Các dự án lớn tại hải phòng 2023

          Trong năm 2022, TP Hải Phòng dự kiến sẽ khởi công, khánh thành loạt dự án trọng điểm như cầu Rào, cầu Nguyễn Trãi, cầu Bến Rừng, dự án đường vành đai 2, các dự án của Vingroup, Sun Group.

          Theo Danh mục các dự án, công trình trọng điểm năm 2022 đính kèm Nghị quyết số 51 ngày 10/12 của HĐND TP Hải Phòng, trong năm tới thành phố sẽ có 5 dự án dự kiến khánh thành, 21 công trình dự kiến khởi công và 3 dự án chuyển tiếp từ năm 2021 sang.

          Đây là những dự án lớn, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của thành phố nên được quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi.

          Cụ thể, 5 dự án dự kiến khánh thành năm 2022 tiếp tục được tập trung nguồn lực thực hiện gồm: Xây dựng cầu Rào và chỉnh trang đường Lạch Tray; Tuyến đường Đông Khê 2 [giai đoạn 1], đoạn từ ngã tư Nguyễn Bỉnh Khiêm-Văn Cao đến đường Lê Lợi; Dự án cải tạo, nâng cấp quốc lộ 10 đoạn từ cầu Đá Bạc đến cầu Kiền; Dự án cải tạo, nâng cấp đường 359 huyện Thủy Nguyên [đoạn từ cầu Bính tới xã Trung Hà và đoạn từ xã Thủy Triều đến Khu công nghiệp Bến Rừng]; Đầu tư, xây dựng chung cư HH1, HH2 phường Đồng Quốc Bình, quận Ngô Quyền.

          Trong số các dự án dự kiến khởi công năm 2022, có nhiều dự án lớn, góp phần quan trọng tạo nên sự phát triển đột phá của thành phố. Đáng chú ý là dự án đầu tư, xây dựng đường vành đai 2, đoạn tuyến Tân Vũ-Hưng Đạo-đường Bùi Viện với tổng mức đầu tư 7.439 tỷ đồng; Dự án cầu Nguyễn Trãi 5.375 tỷ đồng; Dự án xây dựng bến số 3, 4, 5, 6 tại Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng 13.371 tỷ đồng,...

          Ngoài đường vành đai 2, cầu Nguyễn Trãi, trong năm tới Hải Phòng còn có các dự án như cầu Bến Rừng [mức đầu tư gần 2.000 tỷ đồng ]; cầu Lại Xuân và cải tạo , mở rộng đường tỉnh 352 [1.334 tỷ đồng ]...

          Cùng với đó, một số dự án chỉnh trang đô thị như: Xây dựng chung cư Vạn Mỹ [hơn 2.700 tỷ đồng]; Chỉnh trang sông Tam Bạc giai đoạn 2, đoạn từ cầu Lạc Long tới cầu Hoàng Văn Thụ [hơn 572 tỷ đồng]...

          Đặc biệt, nhiều dự án phát triển khu công nghiệp cũng được đưa vào chương trình kế hoạch như: Khu công nghiệp Tràng Duệ giai đoạn 3 có tổng mức đầu tư 6.300 tỷ đồng; khu công nghiệp Tiên Thanh [huyện Tiên Lãng ] gần 4.600 tỷ đồng.

          Ngoài ra, còn có dự án tổ hợp trung tâm thương mại, vui chơi giải trí, khách sạn 5 sao và văn phòng cho thuê để thực hiện chỉnh trang đô thị tại khu vực chợ Sắt với nguồn vốn hơn 6.000 tỷ đồng; Dự án xây dựng công trình đa chức năng [đất ở kết hợp thương mại, dịch vụ] tại số 4, phố Trần Phú hơn 3.000 tỷ đồng.

          Một số dự án của các doanh nghiệp lớn cũng được xếp vào danh mục dự án công trình trọng điểm như dự án Khu du lịch quốc tế Đồi Rồng do Công ty CP Đầu tư và Du lịch Vạn Hương làm chủ đầu tư với tổng nguồn vốn hơn 17.000 tỷ đồng.

