Tại sao phải tái chế rác thải

Tái chế, tái sử dụng các nguồn phế thải là giải pháp quan trọng để tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nhưng ở Việt Nam hoạt động này vẫn chưa thực sự đem lại hiệu qủa.


Việt Nam đang phải đối mặt với vấn đề suy thoái tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, tác động đến tăng trưởng bền vững. Vì vậy, trong định hướng phát triển bền vững cũng đã xác định quản lý chất thải là vấn đề trọng tâm của công tác bảo vệ môi trường, trong đó các giải pháp 3R được đặt lên hàng đầu [giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế]. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện nay, hoạt động tái chế vẫn còn nhỏ lẻ, phần lớn mang tính tự phát, chưa được quản lý và kiểm soát chặt chẽ nên có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường rất cao.Theo số liệu thống kê của Tổng Cục Hải quan, trong năm 2016, Việt Nam đã nhập khẩu 245.000 tấn phế thải và hạt nhựa, tương đương 43 triệu USD. Và chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2017, cả nước đã nhập gần 200.000 tấn phế thải, đáng chú ý, trong những tháng tiếp theo, số lượng đã tăng đột biến khoảng 50% so với các tháng trước đó, trung bình 30.000 tấn/tháng.


Hoạt động tái chế rác thải nước ta còn gặp nhiều khó khănMặc dù là một trong những điểm đến của phế thải, nhưng thực tế rác thải ở Việt Nam vẫn còn chưa được sử dụng triệt để, số lượng rác có thể tái chế còn bị chôn vùi theo thời gian mà chưa được đưa vào sử dụng đúng mục đích. Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia 2016 của Bộ TN&MT, chỉ tính chất thải rắn [CTR] sinh hoạt phát sinh ở các đô thị chiếm đến hơn 50% tổng lượng CTR sinh hoạt của cả nước mỗi năm. Đến năm 2015, tổng khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị khoảng 38.000 tấn/ngày. Trong khi năm 2014, con số này chỉ khoảng 32.000 tấn/ngày. Theo tính toán mức gia tăng trung bình hàng năm, tốc độ phát sinh CTR sinh hoạt đô thị tiếp tục tăng trong thời gian tới.Thực tế việc tái chế rác thải ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn, việc tái sử dụng chất thải được thực hiện thông qua thu thập và vận chuyển, đưa ra các làng nghề để tái sử dụng. Lượng rác thải này chỉ có thể tái chế được 10-20%, chủ yếu là giấy và nhựa, lại được xử lý qua công nghệ thủ công gây ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia, giải pháp trước mắt là phải xử lý được rác thải, qua đó giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nếu áp dụng thành công công nghệ sử dụng các sản phẩm tái tạo từ rác, 60 - 65% chất thải có thể tái chế. Nếu thành hiện thực, rác thải không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế lớn, mà còn giải quyết được việc làm cho một số người dân.

Các nước phát triển tái chế rác như thế nào?
Có thể coi Đức, Thủy Điển hay Nhật Bản là tấm gương có thể học hỏi về xử lý rác thải. Theo thống kê không đầy đủ cho thấy Hoa Kỳ tái chế 52% các loại hộp, lon... Con số này ở Đức là 89%, Nhật Bản là 90,9% và Brazil là 94,4%.


Ở Đức các thùng rác được phân loại rất kỹ.G. Wittbecker, giám đốc một công ty tái chế kim loại tại Hoa Kỳ, cho biết nếu chúng ta có thể thu hồi, tái chế 75% lon nhôm đang được đưa vào các bãi chôn lấp [khoảng 600.000 tấn nhôm] thì có thể tiết kiệm 1286 megawatts điện phát sinh. Vì vậy, tăng cường sử dụng vật liệu tái chế, các công ty sản xuất có thể tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, năng lượng, chi phí cho việc sản xuất sản phẩm từ vật liệu thô ban đầu. Cách này sẽ hạn chế CO2 phát thải vào khí quyển, giảm lượng thủy ngân do đốt than... Điều đó cũng đúng ngay tại hộ gia đình.Tại Đức, người dân quốc gia này xem việc phân loại rác như một phần nghĩa vụ đối với môi trường. Ngoài ra, một số thành phố của Đức còn áp dụng mức tiền phạt lên đến cả nghìn euro cho hành vi phân loại rác không đúng quy định. Tại đây, rác được phân loại theo màu, kể cả khi là rác tái chế. Giấy hoặc bìa carton được cho vào thùng/túi có màu xanh dương; Thủy tinh cho vào thùng/túi rác có màu trắng hoặc xanh lá cây [Màu trắng cho thủy tinh trong suốt, màu xanh cho thủy tinh có màu]; Rác nhựa, chai nhựa cho vào thùng/túi có màu vàng; Rác hữu cơ [từ thực phẩm dư thừa] cho vào thùng/túi màu nâu.


