Biểu cảm có nghĩa là gì

Ý nghĩa của từ biểu cảm là gì:

biểu cảm nghĩa là gì? Ở đây bạn tìm thấy 3 ý nghĩa của từ biểu cảm. Bạn cũng có thể thêm một định nghĩa biểu cảm mình


6

  0


Có khả năng biểu hiện cảm xúc, tình cảm


4

  0


[ngôn ngữ] biểu hiện tình cảm, cảm xúc ngôn ngữ giàu sức biểu cảm


2

  0


Biểu hiện cảm xúc, tình cảm và ngôn ngữ giàu tình cảm

Ẩn danh - Ngày 22 tháng 10 năm 2020

 Văn biểu cảm chính là một trong những cách thức tạo lập văn chương. Văn biểu cảm được viết ra nhằm mục đích thể hiện những tình cảm, cảm xúc cũng như cách nhìn nhận, đánh giá, quan điểm của con người đối với thế giới xung quanh, trước những đối tượng gây cảm xúc hay những vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Những tình cảm có thể được biểu hiện trong văn biểu cảm thường là những tình cảm mang tính nhân văn, chẳng hạn như tình yêu đất nước, yêu thiên nhiên và con người.

Trong nhà trường, các dạng đề viết văn biểu cảm có thể cho như:

  • Biểu cảm về một người nào đó [người thân, bạn bè, thầy cô…].
  • Biểu cảm về một hiện tượng, sự vật, cảnh đẹp thiên nhiên [đêm trăng, dòng sông, dãy núi, cánh đồng, vườn cây…].
  • Biểu cảm về một tác phẩm hoặc nhân vật trong tác phẩm văn học…

Những chú ý về văn biểu cảm 

Riêng với dạng đề biểu cảm về một tác phẩm, học sinh cần phải hiểu và cảm được những ý nghĩa, vẻ đẹp toát lên từ nội dung, nghệ thuật mà tác giả sử dụng để có cách đánh giá và bộc lộ cảm xúc vừa phù hợp, vừa ấn tượng.

Đánh giá về văn biểu cảm

Nhìn chung, đề văn biểu cảm có thể cho dưới nhiều dạng nhưng dù là được cho dưới những vấn đề biểu cảm nào thì hầu như những đề văn nói trên đều muốn hướng con người đến những tình cảm tích cực trong cuộc sống.

Đặc điểm chung của văn biểu cảm

Từ khái niệm về văn biểu cảm là gì, bạn hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm của văn biểu cảm dưới đây. 

Đối tượng biểu cảm 

Đối tượng trong văn biểu cảm thường là những sự vật, hiện tượng gợi ra cho chủ thể những tình cảm, cảm xúc hay suy tư. Trong văn biểu cảm, đối tượng đó có thể là con người, sự việc cũng có thể là sự vật, hiện tượng của tự nhiên.

Nội dung biểu cảm 

Đời sống tâm hồn con người vốn phong phú và sinh động thế nên những nội dung biểu cảm cũng phong phú, sinh động như chính tâm hồn con người.

Cảm xúc trước thiên nhiên là một trong những nội dung rất thường gặp trong văn biểu cảm. Con người thường có hứng khởi với những cảnh đẹp của bầu trời, vầng trăng, ngọn núi hay con sông…  để bày tỏ nỗi niềm, tình cảm của mình khi có dịp chiêm ngưỡng những cảnh đẹp ấy.

Học sinh cũng có thể viết những nội dung thuộc về tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ đời thường của con người. Chẳng hạn như: tình cảm gia đình, tình cảm bạn bè hay lòng nhân ái trong cuộc sống cộng đồng.

Phương thức biểu cảm

Khi viết văn biểu cảm, học sinh có thể thể hiện những tình cảm, cảm xúc của mình theo một trong hai phương thức: trực tiếp hoặc gián tiếp.

Nếu chọn phương thức biểu cảm trực tiếp, học sinh sẽ dùng ngôn từ đời thường, giản dị để bộc lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng. Bên cạnh cách biểu lộ trực tiếp tình cảm của mình trước một đối tượng nào đó, học sinh cũng có thể gửi gắm tư tưởng, tình cảm ấy bằng việc lựa chọn một hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng. Chính những hình ảnh này sẽ giúp cho việc thể hiện tình cảm của con người trở nên sinh động và hấp dẫn hơn.

