Ca sĩ phượng mai chết chưa là ai?

Tiểu sử Phượng Mai

Tên thật: Đang cập nhật

Nghệ danh: Phượng Mai

Nickname: Tiểu Lăng Ba

Ngày sinh: 29/10/1956

Quê quán: TPHCM

Quốc gia: Đang cập nhật

Giải thưởng:

Đang cập nhật

Thông tin thêm:

Sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật nổi danh trong sân khấu tuồng cổ. Phượng Mai là cháu ngoại của nữ nghệ sĩ Cao Long Ngà của sân khấu hát bộ, cùng thời với Bà Năm Sa Đéc.Phượng Mai thuộc về thế hệ thứ 5 trong gia đình nghệ sĩ này Cuối năm 1979, Phượng Mai theo chồng định cư ở Tây Đức trong 15 năm. Từ năm 1994, gia đình đổ vở, cô sang qua California định cư, sống với 2 con. Ở hải ngoại suốt 19 năm, Phượng Mai vẩn sống bằng nghề hát vì cô giỏi về mọi mặt. trong lãnh vực tân nhạc, cô được các trung tâm băng nhạc lớn mới thu thanh thu hình [Thúy Nga, Làng Văn, Giáng Ngọc] được mời đi show tân nhạc, cải lương và Hồ Quảng, hát chung với Hương Lan các vở tuồng.


Nghệ sĩ Phượng mai tâm sự chị theo chồng sang Tây Đức theo diện đoàn tựu gia đình năm 1979. Sau 2 năm, chị sang Mỹ gầy dựng nhiều chương trình cải lương được kiều bào yêu thích. Thế nhưng, chuyện chiọ tâm đắc nhất chính là truyền đạt kinh nghiệm trong diễn xuất cải lương cho diễn viên trẻ .

Bạn đang xem: Nghệ sĩ phượng mai

"Các bạn diễn viên trẻ tại tiểu bang California – Mỹ rất yêu thích bộ môn này. Hầu hết đều là thanh niên có quốc tịch Mỹ, tất cả đều sinh ra và lớn lên tại Mỹ, có em nói tiếng Việt không rành nhưng cực kỳ mê đắm bộ môn cải lương. Tôi cảm thấy ấm lòng vì có thêm nhiều học trò. Sau vở “Trưng Nữ liệt quốc” nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, đông đảo khán giả kiều bào đã đến xem và cổ vũ cho các diễn viên trẻ, đó là điều phấn khởi để tôi tiếp tục truyền đạt những kiến thức cho việc giữ lửa nghề trên đất Mỹ", NS Phượng Mai chia sẻ.




*Từ năm 1990 đến nay chị thường xuyên về nước tham gia biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật cứu trợ đồng bào bị thiên tai và công tác từ thiện. Đồng thời đứng ra tổ chức thực hiện nhiều vở cải lương video phát hành trong và ngoài nước. Mới đây chị đã đưa lên sàn quay chương trình cải lương tuồng cổ kỷ niệm 50 năm gắn bó với sân khấu. Vì sao chị quyết định thực hiện chương trình cải lương tuồng cổ 50 năm gắn bó với thế giới tuồng cổ?

- Tôi làm một chương trình kỷ niệm với nghề. Có người chất vấn tôi rằng sự nghiệp có quá nhiều vai diễn cũng đủ để kỷ niệm cớ gì lại làm chương trình này cho mất công.

Thế nhưng, đối với tôi, có cơ hội để đúc kết, để nhìn lại bao giờ cũng hay. Thực ra thế giới tuồng cổ mênh mông, vô tận có học hoài cũng thấy thiếu. 50 năm qua biết bao nhiêu tình....nhiều tình cảm đã chất chứa trong lòng mà công chúng đã tặng cho tôi nay phải tri ân và đền đáp.



Mỗi lần trở về nước điều gì làm cho chị cảm thấy hạnh phúc nhất?