Thùng rác được đặt trong một khu dân cư ở Thụy Điển.Nói đến quốc gia thành công trong việc tái chế rác thải không thể không nhắc đến Thụy Điển. Trong nhiều năm liền đi đầu ở khâu tái chế, hiện nay Thụy Điển phải nhập khẩu rác từ các nước khác để các nhà máy tái chế nước này tiếp tục hoạt động. Kể từ năm 2011, không tới 1% các hộ gia đình Thụy Điển mang rác thải ra bãi, theo Independent. Đất nước này đang đứng đầu trong việc phân loại và xử lý rác thải, và cũng rơi vào tình thế hiếm hoi về chuyện thiếu rác tại các trung tâm đốt rác - vốn sản xuất ra điện đủ cung cấp cho 250.000 ngôi nhà và sưởi ấm cho 950.000 hộ.Được biết, bí quyết' giúp Thụy Điển thành quốc gia không rác là nhờ có những chính sách khuyến khích người dân trong việc vứt, xử lý rác thải. Cụ thể:- Ở Thụy Điển, trạm tái chế rác sẽ mọc khắp mọi nơi.- Không vứt thuốc còn dư. Quần áo đã mặc 'đổi' giảm giá.-Thùng rác phát nhạc. Tại Helsingborg, thùng rác công cộng có loa phát nhạc làm cho việc đổ rác thoải mái vui vẻ hơn.- Mọi người cùng phân loại rác.- Các nghệ sĩ khuyến khích tái chế rác.


Hoạt động tái chế rác thải rất thành công ở Nhật BảnTrong khi đó, Nhật Bản cũng có một hệ thống xử lý rác thải, tái chế rác hay những quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường. Thông thường, rác thải tại Nhật sẽ được đem đi đốt nhưng không phải đốt như bình thường, mà là bằng công nghệ thân thiện với môi trường mang tên: “Công nghệ đốt hóa lỏng tầng sôi”. Khoảng 20,8% tổng lượng rác thải hàng năm được Nhật Bản đưa vào tái chế, đặc biệt là các chai nhựa tổng hợp polyethylene terephthalate [PET]. PET là vật liệu phổ biến để sản xuất chai đựng nước uống trong các máy bán hàng tự động và cửa hàng tạp hóa trên khắp đất nước Nhật. Nhiều công ty Nhật Bản đang tăng cường sử dụng nhựa từ chai PET cũ để sản xuất mới. Chai lọ PET chưa trải qua quá trình lọc có thể được chuyển thành sợi may quần áo, túi, thảm và áo mưa.Ở một số quốc gia như Thái Lan, Singapore, với việc áp dụng các phương pháp tái chế rác hợp lý, mỗi năm tiết kiệm được 50% – 55% các loại nguyên liệu như bột giấy, nhựa, kim loại nặng…

                                                                                                                   Theo moitruongvadothi.vn 

Có lẽ ai cũng ý thức được rằng tái chế rác thải rất có lợi cho môi trường. Nhưng đã bao giờ bạn tự hỏi lợi ích thực của tái chế là gì và tại sao chúng ta phải tái chế rác thải?Nhận thức rõ hơn về tầm quan trọng của tái chế giúp ta hiểu rằng đó là một phần tự nhiên và quan trọng của cuộc sống

Lợi ích lớn từ tái chế
Giảm rác thải tại bãi rác: Có rất nhiều loại chất thải được chuyển vào bãi rác, từ rác gia đình đến các loại rác khó phân hủy… Khi phân hủy chậm hoặc không phân hủy, chúng có thể sản sinh ra khí có thể gây hại cho môi trường. Vì vậy, điều đơn giản bạn có thể làm là hãy phân loại rác tại nhà trước khi đổ vào bãi rác. Cách này vừa mang lại lợi ích giảm nguy cơ ô nhiễm và giảm lượng rác thải mang ra bãi mỗi ngày.