Dù cho sử dụng phương thức biểu cảm nào đi chăng nữa thì học sinh cũng cần thể hiện một tình cảm trong sáng và chân thật để tạo được lòng tin và sự đồng cảm của người đọc đối với bài văn biểu cảm. Có như vậy, bài văn biểu cảm mới đạt được hiệu quả và có giá trị.

Các bước làm văn biểu cảm

Bước 1: Tìm hiểu đề bài

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới

Bước 2: Tìm ý chính

Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính [lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp]

Bước 3: Lập dàn bài

Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài

Bước 4: Viết bài

Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài và sửa lỗi [nếu có]. Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…

Các dạng văn biểu và cách làm

Biểu cảm về người

Đây là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về con người. Thường là những tình cảm yêu thương, thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết.

Các dạng biểu cảm về người như biểu cảm người thân [ông, bà, cha mẹ…]. Hoặc các loại biểu cảm người bạn, thầy cô…

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật biểu cảm nhắc trong bài, tình cảm đối với nhân vật.

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về nhân vật biểu cảm. Giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng được giới thiệu

– Bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về nhân vật đó [có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả trực tiếp lẫn gián tiếp]

– Phần biểu cảm có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật để bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với nhân vật

– Bày tỏ quan điểm và đánh giá về nhân vật [nếu có]

Biểu cảm về sự vật

Đối tượng của biểu cảm về sự vật có thể hình ảnh dòng sông, cây cối, đồ vật, con vật… Qua đó bày tỏ tình cảm, đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả

– Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới

– Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Biểu cảm về một tác phẩm văn học

Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.

– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.

– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm

– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.

Ví dụ một số đề bài:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về tác phẩm “làng” của Kim Lân

Em có suy nghĩ gì về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Cảm nhận đoạn thơ/đoạn văn sau [Trong một tác phẩm cụ thể]

Các nội dung liên quan đến văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm kết quả cao. Hi vọng các bạn hiểu, rút ra cho mình để viết bài văn biểu cảm được hay và sâu sắc.

Người đăng: chiu Time: 2021-09-09 21:10:40

Văn biểu cảm là gì? Cách làm văn biểu cảm

Chương trình văn học giảng dạy cấp cơ sở, phổ thông có nhiều thể loại văn học như tự sự, miêu tả, nghị luận, thuyết minh, biểu cảm. Hôm nay cùng tìm hiểu văn biểu cảm là gì, các dạng biểu cảm thường gặp và cách làm văn biểu cảm như thế nào để đạt điểm cao.

Khái niệm văn biểu cảm

Văn biểu cảm là gì?

Văn biểu cảm là một thể loại văn học mà ở đó người viết sử dụng các yếu tố tình cảm, cảm xúc để bày tỏ tâm tư, cách nhìn nhận, đánh giá về một sự vật, hiện tượng hay con người trong cuộc sống. Người viết qua đó còn khơi gợi những suy nghĩ, sự đồng cảm với người đọc.

Khi viết văn biểu cảm người ta có thể lồng vào một chút yếu tố như tự sự, miêu tả…để làm nổi bật lên sự vật, sự việc, con người được nói đến. Từ đó có cái nhìn rõ hơn, dễ bộc lộ cảm xúc một cách chân thật..

Trong đời sống văn chương thì ngoài các thể loại chính được chú trọng hướng tới bao giờ người nghệ sỹ cũng lồng ghép vào yếu tố của văn biểu cảm nhằm đạt được dụng ý nghệ thuật, bày tỏ tình cảm, cảm xúc đối với nhân vật được nhắc tới.

