Các câu hỏi khi phỏng vấn du học

Phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ là một trong những khâu bắt buộc để có thể được cấp Visa thị thực đến với nước Mỹ, ứng viên cần có một sự chuẩn bị thật kỹ lưỡng về tâm lý và tinh thần nhằm thể hiện sự quyết tâm đi du học một cách nghiêm túc đến từ chính bạn. Hôm nay, ALT sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin quan trọng về phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ nhé!

Những bước quan trọng mà bạn cần chuẩn bị sau khi đã hoàn thành các bước thanh toán phí và có lịch phỏng vấn gồm:

1.1 Phân loại những hồ sơ cần mang theo

#1 Hồ sơ bắt buộc phải có

  • Bản gốc hộ chiếu [bao gồm hộ chiếu cũ nếu có].
  • Ảnh 5×5 [chuẩn quốc tế, nền trắng, chụp thẳng, không đeo kính, tóc không che tai].
  • Xác nhận đóng phí An ninh nội địa [SEVIS fee – thanh toán trực tuyến và in xác nhận].
  • Xác nhận hoàn tất mẫu đơn DS 160 [mẫu đơn trực tuyến].
  • I-20 hoặc DS 2019 và thư mời nhập học.
  • Biên lai đóng lệ phí phỏng vấn.
  • Xác nhận cuộc hẹn phỏng vấn [có được sau khi thanh toán phí & đã lên được lịch hẹn].

#2 Hồ sơ học tập

  • Bản gốc các giấy tờ liên quan đến học tập mà bạn đã nộp cho trường.
  • Các chứng chỉ tiếng Anh, bằng khen, chứng nhận học tập, hoạt động thể thao, ngoại khoá [nếu có].
  • Các giấy tờ, hồ sơ khác có thể mô tả quá trình học tập.

#3 Giấy tờ tùy thân

Là những giấy tờ liên quan đến cá nhân và cả gia đình bạn:

  • Hộ khẩu.
  • Giấy khai sinh.
  • Đăng ký kết hôn [của bản thân hoặc của cha mẹ].
  • Chứng minh nhân dân.

#4 Hồ sơ chứng minh tài chính

  • Sổ tiết kiệm.
  • Quyền sử dụng đất, nhà hoặc các giấy tờ sở hữu tài sản có giá trị lớn.
  • Các giấy tờ chứng minh công việc và thu nhập chính của bản thân, cha mẹ hoặc người bảo trợ tài chính.
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn thu nhập khác.

1.2 Nên mang trang phục gì khi đi phỏng vấn?

Ấn tượng đầu tiên của nhân viên Lãnh sự tham gia phỏng vấn bạn là những trang phục bạn đang khoác lên trên người vì vậy hãy sử dụng những mẹo sau để chuẩn bị cho mình nhé!

#1 Nếu bạn là học sinh

Hãy sử dụng đồng phục mà bạn đang sử dụng khi đi học ở trường việc này giúp tăng thêm niềm tin và tạo được thiện cảm tốt đối với nhân viên Lãnh sự.

#2 Nếu bạn đang đi làm

Hãy sử dụng màu sắc và mẫu thời trang phù hợp với thời tiết hiện tại nơi bạn tham gia phỏng vấn, chẳng hạn không nên mặc áo quá chói như màu đỏ đến phỏng vấn khi mà thời tiết bên ngoài đang nắng nóng.

Nên mang quần tây và áo sơ mi đối với nam, còn đối với các bạn nữ có thể mang đồ công sở hoặc mang váy nhưng không nên ngắn quá đầu gối và ưu tiên những trang phục đơn giản, gọn gàng.

#3 Phụ kiện đơn giản không quá cầu kỳ

Nếu có phụ kiện như nhẫn, dây chuyền hoặc bông tai thì hãy sử dụng nhỏ gọn, không quá nhiều và cũng không nên quá to. Đối với nam giới không nên đeo khuyên tai hoặc dây chuyền kích thước quá lớn. Bạn cần đơn giản hóa mọi chi tiết trên cơ thể. Đối với túi xách hoặc balo đều như vậy, không nên mang quá to hoặc cồng kềnh ảnh hưởng đến tác phong của bạn.

#4 Hãy đảm bảo quần áo của bạn sạch sẽ và ngay ngắn

Hãy giặt giũ thật sạch bộ quần áo mà bạn sẽ mang đến phỏng vấn, từ đó mang đến sự tự tin cũng như ánh mắt thiện cảm từ giám khảo phỏng vấn bạn.

