Cho 6,4 gam đồng tác dụng với 35,5 gam cl2. sau phản ứng, khối lượng các chất thu được là bao nhiêu?

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Hóa học là một ngành khoa học nghiên cứu về thành phần, tính chất, cấu trúc và sự thay đổi của vật chất. Chúng đề cập đến các nguyên tố, hợp chất, phân tử cùng với những phản ứng hóa học. Trong bài viết ngày hôm nay, LabVIETCHEM sẽ cùng các bạn tìm hiểu một vấn đề hóa học quan trọng về đương lượng, cách tính đương lượng.

Mối quan hệ giữa đương lượng và phân tử lượng

Đương lượng là gì?

- Đương lượng hay Equivalent [Eq hay eq] là đơn vị đo lường được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hóa sinh và thường được dùng khi nói về nồng độ chuẩn.

- Đương lượng đo lường khả năng một chất kết hợp với các chất khác.

- Đương lượng của một nguyên tố là số phần khối lượng của nguyên tố đó kết hợp với 1,008 phần khối lượng của Hydro hoặc 8 phần khối lượng của Oxy hoặc thay thế những lượng đó trong hợp chất.

Đương lượng của một nguyên tố

- Đương lượng của một nguyên tố là lượng nguyên tố đó có thể kết hợp hoặc thay thế cho một mol nguyên tử hydro khi tham gia phản ứng hóa học, hoặc 8 phần khối lượng oxy, cụ thể như sau:

+ Đương lượng của nguyên tố Hydro là 1.008

+ Đương lượng của Nhôm là 23.00….

- Đương lượng khối hay khối lượng đương lượng của mỗi nguyên tố là khối lượng tính ra gam của một đương lượng của chính nguyên tố đấy thay thế vừa đủ cho 1 gam hydro hoặc 8 g oxy.

- Đ chính là ký hiệu của khối lượng đương lượng trong hóa học được bằng khối lượng mol nguyên tử A và hóa trị n. Công thức tính đương lượng được xác định như sau:

Đ = A/n

Ví dụ: Tính đương lượng của sắt có khối lượng mol là 55.84, hóa trị lần lượt là 2, 3 và 6 thì trị số đương lượng tính được sẽ tương ứng là 27.92, 18.61, 9.31.

Đương lượng của một hợp chất

- Đương lượng của một hợp chất là lượng chất đó tương tác vừa đủ với một lượng hydro hoặc một chất bất kỳ khác.

- Ví dụ khi cho magie oxit tác dụng với nước theo phản ứng

MgO + H2 -> Mg + H2O

Ta sẽ có đương lượng của magie oxit chỉ bằng ½ mol phân tử của đồng oxit

- Cũng giống như đương lượng của một nguyên tố, đương lượng của một hợp chất chính là khối lượng đương lượng của hợp chất đó tính theo đơn vị gam.

Cách tính đương lượng của một hợp chất

Đ = M/n

Trong đó, M là khối lượng mol nguyên tử, n là hóa trị của nguyên tố đó

Cách tính đương lượng gam

Quy tắc tính đương lượng của một số loại hợp chất

- Trong phản ứng trao đổi, n là tổng số đơn vị điện tích của mỗi phân tử hợp chất dùng để trao đổi với các phân tử khác.

+ Nếu hợp chất đó là axit, n sẽ là số ion H+ của phân tử đã tham gia phản ứng

+ Nếu hợp chất đó là bazo, n là số ion OH- của phân tử tham gia phản ứng.

+ Nếu hợp chất là muối, n là tổng số điện tích của các ion dương hoặc tổng số điện tích các ion âm mà một phân tử muối, oxit kim loại, axit, bazo đã tham gia phản ứng trao đổi [kết hợp vừa đủ để tạo ra phân tử trung hòa điện tích, chất kết tủa, trầm hiện, bay hơi, điện ly yếu hoặc không điện ly.

