Cá tràu là gì

Tôi ở Quảng Nam nên thuộc mấy câu ca dao này: Khoai môn nấu với cá tràu/Nuốt chưa khỏi cổ gật đầu khen ngon. Chê bai lòng tham của ai đó thì lại nói: Coi chó ngó cá tràu. Hò nhân ngãi đối đáp thắm thiết và dí dỏm hơn: Tương phùng bạn với tương tri/Con cá nằm dưới cỏ cá chi rứa chàng?/Tương phùng bạn với tương tri/Cá nằm dưới cỏ có khi cá tràu…

Sau này, đọc sách vở thì biết thêm nó thuộc họ cá quả và có nhiều tên khác tùy theo vùng miền như cá chuối, cá lóc, cá xộp, cá trõn, cá đô… thuộc họ Channidae. Họ này có hai chi là Channa hiện có 34 loài và chi Parachanna hiện có 3 loài ở châu Phi. Cá tràu ở Việt Nam đa phần thuộc chi Channa maculata.

Từ lâu cá tràu được xem như một vị thuốc quý. Ông bạn tôi làm nghề Đông y nói thịt cá này có tính bình, vị ngọt có khả năng phòng chữa bệnh nan y; có tác dụng khử thấp, trừ phong; bổ gân xương, tạng phủ, bổ khí huyết, trừ đàm, các bệnh về phổi, bồi bổ cho người mới khỏi bệnh... Ông bạn còn nói ông bà ngày xưa thường chế biến cá tràu làm món ăn chữa bệnh và bồi bổ sức khỏe như chữa cảm lạnh, tỳ vị, giải phong hàn, đau đầu, nghẹt mũi, ho đờm nhiều, hỗ trợ điều trị tăng huyết áp, bổ nguyên khí, thông tiểu, thanh nhiệt…

Nghe ông thầy thuốc bắc kể một hơi dài khiến ký ức cá tràu của tôi sống lại!

Nhớ lần nọ ra công tác vùng Đồng Giao, Thanh Hóa những năm còn bao cấp, tôi từng được đãi món “cá tràu tiến vua” và được các bạn ở đó giải thích: loài cá tiến vua được ghi vào trong sử sách từ triều đại nhà Đinh và Tiền Lê là cá tràu và cá rô! Là một người say mê nghề câu cá, một anh kể rằng anh đã nghe các cụ kể lại ngày xưa người dân kinh thành Hoa Lư mỗi khi bắt được loài cá này đều cống nạp lên nhà vua. Cá ở vùng núi đá vôi Hoa Lư mới có được thứ thịt thơm, dai, ngọt rất đặc biệt. Hàng năm vào mùng 7 tháng giêng âm lịch các làng trong vùng tổ chức lễ hội, làm món canh cá tràu hoặc cá nướng để cung tiến… Nghe nói hiện nay, loại cá tràu vùng này được một số nhà hàng ở xã Ninh Hải, khu di tích Bái Đính, Tràng An… giới thiệu như một đặc sản thu hút khách.

Tác giả mua cá tràu [ảnh chụp trước khi có dịch Covid-19]

ẢNH: T.Đ.T

Hồi làm phóng viên, sang chiến trường ở Stung Treng [Campuchia], tôi thường gặp giống cá tràu bông nặng 3-5 kg mỗi con, được bộ đội và người dân trên các làng nổi dọc sông Mê Kông đánh bắt thường xuyên. Nhưng có lẽ cá trên sông Mê Kông thịt mềm và không thơm ngon như cá tràu đồng ở Quảng Nam. Suốt các vùng Duy Xuyên, Đại Lộc, Điện Bàn…, món cá tràu đồng nấu óm [hay nấu ám] luôn hấp dẫn để ăn với mì Quảng hay bún; đặc biệt càng hấp dẫn trong những mâm nhậu ở quê, có thể cuốn với rau sống, bánh tráng…

Cá tràu đồng nổi tiếng ở một quán mì Quảng ở thị trấn Ái Nghĩa chỉ to bằng cổ tay trở lại nhưng thịt chắc và thơm. Ông chủ chuỗi thương hiệu mì Xứ Quảng là người Gò Nổi còn có kinh nghiệm dùng nước chuối chát đổ vào nồi nhưn hoặc rửa bằng nước muối để xử lý vị tanh của cá. Cá tràu nấu ám cũng không thể thiếu món nghệ tươi giã nhỏ làm gia vị…

Khi còn công tác ở ngành nông nghiệp sau 1975, tôi thường đi về vùng nông thôn. Những đêm ở lại các hợp tác xã thế nào cũng được đãi món cá tràu và thường được mời món lòng cá tràu. Món lòng cá sau khi loại bỏ mật và rửa sạch với nước muối, thường được thêm gia vị rồi chưng cách thủy hay xào lăn để đãi khách quý hoặc người lớn tuổi nhất trong bàn, để tỏ lòng tôn trọng theo tục lệ người Quảng xưa. Trong Nam bộ cũng có lệ này và được các bạn tôi gọi là “món kính”!