Tôi là người con thứ 7 trong gia đình có đến 13 anh chị em. Nhưng bây giờ chỉ còn có 6 người, vì một số người bệnh hồi nhỏ đã mất. Mẹ tôi năm nay đã ngoài 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh, niềm hạnh phúc của tôi là mỗi lần về nước được chăm sóc mẹ già.

Bên cạnh đó, tôi rất vui mừng được tham gia những chương trình văn nghệ từ thiện, nhất là gây quỹ ủng hộ đồng bào lũ lụt ở miền Tây và miền Nam.

*Cuộc sống gia đình của chị ở bên Mỹ có thuận buồm xuôi gió, nghe nói chị đã cho con gái theo nghề mẹ?

- Cuộc sống riêng của tôi không mấy hạnh phúc, nhưng quá khứ đã trôi qua, hiện giờ tôi đã có mái ấm gia đình mới và rất mãn nguyện với niềm hạnh phúc này. Con gái tôi, cháu Thảo Sương sau khi vào đại học đã tập làm ca sĩ, cháu thích nhạc trẻ và mong ước có dịp về quê hương trình diễn chung với mẹ. Con trai tôi cũng đã trưởng thành, cháu cũng đã từng theo mẹ về quê hương trong dịp hè hàng năm...

Xem thêm: Gu Mặc Thanh Lịch Của Ca Sĩ Jessica `, Ca Sĩ Jessica Simpson



* Chị còn nhớ ký ức của ngày còn thơ, được khán giả sân khấu đặt cho biệt danh Tiểu Lăng Ba?

- Nhắc đến những kỷ niệm đó tôi nhớ bà ngoại tôi, bà bầu Cao Long Ngà, chính bà đã khai sáng con đường vào nghề của tôi. Biệt danh Tiểu Lăng Ba là một phần cuộc đời tôi, nó nhắc tôi sống xứng đáng với tình thương của công chúng. Tôi vẫn luôn nói với các học trò của mình, những thanh niên Mỹ lớn lên ở hải ngoại về tinh thần lao động nghệ thuật hăng say của bà tôi, đồng thời kể về nhiều tấm gương lao động miệt mài để góp phần mang lại nhiều thành tựu nghệ thuật cho nước nhà.

*Năm 1976, khi 24 đoàn nghệ thuật trong miền Nam tập trung về Sài Gòn để dự Hội nghị sân khấu, chị đã vinh dự được chọn đóng vai Thái hậu Dương Vân Nga để biểu diễn phục vụ đại hội. Ký ức đó thường gợi chị nhớ đến điều gì?

- Một chi tiết mà cho đến bây giờ tôi vẫn nhớ, đó là trước lúc mở màn, tôi đứng bên trong vạch màn xem lén khán giả. Tim tôi dường như có ai bóp chặt khi tôi nhìn thấy bên dưới khán phòng, hàng ghế danh dự có đến năm bà “Thái hậu”: Bạch Tuyết, Ngọc Giàu, Lệ Thủy, Diệu Hiền, Mỹ Châu ngồi xem...linh cảm báo cho tôi biết mìng phải cố gắng diễn để không bị các chị đã từng nổi danh với vai diễn này chê. Tan suất diễn, NSND Phùng Há đã lên sân khấu tặng hoa và ôm hôn tôi. Sau này chị Bạch Tuyết có nhận xét tôi đã có nhiều sáng tạo mới để nhân vật tươi trẻ hơn, mền mại hơn trên sân khấu.



* Thần tượng trong đời người luôn có một phần đóng góp rất lớn đối với một diễn viên trẻ. Chị xem ai là thần tượng và chị học ở người đó bí quyết gì để nuôi lớn ý chí phấn đấu?

- Cô Thanh Nga là thần tượng trong cuộc đời tôi. Ngày xưa, lúc tôi hát ở Huỳnh Long, cô hát ở Thanh Minh, Dạ Lý Hương, hôm nào nghĩ hát tôi thường đi bộ đến rạp Quốc Thanh để xem cô Nga diễn. Một lần nghe tôi khen cặp lông nheo của cô đẹp, cô lập tức tháo ra tặng cho tôi.

