Vì sao phân loại thế giới sống

1. Kể tên một số loài mà em biết.

2/ Nhận xét về mức độ đa dạng số lượng loài ở các môi trường sống khác nhau theo gợi ý trong bảng 14.2

Môi trường sốngTên sinh vậtMức độ đa dạng số lượng loài
Rừng nhiệt đới??
Sa mạc??

3/ Kể tên những môi trường sống của sinh vật có ở địa phương em [ví dụ: rừng, ao,...] và lấy ví dụ các sinh vật sống trong mỗi môi trường đó.

Phân loại thế giới sống giúp cho việc xác định tên sinh vật và quan hệ họ hàng giữa các nhóm sinh vật với nhau được thuận lợi.

Ví dụ: việc phân loại thế giới sống giúp ta nhận ra dễ dàng nhóm người cổ đại Homo habilis được cho là có mối quan hệ họ hàng với người hiện đại tên là Homo sapiens.

Homo habilis

Homo sapiens

II. Thế giới sống được chia thành các giới

Giới là bậc phân loại cao nhất của thế giới sống, bao gồm các sinh vật có chung những đặc điểm về cấu trúc tế bào, cấu tạo cơ thể, đặc điểm dinh dưỡng và sinh sản.

Theo Uýt-ti-cơ [R.Whittaker, 1969], thế giới sống được chia thành 5 giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

Thực vật

Nấm

Động vật

Nguyên sinh

Khởi sinh

@386998@

Thế giới sống được phân chia theo các bận phân loại:

Các bận phân loại thế giới sống

@390741@

❓ Tra cứu tài liệu về bậc phân loại từ thấp đến cao của một sinh vật mà em yêu thích.

III. Sự đa dạng về số lượng loài và môi trường sống của sinh vật

1. Sự đa dạng về số lượng loài

  • Số lượng loài trên Trái Đất chưa có số liệu chính xác.
  • Theo ước tính có khoảng 10 triệu loài, tuy vậy các nhà khoa học cho rằng số lượng loài có thể lớn hơn.
  • Ví dụ về loài: hoa hồng, hoa cúc, gà tre, hươu sao,...

2. Sự đa dạng về môi trường sống

Môi trường sống của sinh vật được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

  • Dựa theo không gian địa lí: môi trường sống trên cạn và môi trường sống dưới nước, môi trường đất, sinh vật này là môi trường sống của sinh vật khác,...
  • Dựa theo kiểu khí hậu: môi trường sống nơi có khí hậu khô nóng, môi trường sống có khí hậu lạnh,...

Môi trường sống trên cạn: Rừng nhiệt đới có sự đa dạng về số lượng loài cao.

Môi trường sống dưới nước: Rạn san hô có sự đa dạng về số lượng loài cao nhất ở biển.

Môi trường sống nơi có khí hậu khô, nóng: Sa mạc có sự đa dạng về số lượng loài thấp.

Môi trường khí hậu lạnh, khô: Vùng cực có sự đa dạng về số lượng loài thấp.

❗ Trong một gam đất có thể chứa đến nhiều triệu hoặc nhiều tỉ vi khuẩn, nấm và sinh vật đơn bào. Môi trường đất là nơi trú ẩn của nhiều động vật nhằm tránh khí hậu quá nóng của mùa hè, hoặc quá lạnh của mùa đông và là nơi trốn tránh của kẻ thù ăn thịt.

Dế mèn đào hang trong lòng đất

@395704@@393552@

Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên:

  • Tên địa phương: mỗi địa phương có thể có nhiều tên để gọi cho một sinh vật.
  • Tên khoa học: được đặt ra để thống nhất gọi tên cho sinh vật trên toàn thế giới.

Ví dụ: lợn nhà có nhiều tên gọi khác như heo, hợi, trư; tên khoa học là Sus scofa.

❓ Tìm tên khoa học của cây hoặc con vật mà em yêu thích.