Nhưng ở Nam bộ, con cá tràu được gọi là cá lóc với nhiều cách chế biến: mắm [cá lóc] thái, khô cá lóc rất hấp dẫn. Đứa cháu tôi làm dâu ở TP. Cần Thơ, nhà có mấy công ruộng, mương rạch chằng chịt quanh năm nuôi cá lóc. Mỗi lần chuẩn bị về quê, bao giờ cháu cũng bắt cá, mổ bụng rồi tẩm gia vị phơi khô mang về tặng chú. Còn tôi thì dùng món này nướng lên để đãi bạn mỗi lúc tụ tập cuối tuần…

Cá tràu [cá lóc] nướng

ẢNH: T.Đ.T

Một anh bạn dân xứ Quảng định cư bên Mỹ kể với tôi hồi nhỏ ở quê anh cũng từng ra đồng tát cá; trèo lên các lò gạch để nướng cá hoặc kẹp cá tràu với lá chanh vào bẹ chuối để nướng với lửa rơm. Lớn lên một chút anh thường đi theo các cụ già thả vịt câu cá tràu ổ. Có lúc anh say sưa ngồi ngắm đàn cá tràu con đỏ ửng rồi đưa vợt xúc về nuôi… Ở Mỹ, anh ăn đủ thứ tôm cá vì ở gần khu chợ bán hải sản, nhưng lòng vẫn thèm ăn lại một bữa cá tràu nướng hoặc nấu ám ở quê nhà, nhất là khi mùa mưa bắt đầu. Anh nói đó chính là mùi vị của quê nhà mà anh vẫn mang theo. Có lần anh bạn gửi tin nhắn Messenger cho tôi hỏi đã đến mùa mưa chưa, để anh đặt vé về. Mấy hôm sau, anh lại gọi trên Viber và nhắc tôi “viết cái gì về con cá tràu của quê mình đi, đọc cho đỡ thèm! Tau về đợt ni, nhớ dẫn đi Đại Lộc ăn mì Quảng cá lóc hay cá tràu nấu ám nghe!”.

Ôi, đôi khi một cái mùi vị gì đó của một món ăn, cũng làm tình yêu trong mỗi người thức dậy, cái mùi vị của kỷ niệm chăng? Nhưng bạn tôi ơi, dịch giã kéo dài 2 năm nay, kể từ ngày tôi nhận tin nhắn của bạn cho tới bây giờ, thành ra món cá tràu dường như đã đi vào ký ức! 

Tin liên quan

Bài này nói về một họ cá; để tìm hiểu về loài cá quả hay cá chuối phổ biến tại Việt Nam, xem bài Channa maculata hoặc Channa argus; để tìm hiểu về loài cá sộp/xộp, xem bài Channa striata.

Họ Cá quả [tên khác: Cá chuối, Cá lóc, Cá sộp, Cá xộp, Cá trầu, cá trõn, Cá đô, tùy theo từng vùng] là các loài cá thuộc họ Channidae. Họ này có 2 chi còn loài sinh tồn là Channa hiện biết 39 loài, Parachanna hiện biết có 3 loài ở châu Phi.

Họ Cá quả

Một con cá lóc

Phân loại khoa họcGiới [regnum]AnimaliaNgành [phylum]Chordata Nhánh Craniata Phân ngành [subphylum]VertebrataPhân thứ ngành [infraphylum]GnathostomataLiên lớp [superclass]OsteichthyesLớp [class]ActinopterygiiPhân lớp [subclass]NeopterygiiPhân thứ lớp [infraclass]Teleostei Nhánh OsteoglossocephalaiNhánh ClupeocephalaNhánh EuteleosteomorphaNhánh NeoteleosteiNhánh EurypterygiaNhánh CtenosquamataNhánh AcanthomorphataNhánh EuacanthomorphaceaNhánh PercomorphaceaeNhánh Anabantaria Bộ [ordo]AnabantiformesPhân bộ [subordo]ChannoideiHọ [familia]ChannidaeCác chi

  • Channa
  • † Eochanna
  • Parachanna

Ở Việt Nam chủ yếu là Channa maculata [có tài liệu gọi là Ophiocephalus maculatus[1] / Bostrychus maculatus] và Channa argus [hay còn gọi là Ophiocephalus argus tức cá quả Trung Quốc].

