Bông điên điển là gì

Đặc tính của bông điên điển Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu [Fabaceae]. Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.

Bông điên điển không những là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng...
Điên điển thường được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Châu Đốc An Giang, Cần Thơ... sử dụng làm các món ăn như ăn sống, nhúng lẩu chua cá linh hay lẩu mắm kho, làm dưa chua [thường kết hợp với giá đỗ], ăn kèm bún mắm hoặc bún nước lèo, làm gỏi với tép đồng.

Công dụng của bông điên điển

Chữa giời leo [Zona]: Dùng đọt non cây điên điển đâm với muối hạt, đắp lên chỗ da bị dời ăn liên tục vài giờ, rửa sạch. Mỗi ngày đắp 1 - 2 lần.

... mà còn có tác dụng chữa bệnh diệu kỳ
Bài thuốc bổ tim: Dùng bông điên điển bỏ cuống, chưng cách thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100 - 200gr liên tục trong nhiều ngày.

Kích thích tiêu hóa, nhuận trường, giải nhiệt: Hoa điên điển rửa sạch, để ráo, cho vào hũ sành hoặc hũ thủy tinh. Lấy phần lắng trong của nước vo gạo pha với muối rồi đổ vào hũ ngập hoa. Dùng lá chuối hoặc lá môn rửa thật sạch, đậy kín hũ. Khoảng 3 ngày sau, hoa chua là ăn được. Dưa hoa điên điển ăn giòn, ngon miệng.

Các bài thuốc từ bông điên điển giúp bổ tim, kích thích tiêu hóa...
Chữa mụn nhọt: Dùng lá điên điển rửa sạch, giã nát với ít muối, đắp lên chỗ đau giúp bớt sưng và mau lành miệng.

Điều hòa kinh nguyệt: Dùng 12 - 16gr hạt điên điển khô sắc uống hằng ngày. Ngoài ra bông điên điển xào trứng là một món ăn vừa thơm ngon, bổ dưỡng, giải nhiệt, giải độc, có ích cho người suy nhược cơ thể, ăn ngủ kém, táo bón, đái tháo đường, trẻ em bị mụn nhọt.

  • bông điên điển
  • chữa bệnh
  • miền Tây

-Tên goi khác: Điền thanh thân tía, điền thanh bụi.

-Tên tiếng Anh: Common sesban, Egyptan rarrlepod, Egyptan riverhemp.

-Tên khoa học: Sesbania sesban [Jacq.] W. Wight

-Tên đồng nghĩa: Sesbania sesban [L.] Merr , S.aegyptiaca Poiret, S. confaloniana [Chiov.] Chiov, S. pubescens sensu auct, Sesban aegyptiaca Poiret, Aeschynomene sesban L., Emerus sesban [L.] Kuntze.

Điên điển-Sesbania sesban  

Chi Điền thanh [Sesbania], bao gồm cả Chi Sesban cũ, là một chi trong họ Đậu [Fabaceae] với một số loài thực vật sống trong môi trường ẩm ướt hay ngập nước. Các loài trong chi này nói chung thường mọc hoang hoặc được trồng để cải tạo đất, nhằm tăng hàm lượng đạm cho các loại đất bạc màu. Các tên gọi phổ biến tại Việt Nam cho các loài này là điền thanh [miền Bắc] hoặc điên điển [miền Nam].

Cây điên điển [Sesbania sesban] có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới Châu Á. Phân bố rộng khắp các nước ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới Châu Á, Châu Phi và Úc. Là loại cây sống hoang dại trên ruộng trũng ngập nước ở các vùng đồng bằng.

Cây điên điển là một phân loài trong chi đền thanh, tương cận với cây điền thanh ở Miền Bắc. Cây điên điển trổ hoa vào khoảng tháng 9-10 trùng với mùa lũ lên cao ở vùng ĐBSCL.

Cây điên điển là loài cây họ đậu thân gổ nhỏ, sống đa niên ở ruộng ngập nước theo mùa.

-Thân: Cây thân gổ nhỏ, trưởng thành đạt chiều cao từ 2-3 m; chiều rộng tán cây từ 2-3 m; thân dòn dể gãy. Trọng lượng một cây nếu điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg.

-Rể: Rể cọc có nhiều cấp, rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm; các rể con có thể tạo nốt sần khi được cộng sinh với nấm Rhizobium có khả năng tổng hợp đạm từ khí trời.