Ví dụ: Đương lượng của axit photphoric H3PO4 trong các phản ứng sau:

H3PO4 + 3NaOH -> Na3PO4 + 3H2O

H3PO4  + 2NaOH -> Na2HPO4 + 2H2O

H3PO4 + NaOH -> NaH2PO4 + H2O

Tương đương với các giá trị đương lượng là 32.67, 49, 98

Đương lượng của axit sulfuric trong phản ứng tác dụng với muối natri clorua là 49

NaCl + H2SO4 -> NaHSO4 + HCl

- Trong phản ứng oxy hóa – khử, n chính là số electron của một phân tử oxy hóa nhận được hoặc phân tử chất khử cho đi.

Định luật đương lượng

- Khối lượng của các chất phản ứng tỷ lệ với nhau giống như tỷ lệ giữa các đương lượng của chúng, tức là mB :

mC : mD = ĐB : ĐC : DD

- Giả sử như Na2CO3 + CH3COOH -> CH3COONa + CO2 + H2O

Ta chỉ cần quan tâm tới khối lượng natri cacbonat vì đương lượng của nó ở phản ứng này là M/2 [53] còn đương lượng của axit axetic chính là phân tử khối của nó tức 60. Do đó mCH3COOH  = MNa2CO3 x 60 / 53.

- Nếu VA lít dung dịch chất tan A có nồng độ đương lượng ĐA tác dụng vừa đủ với VB lít dung dịch chất tan B có nồng độ đương lượng ĐB thì theo như định luật đương lượng, số lượng gam của chất A và B trong hai thể tích trên sẽ như  nhau. Ta có

VA. ĐA = VB. ĐB

- Cách tính đương lượng trên sử dụng trong sự định phân, để xác định nồng độ của một dung dịch khi biết trước nồng độ của dung dịch các chất phản ứng với nó cũng như thể tích các dung dịch phản ứng vừa đủ.

- Ngoài ra, công thức trên còn được dùng để tính toán thể tích dung dịch có nồng độ cao mang đi pha loãng, có thể là nước cất để thu về dung dịch với ý nghĩa số mol chất tan hoặc đương lượng chất tan có trong dung dịch sau pha loãng bằng số mol [số đương lượng gam chất tan trong dung dịch trước khi pha.

Bài tập đương lượng hóa học có đáp án

Bài tập 1: Hợp kim A được cấu tạo từ kim loại R và Mg, mỗi kim loại chiếm 50% về khối lượng. Hòa tan 7,2 gam hợp kim A vào dung dịch HNO3 thu được 4,032 lít khí NO bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn. Dương lượng của R bằng bao nhiêu?

Đáp án: Đ = 15

Bài tập 2: 1,355 gam một muối sắt clorua tác dụng vừa đủ với 1g NaOH. Hãy tính đương lượng và xác định công thức phân tử của muối sắt đó.

Đáp án: Đ = 54,2 Công thức là FeCl3

Hy vọng những chia sẻ ở trên của LabVIETCHEM đã giúp bạn hiểu thêm những thông tin hữu ích về cách tính đương lượng của một nguyên tố hay cả hợp chất. Chúc các bạn học tốt môn hóa học.

XEM THÊM

>>> Công thức tính nồng độ phần trăm [C%], mol [CM] và bài tập

>>> Cách pha hóa chất trong phòng thí nghiệm | Pha loãng HCl, NaOH

>>> Tìm hiểu phương pháp điều chế khí Clo trong phòng thí nghiệm an toàn, hiệu quả

Tìm kiếm liên quan:

  • bài tập đương lượng hóa học có đáp an
  • bài tập nồng độ đương lượng có lời giải
  • tính đương lượng gam của H3PO4
  • đương lượng gam của Na2CO3
  • đương lượng gam của fe2[so4]3
  • đương lượng gam của KMnO4
  • tính đương lượng gam của K2Cr2O7

Kiến Guru xin gửi tới bạn học sinh top 3 đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án sát với các đề chính thức từ các trường trên cả nước mà Kiến sưu tầm và tổng hợp được. Mỗi đề thi đều có kiến thức tập trung ở học kì 1, các dạng bài tập tự luận từ đơn giản cho tới nâng cao, phù hợp cho các bạn yếu cũng như khá giỏi. Bài viết bao gồm đầy đủ kiến thức và dạng bài cho các bạn ôn luyện. Mời các bạn cùng học với Kiến nhé! 

I. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án – Đề số 1 : 

1. Phần trắc nghiệm

Câu 6: Nguyên tố X có hai đồng vị, đồng vị thứ nhất 35X chiếm 75%. Nguyên tử khối trung bình của X là 35,5. Đồng vị thứ hai là:

A. 34X      B. 36X      C. 37X      D. 38X

2. Phần tự luận

Câu 1: [2,5 điểm]

Cho các nguyên tố như sau: X [Z = 12]; Y [Z = 34]; G [Z = 22]; H [Z = 29] làm sao ?

a] Viết cấu hình electron nguyên tử [đầy đủ] của 4 nguyên tố trên. 

b] Xác định vị trí của 2 nguyên tố X, G trong bảng tuần hoàn. Giải thích? 

c] Cho biết tính chất của 2 nguyên tố Y, H [kim loại, phi kim hay khí hiếm]. Giải thích? 

Câu 2: [1,5 điểm]

Cho các phân tử như sau: KCl và H2O và N2 và Na2O.

Biết số hiệu nguyên tử của các nguyên tố lần lượt là: H = 1, N = 7, O = 8, Na = 11, Cl = 17, K = 19.

a] Xác định loại liên kết hoá học trong các phân tử trên [liên kết ion, liên kết cộng hoá trị phân cực hay liên kết cộng hoá trị không cực]? [0,5 điểm]

b] Viết công thức electron và công thức cấu tạo của các phân tử chứa liên kết cộng hoá trị. [1,0 điểm]

Câu 3: [3,0 điểm]

Hoà tan hoàn toàn 16,5 gam hỗn hợp A gồm Fe và Al vào 500 dung dịch HCl 2,5M [d =1,1g/ml] thu được 13,44 lít H2 [đktc] và dung dịch B

a] Hãy tính % khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A. [1,5 điểm]

b] Tính C% các chất trong dung dịch B. [1,0 điểm]

c] Thực hiện oxi hoá hỗn hợp A với lượng như trên ngoài không khí sau một thời gian thu được hỗn hợp rắn X gồm Al2O3và Fe3O4. Hoà tan hết hỗn hợp X bằng dung dịch HCl được dùng dư 10% so với lượng cần thiết thu được dung dịch Y. Tính thể tích dung dịch KOH 5M tối thiểu cần cho vào dung dịch Y để thu được lượng kết tủa không đổi. [0,5 điểm]

    [Cho H = 1, O = 16, Cl = 35,5, Fe = 56, Al = 27]

3. Đáp án

a. Trắc nghiệm 

b. Tự luận 

Câu 1 [2,5đ]

Câu 2 [1,5đ]

Câu 3 [3đ]

II. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án – Đề số 2 : 

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Điều khẳng định nào sau đây là sai?

Câu 2: Hòa tan hoàn toàn 6 gam một kim loại M hóa trị II vào dung dịch HCl, sau phản ứng thu được 3,36 lit khí H2 [đktc]. Kim loại M là:

A. Zn [65]      B. Mg [24]

C. Fe [56]      D. Ca [40]

Câu 3: Anion X có phân lớp ngoài cùng là 3p6. Nguyên tố X thuộc:

A. nhóm IIA, chu kì 4

B. nhóm VIIA, chu kì 3

C. nhóm VIIIA, chu kì 3

D. nhóm VIA, chu kì 3

Câu 4: Trong tự nhiên nguyên tố clo có hai đồng vị 35Cl và 37Cl, nguyên tử khối trung bình của Cl là 35,48. Số nguyên tử đồng vị 35Cl có trong 200 nguyên tử clo là?

