C12 là gì

Hiện tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã triển khai tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội trên toàn hệ thống [phạm vi toàn quốc, giao diện và tính năng mới] tại địa chỉ gddt.baohiemxahoi.gov.vn

HƯỚNG DẪN TRA CỨU QUÁ TRÌNH THAM GIA BHXH CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ TRA CỨU KẾT QUẢ ĐÓNG BHXH CỦA DOANH NGHIỆP [MẪU C12]

Lưu ý: Cá nhân tự tra cứu thời gian đóng BHXH của minh qua tin nhắn tại đây: //dailythuetrongdat.com/tra-cuu-thoi-gian-dong-bhxh-cua-ca-nhan

1./ Đăng nhập vào hệ thống của bhxh Việt Nam

Link đăng nhập: //gddt.baohiemxahoi.gov.vn/#/index

Tài khoản đăng nhập: Chính là mã số thuế của công ty

Mật khẩu [Password]: Được cấp bởi BHXH Việt Nam

Gõ mã kiểm tra [các ký tự hiện lên trên màn hình], tick vào Tổ chức rồi chọn Đăng nhập.

Tháng 05/2019, BHXH Việt Nam đã thực hiện cấp lại tài khoản trên hệ thống chung của BHXH Việt Nam vào email đã đăng ký với cơ quan BHXH. Nếu không nhớ mật khẩu, bạn hãy đăng nhập email và tìm lại thư được gửi tới bởi địa chỉ email:

Nếu Đại lý thuế Trọng Đạt đang hỗ trợ Quý Công ty về thủ tục BHXH, hãy liên hệ với chúng tôi để nhận tài khoản và mật khẩu đăng nhập.

Sau khi đã đăng nhập, ở trang chủ, chọn Tra cứu hồ sơ

2./ Tra cứu cho một người lao động cụ thể

Cách tra cứu quá trình tham gia BHXH của một người lao động đang đóng BHXH tại công ty như sau:

Vào tra cứu tham gia BHXH của NLĐ, nhập mã số BHXH của người cần tra cứu [thường trùng với mã sổ BHXH], ấn tra cứu

Kết quả tra cứu toàn bộ quá trình đóng BHXH tại tất cả các đơn vị mà NLĐ đã làm việc

3./ Tra cứu kết quả đóng bhxh của công ty

Kết quả đóng BHXH cho biết doanh nghiệp đóng BHXH cho bao nhiêu người, số tiền đã đóng bao nhiêu, còn nợ bao nhiêu [hoặc đóng dư bao nhiêu]

Vào Tra cứu C12, chọn tháng và năm muốn tra cứu kết quả đóng, ấn tra cứu

Hệ thống sẽ tải kết quả đóng BHXH [dạng PDF] về, bạn mở ra để xem kết quả đóng BHXH của doanh nghiệp.

Theo kết quả dưới đây, DN có 1 người tham gia BHXH, số đã đóng T6 là 0 đồng [do DN đã đóng ngay từ đầu quý 2], số nộp dư là 23.888 đồng.


Xem thêm bài viêt tại: //dailythuetrongdat.com/


[*] Tại thời điểm bạn đọc bài viết này, các quy định có thể đã được sửa đổi, bổ sung hoặc có cách hiểu khác. Bạn vui lòng cập nhật và đối chiếu với quy định hiện hành mới nhất. Bài viết mang tính chất tham khảo, không mang tính hướng dẫn cụ thể cho tổ chức, cá nhân nào.

Đăng ký nhận bản tin

Nhận thông báo cập nhật về thuế; kế toán, kiểm toán; bảo hiểm; doanh nghiệp

Hướng dẫn cách tính, đọc và phân tích mẫu C12-TS về Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Mong tổng đài tư vấn giúp tôi tôi xin cảm ơn.