-Lá: Lá kép hình lông chim, lá chét nhỏ hình thuôn dài, có kích thước 3-5 X 10-15 mm. Lá giàu đạm, thích hợp làm thức ăn nuôi cá, dê, thỏ…

-Hoa: Hoa môi màu vàng tươi, kích thước 15-20 mm, là thức ăn giàu dinh dưỡng.

-Quả: Quả nang tự khai, dài 10-15 mm, mỗi quả chứa 10-20 hạt.

-Hạt: màu nâu hoặc đen bóng, hình hạt đậu, giàu chất đạm, cây khuyếch tán bằng hạt.

Sau một vụ trồng từ 4-5 tháng thì từ 1 ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm thu được từ khí trời khoảng 100 kg nitơ [Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam]. Theo Buckman và Brady-1984 [Các thuộc tính tự nhiên của đất] thì 1 ha trồng cây điên điển tại Bangladesh có thể thu tới 524 kg nitơ có thể sử dụng được cho các loại cây khác.

Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi  được xem là là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam.

Vào mùa nước nổi ở ĐBSCL bông điên điển được sử dụng theo các cách sau đây:

1-Bông điên điển được dùng để bóp gỏi: Bông điên điển được dùng ăn như rau sống, để có hương vị ngon người dân Nam Bộ thường dùng bông điên điển để bóp gỏi.

2-Bông điên điển được dùng để xào: Do chất nước của bông điên điển có vị ngon nên ít khi dùng để luộc mà thường dùng để xào với tôm, thịt…Bông điên điển còn được xào với tép, thịt bầm để làm nhân bánh xèo.

3-Bông điên điển dùng để nấu canh chua, nấu lẫu: Bông điên điển là lại rau đặc sản được dùng để nấu canh chua và lẫu chua với cá, cua, tôm, thịt…

4-Bông điên điển dùng để múi dưa: Bông điên điển dùng để ủ chua với cọng bông súng là một món ăn đặc sản ở vùng ĐBSCL.

1-Trị giời hại da: Dùng đọt non cây điên điển đâm với muốt hạt đắp lên chổ da bị dời ăn liên tục vài giờ rồi rửa sạch. Mỗi ngày đấp 1-2 lần.[theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL].

2-Bài thuốc bổ tim: Dùng bông điên điển bỏ cuốn, chưng cánh thủy với đường phèn, mỗi ngày ăn 100-200 gam liên tục trong nhiều ngày.[theo kinh nghiệm dân gian ĐBSCL].

                                                                      Kỹ sư Hồ Đình Hải

                                            References

1-Điên điển – Wikipedia tiếng Việt vi.wikipedia.org/wiki/Điên_điển.

2-Sesbania sesban - Common Sesban www.flowersofindia.net/.../Common%20Sesban.html 

4-Herbal Monograph - Sesbania sesban - www.himalayahealthcare.com/.../h_sesbania.htm.

Xem Video: Mùa bông điên điển


Xem Video: Bông điên điển-Phi Nhung



Điên điển hay điền thanh thân tía, điền thanh bụi có tên khoa học là Sesbania sesban, là một loài cây thuộc họ Đậu [Fabaceae]. Bông điên điển được xem là một loại rau ở miền đồng bằng Nam Bộ của Việt Nam. Người ta sử dụng nó làm dưa chua, nấu canh, làm gỏi trộn thịt gà. Cây này còn một tác dụng nữa là cải tạo đất khi sử dụng làm phân xanh, do rễ của nó cũng giống như rễ của các loài cây thuộc họ Đậu khác, có các vi khuẩn nốt sần cố định đạm sống cộng sinh. Là loài cây hoang dã nên nó dễ thích nghi với môi trường, có sức cạnh tranh mãnh liệt với sâu bệnh và các cây cỏ khác.

Cây điên điển [điền thanh thân tía, điền thanh bụi] trưởng thành đạt chiều cao từ 4-5 m; chiều rộng tán cây từ 2–3 m; rễ ăn sâu khoảng 60-70 cm; trọng lượng một cây nếu điều kiện dinh dưỡng tốt đạt tới 20 kg. Sau một vụ trồng từ 4-5 tháng thì từ 1 ha có thể thu được khoảng 60-70 tấn chất hữu cơ, lượng đạm thu được từ khí trời khoảng 100 kg nitơ [Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam]. Theo Buckman và Brady năm 1984 [Các thuộc tính tự nhiên của đất] thì 1 ha trồng cây điên điển tại Bangladesh có thể thu tới 524 kg nitơ có thể sử dụng được cho các loại cây khác.