#5 Hãy loại bỏ mùi cơ thể

Đừng để mùi cơ thể cản bước tiến của bạn, hãy sử dụng nước hoa có mùi thơm nhẹ với lượng vừa phải, tuyệt đối không sử dụng mùi quá nặng hoặc xịt với số lượng nhiều dẫn đến sự khó chịu bạn nhé.

Hãy cập nhật thường xuyên ngày và giờ phỏng vấn để tránh trường hợp đi nhầm ngày hoặc giờ và hãy đến trước thời gian phỏng vấn ít nhất 30 phút để làm thủ tục, tiến trình cũng như sự chuẩn bị tinh thần tốt hơn, bạn cũng sẽ được ưu tiên phỏng vấn trước nếu đến sớm!

Quy trình cho một buổi phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ gồm các bước sau:

#1 Xuất trình lịch hẹn và hộ chiếu để nhân viên an ninh kiểm tra đối chiếu danh sách vào cổng

Khi vào đến cổng bạn sẽ được kiểm tra bởi nhân viên an ninh và tạm giữ những thiết bị điện tử cũng như một số vật dụng cấm theo danh sách không được mang vào của Lãnh sự.

#2 Xếp hàng theo thứ tự hướng dẫn của điều phối viên nhằm kiểm tra hồ sơ thủ tục

Bạn cần nộp hồ sơ theo thứ tự, bạn cần sắp xếp theo trình tự rõ ràng những hồ sơ mà bạn đã chuẩn bị từ trước đó.

#3 Tiến đến ô cửa để làm thủ tục lấy dấu vân tay

Bước này không có tác động gì đến đánh giá đậu hay rớt xin Visa vì thế hãy tự tin và giữ tinh thần bạn nhé.

#4 Xếp hàng chờ đến lượt phỏng vấn 

Bạn sẽ được xếp vào một hàng ghế ở dãy ghế chờ, ở đây bạn hãy ngồi trật tự nghiêm túc vì nếu không kết quả phỏng vấn của bạn sẽ bị ảnh hưởng đấy.

#5 Bắt đầu phỏng vấn khi đến lượt

Bạn sẽ đứng đối diện với nhân viên Lãnh sự, cuộc phỏng vấn sẽ diễn ra bằng loa ở giữa là một lớp kính ngăn cách giữa bạn và nhân viên Lãnh sự nhằm đảm bảo an ninh, có một ô trống nhỏ để nếu nhân viên Lãnh sự yêu cầu bạn cung cấp thì bạn có thể đưa qua ô trống đó để họ kiểm tra.

Trung thực là yếu tố cực kỳ quan trọng trong phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ, vì thế hãy trung thực và tập trung vào câu hỏi đừng đảo mắt liên tục hay nhìn chỗ này chỗ kia vì dễ gây hiểu nhầm ảnh hưởng đến kết quả phỏng vấn.

3. Chia sẻ kinh nghiệm phỏng vấn xin Visa du học Mỹ

Những câu hỏi và cách trả lời phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ dựa trên kinh nghiệm phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ dưới đây sẽ phần nào giúp bạn tự tin hơn trong các cuộc phỏng vấn mà bạn có thể tham khảo

3.1 Các câu hỏi phỏng vấn thường được hỏi

Bạn hãy tập luyện trả lời những câu hỏi này trước cho mình nhằm gia tăng sự tự tin và có sự chuẩn bị tốt hơn