Tư vấn bảo hiểm xã hội:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới Tổng đài tư vấnVới câu hỏi của bạn về cách đọc mẫu C12-TS về thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội; chúng tôi xin trả lời cho bạn như sau:

Căn cứ theo Phụ lục Quyết định 505/QĐ-BHXH quy định như sau:

Thông báo kết quả đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN  [Mẫu C12-TS]

a] Mục đích: để thông báo chi tiết kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN đối với các đơn vị tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

b] Trách nhiệm lập: cơ quan BHXH.

c] Thời gian lập: hằng tháng.

d] Căn cứ lập: căn cứ số liệu Mẫu D02-TS, D03-TS, D05-TS, C69b-TS, C83b-TS, Mẫu C12-TS tháng trước liền kề, dữ liệu trong phần mềm quản lý thu và các chứng từ nộp tiền trong tháng của đơn vị.

e] Phương pháp lập:

– Các cột 1, 2, 3, 4: ghi số liệu các tiêu thức trên Mẫu D02-TS, D03-TS, D05-TS, C69b-TS, C83b-TS, và các chứng từ nộp tiền của đơn vị theo tháng và theo từng quỹ thành phần vào tương ứng với các tiêu thức và từng quỹ thành phần trong thông báo.

– Cột 5 = Cột 1 + Cột 2 + Cột 3 + Cột 4 theo các chỉ tiêu tương ứng [phần gạch chéo không ghi số liệu]. Đối với số thu thừa không phân bổ vào các quỹ.

Lưu ý:

– Xác định kết quả đơn vị đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động tính đến hết tháng…. năm….: tương ứng với số tiền đơn vị đã đóng BHXH, BHTN cho người lao động như sau:

+ Đơn vị không nợ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN  thì xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN  cho người lao động đến hết tháng ra thông báo.

+ Đơn vị nợ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN  thì xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN cho người lao động tương ứng với số tiền đơn vị đã đóng BHXH, BHTNLĐ, BNN.

 Tư vấn bảo hiểm xã hội trực tuyến 24/7: 1900 6172

Trên đây là bài viết về vấn đề cách đọc mẫu C12-TS về thông báo kết quả đóng bảo hiểm xã hội. Bạn có thể tham khảo thêm tại bài viết:

Thủ tục đăng ký bảo hiểm xã hội lần đầu theo quyết định 595

Đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN lần đầu cho doanh nghiệp

Nếu trong quá trình giải quyết có vấn đề gì vướng mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn trực tuyến 24/7: 1900 6172 để được tư vấn, giải đáp trực tiếp.

Giúp đơn vị nắm được cách xem số liệu và cách tính tiền đóng mẫu C12-Thông báo kết quả thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN hàng tháng

II. Hướng dẫn thực hiện

Mẫu C12 được lập ra dựa trên số liệu tiền đã nộp của tháng trước, số còn nợ của tháng trước, số tiền đã nộp và số phát sinh tháng hiện tại. Khi kết thúc tháng, cán bộ quản lý thu BHXH sẽ căn cứ vào báo cáo tăng, giảm lao động, điều chỉnh mức đóng trong tháng và các chứng từ đã nhận được như: tiền mặt, chuyển khoản, chuyển tiền từ bưu điện, ngân hàng, kho bạc hoặc ủy nhiệm chi của đơn vị nộp vào tài khoản chuyên thu của Bảo hiểm Xã hội.

Chi tiết như sau:

Phần A Kỳ trước mang sang

=> Là số tiền đã nộp thừa, thiếu, lãi chậm nộp của kỳ trước gồm:

  • Cột 1 là số tiền BHXH [bao gồm ốm đau thai sản; hưu trí tử tuất].
  • Cột 2 là số tiền BHYT.
  • Cột 3 là số tiền BHTN.
  • Cột 4 là số tiền BHTNLĐ.
  • Cột 5 [= 1+2+3+4]: là số tiền nộp thừa hoặc nộp thiếu của kỳ trước chuyển sang làm số đầu kỳ này.
  • Dòng A1: tổng số lao động tham gia đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ tính đến cuối tháng trước.
  • Dòng A2.1: Số tiền nộp thừa kỳ trước.
  • Dòng A2.2: Số tiền nộp thiếu kỳ trước.
  • Dòng A3: Số tiền lãi chưa đóng đến cuối kỳ trước [lãi do chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ].
Phần B Phát sinh trong kỳ