Gieo trồng

Mỗi Hecta [ha] gieo khoảng 40 kg giống. Hạt giống sau khi thu hoạch phải có thời gian nghỉ tối thiểu là 1 tháng mới đạt tỷ lệ nảy mầm cao. Để giúp cây thu đạm từ khí trời tốt hơn, người ta dùng rễ cây tươi đập ra bỏ vào nước ngâm hạt để cấy vi khuẩn nốt sần cố định đạm [chi Rhizobium họ Rhizobiaceae]. Hạt ngâm bằng nước 2 sôi 3 lạnh khoảng 20 giờ rồi đem gieo.Đất được cày trục, ngâm nước ngập luống cày. Sau khi gieo xong, rút khô nước ruộng. Nửa tháng sau khi trồng, bón khoảng 20 kg phân urê/ha. Sau đó không cần bón thêm gì.


Hình minh họa các bộ phận cây điên điển

Cải tạo đất

Việc xử lý cây phụ thuộc vào chất đất và mùa vụ sau.- Nếu đất đã đủ mùn hoặc mùa sau cần làm sớm, thì sau khi gieo khoảng một tháng rưỡi [45 ngày] là cày dập.- Nếu đất cần tăng mùn thì để cây phát triển khoảng 5 tháng cho tăng thêm sinh khối rồi mới cày. Bón 1 ha khoảng 500 kg vôi bột giữ nước ngâm nửa tháng chờ cho cây phân hủy rồi mới trục lại để gieo trồng cây khác.

Ẩm thực


Hoa điên điển [miền Nam Việt Nam gọi là "bông"] thường được người dân vùng Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam, như Long An, Tiền Giang, Hậu Giang, Châu Đốc An Giang, Cần Thơ... sử dụng làm các món ăn như ăn sống, nhúng lẩu chua cá linh hay lẩu mắm kho, làm dưa chua [thường kết hợp với giá đỗ], ăn kèm bún mắm hoặc bún nước lèo, làm gỏi với tép đồng v.v.


Món gỏi bông điển điển với tép đồng

BlogCayCanh.vn

Xem: Hỏi đáp, đố vui, truyện cười - ngụ ngôn

Xem thêm

Cây Sang

Cây Sang có tên khoa học là Sterculia lanceolata, là cây gỗ có chiều cao đến 15 m, đường kính 25 cm. ...

Cây chuối đỏ

Chuối đỏ còn được gọi là chuối đỏ Dacca, loại chuối vỏ đỏ này được tìm thấy ở Úc. Chúng nhỏ hơn và ...

Cây trúc mây Đài Loan

Cây Trúc Mây Đài Loan, còn gọi là Mật Cật Đài Loan, thuộc họ trúc, được dùng làm cây nội thất, cây ...

Cây Xuân hoa [hoàn ngọc]

Cây Xuân hoa, tên dân gian gọi là Hoàn ngọc, Hoàn ngọc âm, Nhật nguyệt, Cây con khỉ, Nội đồng, Lay ...

Cây Ươi [đười ươi]

Cây Ươi, tên gọi khác: đười ươi, lười ươi, an nam tử, cây thạch, ươi bay, bàng đại hải, hương đào, ...

Cây gỗ Mun [mun sừng]

Mun hay mun sừng [danh pháp khoa học Diospyros mun] là một loài thực vật thân gỗ trung bình thuộc họ ...

Giáng hương

Giáng hương, hay dáng hương [giáng/dáng hương quả to, giáng/dáng hương căm-pôt, giáng/dáng hương ...

Du sam [du sam đá vôi]

Du sam hay du sam đá vôi, ngô tùng, thông dầu, tô hạp đá vôi, mạy kinh [danh pháp hai phần: ...

Cây trắc [Cẩm lai Nam Bộ]

Trắc là tên riêng chỉ loài cây Dalbergia cochinchinensis, đôi khi cũng được gọi chung cho tên chi. ...

Cỏ Gà

Cỏ gà hay còn gọi là cỏ chỉ, cỏ ống, cỏ Bermuda..., danh pháp hai phần: Cynodon dactylon [[L.] ...

Video liên quan

Chủ Đề