Vây lưng có 40 - 46 tia vây; vây hậu môn có 28 - 30 tia vây, vảy đường bên 41 - 55 cái. Đầu cá quả Channa maculata có đường vân giống như chữ "nhất" và hai chữ "bát" còn đầu cá Channa argus tương đối nhọn và dài giống như đầu rắn. Đầu của chúng bẹt so với thân, vảy tạo vân màu nâu xám xen lẫn với những chỗ màu xám nhạt. Lưng có màu đen ánh nâu.

Chúng có thể sống trong các môi trường nước thiếu oxy, là loài cá sống trong môi trường nước ngọt. Chúng tìm thấy ở các khu vực nhiệt đới như châu Phi và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc, Triều Tiên, Sri Lanka, Việt Nam v.v, ở đó chúng được coi là loài cá đặc sản.

  • Môi trường: Nước ngọt; độ sâu sinh sống từ 0 đến 30 m trong các sông, suối, ao, hồ và trong các ao nuôi nhân tạo. Chúng sinh sống ở tầng nước giữa và thấp, hay tìm thấy trong các ao hồ có nhiều rong cỏ và nước đục.
  • Nhiệt độ: 7 - 35 °C
  • Vĩ độ: 40°bắc - 10°bắc

Họ này theo truyền thống xếp trong bộ Perciformes[2], tuy nhiên gần đây người ta đã xem xét lại phát sinh chủng loài của cá và đề xuất tách họ này sang bộ Anabantiformes[3].

Họ Cá quả [Channidae]
  • Chi Cá lóc [Channa]
    • Channa amphibeus
    • Channa andrao - cá lóc cầu vồng vây xanh
    • Channa argus - cá lóc Trung Quốc
    • Channa asiatica - cá trèo đồi, cá tràu tiến vua
    • Channa aurantimaculata - cá lóc Ấn Độ
    • Channa aurantipectoralis
    • Channa bankanensis
    • Channa baramensis
    • Channa barca - cá lóc Hoàng Đế
    • Channa bleheri - cá lóc cầu vồng ngũ sắc
    • Channa burmanica
    • Channa cyanospilos
    • Channa diplogramma
    • Channa gachua - cá chòi[4]
    • Channa harcourtbutleri
    • Channa hoaluensis[5] - cá lóc vây xanh Hoa Lư
    • Channa longistomata - cá trẳng, pa cẳng[4]
    • Channa lucius - cá dày
    • Channa maculata - cá chuối hoa
    • Channa marulioides - cá lóc vẩy rồng
    • Channa marulius - cá lóc mắt bò, cá lóc khổng lồ
    • Channa melanoptera
    • Channa melanostigma
    • Channa melasoma
    • Channa micropeltes - cá lóc bông
    • Channa ninhbinhensis[5] - cá lóc vây xanh Ninh Bình
    • Channa nox
    • Channa orientalis - cá chành dục[4]
    • Channa ornatipinnis
    • Channa panaw
    • Channa pardalis
    • Channa pleurophthalma
    • Channa pomanensis
    • Channa pseudomarulius
    • Channa pulchra - cá lóc pháo hoa đốm vàng
    • Channa punctata
    • Channa shingon - cá lóc vây xanh Đài Loan
    • Channa stewartii - cá lóc tiểu hoàng đế
    • Channa striata - cá lóc đồng, cá lóc đen
  • Chi †Eochanna:
    • †Eochanna chorlakkiensis
  • Chi Cá lóc Châu Phi [Parachanna]
    • Parachanna africana
    • † Parachanna fayumensis
    • Parachanna insignis
    • Parachanna obscura

Cá quả lớn tương đối nhanh. Con lớn nhất dài đến 1 mét, nặng đến 20 kg, cá 1 tuổi thân dài khoảng 19 – 39 cm, nặng 95 - 760g; cá 2 tuổi thân dài 38,5–40 cm, nặng 625 - 1.395g; cá 3 tuổi thân dài 45–59 cm, nặng 1,5 - 2,0 kg [con đực và cái chênh lệch lớn]; khi nhiệt độ trên 20 °C sinh trưởng nhanh, dưới 15 °C sinh trưởng chậm. Cá từ một năm tuổi trở lên đã có khả năng sinh sản. Mùa sinh sản là từ tháng 4-7 hàng năm. Cá bố mẹ có tính ấp trứng và nuôi con.