=> Là số tiền BHXH phải đóng cho các lao động phát sinh tăng, giảm trong kỳ, tiền lãi chậm đóng nếu có, chi tiết như sau:

Dòng B1: Số lao động: là số lao động hiện đang đóng BHXH tính đến cuối tháng trước

  • 1.1 là số phát sinh tăng lao động tính đến cuối tháng trước bao gồm tăng mới, tăng hợp đồng; tăng do nghỉ thai sản đi làm lại; tăng do điều chuyển đơn vị, chuyển tỉnh; đi làm lại do nghỉ không lương, nghỉ ốm đau…
  • 1.2 là số phát sinh giảm lao động tính đến cuối tháng trước bao gồm giảm hẳn [giảm do nghỉ việc]; qua đời; nghỉ thai sản; nghỉ không lương; nghỉ ốm đau; nghỉ do chuyển đơn vị, chuyển tỉnh…

Dòng B2: Quỹ lương:là tổng mức lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ của lao động tham gia BHXH của đơn vị.

Quỹ lương = Quỹ lương kỳ trước + Quỹ lương kỳ này – Quỹ lương giảm kỳ này.

  • 2.1 là số phát sinh tăng quỹ lương trong tháng này.
  • 2.2 là số phát sinh giảm quỹ lương trong tháng này.

Dòng B3: Phải đóng: là số tiền phát sinh phải đóng kỳ này.

  • 3.1 là số phát sinh tăng phải đóng kỳ này.
  • 3.2 là số phát sinh giảm trong kỳ này.

Dòng B4: Điều chỉnh phải đóng kỳ trước: là số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ phải đóng do báo tăng lao động muộn, báo giảm lao động muộn, điều chỉnh mức đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ.

  • 4.1 là số tiền phải đóng do báo tăng lao động muộn.
  • 4.2 là số tiền phải đóng do báo giảm lao động muộn.
  • 4.3 là là số tiền BHXH tăng hoặc giảm do điều chỉnh mức đóng.

Dòng 5: Lãi [Lãi chậm nộp BHXH được tính trên số tiền nộp BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ của doanh nghiệp chậm đóng từ 30 ngày trở lên, tính từ ngày phải đóng].

  • 5.1 Số tiền tính lãi: là số tiền cuối kỳ bị chậm đóng từ 30 ngày trở lên, tính từ ngày phải đóng. [ Số tiền tính lãi = số tiền phải đóng – số tiền đã đóng được phân bổ].
  • 5.2 Tỷ lệ tính lãi: tỷ lệ này được BHXH Việt Nam thông báo cho các cơ quan BHXH trực thuộc áp dụng theo quy định.
  • 5.3 Tổng tiền lãi [ bằng tỉ lệ tính lãi * sô tiền lãi]: là cộng tổng các khoản phải tính lãi tương ứng với cột BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ.

Chi tiết cách tính lãi chậm nộp BHXH, Anh/Chị xem tại đây

Phần C Số tiền đã nộp trong kỳ

=> Là số tiền đơn vị đã chuyển khoản, nộp tiền trực tiếp vào tài khoản của BHXH cho tháng hiện tại [ghi nhận theo từng chứng từ ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền].

Phần D Phân bổ tiền đóng
  1. Phải đóng: là số tiền BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ đóng thiếu kỳ trước mang sang.
  2. Tiền lãi: là số lãi kỳ trước mang sang.

Chi tiết thứ tự phân bổ BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, Anh/Chị xem tại đây.

Phần Đ Chuyển kỳ sau: 

  1. Số lao động: là số người hiện đang đóng BHXH tại đơn vị đến cuối tháng.
  2. Phải đóng:

2.1 Thừa: Số tiền đóng thừa kỳ này

2.2 Thiếu: Số tiền đóng thiếu kỳ này

3. Thiếu lãi: Số lãi nộp thiếu đến cuối kỳ

Chú ý: dưới cùng của mẫu C12 có phần kết luận chung để nắm được số liệu: số người đã đóng BHXH đến tháng năm, tổng số nộp tiền còn thiếu, thời hạn để kiểm tra điều chỉnh số liệu 

Video liên quan

Chủ Đề