Ngộ lắm nha! Trong giới nghệ sĩ hiếm ai tặng đồ hát cho ai, vì người ta quan niệm đó là hiện tượng tự làm mất duyên. Nhưng với cô Nga thì không, tôi cảm động vô cùng. Thú thật tôi chưa bao giờ được hát chung với cô Nga, nhưng qua những buổi trò chuyện tôi đã học ở cô rất nhiều. Nhất là nét diễn nội tâm và giọng ca chân phương, gợi mở biết bao nỗi niềm.

Ngày cô Nga mất, đang hát ở miền Trung tôi lập tức xin đoàn cho về Sài Gòn để thắp nén hương trên bàn thờ cô. Cho đến bây giờ mỗi khi ra sân khấu diễn tôi đều cầu nguyện cô Nga, cô không chỉ là thần tượng mà trong lòng tôi cô còn là người thầy, người chị tinh thần đáng kính.


Sau chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” mà chị đã được mời tham gia cách đây không lâu, chị nhận xét điều gì về hoạt động sân khấu trong nước? Những chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, “Chuông vàng vọng cổ” được bán ở Mỹ có thu hút khán giả trẻ hay không?

- Từ lúc chương trình “Vầng trăng cổ nhạc” và “Chuông vàng vọng cổ” được tổ chức, dư luận khán giả ở Mỹ và các nước Tây Âu rất hoan nghênh. Đối với bà con kiều bào hoạt động sân khấu trong nước luôn được quan tâm. Tôi rất vui vì được dịp góp mặt trong chương trình với vai Triệu Tử, một nhân vật mà tôi rất tâm đắc từ năm 16 tuổi. Tôi nghĩ đã làm được một nhịp cầu nối, không chỉ với khán giả trong nước mà còn ở hải ngoại, luôn hướng về quê hương, thiết tha bảo vệ những bài bản vọng cổ, những vai diễn để đời trên sân khấu. Có như vậy cải lương mới không chết, sân khấu mới có dịp cọ xác với đời sống và phát triển mạnh hơn.


NS Phượng Mai đã từng về VN, tham gia cùng CLB Sân khấu Lạc Long Quân trao quà từ thiện cho trẻ em mồ côi tại Chùa Kỳ Quang, Gò Vấp, TPHCM. Chị xúc động nói: “Tôi hạnh phúc lắm khi cùng các bạn diễn viên trẻ làm việc thiện nguyện. Mang những món quà vật chất và tinh thần đến trao tặng các em mồ côi, tạo thêm điều kiện để các em phấn đấu trong học tập, trở thành người hữu ích cho xã hội. Các học trò tôi – những thanh niên Mỹ xa quê nhà cũng sẽ lần lượt về VN để làm công tác từ thiện, đó là tâm nguyện rất đáng trân trọng” – NS Phượng Mai đã chia sẻ.

Trong số rất nhiều nghệ sĩ cải lương tên tuổi ngày trước có lẽ khán giả không thể quên được hình ảnh của Hoàng hậu không đầu - Phượng Mai. Chính vai diễn này đã đưa tên tuổi của nữ nghệ sĩ lên một bước mới, những thước phim kinh dị ngày xưa đến bây giờ nhớ lại vẫn khiến khán giả rùng mình.

Cuộc sống của nghệ sĩ Phượng Mai thời điểm hiện tại. [Ảnh: FB]

>>> Xem thêm tại đây: Nghệ sĩ cải lương Hồng Nga: 18 năm mất con, về già sống cảnh cô độc

Vai diễn gây ám ảnh nhất của nghệ sĩ Phượng Mai

Trong thời buổi công nghệ phát triển có rất nhiều phim điện ảnh ra mắt, trong số đó cũng có nhiều phim kinh dị chân thật đến độ khiến khán giả khóc thét. Nếu như nhận xét bộ phim hay vở tuồng nào đã từng coi khiến chúng ta sợ nhất có lẽ nhiều khán giả sẽ chọn Hoàng hậu không đầu.

