Bộ VHTTDL đề nghị hỗ trợ nghệ sĩ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 mỗi người 5 4 triệu đồng

[MNewsvn.com] Bộ VH-TT-DL đề xuất hỗ trợ nghệ sĩ và hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mỗi người 5,4 triệu đồng.

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch [VH-TT-DL] vừa có văn bản gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội [LĐ-TB-XH] đề xuất một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động, đội ngũ nghệ sĩ hoạt động nghệ thuật biểu diễn gặp khó khăn do đại dịch Covid-19.

Xem thêm: Quảng Nam xin hỗ trợ que cấy, thuốc, vòng tránh thai... cho người dân bị ảnh hưởng COVID-19

Văn bản do Thứ trưởng Bộ VH-TT-DL Tạ Quang Đông ký nêu rõ thời gian qua, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.

Bộ VH-TT-DL đề xuất hỗ trợ nghệ sĩ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, mỗi người 5,4 triệu đồng

Tuy nhiên, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn và du lịch đang chịu thiệt hại trực tiếp và nặng nề nhất do tác động của dịch Covid-19 nhưng cho tới nay vẫn chưa có chính sách hỗ trợ.

Từ đầu năm 2020 đến nay, đội ngũ nghệ sĩ tham gia hoạt động nghệ thuật biểu diễn, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch gần như không thể hoạt động do đại dịch Covid-19 không được tổ chức sự kiện, tập trung đông người,..

Vì thế, để tháo gỡ khó khăn cho đội ngũ nghệ sĩ và hướng dẫn viên du lịch, Bộ VH-TT-DL đề nghị Bộ LĐ-TB-XH kiến nghị Thủ tướng Chính phủ một số giải pháp hỗ trợ.

Cụ thể, bổ sung vào mục II dự thảo Nghị quyết đối tượng và nội dung hỗ trợ: "Hỗ trợ đội ngũ nghệ sĩ giữ chức danh nghề nghiệp đạo diễn nghệ thuật hạng IV, diễn viên hạng IV, họa sĩ hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn [đây là nhóm nghệ sĩ có mức lương thấp hơn mức lương tối thiểu vùng]. Mức hỗ trợ là 1.800.000 đồng/người/tháng, hỗ trợ trong 3 tháng và được chi trả một lần.

Bộ VH-TT-DL lý giải lao động nghệ thuật biểu diễn là loại lao động đặc thù, đội ngũ nghệ sĩ phải có năng khiếu, tài năng và phải được đào tạo bằng nhiều hình thức [kèm cặp, tại chỗ, đào tạo qua các cơ sở đào tạo nghệ thuật...] và phải đào tạo từ lúc nhỏ [từ 7-8 tuổi], thời gian đào tạo kéo dài và chỉ đạt đến trình độ đào tạo trung cấp, cao đẳng là ra nghề.

Thời gian hoạt động biểu diễn nghệ thuật của nghệ sĩ rất ngắn, bình quân khoảng từ 15 đến 20 năm, đến độ tuổi từ 30 đến 40 [đối với nữ] và 40 đến 45 [đối với nam] khả năng biểu diễn của nghệ sĩ bị suy giảm, không thể đáp ứng được đòi hỏi về chuyên môn của nghề nghệ thuật biểu diễn.

Thực tế theo thang bảng lương nhà nước, mặc dù có tài năng, năng khiếu, được đào tạo công phu nhưng khi được tuyển dụng vào viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập, đội ngũ nghệ sĩ được xếp lương như đối với các ngành nghề khác [xếp lương theo trình độ đào tạo lên lương theo niên hạn trung bình 2 năm nâng 1 bậc lương đối với hạng IV, mức lương khởi điểm hệ số 1,86 x mức lương cơ sở 1.490.000 đồng] thì đối tượng viên chức là nghệ sĩ hiện nay không thể đi hết các bậc lương trong ngạch khi tuổi nghề ngắn.

Hiện nay, cả nước có 100 đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn [không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang] với hơn 2.000 viên chức là nghệ sĩ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV, đối tượng này đang khó khăn không thể đảm bảo cuộc sống do đại dịch Covid-19 xảy ra, các hoạt động nghệ thuật biểu diễn tạm ngừng.