Ví dụ văn biểu cảm

+ Tuổi thơ tôi gắn liền với những câu chuyện cổ tích của bà mỗi buổi chiều tối bên bếp lửa hồng. Tôi không thể nào quên cái cảm giác ấm áp vào mùa đông năm ấy. Hình ảnh bà chập chờn cứ hiện ra, gương mặt phúc hậu cùng giọng nói ấm áp kể tôi nghe những câu chuyện hay. Giờ đây, sau những năm tháng trưởng thành, tôi không còn được gặp bà nữa. Tôi yêu bà biết bao nhiêu!

[Bài viết của học sinh]

– Trong đoạn văn trên yếu tố biểu cảm được thể hiện là tình cảm của người cháu nhớ về người bà đã mất. Trong đó có sử dụng cả yếu tố miêu tả, tự sự để nhắc nhớ về những kỉ niệm đã qua khiến mạch cảm xúc được tự nhiên hơn.

+ Trong thơ ca:

Nhớ nước, đau lòng con quốc quốc

Thương nhà, mỏi miệng cái gia gia

Dừng chân đứng lại trời non nước

Một mảnh tình riêng ta với ta”.

[Trích Qua đèo ngang – Bà Huyện Thanh Quan]

Trong bài thơ là nỗi nhớ thương đau đáu của nhân vật trữ tình về một nhà nước trong quá khứ. Đó còn là nỗi niềm hoài cổ về một chế độ cũ nay đã không còn.

Xem thêm >>>Khái niệm cơ bản về văn biểu cảm

Đặc điểm văn biểu cảm

Văn biểu cảm có đặc điểm luôn nhất quán một cảm xúc, tình cảm với sự vật, sự việc, con người được đề cập tới trong bài. Tình cảm đó có thể là tình yêu thiên nhiên, Tổ quốc, tình cảm với con người hay sự vật, sự việc, thậm chí có thể bộc lộ sự yêu ghét rõ ràng về chủ thể được nói tới.

Đặc điểm của văn biểu cảm thể hiện ở lối biểu cảm trực tiếp như nói ra thành lời, sử dụng ngôn ngữ có tính biểu cảm cao như lời than, tiếng kêu, sử dụng các từ mang sắc thái tình cảm như yêu, ghét, nhớ nhung, thương mến…

Ngoài ra thì văn biểu cảm còn có cách bộc lộ cảm xúc một cách gián tiếp. Nghĩa là khi muốn bày tỏ tình cảm của mình đối với chủ thể người ta không trực tiếp nói ra cảm xúc của mình mà gửi gắm vào đó qua những câu chuyện hoặc hành động được miêu tả. Dạng này thì đòi hỏi người viết phải lồng ghép được yếu tố tự sự, miêu tả để mạch cảm xúc tuôn trào, người đọc dễ dàng nhận ra tình cảm được bộc lộ là gì.

Lưu ý: Trong bài viết văn biểu cảm có thể sử dụng các yếu tố khác [tự sự, miêu tả, thuyết minh, nghị luận…]. Nhớ chỉ là điểm xuyết để phục vụ cho thể loại chính. Các yếu tố này chỉ là phụ, phương tiện khơi gợi cảm xúc người viết nên khi viết tránh lạm dụng quá nhiều.

– Khi làm bài xác định thể loại văn học phải đọc kỹ đoạn văn, bài văn để tìm ra yếu tố chính được thể hiện trong bài, tránh nhầm lẫn, xác định sai.

Các bước làm văn biểu cảm

Bước 1:Tìm hiểu đề bài

Đọc kỹ đề bài, xác định rõ đối tượng được đề cập tới

Bước 2: Tìm ý chính

Tìm ý cho bài viết gồm các nội dung gì, đi theo trình tự nào. Chỗ nào sử dụng yếu tố biểu cảm trực tiếp và biểu cảm gián tiếp.

Lựa chọn các yếu tố khác để hỗ trợ cho thể loại chính [lưu ý có nên cho yếu tố tự sự, miêu tả hay không, có thì cho vào đâu để phù hợp]

Bước 3: Lập dàn bài

Từ những ý đã tìm triển khai thành dàn bài hoàn chỉnh có mở bài, thân bài, kết bài

Bước 4: Viết bài

Tiến hành viết bài theo dàn ý đã lập sẵn, đảm bảo theo đúng mạch cảm xúc đã đề ra.