Cá chuối là loại cá ăn thịt. Thức ăn khi nhỏ [thân dài 3 – 8 cm] là côn trùng, cá con và tôm con; khi thân dài trên 8 cm ăn cá con. Khi trọng lượng nặng 0,5 kg chúng có thể ăn tới 20% trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Trong điều kiện nuôi nhân tạo, chúng cũng ăn thức ăn chế biến.

Năm 2020 người ta thiết lập họ Aenigmachannidae để chứa 2 loài của chi Aenigmachanna, do cho rằng chúng đã tách khỏi Channidae khoảng 34 tới 109 triệu năm trước, đủ để coi là một họ riêng biệt.[6]

  • Chi Aenigmachanna
    • Aenigmachanna gollum[7]
    • Aenigmachanna mahabali[8]
  • Channa maculata
  • Cá quả Trung Quốc

  1. ^ Cá quả Ophicocephatus maculatus tại Từ điển bách khoa Việt Nam
  2. ^ Family Channidae - Snakeheads
  3. ^ Ricardo Betancur-R., Richard E. Broughton, Edward O. Wiley, Kent Carpenter, J. Andrés López, Chenhong Li, Nancy I. Holcroft, Dahiana Arcila, Millicent Sanciangco, James C Cureton II, Feifei Zhang, Thaddaeus Buser, Matthew A. Campbell, Jesus A Ballesteros, Adela Roa-Varon, Stuart Willis, W. Calvin Borden, Thaine Rowley, Paulette C. Reneau, Daniel J. Hough, Guoqing Lu, Terry Grande, Gloria Arratia, Guillermo Ortí, 2013, The Tree of Life and a New Classification of Bony Fishes, PLOS Currents Tree of Life. 18-04-2013. Ấn bản 1, doi:10.1371/currents.tol.53ba26640df0ccaee75bb165c8c26288.
  4. ^ a b c Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Thị Hạnh Tiên, Nguyễn Thị Diệu Phương, 2012. Loài cá mới cho khoa học thuộc nhóm cá chành dục, giống Channa, [Channidae, Perciformes] ở Việt Nam. Tạp chí Sinh học, 34[2]: 158-165
  5. ^ a b Nguyen Van Hao, 2011. Two new species belong to genus Channa [Channidae, Perciformes] discovered in Ninh Binh province, Vietnam. Journal of Biology 33[4]:8-17
  6. ^ Britz, Ralf; Dahanukar, Neelesh; Anoop, V. K.; Philip, Siby; Clark, Brett; Raghavan, Rajeev; Rüber, Lukas [30 tháng 9 năm 2020]. “Aenigmachannidae, a new family of snakehead fishes [Teleostei: Channoidei] from subterranean waters of South India”. Scientific Reports [bằng tiếng Anh]. 10 [1]: 16081. doi:10.1038/s41598-020-73129-6. ISSN 2045-2322.
  7. ^ Raghavan, Rajeev; Dahanukar, Neelesh; Anoop, V. K.; Britz, Ralf [ngày 9 tháng 5 năm 2019]. “The subterranean Aenigmachanna gollum, a new genus and species of snakehead [Teleostei: Channidae] from Kerala, South India”. Zootaxa [bằng tiếng Anh]. 4603 [2]: 377–388. doi:10.11646/zootaxa.4603.2.10. ISSN 1175-5334.
  8. ^ Ravi, Charan; Basheer, V. S.; Kumar, Rahul G. [ngày 17 tháng 7 năm 2019]. “Aenigmachanna mahabali, a new species of troglophilic snakehead [Pisces: Channidae] from Kerala, India”. Zootaxa [bằng tiếng Anh]. 4638 [3]: 410–418. doi:10.11646/zootaxa.4638.3.6. ISSN 1175-5334.

Wikispecies có thông tin sinh học về Họ Cá quả
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Họ Cá quả.
  • AP article about a second snakehead fish found in Potomac
  • Overview of Northern Snakehead biology Lưu trữ 2005-12-12 tại Wayback Machine
  • ITIS entry Lưu trữ 2005-05-01 tại Wayback Machine
  • Student writes article on Snakehead Lưu trữ 2006-04-03 tại Wayback Machine problem in Florida
  • Channa maculata Lưu trữ 2008-05-14 tại Wayback Machine

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Họ_Cá_quả&oldid=68729384”

Video liên quan

Chủ Đề