Cách gọi tên khoa học của sinh vật:

  • Tên khoa học của mỗi sinh vật gồm hai phần: tên chi [giống] và tên loài.
  • Tên loài theo danh pháp hai phần bắt buộc phải viết in nghiêng.

Ví dụ, tên hoa học của loài hổ là Panthera tigris, trong đó Panthera là tên chi [giống], tigris là tên loài.

❗ Ai đã đưa ra cách gọi tên khoa học của sinh vật?

Vào năm 1953, nhà sinh vật học Các Lin-nê-ớt [Carl Linnaeus] dựa vào quan sát nhiều sinh vật đã đưa ra cách gọi tên khoa học cho sinh vật.

1. Thế giới sống rất đa dạng về số lượng loài và môi trường sống.

2. Phân loại thế giới sống thành các nhóm khác nhau giúp cho việc xác định tên và quan hệ họ hàng giữa các sinh vật dễ dàng hơn.

3. Thế giới sống được chia thành nhiều giới. Nhà khoa học Uýt-ti-cơ [1969] chia thế giới sống thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

4. Thế giới sống được phân loại theo các bậc phân loại từ thấp đến cao: loài, chi [giống], họ, bộ, lớp, ngành, giới.

5. Mỗi sinh vật có hai cách gọi tên: tên địa phương và tên khoa học.

Page 2

Page 3

Page 4

Khi ta bước vào một nhà sách, ta dễ dàng tìm ra quyển sách mình cần tìm mua nhờ nhân viên nhà sách đã phân loại và sắp xếp sách bài bản dựa trên những tiêu chí nhất định. Trong thế giới sống, các sinh vật cũng được phân loại thành các nhóm, ngành phù hợp. Theo em, chúng ta nên dựa vào những tiêu chí nào để phân loại sinh vật vào các nhóm phân loại?

Thế giới sống vô cùng đa dạng và phức tạp, việc phân loại thế giới sống giúp chúng ta:

  • Gọi đúng tên sinh vật.
  • Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
  • Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.

Có thể dựa vào một số tiêu chí sau để phân loại sinh vật:

  • Đặc điểm tế bào: tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực.
  • Mức độ tổ chức cơ thể: cơ thể đơn bào, cơ thể đa bào.
  • Môi trường sống: môi trường nước, môi trường cạn.
  • Kiểu dinh dướng: tự dưỡng, dị dưỡng.

@1001729@@1001828@@1001889@

Phân loại thế giới sống là cách sắp xếp sinh vật vào một hệ thống theo trật tự nhật định dựa vào đặc điểm cơ thể.

Nhiệm vụ của phân loại thế giới sống là phát hiện, mô tả, đặt tên và sắp xếp sinh vật vào hệ thống phân loại.

Trong nguyên tắc phân loại, các bậc phân loại từ nhỏ đến lớn được sắp xếp theo trật tự:

Loài → chi/ giống → họ → bộ → lớp → ngành → giới.

Trong đó, loài là bậc phân loại cơ bản, bậc phân loại càng nhỏ thì sự khác nhau giữa các sinh vật cùng bậc càng ít.

Phân loại loài hổ Đông Dương và hoa li

2. Tìm hiểu cách gọi tên loài

Tên phổ thông: Cây lúa

Tên khoa học: Oryza sativa [Linnaeus, 1753]

Tên chi: Oryza

Tên loài: Sativa

Tác giả: Linnaeus

Năm công bố: 1753

Tên phổ thông: Cá lóc đen

Tên khoa học: Channa striata [Bloch, 1793]

Tên chi: Channa

Tên loài: Striata

Tác giả: Bloch

Năm công bố: 1793

Tên khoa học thường sử dụng tiếng Latinh và được viết in nghiêng. Từ đầu tiên là tên chi/ giống [viết hoa]; Từ thứ hai là tên loài [viết thường] mô tả tính chất của loài như công dụng, hình dạng, màu sắc, xuất xứ; Tên tác giả; Năm tìm thấy loài đó được đặt sau cùng.