  • Tại sao bạn chọn trường này?
  • Tại sao bạn chọn nước Mỹ?
  • Bạn đã hoặc đang làm gì ở Việt Nam?
  • Bạn có người thân nào ở Mỹ không?
  • Dự tính học ở Mỹ trong bao lâu?
  • Nghề hiện tại của bố mẹ hoặc người tài trợ tài chính?
  • Ai là người tài trợ cho bạn?
  • Thu nhập của bố mẹ hoặc người tài trợ của bạn?
  • Gia đình bạn có mấy người?
  • Tại sao bạn không học khóa học này ở Việt Nam?
  • Bạn sẽ làm gì sau khi hoàn thành? Hãy cho tôi biết làm thế nào bạn có thể chứng minh rằng bạn sẽ trở lại?
  • Bạn đã nhận được học bổng nào chưa, tại sao trường đại học cấp học bổng cho bạn?
  • Bạn có khoản nợ nào không? Bạn có kế hoạch gì để trả những khoản nợ đó?
  • Bạn sẽ trở về trong kỳ nghỉ, ngày lễ chứ?
  • Bạn có bảo hiểm cho chuyến đi này không?
  • Bạn có người thân hoặc bạn bè học tại trường này không?
  • Bạn có kế hoạch học tập theo đuổi thạc sĩ hoặc tiến sĩ sau khi hoàn tất bằng cử nhân không?
  • Bạn đã đi du lịch nước ngoài chưa?
  • Gia đình bạn có ai du lịch hoặc du học đến Mỹ chưa?
  • Bạn định ở lại Mỹ trong bao lâu?
  • Kế hoạch học tập của bạn sau khi trở về Việt Nam là gì?
  • Bằng cấp của bạn là gì?
  • Công ty của bạn làm vừa qua?

3.2 Cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Vì có sự áp lực từ số lượng và thời gian nên nhân viên Lãnh sự cần đưa ra những quyết định nhanh chóng vì thế bạn cần lưu ý những điểm sau khi tham gia trả lời các câu hỏi phỏng vấn:

  • Bạn chỉ có khoảng 2 phút đầu tiên để tạo ấn tượng tốt đối với nhân viên Lãnh sự.
  • Hãy trả lời một cách ngắn gọn, súc tích và cần tập trung vào vấn đề và những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công trong phỏng vấn.
  • Bạn có thể trả lời phỏng vấn bằng tiếng Anh hoặc tiếng Việt, nhưng nếu sử dụng tiếng Anh thì đó là một lợi thế cho bạn.
  • Hãy thẳng thắn và dứt khoát với những câu hỏi về cá nhân và gia đình.
  • Với những câu hỏi về trường, chương trình học bạn phải thể hiện được sự hiểu biết, nêu ra được lý do tại sao bạn chọn trường đó với những ưu điểm của bạn trong học tập, hãy dành thời gian tìm hiểu để có được thông tin chính xác nhé.
  • Những câu hỏi về tài chính, thủ tục chứng minh cần phải minh bạch, rõ ràng. Giấy tờ tùy thân của bản thân và gia đình bạn cần mang theo đầy đủ để cung cấp nhé!

4. Lưu ý quan trọng trước khi đi phỏng vấn

#1 Mang đủ giấy tờ khi đi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Bạn sẽ bị từ chối phỏng vấn tại thời điểm đó và phải lên lịch cho buổi phỏng vấn mới nếu như mang thiếu một trong các giấy tờ ở trên hoặc có đủ nhưng không hợp lệ.

#2 Đóng các khoản lệ phí trước khi đi phỏng vấn

Bạn cần đóng đầy đủ các khoản phí SEVIS, phí phỏng vấn & in kèm biên lai mang đến buổi phỏng vấn. Trên I-20 hoặc DS-2019 ghi rất rõ thông tin số SEVIS của bạn, bạn phải thanh toán khoản phí hiện hành của visa F1 là $350 & visa J1 là $220 để bắt đầu sử dụng số SEVIS này.

Chi phí phỏng vấn tương đương $160 và không hoàn lại. Tại Việt Nam, bạn thanh toán khoản phí này ở Bưu điện [Vietnam Post] được chỉ định. Kiểm tra các thông tin trên phiếu và đối chiếu với hộ chiếu xem đã đầy, đủ chính xác chưa.

#3 Đặt lịch hẹn phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ

Bạn phải lên cuộc hẹn phỏng vấn trong vòng tối đa một năm kể từ ngày thanh toán phí, sau thời hạn này, khoản phí không còn hiệu lực.

Vì số lượng người đăng ký rất lớn, bạn hạn chế thay đổi lịch hẹn không quá 3 lần, nếu vượt quá 3 lần thay đổi lịch hẹn bạn sẽ phải đóng lại phí phỏng vấn. Nếu đặt lịch hẹn 3 lần nhưng bạn vẫn không có mặt tại buổi phỏng vấn thì bạn phải trực tiếp liên hệ với tư vấn viên để được hướng dẫn đầy đủ hơn.

5. Thắc mắc thường gặp khi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ

#1 Thời gian cho buổi phỏng vấn xin Visa

Một buổi phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ kéo dài khoảng 3 phút hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào yêu cầu. Vì thời gian diễn ra rất nhanh nên bạn phải trả lời ngắn gọn, dứt khoát tập trung vào vấn đề chính.

#2 Sau khi hoàn tất các câu hỏi phỏng vấn xin Visa du học Mỹ

Giai đoạn này viên chức Lãnh sự sẽ báo trực tiếp ngay cho bạn biết kết quả phỏng vấn. Có 2 trường hợp sau xảy ra gồm:

  • Giấy báo màu xanh và hồng: Nếu bạn nhận được giấy báo 2 màu này nghĩa là bạn đã Đậu, sau đó bạn sẽ nhận lại tất cả hồ sơ còn hộ chiếu của bạn sẽ được giữ lại để in visa.
  • Giấy báo màu trắng: Nếu bạn nhận được giấy báo màu này nghĩa là bạn đã Rót, sau đó bạn nhận lại tất cả hồ sơ bao gồm Visa kèm mẫu giấy trắng hướng dẫn các thủ tục lên lại lịch, đóng phí cho lần sau.

#3 Đậu phỏng vấn bao lâu thì nhận lại được Visa

Hộ chiếu được hoàn trả sau 2 – 3 ngày qua đường bưu điện. Hộ chiếu của bạn sẽ được đóng dấu Visa kèm thời gian bắt đầu và hết hạn. Thông thường hạn sử dụng của visa du học Mỹ diện F1, J1 là 1 năm.

#4 Làm gì khi rớt phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ

Nếu chẳng may bạn rớt phỏng vấn và muốn thực hiện lại, bạn phải đóng lại phí phỏng vấn và lên lại lịch hẹn từ đầu. Trong quá trình đó, bạn nên suy ngẫm lại các tình tiết trong buổi phỏng vấn lần trước để tìm ra những điểm thiếu sót khiến cho bạn không thành công và rút kinh nghiệm.

Nếu cần bổ sung thêm các giấy tờ chứng minh hoặc giấy tờ hỗ trợ từ trường, bạn nên nhanh chóng chuẩn bị. Hoặc bạn chọn liên hệ với một trung tâm tư vấn như ALT để hỗ trợ cho bạn các thủ tục cũng như công tác chuẩn bị kỹ càng hơn trong buổi phỏng vấn tiếp theo.

#5 Lý do thường bị từ chối khi phỏng vấn Visa

Đừng lo lắng quá nếu bạn bị đánh rớt nhé bạn vẫn còn lần 2 hoặc lần 3 để khắc phục những sai lầm, dưới đây là những lý do khiến bạn bị từ chối gồm:

  • Chưa nắm các thông tin liên quan về người thân của mình, hoặc chứng minh tài chính của bạn còn mập mờ, thiếu minh bạch.
  • Gian lận, xuyên tạc thông tin, sức khỏe, an ninh hình sự.
  • Chưa đủ tự tin để trả lời rõ ràng, đúng ý các câu hỏi của viên chức Lãnh sự.
  • Tâm lý cá nhân, thiếu tự tin dẫn đến việc viên chức Lãnh sự có nghi ngờ mục đích du học Mỹ của bạn.
  • Mang thiếu những giấy tờ quan trọng được nêu trên.
  • Trả lời phỏng vấn thiếu tự tin, mất tự nhiên [như học thuộc lòng].
  • Giấy tờ thông tin không khớp hoặc không rõ ràng.

6. 10 kinh nghiệm quý giá khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

1. Chuẩn bị và luyện tập trả lời các câu hỏi

Trước tiên, bạn cần tâm niệm rằng nhân viên Đại Sứ Quán chỉ cấp visa cho bạn khi thấy bạn trung thực, tự tin. Họ muốn biết rõ về bản thân bạn, mục tiêu của bạn và những dự định của bạn trong thời gian ở Mỹ. Do đó bạn cần có kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ với việc tự chuẩn bị trả lời một số câu hỏi đại loại như:

  • Tại sao bạn chọn Mỹ mà không phải là Australia, New Zealand hay Europe?
  • Tại sao bạn lại chọn trường Đại học này mà không phải những trường khác?
  • Tại sao bạn không chờ học hết phổ thông/đại học ở Việt Nam rồi mới đi?
  • Bạn muốn làm gì sau khi học xong Đại học/Thạc sĩ?

•  Từ đâu bạn có số tiền để thanh toán chi phí học tập của mình? [Bạn không cần đưa ra con số cụ thể trong tài khoản ngân hàng của mình. Chỉ cần cho họ thấy bạn đang có trong tay tiền để chi trả cho năm thứ nhất và kế hoạch tài chính cho những năm tiếp theo. Quan trọng nhất là thái độ tự tin của bạn. Đừng vội đưa ra giấy xác nhận của ngân hàng trừ khi được yêu cầu.

•  Bạn có ý định trở về Việt Nam sau khi học xong không? [Hãy trả lời “Yes, I would” là đủ. Đừng kể lể chuyện công ty A đầu tư cho bạn và sẽ nhận bạn về làm việc vv…Cũng đừng cố gắng thuyết phục người phỏng vấn bạn. Trả lời ngắn gọn, tự tin là đủ. Nên nhớ nhân viên lãnh sự quán có đủ kinh nghiệm và khả năng để đọc được bạn trong phút chốc.

Hãy lắng nghe các câu hỏi thật cẩn thận và suy nghĩ vài giây trước khi trả lời. Đừng vội vã trả lời ngay khi được đưa ra câu hỏi. Nếu như bạn điềm tĩnh, bạn sẽ hiểu chính xác nội dung câu hỏi và từ đó có được câu trả lời phù hợp.

Nếu không bạn sẽ đưa ra những câu trả lời sáo rỗng và không phù hợp với nội dung câu hỏi bạn nhận được. Và sau đây là 10 kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ bạn cần lưu ý khi được mời phỏng vấn.

2. Đừng ngại vẻ lạnh lùng của nhân viên Đại sứ quán

Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ cho thấy đừng tỏ vẻ lo lắng dù bạn có phỏng vấn ở Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự vì nơi bạn phỏng vấn không quan trọng. Quan trọng nhất là bạn trả lời các câu hỏi như thế nào. Các nhân viên lãnh sự quán có thể đã từ chối cấp visa cho vài người trước bạn nhưng đừng để điều đó làm bạn sợ hãi.

Hãy tự hỏi bản thân rằng “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?” Họ sẽ từ chối bạn là cùng. Trong khi bạn có thể nộp hồ sơ xin phỏng vấn lại.

Đừng bị ám ảnh bởi việc bạn đã bị từ chối khi phỏng vấn xin visa du học Mỹ. Bạn còn có nhiều cơ hội ở các quốc gia khác. Một khi việc bị từ chối visa không còn ám ảnh bạn, chẳng có gì khiến bạn phải lo lắng nữa, bạn từ đó sẽ bình tĩnh và tự tin trước khi bước vào cuộc phỏng vấn.

May mắn là yếu tố không thể loại trừ, nhưng nó chỉ là một trong số 100 yếu tố còn lại. Bạn hoàn toàn có thể kiểm soát 99% các yếu tố còn lại, vì vậy đừng làm hỏng chuyện chỉ vì tâm lý không tốt trước khi phỏng vấn.

3. Giữ bình tĩnh – Kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Hãy giữ bình tĩnh. Làm sao một người có thể đưa ra câu trả lời chuẩn xác khi mang tâm lý sợ hãi hay lo lắng? Hãy loại bỏ nỗi sợ hãi hay lo lắng đi. Điều đó không có nghĩa bạn xem thường tầm quan trọng của buổi phỏng vấn.

Tâm lý ngạo mạn, bất cần chỉ làm nhân viên Sứ Quán ác cảm và tìm lý do từ chối cấp visa cho bạn. Bạn đã được trường đại học chấp nhận, bạn thực sự muốn đi học, bạn có đủ tài chính, vì vậy chẳng có lý do gì người ta lại từ chối bạn trừ khi bạn tự làm mọi thứ trở nên lộn xộn vì trả lời lắp bắp, dài dòng quá mức.

4. “Bạn có trở về Việt Nam không?”

Liệu nhân viên Đại Sứ có tin tưởng khi bạn nói rằng mình sẽ trở về Việt Nam? Với Kinh nghiệm phỏng vấn du học Mỹ câu trả lời là “Không”.

Sự thực là bạn không có cách nào để chứng minh một cách tuyệt đối là mình sẽ trở về. Dù vậy, hãy trả lời một cách tự tin về kế hoạch du học của bạn khi được hỏi bởi vì buổi phỏng vấn du học của bạn chắc chắn sẽ không thể thành công nếu bạn tỏ ra không tự tin đối với chính kế hoạch mà mình lập ra phải không nào?