          Bên cạnh đó, Hải Phòng còn có dự án công viên chủ đề VinWonder Vũ Yên của Tập đoàn Vingroup hơn 2.000 tỷ đồng hay Dự án xây dựng khu cảng hàng hóa, bến phà, bến tàu khách, nhà máy sản xuất các sản phẩm du lịch, khu dịch vụ hậu cần du lịch tại Cát Bà của Tập đoàn Sun Group trị giá hơn 4.700 tỷ đồng.

Nguồn: Vietnambiz.vn

Dù tập trung quyết liệt giải ngân vốn đầu tư công, nhưng nhiều dự án đầu tư công của Thành phố Hải Phòng hiện gặp vướng mắc trong việc xác định giá đất, phương án đền bù giải phóng mắt bằng, tái định cư, cũng như thực hiện các thủ tục thanh toán đầu tư xây dựng. Trong khi đó Hải Phòng vẫn chưa duyệt Quy hoạch thành phố, nên đẩy nhanh dự án đầu tư công vẫn là bài toán khó.

Nhiều hộ dân nằm trong chỉ giới thu hồi đất của Dự án khu đô thị nối đường Lạch Tray với đường Hồ Sen - Cầu rào 2 đang rơi vào trình trạng khó khăn khi dự án kéo dài nhiều năm do gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng [GPMB], tái định cư, giao đất.

Người dân: “Nhà tôi có hơn 700 m nằm trong dự án. Đất đó của mấy anh chị em. Giờ các cháu lớn, lập gia đình rồi nhưng không được phép xây dựng".

Tính hết quý 2 năm 2022, Hải Phòng đã giải ngân được số vốn đầu tư công hơn 2.316 tỷ đồng, bằng 12,8% kế hoạch thành phố giao. Hải Phòng xếp thứ 47/63 tỉnh, thành phố trong việc giải ngân vốn đầu tư công những tháng đầu năm. Tuy nhiên, hiện Quy hoạch thành phố chưa được phê duyệt, cũng như chưa có điều chỉnh Luật đất đai nên hầu hết với các dự án đầu tư công, vướng mắc lớn nhất vẫn là GPMB dù Hải phòng ưu tiên tỷ lệ cấp nguồn.

Ông NGUYỄN HOÀNG LONG, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng: “Giai đoạn 2021-2022, chúng ta điều chỉnh chủ trương 13 dự án, tổng mức đầu tư tăng từ 14.600 tỷ đồng lên 17.300 tỷ đồng, tăng hơn 2.600 tỷ đồng, trong đó giải phóng mặt bằng chiếm 2.000 tỷ đồng, chiếm 77,47%. Có 3 dự án điều chỉnh chủ trương đầu tư do điều chỉnh quy mô".

Tại kỳ họp thứ 6, Hội đồng nhân dân Hải Phòng đã quyết nghị về điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch đầu tư công trung hạn thành phố giai đoạn 2021-2025 và điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công thành phố năm 2022. Đây là cơ sở cho Uỷ ban nhân dân thành phố, đẩy nhanh tiến độ dự án, phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên quan trọng vẫn là việc thông qua quy hoạch thành phố.

Ông NGUYỄN THÀNH HƯNG, Giám đốc Sở Xây dựng Hải Phòng: “Qua quá trình trình, duyệt, thẩm định rất nhiều lần; UBND thành phố  có 4 lần trình, Bộ Xây dựng có 3 báo cáo thẩm định lên Văn phòng Chính phủ. Văn bản mới nhất thông báo của Văn phòng Chính phủ có đề cập tới việc Quy hoạch thực hiện chưa chính xác theo điều 48 của Luật Quy hoạch Đô thị. Trách nhiệm của Sở Xây dựng là tham mưu cho UBND thành phố để tiếp tục hiệu chỉnh Dự thảo quyết định phê duyệt”.

Dù quyết liệt thực hiện các giải pháp khởi thông nguồn vốn đầu tư công khi lãnh đạo thành phố Hải Phòng cam kết đến tháng 9 năm nay phải đạt 60%, đến hết tháng 12 con số này là hơn 90% tổng vốn đầu tư công. Tuy nhiên mục tiêu này vẫn là bài toán khó nếu không đẩy nhanh được tiến độ phê duyệt quy hoạch thành phố và đưa ra giải pháp đấu giá và giải phóng mặt bằng hợp lý. 

Thực hiện : Hải Yến Thế Anh

Chủ Đề