A. 132      B. 48      C. 76      D. 152

Câu 5: Cho các nguyên tố: K [Z = 19], N [Z = 7], Si [Z = 14], Mg [Z = 12]. Các dãy gồm các nguyên tố và được sắp xếp theo chiều giảm dần bán kính nguyên tử theo chiềutừ trái sang phải là:

A. K, Mg, N, Si.      B. Mg, K, Si, N.

C. K, Mg, Si, N.      D. N, Si, Mg, K.

Câu 6: Nhóm hợp chất nào sau đây chỉ có liên kết ion:

A. Na2O, CO, BaO.      B. BaO, CaCl2, BaF2.

C. CS2, H2O, HF.      D. CaO, CH4, NH3.

Câu 7: Nguyên tử của một nguyên tố R có tổng số các loại hạt bằng 82, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22 hạt. Số hiệu nguyên tử của R là:

A. 56      B. 30      C. 26      D. 24

Câu 8: Phát biểu nào sau đây sai:

A. Điện hóa trị có trong hợp chất ion.

B. Điện hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.

C. Cộng hóa trị có trong hợp chất cộng hóa trị

D. Cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung.

Câu 9: Trong phản ứng hóa học: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2. Cl2 đóng vai trò:

A. chất bị khử

B. chất bị oxi hóa

C. chất vừa bị oxi hóa, vừa bị khử

D. chất không bị oxi hóa, không bị khử.

Câu 10: Cation R+ có cấu hình e lớp ngoài cùng là 3p6. Cấu hình electron đầy đủ của R là:

A. 1s22s22p63s23p6

B. 1s22s22p63s23p5

C. 1s22s22p63s23p63d1

D. 1s22s22p63s23p64s1

2. Phần tự luận

Câu 1: [2 điểm]

Biết nguyên tố R ở chu kì 3, nhóm VA trong bảng tuần hoàn.

a] Viết cấu hình electron và xác định số đơn vị điện tích hạt nhân của R?

b] Viết công thức phân tử và công thức cấu tạo của oxit bậc cao, của hiđroxit và hợp chất khí với hiđro của R?

Câu 2: [2 điểm]

Cân bằng PTHH của các phản ứng oxi hoá- khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron [xác định chất khử, chất oxi hoá, quá trình khử, quá trình oxi hóa].

a] Cu + H2SO4 đ, n→ CuSO4 + SO2 + H2O

b] Al + HNO3→ Al[NO3]3 + NO + NH4NO3 +H2O

Câu 3: [1 điểm]

Công thức phân tử của hợp chất khí tạo bởi nguyên tố R và hiđro là RH4. Trong oxit mà R có hoá trị cao nhất thì oxi chiếm 53,3% về khối lượng. Xác định nguyên tố R ?

Học sinh không sử dụng bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học

3. Đáp án

a. Trắc nghiệm

b. Tự luận 

Câu 1[2đ]

Câu 2[2đ]

Câu 3[1đ]

III. Đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án – Đề số 3 : 

1. Phần trắc nghiệm

Câu 1: Tổng số hạt cơ bản [p, n, e] trong nguyên tử nguyên tố X là 46, biết số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 14. Xác định chu kì, số thứ tự ô nguyên tố của X trong bảng tuần hoàn.