Bước 5: Đọc lại và chỉnh sửa

Đọc lại bài và sửa lỗi [nếu có]. Chú ý các lỗi về dùng từ, diễn đạt…

Các dạng văn biểu và cách làm

Biểu cảm về người

Đây là dạng biểu cảm bày tỏ tình cảm, cảm xúc của người viết về con người. Thường là những tình cảm yêu thương, thương mến hay nỗi nhớ nhung da diết.

Các dạng biểu cảm về người như biểu cảm người thân [ông, bà, cha mẹ…]. Hoặc các loại biểu cảm người bạn, thầy cô…

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về nhân vật biểu cảm nhắc trong bài, tình cảm đối với nhân vật.

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về nhân vật biểu cảm. Giúp người đọc hình dung rõ về đối tượng được giới thiệu

– Bày tỏ tâm tư, tình cảm của mình về nhân vật đó [có thể bày tỏ trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc cả trực tiếp lẫn gián tiếp]

– Phần biểu cảm có thể theo trình tự từ miêu tả đến biểu cảm hoặc qua những câu chuyện, kỉ niệm với nhân vật để bày tỏ cảm xúc của mình với nhân vật.

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với nhân vật

– Bày tỏ quan điểm và đánh giá về nhân vật [nếu có]

Biểu cảm về sự vật

Đối tượng của biểu cảm về sự vật có thể hình ảnh dòng sông, cây cối, đồ vật, con vật… Qua đó bày tỏ tình cảm, đánh giá của mình về sự vật được nhắc tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về sự vật được đề cập tới

Thân bài:

– Miêu tả sơ qua về sự vật được miêu tả

– Đối với sự vật thường đi theo trình tự từ kể chuyện, miêu tả để bày tỏ cảm xúc của mình đối với nó

Kết bài:

– Khẳng định lại tình cảm của mình đối với sự vật được nhắc tới

– Mở rộng vấn đề: đánh giá, đưa ra nhận định hoặc kêu gọi sự đồng tình về sự vật.

Biểu cảm về một tác phẩm văn học

Đây là một dạng khó của thể văn biểu cảm. Trong đó, người viết bày tỏ suy nghĩ, cảm nhận của mình về tác phẩm văn học. Từ đó có những đánh giá, nhận định về nghệ thuật và nội dung mà tác phẩm đề cập tới.

Cách làm

Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác phẩm văn học mà mình cảm nhận

Thân bài:

– Giới thiệu khái quát về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm để người đọc dễ hình dung về tác phẩm đó.

– Phân tích tác phẩm dựa vào nghệ thuật đến nội dung. Từ đó bày tỏ suy nghĩ của mình về tác phẩm đó.

– Đánh giá về nghệ thuật chung bao trùm trong toàn bộ tác phẩm.

Kết bài:

– Khẳng định lại cảm nghĩ của mình được nêu ra về tác phẩm

– Mở rộng: So sánh với các tác phẩm khác cùng đề tài thấy cái hay của tác phẩm mình. Từ đó có đánh giá khách quan về nhận định của mình đối với tác phẩm.

Ví dụ một số đề bài:

Em hãy nêu cảm nhận của mình về tác phẩm “làng” của Kim Lân

Em có suy nghĩ gì về bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh

Cảm nhận đoạn thơ/đoạn văn sau [Trong một tác phẩm cụ thể]

Các nội dung liên quan đến văn biểu cảm là gì, cách làm văn biểu cảm kết quả cao. Hi vọng các bạn hiểu, rút ra cho mình để viết bài văn biểu cảm được hay và sâu sắc.

Thuật Ngữ -
  • Điệp ngữ là gì? Tác dụng và lấy ví dụ điệp ngữ

  • Câu nghi vấn là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Truyện cười là gì, phân loại truyện cười

  • Khái niệm tục ngữ là gì, nội dung và nghệ thuật của tục ngữ

  • Từ ngữ địa phương và biệt ngữ xã hội là gì?

  • Thành ngữ là gì, tác dụng và lấy ví dụ

  • Động từ là gì, cụm động từ là gì ví dụ trong lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề