Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

TPO - Dự án Tôn tạo Khu di tích Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hoá) với tổng số vốn khoảng hơn 756 tỷ đồng đang tạm dừng thi công do phải điều chỉnh lại quy mô, kết cấu.

Đây là dự án được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá phê duyệt từ năm 2015. Đến năm 2019, dự án được Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá điều chỉnh chủ trương đầu tư (từ 3,84 ha lên 13,06 ha).

Chủ đầu tư dự án là Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong đó, phần giải phóng mặt bằng, tái định cư do UBND huyện Vĩnh Lộc làm chủ đầu tư. Dự án đầu tư khu vực trong đê (6,49 ha) bao gồm các hạng mục: Nhà đón tiếp, quảng bá lễ hội; nhà bia; cổng Phủ từ; Phủ từ; lầu ngâm thơ; hồ nước... Khu vực ngoài đê (5,23 ha) bao gồm các hạng mục: Chòi nghỉ; tam cấp lên xuống; sân lát đá xanh; kè và bậc bến thuyền. Bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư cho khoảng 210 hộ dân thuộc phạm vi thu hồi đất thực hiện dự án.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Toà nhà 7 gian lợp ngói tại Phủ Trịnh

Dự án có tổng nguồn vốn khoảng hơn 756 tỷ đồng, trong đó ngân sách của tỉnh là 304 tỷ đồng, vốn ngân sách huyện Vĩnh Lộc là hơn 71 tỷ đồng, vốn xã hội hoá và các nguồn huy động khác là hơn 380 tỷ đồng.

Theo báo cáo tiến độ thực hiện, giải ngân các dự án đầu tư công năm 2022 của UBND tỉnh thì dự án đang tạm dừng thi công do các hạng mục đang thi công phải điều chỉnh lại quy mô, kết cấu theo Nghị quyết số 211 (năm 2019) của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Hiện dự án đang hoàn thiện hồ sơ để trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh theo Nghị quyết trên.

Từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 18, Phủ Trịnh được coi là hành dinh thứ 2 của Nhà Trịnh sau Phủ Liêu ở Thăng Long, đồng thời cũng là công trình kiến trúc tiêu biểu của thời kỳ Lê – Trịnh trên vùng đất xứ Thanh. Cụm di tích này chỉ còn tòa nhà 7 gian hình chữ nhất, lợp ngói, kiến trúc đơn giản và đang xuống cấp nghiêm trọng.

Từ năm 2010, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tiến hành Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị khu di tích lịch sử văn hóa Phủ Trịnh, Nghè Vẹt và Lăng mộ Thành tổ Triết vương Trịnh Tùng. Trong giai đoạn từ năm 2016-2020, quần thể Khu di tích lịch sử quốc gia Phủ Trịnh được đầu tư gần 300 tỷ đồng để bảo tồn, trùng tu, tôn tạo bao gồm cả ngân sách Nhà nước, đóng góp của con cháu dòng họ Trịnh và các nguồn vốn xã hội hóa.

Phủ Trịnh là một công trình kiến trúc tiêu biểu, đánh dấu sự tồn tại của Nhà Trịnh trên vùng đất quý hương. Trải qua hàng trăm năm với biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thiên nhiên, di tích Phủ Trịnh bị xuống cấp nghiêm trọng. Với sự quan tâm của Nhà nước và con cháu dòng họ Trịnh, tháng 10 năm 2016, Di tích Phủ Trịnh đã được khởi công tôn tạo, phục hồi. Năm 2019, Dự án tôn tạo Khu Di tích lịch sử Phủ Trịnh, xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc đã được UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy mô dự án từ 3,84 ha lên 11,72 ha, với tổng mức đầu tư khoảng 756 tỷ 326 triệu đồng. Việc tôn tạo Di tích Phủ Trịnh đã đáp ứng mong mỏi của nhân dân, chính quyền địa phương và con cháu dòng họ Trịnh, thể hiện sự tri ân của thế hệ hôm nay đối với công lao của Nhà Trịnh trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc, đồng thời góp phần gìn giữ một công trình di tích có giá trị cao về lịch sử, văn hóa cho mai sau.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Hàng năm, cứ vào ngày 18/2 âm lịch, con cháu dòng họ Trịnh khắp cả nước và nhân dân địa phương lại tề tựu về Khu di tích lịch sử quốc gia Phủ Trịnh để tham dự lễ kỷ niệm ngày mất của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm. Năm nay, do dịch Covid-19 vẫn còn phức tạp nên chính quyền địa phương cùng con cháu dòng họ Trịnh cả nước chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Đây là dịp để con cháu dòng họ Trịnh khắp cả nước và nhân dân địa phương ôn lại những đóng góp của Minh Khang Thái Vương Trịnh Kiểm và các đời Chúa Trịnh đối với đất nước; cũng như tỏ lòng tri ân nguồn cội.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Ông Trịnh Văn Ngạn, quyền Chủ tịch hội đồng họ Trịnh Việt Nam: Năm nay do tình hình dịch Covid-19 nên bà con cũng chủ động về dâng hương ở Phủ, ở Nghè và một số di tích của dòng họ Trịnh, ngoài ra bà con cũng đến dâng hương, tham quan những di tích khác như Thành Nhà Hồ, Lam Kinh – Thọ Xuân.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Ông Trịnh Tuấn Tòng, thành phố Hà Nội: Là một người con của Thanh Hóa được trở về tham dự lễ hội của dòng họ, tôi vô cùng xúc động, hy vọng rằng những nét văn hóa truyền thống sẽ tiếp tục được gìn giữ và phát triển hơn nữa.

