Cá nào có thể bay là là mặt nước

Cá chuồn có vây cứng giống cánh, có thể bay lướt là là trên mặt nước. Cá chuồn có thể tạo ra nhiều lượt bay trong một lần di chuyển, những con khỏe có thể bay đến 180 m mỗi lượt. Tổng lượt bay có thể kéo dài tới 43 giây, đi được quãng đường 400 m. Khả năng bay của cá chuồn chủ yếu nhằm thoát khỏi những kẻ săn mồi.

Vùng biển Quảng Nam - Đà Nẵng được xem là nơi có nhiều cá chuồn nhất ở nước ta. Đây cũng là tỉnh nổi tiếng bởi những món ăn đặc sản được làm từ cá chuồn.

Nhiều món đặc sản cá chuồn có xuất xứ từ Quảng Nam như mắm thính cá chuồn, mít non kho cá chuồn, cá chuồn nướng gập. Trong đó, cá chuồn nướng gập được xem là đặc sản tinh túy của người xứ Quảng.

Trong quá khứ, làng Trà Kiệu, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, từng là kinh đô của quốc gia Chăm Pa, với tên gọi là Simhapura (đô thị sư tử). Chăm Pa là quốc gia chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ (Hindu giáo).

Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Đây từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa, cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pa hay hoàng thân, quốc thích. Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực và là di sản duy nhất của thể loại này tại.

Quảng Nam là nơi sở hữu hai mỏ vàng vào loại lớn nhất Việt Nam hiện nay, đó là mỏ vàng Bồng Miêu và Phước Sơn.

Quảng Nam hiện có 3 đô thị cấp tỉnh gồm thành phố Tam Kỳ, thành phố Hội An và thị xã Điện Bàn. Trong đó, thành phố Tam Kỳ chính là trung tâm chính trị - kinh tế, văn hóa của tỉnh này.

Với diện tích tự nhiên 10.438,4 km2, dân số năm 2015 hơn 1,5 triệu người, tỉnh Quảng Nam có 18 đơn vị hành chính cấp huyện, thị gồm: 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện.

Ở vùng biển Đà Nẵng – Quảng Nam có một loài cá chuồn biết bay như chim. Tại sao chúng có khả năng đặc biệt như vậy, đặc điểm cấu tạo như thế nào, hãy cùng iVIVU khám phá nhé.

Cá chuồn hay còn gọi là cá chuồn bay, có tên gọi khoa học bằng tiếng anh là Exocoetidae. Cá chuồn là dòng cá thuộc bộ cá nhói. Trong đó cá chuồn được tìm thấy có khoảng 64 loài và được chia thành 7 – 9 chi. Theo như những nghiên cứu về hóa thạch của cá chuồn, chúng xuất hiện từ thời Trung cổ và có niên đại khoảng 235 – 124 triệu năm trước.

Cá nào có thể bay là là mặt nước

Hình ảnh: sưu tầm

Cá chuồn có thân hình thuôn dài và hơi dẹt. Một chú cá chuồn bay khi trưởng thành có chiều dài trong khoảng 18 – 30,5cm. Cân nặng của 1 chú cá chuồn khi trưởng thành có thể nặng từ 0,5 – 6kg.

Cá nào có thể bay là là mặt nước

Hình ảnh: sưu tầm

Điểm nổi bật nhất trên cơ thể của cá chuồn chính là phần vây. Chúng có phần vây ức khá lớn và cứng, chúng có thể mở rộng như cánh chim. Đây chính là đặc điểm giúp chúng có thể bay ra khỏi mặt nước.

Cá nào có thể bay là là mặt nước

Hình ảnh: sưu tầm

Cá chuồn có môi trường sống khá rộng rãi. Chúng phân bố ở khắp các vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chúng được tìm thấy rất nhiều tại khu vực Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và vùng biển Caribbean. Tại Việt Nam, có rất nhiều vùng biển tìm thấy dòng cá chuồn bay. Chúng tập trung sống chủ yếu ở các vùng biển thuộc khu vực miền Trung. Chúng sống trải dài từ khu vực Đà Nẵng vào đến Bình Thuận.

Cá nào có thể bay là là mặt nước

Hình ảnh: sưu tầm

Cá chuồn là dòng cá sinh sống thành bầy đàn và đặc tính bay lên không trung để lẩn trốn khỏi kẻ thù. Có thể nói khả năng bay của cá chuồn chính là điểm thu hút của chúng. Một chú cá chuồn khi bay có thể đạt đến tốc độ là 60km/h.