Nếu như một quốc gia có bài xích người nhập cư, người ta sẽ không tin tưởng vào lời nói của bạn dựa vào một vài phút phỏng vấn.

Tất cả chỉ là thủ tục hình thức để họ có một lý do để từ chối cấp visa cho bạn. Nếu như thực sự muốn, họ hoàn toàn có thể trục xuất bạn ra khỏi nước Mỹ ngay khi bạn vừa tham dự lễ tốt nghiệp. Họ cũng sẽ không cho bạn cơ hội 12-24 tháng để tìm việc sau khi ra trường.

Về mặt lý thuyết, nước Mỹ cần du học sinh nhiều hơn du học sinh cần họ. Hãy thử nhìn sự việc từ một góc độ khác. Sau khi đào tạo một đội ngũ nhân tài, liệu họ có thực sự muốn bạn trở về nước làm việc và rồi trở thành đối thủ cạnh tranh với nhân lực của họ trong tương lai?

Không. Chắc chắn là không. Nước Mỹ luôn tìm kiếm và thu hút tài năng từ khắp nơi trên thế giới. Chính sách này được thực thi ngay từ vòng phỏng vấn visa du học. Ai có thể trở thành những công dân Mỹ ưu tú, và ai không thể? Làm sao họ có thể quyết định chính xác trong vòng vài giây? Đừng cố sức thuyết phục nhân viên Đại sứ. Nếu như họ đã quyết định cho bạn trượt visa, chẳng có lời giải thích nào có thể thuyết phục được họ.

5. Những lý do từ chối cấp visa du học Mỹ phổ biến

Giờ đây bạn có thể hỏi những trường hợp nào nhân viên Đại sứ từ chối cấp visa.

Nhân viên Đại sứ dùng lý do này để loại bỏ những trường hợp họ cảm thấy không trung thực, những người hay nói dối, làm giả hồ sơ. Nhiều ứng viên du học bị từ chối chỉ vì nói lắp, bối rối do lo lắng, thiếu tự tin trong lúc phỏng vấn. Bạn cũng sẽ không muốn buổi phỏng vấn du học của mình kết thúc vì những lý do như thế phải không?

Nếu như bạn trả lời thiếu tự tin chỉ vì căng thẳng, nhân viên Đại sứ có thể thông cảm được phần nào. Nhưng điều đó chỉ trong một giới hạn tương đối. Có bạn thậm chí lo phải trả lời thế nào một khi nhân viên Đại sứ hỏi đến tên của mình! Bạn ấy lo là tên trên hồ sơ xin phỏng vấn hơi khác với tên được in trên hộ chiếu của mình. Có gì phải lo lắng khi người ta đọc tên mình là Hưng Đàm Vĩnh thay vì Đàm Vĩnh Hưng!

Lo lắng quá sẽ chẳng giúp bạn giải quyết được điều gì.

6. Đừng cố tỏ ra thông minh trong ba phút phỏng vấn ấy

Liệu bạn có thể thay đổi được điểm TOEFL, GMAT, hay học bạ của mình không? “Không”

Hãy hít thở thật sâu và là chính bạn. Hãy nhìn thẳng nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn và trả lời chứ đừng cố diễn giải ý của anh ta. Đừng bắt đầu nghĩ đến việc visa của bạn sẽ được chấp nhận hay từ chối lúc bắt đầu phỏng vấn. Nhân viên Đại sứ sẽ phân tích bạn, chứ không phải điều ngược lại. Hãy quên nghĩ đến chuyện kết quả và trả lời thật thoải mái.

7. Hãy trả lời thật rõ ràng và trực tiếp

Các bạn sinh viên nhận học bổng thạc sĩ, tiến sĩ thường có xu hướng đưa ra những câu trả lời mang tính hàn lâm và phức tạp. Điều đó không hề giúp ích gì cho buổi phỏng vấn xin học bổng du học của bạn cả. “Đừng trả lời lòng vòng”

Nếu như bạn được hỏi “tại sao lại chọn trường Đại học này?” đừng sa đà vào những câu trả lời với những cụm từ chuyên môn phức tạp. Nhân viên Đại sứ có thể tốt nghiệp ngành nghệ thuật, tâm lí học, khoa học chính trị. Hãy trả lời bằng những thuật ngữ mà người phỏng vấn bạn có thể hiểu được.

