tải lượng nhiệt tỏa ra. Do đó, nếu PC không được làm mát đúng cách, sẽ làm CPU bị nóng quá mức, gây nguy cơ làm hư hỏng các bộ phận của máy tính.

Do đó, việc trang bị quạt tản nhiệt là cách làm phổ biến nhất để làm mát PC. Ngoài ra, CPU còn được bao phủ bởi một khối kim loại được gọi là bộ tản nhiệt, giúp thu nhiệt từ CPU. Đối với các game thủ và những người dùng máy tính chuyên nghiệp, đôi khi họ còn dùng đến các giải pháp tản nhiệt đắt tiền hơn, chẳng hạn như trang bị hệ thống làm mát bằng nước để đáp ứng nhu cầu làm mát mạnh hơn.


Quạt tản nhiệt của PC

1.7 Bộ nguồn máy tính [PSU]

Đây là bộ phận quan trọng bởi lẽ mọi bộ phận trong PC đều sẽ phụ thuộc vào nguồn điện. Bộ nguồn máy tính này sẽ có vai trò kết nối với nguồn điện để cung cấp năng lượng cho máy tính. Trên một số loại máy tính để bàn, thì bộ nguồn này thường được gắn bên trong thùng máy có kết nối cáp nguồn ở bên ngoài với một số dây cáp kèm theo bên trong. Các dây cáp này sẽ kết nối trực tiếp với bo mạch chủ và các bộ phận khác như ổ đĩa và quạt tản nhiệt.

1.8 Các cổng kết nối 

Cổng kết nối là nơi giao tiếp giữa các thiết bị ngoại vị và máy tính. Thậm chí còn có nhiều cổng được gắn trực tiếp vào bo mạch chủ. Các loại cổng kết nối phổ biến thường được sử dụng trên PC như: Cổng USB, cổng mạng Ethernet và FireWire, cổng kết nối video như VGA, DVI, RCA, HDMI, và ổ cắm tai nghe và phát âm thanh ra loa.

2. Màn hình [Monitor]

Monitor là thiết bị hiển thị hình ảnh và nội dung, gắn liền với máy tính cũng là cổng giao tiếp giữa con người với máy tính. Màn hình máy tính là một bộ phận tách rời đối với các máy tính để bàn. Các loại màn hình máy tính phổ biến hiện nay là loại tinh thể lỏng [LCD]. Bên cạnh đó, thị trường đã có thêm loại màn hình máy tính cảm ứng [tương tự màn hình máy tính bảng] và màn hình dùng công nghệ OLED với cấu tạo mỏng, tiết kiệm năng lượng hơn, và giá cũng đắt hơn so với màn hình LCD.


Màn hình của máy tính để bàn 

3. Khe cắm mở rộng 

Thường thì trên bo mạch chủ sẽ trang bị thêm các khe cắm mở rộng. Các bộ phận có thể tháo rời và được thiết kế để phù hợp với các khe cắm mở rộng sẽ được gọi là card. Khi sử dụng các khe cắm mở rộng, bạn có thể thêm các card đồ họa, card mạng, cổng máy in hoặc đầu thu TV. Tuy nhiên, loại card đó phải phù hợp với loại khe cắm mở rộng đang sử dụng, cho dù đó là loại ISA / EISA cũ hay các loại PCI , PCI-X hoặc PCI Express đang phổ biến hiện nay.

4. Các bộ phận ngoại vi

Các bộ phận ngoại vi này bao gồm các thiết bị cơ bản đều được trang bị trên máy tính để bàn đó là: bàn phím, chuột, máy in, loa, tai nghe, micro, webcam và ổ đĩa USB. Hầu hết bất cứ các thiết bị điện tử này được cắm vào cổng kết nối trên PC.


Bàn phím và chuột máy tính 

Vậy là các bạn đã biết tất cả các bộ phận cấu tạo các bộ phận của máy tính để ba cũng như chức năng và cách thức để nó hoạt động. Mong rằng bài viết này sẽ có những thông tin hữu ích với các bạn! 

Cảm ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết, kính chúc các bạn sẽ có sự lựa chọn hài lòng nhất.

Acup.vn – Địa chỉ laptop uy tín hơn 10 năm kinh doanh

Bạn đang chưa hiểu rõ về một chiếc máy tính để bàn, bạn không biết một chiếc máy tính để bàn gồm những bộ phận chính nào và chức năng của từng bộ phận chính ra sao? Bài viết này sẽ cho bạn cách nhìn tổng quan về máy tính để bàn thông qua các bộ phận chính và chức năng của nó.

Máy tính để bàn gồm những bộ phận chính nào?