Bên cạnh các nghệ sĩ, Bộ VH-TT-DL cũng đề xuất bổ sung vào mục II dự thảo Nghị quyết đối tượng và nội dung hỗ trợ: "Hỗ trợ người lao động là hướng dẫn viên du lịch bị mất việc làm do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Mức hỗ trợ là 1.800.000đ/người/tháng, hỗ trợ trong 3 tháng và được chi trả một lần.

Lý do đề xuất, theo Bộ VH-TT-DL, là đối tượng này đã bị mất việc làm do hoạt động du lịch bị đình trệ từ khi bùng phát dịch bệnh đầu năm 2020 đến nay. Các chính sách hỗ trợ người lao động đã được ban hành chưa chỉ rõ đối tượng hướng dẫn viên du lịch nên họ chưa được hưởng bất kỳ sự hỗ trợ nào từ Chính phủ.

Trong khi đó, tổng số lượng hướng dẫn viên du lịch đã được cấp thẻ trên toàn quốc hiện nay là hơn 26.721 ngàn người, trong đó: 16.965 hướng dẫn viên du lịch quốc tế, 8.743 hướng dẫn viên du lịch nội địa và 1.013 hướng dẫn viên du lịch tại điểm.

Đội ngũ hướng dẫn viên này có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của ngành du lịch, mang lại lợi ích cho nền kinh tế của đất nước suốt thời gian qua.

Bộ VHTT&DL quyên góp được gần 800 triệu đồng để ủng hộ các văn nghệ sĩ bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ảnh: Thiện Tâm

Dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch [VHTTDL] Nguyễn Văn Hùng cùng các Thứ trưởng: Tạ Quang Đông, Đoàn Văn Việt, Trịnh Thị Thủy, Hoàng Đạo Cương.

Phát biểu tại buổi lễ, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng đã nhấn mạnh Lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến toàn Đảng, toàn quân và toàn dân về phòng chống dịch COVID-19; đồng thời cho biết, ngành VHTTDL cả nước đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhưng trong khó khăn đó lại càng quyết tâm để tổ chức thực hiện các nhiệm vụ. 

Bộ VHTT&DL đã chủ động đề xuất Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội xem xét Luật Điện ảnh [sửa đổi], đang nghiên cứu để trình Luật Phòng chống bạo lực gia đình [sửa đổi]; Bộ VHTT&DL cũng đã tập trung chuyển hướng một số hoạt động sự nghiệp thường tổ chức quy mô tập trung bằng cách tận dụng cuộc cách mạng lần thứ 4, công nghệ số để không bị "đứt gãy" các nhiệm vụ của ngành. Thông qua các chương trình nghệ thuật giàu tính sáng tạo đã góp phần kết nối, san sẻ yêu thương để người dân đồng lòng vượt qua đại dịch.

Bên cạnh việc tập trung cho thể thao thành tích cao, ngành cũng đã vận dụng linh hoạt nhiều phương án, sử dụng công nghệ để ứng dụng vào những hoạt động thể thao như giới thiệu các bài tập phù hợp từng lứa tuổi với thông điệp "cả nhà tập ngay, đánh bay COVID-19".

Trong lĩnh vực du lịch, Bộ VHTT&DL cũng tập trung để cơ cấu lại, đề xuất với Chính phủ có cơ chế hỗ trợ các hướng dẫn viên du lịch bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và đưa ra kịch bản tổ chức đón khách du lịch quốc tế khi dịch được kiểm soát, cơ cấu lại thị trường du lịch theo hướng chú trọng đến du lịch nội địa, chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch.

Theo Bộ trưởng, từ những kết quả đó đã cho thấy toàn ngành VHTTDL đã quyết tâm hành động bằng một khát vọng cống hiến. Sức lan tỏa của văn hóa đã đến được với cộng đồng.

Tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Trịnh Thị Thủy đã phát động hưởng ứng phong trào thi đua đặc biệt "Cả nước đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19" trong ngành VHTTDL với 5 nội dung cụ thể.