8. “Bạn học trường nào?” – Kinh nghiệm phỏng vấn visa du học Mỹ

Nhân viên Đại sứ chẳng bận tâm về chuyện bạn sắp vào học những trường đại học ít danh tiếng, thậm chí là đại học cộng đồng.

Họ chỉ phỏng vấn bạn để biết tối thiểu bạn cũng hiểu tại sao mình lại chọn vào học trường như vậy. Chẳng bao giờ có chuyện bạn phải trả lời các câu hỏi phức tạp hơn chỉ vì bạn vào học một trường bình thường.

Cách tốt nhất là tìm hiểu một số thông tin liên quan tới khóa học mà bạn đã đăng ký.

9. “Ai là người làm hồ sơ xin visa cho bạn?”

Nếu như được hỏi có phải công ty tư vấn du học điền đơn xin visa [DS160] cho bạn không, đơn giản hãy trả lời không. Đừng cố đưa ra bằng chứng thuyết phục nhân viên phỏng vấn bạn. Nhiều bạn hoang mang với tin đồn rằng bạn cần nhớ địa chỉ IP của mình để khi cần đưa ra cho nhân viên Đại sứ kiểm tra máy tính bạn đã dùng để nộp đơn xin visa [DS160].

Ai mà nhớ nằm lòng được địa chỉ IP kia chứ?

Đó không phải một phần của nội dung buổi phỏng vấn. Nếu có thì chỉ làm xuất hiện những tình huống “khó đỡ” khác cho buổi phỏng vấn xin visa du học của bạn mà thôi.

Nếu như nhân viên Đại sứ lặp lại câu hỏi trên, bạn có thể nói rằng bạn không có gì để giấu diếm và họ có thể hỏi bạn bất kì câu hỏi nào liên quan đến đơn xin visa DS160.

10. Lấy số buồng phỏng vấn

Bạn không cần lo lắng về số buồng hay nhân viên Đại sứ nào đó phỏng vấn bạn. Ngay khi bạn bước đến cửa sổ buồng phỏng vấn, chẳng ai quyết định cấp hay từ chối visa ngay khi vừa nhìn thấy bạn.

Dù vậy, ấn tượng ban đầu bạn mang lại cho nhân viên Đại sứ phỏng vấn bạn bao giờ cũng rất quan trọng bời vì chúng sẽ quyết định thái độ của nhân viên Đại Sứ với bạn trong cuộc phỏng vấn du học này. Vì vậy hãy nhìn thẳng một cách tự tin. Cách bạn bước tới buồng phỏng vấn và chào người đối diện sẽ quyết định ấn tượng ban đầu.

Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến phỏng vấn xin Visa Du học Mỹ mà mình chia sẻ đến cho bạn. Hy vọng với những thông tin này bạn có thể có sự chuẩn bị tốt và tăng thêm phần tự tin hơn để bước vào buổi phỏng vấn nhé. Nếu có bất kỳ thắc mắc hoặc cần hỗ trợ hãy liên hệ ngay với ALT để có thể được hỗ trợ kịp thời. ALT chúc bạn thành công nhé!

Hãy thật tự tin khi bắt đầu buổi phỏng vấn xin visa du học Mỹ

Đừng lo lắng quá nhiều, nước Mỹ cần bạn hơn bạn cần nước Mỹ. Bạn ở “kèo trên”! Vì vậy đừng tỏ ra sợ hãi liệu nhân viên Đại sứ có thấy bạn hợp nhãn hay không. Đừng đánh giá thấp bản thân mình. Hãy tự tin như một người lính dũng cảm với kinh nghiệm phỏng vấn xin visa du học Mỹ dày dặn chứ không phải một thương phế binh hèn nhát. Bạn đáng được cấp visa.

Đây không phải là một buổi phỏng vấn xin việc làm vốn thường kiểm tra năng lực thực sự của bạn. Những câu hỏi nhân viên Đại sứ đưa ra thực chất là những câu mà ai cũng trả lời được. Vì vậy trong các cuộc phỏng vấn du học thì điều đầu tiên bạn cần nhớ đó là đừng đánh mất chính mình do căng thẳng, hồi hộp.

Xem thêm bài viết liên quan

Tất tần tật về Du học Mỹ

Học bổng Du học ngành Y tại Mỹ

Du học Mỹ nên chọn ngành gì?

Video liên quan

Chủ Đề