Về vùng đất quý hương nhà Chúa, nhân dân và du khách thập phương không chỉ được chiêm bái quần thể di tích Phủ Trịnh, mà còn có thể tham quan cánh đồng trồng cây Sâm Báo. Với đặc điểm địa hình, khí hậu và điều kiện thổ nhưỡng thuận lợi, từ xa xưa ở khu vực núi Báo thuộc xã Vĩnh Hùng xuất hiện loại sâm quý, người dân thường gọi là Sâm Báo, được người xưa mệnh danh là “Đại Việt đệ nhất danh sâm”. Người dân vùng đất “Phủ Chúa” luôn tự hào về loại dược liệu quý của quê hương, đã từng được chọn là sản vật cung tiến lên triều đình. Ngày nay, Sâm Báo không chỉ có ở núi Báo mà còn được nhân giống, gieo trồng ở các vùng đồi núi khác trong huyện Vĩnh Lộc.

Sau khi được chính quyền địa phương vận động và hướng dẫn kỹ thuật trồng, gia đình chị Trịnh Thị Hoa ở xóm Bình, xã Vĩnh Hùng đã chuyển đổi 1 ha đất trồng cây nông nghiệp sang trồng Sâm Báo. Đây là vụ đầu tiên nên gia đình chị rất mong đợi vào hiệu quả kinh tế mà cây Sâm Báo mang lại.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Cách quần thể di tích Phủ Trịnh không xa, xuôi triền đê tả sông Mã sẽ đến Vĩnh An, là xã cuối cùng của huyện Vĩnh Lộc. Nơi đây nổi tiếng với Thắng tích Kim Sơn, là một quần thể núi non và hang động tuyệt đẹp. Trên vùng đất này có một ngôi chùa, tên chữ là “ Ngọc Sơn Linh Ứng Thiền Tự". Theo sử sách truyền lại, chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, gần đây đã được phục dựng lại. Nằm ở trung tâm quần thể thắng tích Kim Sơn, chùa Linh Ứng có vị trí phong thủy đắc địa, lưng tựa vào núi, mặt nhìn ra hồ nước rộng. Giữa không gian hoang sơ, chùa Linh Ứng khiến du khách cảm thấy tâm hồn thanh tịnh khi đến tham quan, vãn cảnh.

Trải qua thời gian, nơi đây vẫn còn lưu giữ được vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú, cùng nhiều dấu ấn văn hóa nổi bật. Để đẩy mạnh hoạt động du lịch, Công ty Trịnh Gia đã phối hợp với địa phương tổ chức một số hoạt động dịch vụ, đáp ứng nhu cầu du khách. Đến đây, du khách sẽ được khám phá hang động kỳ thú, đi thuyền dạo chơi trên mặt hồ, thưởng ngoạn khung cảnh non nước yên bình, thơ mộng. Sau khi vui chơi, ngắm cảnh, du khách có thể nghỉ ngơi thư giãn, thưởng thức các đặc sản ẩm thực do người dân địa phương nuôi trồng, cung cấp.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Ông Trịnh Khắc Hải Quản lý Khu danh thắng quốc gia Kim Sơn: Từ ngày 15/3, Chính phủ đã cho mở cửa đón khách du lịch, chúng tôi đã cho chỉnh trang lại danh thắng Kim Sơn, đầu tư thêm một số hạng mục, tập huấn cho nhân viên và đảm bảo tuân thủ theo 5k để đảm bảo an toàn khi đón khách du lịch.

Tại các địa phương lân cận huyện Vĩnh Lộc cũng xuất hiện nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn, lý thú, có thể kết nối trong tour du lịch “về miền cung vua phủ chúa”. Từ Phủ Trịnh xã Vĩnh Hùng, qua cầu Yên Hoành bắc ngang sông Mã, du khách có thể tham quan nông trại Ánh Dương thuộc thôn Yên Hoành 1, xã Định Tân, huyện Yên Định. Đây là địa chỉ du lịch được đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh quan tâm. Anh Phạm Văn Đạt, chủ nhân của nông trại, từng có hơn 10 năm học tập và sinh sống tại thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, nhận thấy mô hình nông trại đang là một trong những xu hướng du lịch mới, anh quyết định về quê đầu tư vào lĩnh vực này. Trên diện tích 5 ha, anh trồng cây ăn quả, các loại hoa theo mùa, xây dựng tiểu cảnh, hồ sinh thái…. tạo nên một không gian xanh mát, hài hòa với thiên nhiên.

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Điều đặc biệt, khi đến với mô hình nông trại du lịch này, du khách còn được trực tiếp trải nghiệm những dịch vụ gắn với sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp, như làm vườn, câu cá, chăn nuôi gia súc, gia cầm… Ngoài du khách trong tỉnh, hiện nông trại Ánh Dương cũng đã nhận được sự quan tâm của du khách đến từ các tỉnh thành khác, như Ninh Bình, Hải Phòng, Hà Nội…

Các câu chuyện phủ trịnh ở thanh hóa năm 2024

Với một hệ thống dày đặc hơn 250 di tích lịch sử văn hóa, trong đó tiêu biểu nhất là Thành Nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, cùng 15 di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cấp Quốc gia, 46 di tích và danh lam thắng cảnh cấp tỉnh, Vĩnh Lộc tự hào mang danh là vùng đất của di sản. Đây chính là điều kiện để vùng đất “ Cung vua Phủ chúa” ngày càng thu hút nhiều du khách đến tham quan, khám phá, góp phần thúc đẩy kinh tế- văn hóa- xã hội của địa phương này trong tương lai./.