Ví dụ: Sao la [tên khoa học: Pseudoryx nghetinhensis] thuộc giống Pseudoryx, loài nghetinhensis [tên loài được đặt theo tên tỉnh Nghệ Tĩnh trước đây, nay là tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh]. Sao la được tìm thấy lần đầu tiên vào năm 1992 tại Vườn Quốc gia Vũ Quang - Hà Tĩnh.

Sao la [Pseudoryx nghetinhensis]

Sao la được xếp hạng ở mức rất nguy cấp [có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên rất cao] trong Danh lục Đỏ của Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Thế giới cà Sách Đỏ Việt Nam.

III. Các giới sinh vật

Giới là bậc phân loại cao nhất gồm các nhóm sinh vật có chung những đặc điểm nhất định.

Dựa vào đặc điểm cấu tạo tế bào, mức độ tổ chức cơ thể, khả năng di chuyển, kiểu dinh dưỡng, sinh vật được chia thành năm giới:

Thực vật

Nấm

Động vật

Nguyên sinh

Khởi sinh

  • Giới Khởi sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân sơ; sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; môi trường sống đa dạng, đại diện: vi khuẩn E. coli, ...
  • Giới Nguyên sinh gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, phần lớn cơ thể đơn bào, sống tự dưỡng hoặc dị dưỡng; sống trong môi trường nước hoặc trên cơ thể sinh vật đại diện: trùng roi, tảo lục, ...
  • Giới Nấm gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực; cơ thể đơn bào hoặc đa bào, sống dị dưỡng; đại diện: nấm mốc, nấm men, ...
  • Giới Thực vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào; sống tự dưỡng [có khả năng quang hợp], môi trường sống đa dạng, không có khả năng di chuyển; đại diện: rêu tường, dương xỉ, thông đất, lúa nước, ...
  • Giới Động vật gồm những sinh vật có cấu tạo tế bào nhân thực, cơ thể đa bào sống dị dưỡng; có khả năng di chuyển, môi trường sống đa dạng; đại diện: san hô, tôm sông, châu chấu, cá hồi, ếch đồng, thạch sùng. gà lôi, khỉ vàng, ...

Theo Whittaker, 1969, thế giới sống được chia thành năm giới: Khởi sinh, Nguyên sinh, Nấm, Thực vật, Động vật.

IV. Khóa lưỡng phân

Khóa lưỡng phân là cách phân loại sinh cật dựa trên một đôi đặc điểm đối lập để phân chia chúng thành hai nhóm.

Cách xây dựng khóa lưỡng phân: Xác định đặc điểm đặc trưng đối lập của mỗi sinh vật dựa vào đó phân chia chúng thành hai nhóm cho đến khi mỗi nhóm chỉ còn lại một sinh vật.

Ví dụ phân loại thỏ, cá rô phi, chim bồ câu, hoa sen dựa vào khóa lưỡng phân.

Con thỏ

Cây hoa sen

Con cá rô phi

Con chim bồ câu

Sơ đồ khóa lưỡng phân

  • Định loại là việc xác định vị trí phân loại, xác định trên khoa học của một hoặc một nhóm cá thể. Những người chuyên làm công việc định loại mẫu vật được gọi là nhà phân loại học.
  • Có thể xây dựng khóa lưỡng phân cho những sinh vật trong hình 22.6 theo kiểu bảng dấu ngoặc hoặc hàng kép như sơ đồ sau:

1[a]. Sinh vật không có khả năng di chuyển --------------------     ----- Cây hoa sen

1[b]. Sinh vật có khả năng di chuyển -----------------------------     ----- 2

2[a]. Sinh vật không có chân----------------------------------------     ----- Con cá rô phi

2[b]. Sinh vật có chân-------------------------------------------------     ----- 3

3[a]. Sinh vật không biết bay----------------------------------------     ----- Con thỏ

3[b]. Sinh vật biết bay-------------------------------------------------     ----- Con chim bồ câu

Video liên quan

Chủ Đề