Vai diễn Hoàng hậu để đời của Phượng Mai. [Ảnh: FBNV]

Hoàng hậu không đầu là một câu chuyện đau thương của công chúa Huyền Sương [Phượng Mai thủ vai] sau khi được gả cho Hoàng đế Khánh Tiên [Minh Vương thủ vai]. Vì bị mưu hại trong cung nên Huyền Sương chịu án nặng nhất, do oán hận không thể siêu thoát nên mỗi khi về đêm Hoàng hậu lại xuất hiện với hình ảnh không đầu đi xin sữa cho con và đi lững lờ trên mặt đất, hát ru con.

Những hình ảnh kỹ thuật thô sơ nhưng gây chú ý người xem. [Ảnh: FB]

Sở hữu công nghệ làm phim còn thiếu kỹ thuật nhưng Hoàng hậu không đầu đã tạo nên một tiếng vang lớn, đây là thước phim gây ấn tượng lớn ở tuổi thơ vì những câu hát thê lương của Phượng Mai. Bản thân người viết ngày còn nhỏ cũng khá sợ những thước phim này, chỉ cần nghe TV nhà ai đang phát đoạn xin sữa hay ru con sẽ "chạy mất dép". Tuy nhiên, nếu ai đã từng được thưởng thức những giai điệu cải lương thì có lẽ sẽ rất yêu quý bộ môn nghệ thuật đặc biệt này.

>>> Xem thêm tại đây: "Hoàng đế vọng cổ" Minh Cảnh: Giàu có và trắng tay đều từ sân khấu

Cuộc sống hiện tại của nữ nghệ sĩ

Từ sau vai diễn này Phượng Mai cũng có rất nhiều vở tuồng để đời, tuy nhiên nữ nghệ sĩ lại sang nước ngoài định cư và không còn hoạt động sôi nổi. Mặc dù vậy Phượng Mai vẫn có niềm đam mê nghệ thuật, cô mở lớp dạy cải lương cho người Mỹ.

Phượng Mai dạy nghệ thuật cải lương cho nhiều bạn trẻ tại Mỹ. [Ảnh: FBNV]

"Các bạn diễn viên trẻ tại tiểu bang California – Mỹ rất yêu thích bộ môn này. Hầu hết đều là thanh niên có quốc tịch Mỹ, tất cả đều sinh ra và lớn lên tại Mỹ, có em nói tiếng Việt không rành nhưng cực kỳ mê đắm bộ môn cải lương. Tôi cảm thấy ấm lòng vì có thêm nhiều học trò. Sau vở Trưng Nữ liệt quốc nói về cuộc khởi nghĩa của hai bà Trưng, đông đảo khán giả kiều bào đã đến xem và cổ vũ cho các diễn viên trẻ, đó là điều phấn khởi để tôi tiếp tục truyền đạt những kiến thức cho việc giữ lửa nghề trên đất Mỹ", nữ nghệ sĩ chia sẻ.

Cô có dịp hội ngộ cùng Hương Lan, hát lại những ca khúc cũ. [Ảnh: FBNV]

Cách đây không lâu nữ nghệ sĩ có dịp họp mặt với Hương Lan, cả hai cùng trình bày những ca khúc ngày xưa. Theo như vlog của nghệ sĩ Bảo Lộc, Phượng Mai có những chia sẻ: "Mấy chục năm rồi mới có cơ hội chị em chúng tôi đứng chung sân khấu. Tôi rất cảm ơn chị sắp xếp thời gian đến với tôi, không biết nói sao nữa".

Về cuộc sống hôn nhân, Phượng Mai cho biết cô không mấy hạnh phúc nhưng điều đó đã qua và hiện tại có mái ấm gia đình mới. Con trai và con gái đều đã lớn, cô chị muốn nối nghiệp mẹ làm ca sĩ.

Dù hiện tại nghệ sĩ Phượng Mai không có nhiều hoạt động cũng như rất hiếm khi nói về đời sống cá nhân. Tuy nhiên, những vai diễn của nữ nghệ sĩ vẫn còn mãi với người hâm mộ cải lương, tuồng cổ Việt Nam.

Ảnh: Tổng Hợp

Video liên quan

Chủ Đề