Cá nào có thể bay là là mặt nước

Hình ảnh: sưu tầm

Mỗi một lần bay, chúng có thể bay cao lên đến 1,2m so với mực nước biển và quãng đường bay của chúng có thể lên đến 400m. Một lần bay trên không trung của chúng có thể lên đến 45 giây. Cá chuồn thường có tập tính kiếm ăn vào ban đêm, chúng kiếm thức ăn ở gần với mặt nước. Thức ăn của cá chuồn chủ yếu là các sinh vật phù du, sinh vật không có xương sống và một số loài vi khuẩn.

TPO - Trên mặt biển hàng trăm con cá tập trung lại phóng lên không trung cách mặt nước vài mét rồi bay xa vài chục mét, thậm chí trên trăm mét. Cá chuồn hay cá bay, có thể tìm thấy ở khắp các đại dương, đặc biệt là các vùng nước ấm nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới.

Cá chuồn có một cơ thể rất rắn chắc, vây ngực rất dài, lại nằm sát vào 2 bên mình, vây đuôi ở dưới dài hơn ở trên, kết cấu này của vây giúp cá chuồn có đủ các điều kiện để bay.

Trước khi cá chuồn bay lên, đầu tiên là quẫy vây ngực, đuôi quạt mạnh sang 2 bên, nâng tốc độ bơi lên nhanh nhất. Sau đó dựa theo lực nâng do vây ngực tạo ra và lực đẩy về phía trước do vây đuôi tạo ra phóng lên khỏi mặt nước.

Khi cá chuồn vọt mạnh khỏi mặt nước, cặp vây trước to rộng của nó xòe ra như cách chim, tạo ra lực nâng nâng nó lên khỏi mặt nước và tạo đà bay xa.

Clip nguồn youtube

Vì sao cá thích bơi ngược dòng?

Khi bơi xuôi theo dòng nước để kiếm mồi, cá phải tốn nhiều sức lực đuổi theo con mồi. Còn bơi ngược dòng thì lại khác, cá chỉ cần há miệng ra, thức ăn có thể đã lọt vào cổ họng.

Bơi ngược dòng tuy hơi chậm, nhưng có thể khống chế được phương hướng. Bơi xuôi dòng nước rất khó điều chỉnh, dễ bị dồn đến khu vực nguy hiểm.

Ngoài ra, khi thở, cá phải không ngừng nuốt nước vào, dưỡng khí sẽ được hấp thu trong mang. Khi cá bơi ngược dòng, nuốt nước tương đối dễ nên hô hấp cũng thoải mái. Chính vì các lý do trên, cá ở trong sông rất thích bơi ngược dòng.

Vì sao cá chết lại nổi?

Các loài vật khác khi chết dưới nước thường chìm, riêng cá lại nhanh chóng nổi lên mặt nước. Một cơ chế hoá học đặc biệt đã khiến chúng như vậy.

Cá nặng hơn không đáng kể so với môi trường nước xung quanh. Chúng gần như có lực nổi trung tính, nghĩa là sức nặng khiến nó chìm xuống cân bằng với lực bên trong cơ thể khiến con vật nổi lên. Điều đó cũng có nghĩa là cá không phải nỗ lực quá nhiều để có thể giúp mình nhô lên khỏi mặt nước hay lặn xuống đáy.

Càng xuống sâu dưới nước áp suất càng tăng. Hầu hết các loài cá chống lại sự thay đổi này bằng cách sử dụng một túi nhỏ trong cơ thể gọi là bong bóng hơi hoặc bong bóng khí. Nước đi vào miệng cá và đi ra qua mang. Tại mang, ôxi được trao đổi và được hemoglobin chuyển tới mạch máu. Hemoglobin cũng giải phóng một phần oxy đó vào bong bóng.

Lượng oxy trong bong bóng sẽ quyết định độ nổi của cá. Nếu chú cá bắt đầu chìm, oxy sẽ được hấp thụ vào bong bóng. Nếu chú ta nổi lên quá cao, khí sẽ được khuyếch tán bớt vào máu và thoát ra qua mang.

Bong bóng cá giống như thiết bị cân bằng độ nổi trong các máy lặn ngày nay. Khi áp suất khí bên trong giảm, bong bóng nhỏ lại, thể tích giảm và lực đẩy Archimedes giảm giúp cá lặn sâu hơn.

Ngược lại, áp suất tăng khiến bong bóng nở ra, thể tích tăng và lực đẩy Archimedes tăng giúp cá nổi lên.

Nhờ đó, cá có thể điều chỉnh cơ thể lơ lửng ở một độ sâu nhất định mà gần như không cần phải bơi.

Bình thường, bong bóng màu xanh giúp con vật giữ cân bằng trong nước. Khi cá chết, toàn bộ khoang bụng, ruột và bong bóng của nó đều đầy khí khiến con vật nổi lên.