Cấu tạo của một chiếc máy tính để bàn tương đối đơn giản nhưng nó lại thực hiện cả một quy trình phức tạp mà bạn không thể tưởng tượng được. Vậy những bộ phận chính là:

Bo mạch chủ [mainboard]

Là một bảng mạch bạn dễ dàng nhìn thấy khi mở lắp ra, bộ phận này được coi là nền tảng, quyết định sự ổn định của toàn hệ thống máy tính. Nó là cầu nối kết nối các linh kiện khác, tuy nhiên khi tất cả linh kiện khi muốn kết nối với bo mạch chủ đều phải có tính tương thích và đươc bo mạch chủ hỗ trợ.

>> xem thêm:
Máy tính để bàn có bắt được wifi không? Và cách kết nối wifi cho máy case

Những bo mạch chủ hiện nay đã được tích hợp sẵn các thiết bị xử lý hình ảnh, âm thanh, mạng và có thể là card màn hình.

CPU [bộ vi xử lý]

CPU được coi là não của máy tính, nó có nhiệm vụ xử lý tất cả các dữ liệu, các chương trình có trên máy tính, sức mạnh của máy tính được đánh giá qua bộ phận này. Tất nhiên, CPU khi được lựa chọn phải có tính tương thích với bo mạch chủ, nếu không dù nó khỏe đến đâu thì cũng không có tác dụng.

Hiện nay, nhà sản xuất đưa ra 2 dòng sản phẩm chính nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của 2 nhóm là cho người sử dụng thông thường và cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng cao như làm server.

RAM

RAM máy tính hiện nay cũng rất được để ý và nâng cấp, RAM là một bộ nhớ tạm để chờ được xử lý. Một chiếc máy tính có thể xử lý nhiều chương trình cùng một lúc là nhờ vào RAM.

Hiện nay, ở mức nhu cầu bình thường thì bạn có thể lựa chọn RAM 4GB, tối thiểu là 2 GB. Các bo mạch chủ hiện nay thường là dual RAM, có bo mạch chủ hỗ trợ tới 4 khe RAM.

Card đồ họa [Card màn hình]

Hiện nay, card đồ họa có 2 loại chính: loại rời gắn vào khe cắm PCI EX và tích hợp với mainboard.

Thường thì các VGA được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ thường là đáp ứng cho nhu cầu của các đối tượng văn phòng, ít sử dụng đến đồ họa. Còn các đối tượng sử dụng các phần mềm đồ họa hay các chương trình đòi hỏi phải có khả năng xử lý đồ họa cao thì bạn nên sử dụng card rời.

Khi bạn muốn nâng cấp card rời cho máy tính của bạn thì cũng cần phải lựa chọn những loại được bo mạch chủ tương thích và hỗ trợ nhé.

Ổ cứng [HDD và SSD]

Ổ cứng bạn hiểu nôm na như là một nơi lưu trữ của tất cả các dữ liệu có trên máy tính. Hiện nay, dung lượng ổ cứng rất đa dạng và có dung lượng rất lớn, ở mức bình thường là từ 240GB tới 1TB.

Dữ liệu hệ thống thông thường chiếm từ 50-100GB, còn lại là tùy vào dữ liệu mà bạn có để lựa chọn dung lượng ổ cứng phù hợp cho bạn.

Một chiếc máy có thể sử dụng cả SSD và HDD, SSD để cải thiện tốc độ xử lý và HDD để giúp lưu trữ dữ liệu.

Bộ nguồn

Bộ nguồn là thiết bị cung cấp năng lượng cho máy tính, bộ nguồn cần phải có các chân cắm tương thích với bo mạch và có công suất cao để đáp năng lượng cho các thiết bị trong máy tính . Một bộ nguồn tốt sẽ cung cáp đầy đủ năng lượng giúp cho các thiết bị máy tính hoạt động ổn định và bền bỉ hơn.

Màn hình

Màn hình đơn giản là để hiển thị tất cả các chương trình mà bạn đang sử dụng thôi, chất lượng như nào là tùy thuộc vào túi tiền của bạn, một chiếc màn hình ở mức trung bình hiện nay đang sử dụng có độ rộng 19inch.

Thiết bị ngoại vi

Chuột và bàn phím để chúng ta nhập dữ liệu và điều khiển máy tính, hiện nay chuột và bàn phím được sử dụng cổng USB là nhiều và công nghệ mới nhất hiện nay chuột và bàn phím sử dụng không dây luôn [Wiless].

Trên là các bộ phận chính kèm theo chức năng của từng bộ phận của một chiếc máy tính để bàn, hy vọng rằng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một chiếc máy tính có những bộ phận nào và chức năng của từng bộ phận.

>> xem thêm:
Những lỗi thường gặp của máy tính để bàn và cách khắc phục

Video liên quan

Chủ Đề