A. Chu kì 2, ô 7      B. Chu kì 3 ô 17

C. Chu kì 3 ô 16      D. Chu kì 3, ô 15

Câu 2: Tính chất phi kim của các nguyên tố trong dãy N – P – As – Sb – Bi [nhóm VA] biến đổi theo chiều:

A. Tăng      B. Không thay đổi

C. Vừa giảm vừa tăng.      D. Giảm

Câu 3: Cho các phân tử N2, HCl, NaCl, MgO. Các phân tử đều có liên kết cộng hóa trị là

A. NaCl và MgO      B. HCl và MgO

C. N2 và NaCl      D. N2 và HCl

Câu 4: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p64s1, nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết

A. ion.      B. Cộng hoá trị.

B. Kim loại.      D. Cho nhận

Câu 5: Cho biết cấu hình electron của nguyên tố A là 1s22s22p63s23p4 và cấu hình electron của nguyên tố B là 1s22s22p63s1. Phát biểu đúng là

A. Nguyên tố A là KL, nguyên tố B là PK

B. Nguyên tố A là PK, nguyên tố B là KL.

C. Nguyên tố A, nguyên tố B đều là PK

D. Nguyên tố A, nguyên tố B đều là KL.

Câu 6: Hợp chất của một nguyên tố có công thức RH2. Oxit cao nhất của R chiếm 40% khối lượng R. R là:

A. N [M = 14]      B. Se [M = 79].

C. S [M = 32]      D. Ca [M = 40]

Câu 7: Cho phương trình phản ứng hóa học sau:

8Fe + 30HNO3 → 8Fe[NO3]3 + 3N2O + 15H2O. Trong phản ứng trên chất khử là:

A. Fe      B. HNO3

C. Fe[NO3]3     D. N2O

Câu 8: Nguyên tố X có Z = 20. Vị trí của X trong hệ thống hoàn:

A. Tất cả đều sai

B. Chu kì 3, nhóm IA

C. Chu kì 4, nhóm IIA

D. Chu kì 4, nhóm IIIA.

Câu 9: Trong các phân tử sau, phân tử có liên kết ba giữa hai nguyên tử là:

A. Khí flo.      B. Khí cacbonic.

C. Khí hyđrô.      D. Khí nitơ.

Câu 10: Số oxi hóa của lưu huỳnh trong các phân tử và ion sau: SO42-, H2SO4, H2SO3 lần lượt là

A. -2, +4, +6.      B. +6, +4, +6.

C. +6, +6, +4.      D. +4, +6, +6.

Câu 11: Trong các phản ứng sau, phản ứng nào không phải là phản ứng oxy hóa khử.

A. Fe + 2HCl → FeCl2

B. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

C. 2FeCl3 + Fe → 3FeCl3

D. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S

Câu 12: Trong phản ứng hoá học sau: 3Cl2 + 6KOH → KClO3 + 5KCl + 3H2O. Cl2 đóng vai trò là gì?

A. Chỉ là chất oxi hoá

B. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử

C. Chỉ là chất khử.

D. Không phải là chất oxi hoá, không phải là chất khử

2. Phần tự luận

Câu 1: [2 điểm]

Khi cho 0,9g một kim loại X thuộc nhóm IIA tác dụng với nước thì được 0,504 lít H2 [đkct]. Tìm kim loại X.

Câu 2: [2 điểm]

Cho PTH Zn + HNO3 → Zn[NO3]2 + NO2 + H2O

a] Cân bằng PTHH trên?

b] Tính thể tích khí NO2 thu được ở đktc khi cho 13g Zn tác dụng với 400ml HNO3 2,5M.

3. Đáp án 

a. Trắc nghiệm 

b. Tự luận

Câu 1[2đ]

Câu 2[2đ]

Trên đây là 3 đề thi đề thi học kì 1 lớp 10 môn hóa có đáp án mà Kiến sưu tầm bám sát với đề chính thức so với các đề của các trường trên cả nước. Mỗi đề thi gồm 2 phần: trắc nghiệm và tự luận. Các đề thi đều được sắp xếp các câu theo thứ tự khó dễ, rất phù hợp cho các bạn ôn luyện và phân bổ thời gian để làm đề. Chúc các bạn ôn luyện hiệu quả nhé!

Video liên quan

Chủ Đề