Thứ nhất, phát huy mạnh mẽ sức mạnh nội sinh của văn hóa trong toàn ngành. Đảng ủy Bộ, các đoàn thể chính trị và từng cán bộ, công chức, viên chức, văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên, người lao động của ngành VHTTDL nêu cao ý thức, trách nhiệm "mỗi cán bộ văn hóa - tiêu biểu cho lối sống về văn hóa" và "nhận thức đúng - để hành động đẹp", thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Bộ Y tế về công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19; tích cực động viên, khích lệ đồng nghiệp, người thân và những người xung quanh tham gia phòng, chống dịch, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, không để dịch lây lan tới cơ quan, đơn vị, không để dịch lan rộng, bùng phát trong cộng đồng. Xác định nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân, sự an toàn của từng cơ quan, đơn vị trong toàn ngành là trên hết, trước hết.

Thứ hai, quan tâm, chăm lo sức khỏe, đời sống cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong toàn ngành với tinh thần "Một miếng khi đói bằng một gói khi no". Khẩn trương triển khai, đôn đốc thực hiện việc hỗ trợ cho các viên chức hoạt động nghệ thuật, hướng dẫn viên du lịch theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 1/7/2021 của Chính phủ. Tiếp tục rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền bổ sung đối tượng, lĩnh vực của ngành chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19 được nhận hỗ trợ; nghiên cứu các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị nghệ thuật, các doanh nghiệp du lịch.

Thứ ba, tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống 76 năm vẻ vang của ngành để phát huy được "sức mạnh mềm" của văn hóa, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Tích cực tham gia và tổ chức các hoạt động nghệ thuật biểu diễn "phong phú về loại hình - đặc sắc về nội dung - đa dạng về hình thức" nhằm cổ vũ, mang tới "Liều vaccine tinh thần", tiếp thêm sức mạnh cho nhân dân vượt qua đại dịch với các chỉ tiêu đề ra cụ thể ở cấp Bộ như sau: Tổ chức thành công 28 chương trình nghệ thuật trên sóng VTV, VOV, Truyền hình Nhân dân, Truyền hình Quốc hội và trên nền tảng số; tổ chức các tuần phim, liên hoan phim theo chủ đề và phổ biến 50 bộ phim Việt Nam trên kênh Youtube của Viện phim Việt Nam để phục vụ nhân dân; tiếp tục duy trì, phát huy vai trò của mô hình "Nhà hát online", thúc đẩy xây dựng, phát triển mô hình "Bảo tàng online", chuyển đổi số trong lĩnh vực du lịch…

Thứ tư, "Thi đua hăng hái - Truyền thông kịp thời - Thông tin chính xác - Cái đẹp được nhân ra - Cái xấu xa bị đẩy lùi". Các cơ quan báo chí, truyền thông của ngành thi đua làm tốt công tác tuyên truyền, thông tin khách quan, chính xác, kịp thời về các hoạt động của ngành; cổ vũ, lan tỏa các giá trị nhân văn, các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc; biểu dương, khích lệ, động viên các tấm gương tốt, điển hình, cách làm hay; cổ vũ lan tỏa giá trị nhân văn, tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng tiếp thêm sức mạnh và niềm tin chiến thắng dịch bệnh.

Thứ năm, kiên quyết, kiên trì thực hiện "mục tiêu kép" trong toàn ngành. Toàn ngành tập trung vào công tác phòng, chống dịch trong giai đoạn hiện nay nhưng không xem nhẹ các nhiệm vụ thường xuyên và nhiệm vụ phát triển của ngành để thực hiện "Mục tiêu kép", trong đó xác định: Quản lý Nhà nước thông qua các công cụ pháp luật, cơ chế, chính sách là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt; công tác cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng trong lĩnh vực VHTTDL là nhiệm vụ then chốt, tạo tiền đề phát triển cho giai đoạn 2021-2025, giai đoạn 2021-2030; việc tháo gỡ điểm nghẽn, nút thắt kìm hãm sự phát triển của ngành là nhiệm vụ quan trọng; lấy nguồn lực bên trong, nguồn lực con người, giá trị con người Việt Nam là cơ bản, là chiến lược lâu dài, là yếu tố quyết định để xây dựng, phát triển và khẳng định vị thế của ngành VHTTDL trong thời gian tới.

Tại buổi phát động, Bộ VHTT&DL đã quyên góp được gần 800 triệu đồng để ủng hộ các văn nghệ sĩ, huấn luyện viên, vận động viên có nhiều đóng góp cho nghệ thuật và thể thao nước nhà có hoàn cảnh già yếu, neo đơn, gặp khó khăn do tác động của đại dịch COVID-19.

Thiện Tâm


Video liên quan

Chủ Đề