Chất thải nguy hại cần được thu gom và xử lý đúng cách để bảo vệ môi trường. Ảnh: Ngọc ChâuGiảm tiêu thụ năng lượng: Việc tái chế thường sử dụng ít năng lượng hơn so với sản xuất sản phẩm từ các nguồn nguyên chất. Ví dụ sản xuất giấy sử dụng bột giấy tái chế tốn ít năng lượng hơn việc sử dụng từ nguyên liệu gỗ. Trong khi đó những lợi ích từ cây xanh mang lại cho cuộc sống con người là rất lớn. Vì vậy, đã đến lúc bạn cần ý thức và thực hiện nghiêm túc hơn nữa việc tái chế rác thải.

Giảm ô nhiễm: Các bãi rác thường phát sinh mùi chẳng mấy dễ chịu. Thời tiết nóng càng làm mùi từ bãi rác lan tỏa rộng hơn; những cơn mưa, thời tiết ẩm ướt làm phát sinh ruồi nhặng. Điều này có thể gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Vì vậy giảm rác thải tại các bãi chôn lấp sẽ giúp giảm tình trạng ô nhiễm mà nó gây ra. Song song đó, việc tái chế thường phát ra ít carbon, do đó giúp giảm lượng khí thải carbon ra môi trường.

Chi phí: Một lợi ích khác của việc tái chế là thường tiết kiệm khoản chi phí đáng kể. Một số người thấy rằng bằng cách này họ có thể “tái chế” tiền. Ví dụ lá cây, rau củ… là nguyên liệu tuyệt vời để làm phân compost. Sử dụng phân hữu cơ tự chế rõ ràng là rẻ hơn rất nhiều so với việc mua phân bón ở cửa hàng. Và đây cũng là cách hữu ích để tiết kiệm tiền và bảo vệ môi trường. Nếu bạn nhìn thấy một lợi ích thực sự liên quan đến túi tiền của mình thì đó là động lực tuyệt vời để thực hiện tái chế.

Cho cuộc sống thêm xanh
Mỗi bước chân đi, dù bạn chỉ thực hiện một điều nhỏ cũng góp phần bảo vệ môi trường. Sức ảnh hưởng càng lớn hơn nếu bạn cùng kêu gọi mọi người tham gia. Tái chế rất dễ dàng, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà bằng những việc rất đơn giản. Chẳng hạn như các vật dụng từ chai lọ bỏ đi, lon nhôm, bao nylon… khi không sử dụng nữa, hãy tái chế chúng. Bằng trí tưởng tượng, tài khéo léo của mình, bạn có thể tạo ra rất nhiều vật dụng có ích. Đó có thể là chậu cây từ thùng nhựa bỏ đi, túi xách từ giấy vụn, bao bì bỏ đi…

Khi không có nhu cầu sử dụng, bạn hãy gom chất thải lại và giao cho các đơn vị thu gom tại địa phương. Đối với chất thải nguy hại như pin, bóng đèn, vỏ chai lọ đựng hóa chất; chất thải điện tử như máy tính bàn, laptop, CPU, màn hình, máy in, fax, scan, điện thoại di động, tivi; ắc quy thải bỏ… thì hằng năm, Sở TN&MT TP.HCM đều có chương trình thu gom. Đồng thời các quận huyện cũng có chương trình thu gom các loại chất thải này. Bạn có thể tìm thấy thông tin các điểm thu gom tại website www.hepfu.vn của Quỹ Bảo vệ môi trường, SởTN&MT TP.HCM.Khi tái chế chất thải nghĩa là bạn đã biến hành động thành một phần của giải pháp giảm thiểu ô nhiễm. Là nhân tố quan trọng của xã hội, chúng ta cần nhận thức vai trò quan trọng của mình trong việc bảo vệ môi trường. Thay vì kết thúc vòng đời tại các bãi rác, bạn hãy để rác thải có cơ hội đóng góp cho cuộc sống thêm xanh.

                                                                                                                      Theo thiennhien.net 

Video liên quan

Chủ Đề