Các loại bể lọc trong xử lý nước cấp

Bể lọc áp lực là một loại bể lọc nhanh kín, thường được chế tạo bằng thép có dạng hình trụ đứng [cho công suất nhỏ] và hình trụ ngang [cho công suất lớn].

Bể lọc áp lực được sử dụng trong dây chuyền xử lý nước mặt có dùng chất phản ứng khi hàm lượng cặn của nước nguồn đến 50mg/l, độ màu đến 80o với công suất trạm xử lý đến 3000m3/ngày, hay dùng  rong dây chuyền khử sắt khi dùng ezéctơ thu khí với công suất nhỏ hơn 500m3/ngày và dùng máy nén khí cho công suất bất kỳ   Do bể làm việc dưới áp lực, nên nước cần xử lý được đưa trực tiếp từ trạm bơm cấp I vào bể, rồi đưa trực tiếp vào mạng lưới không cần trạm bơm cấp II.

Bể lọc áp lực có thể chế tạo sẵn trong xưởng. Khi không có điều kiện chế tạo sẵn có thể dùng thép tấm hàn, ống thép…để chế tạo bể.

Các chỉ tiêu cơ bản của bể lọc áp lực với áp lực công tác đến 6at được trình bày ở bảng 2-15

Các bộ phận và thiết bị của bể lọc áp lực về cơ bản cũng giống bể lọc nhanh phổ thông. Nguyên tắc làm việc của bể cũng tương tự. Nước được đưa vào bể qua 1 phễu bố trí ở đỉnh bể, qua lớp cát lọc, lớp đỡ vào hệ thống thu nước trong, đi vào đáy bể và phát vào mạng lưới. Khi rửa bể, nước từ đường ống áp lực chảy ngược từ dưới lên trên qua lớp cát lọc và vào phễu thu, chảy theo ống thoát nước rửa xuống mương thoát nước dưới sàn nhà.

1- Vỏ bể ; 2- Cát lọc

3- Sàn chụp lọc

4- Phễu đưa nước vào bể

5- Ống dẫn nước vào bể

6- Ống dẫn nước đã lọc

7- Ống dẫn nước rửa lọc

8- Ống xả nước rửa lọc

9- Ống gió rửa lọc

10- Van xả khí

11- Van xả kiệt

12- Lỗ thăm

Ngoài ra, bể lọc áp lực còn được trang bị ống xả khí nối với đỉnh bể, van xả khí đặt ở nóc bể để thoát khí đọng ở nóc bể. Bố trí các áp lực kế trên ống nước vào và ra khỏi bể để kiểm tra tổn thất áp lực qua bể. Bể chế tạo có tai để dể dàng cẩu, lắp và có nắp đậy với bulông xiết chặt để có thể tháo mở khi thau rửa cát lọc hoặc sửa chữa. Hình [2-45] giới thiệu sơ đồ nguyên tắc làm việc của bể lọc áp lực.

Việc rửa bể lọc áp lực cũng tương tự như rửa bể lọc nhanh phổ thông với cường độ rửa, thời gian rửa và trình tự rửa hoàn toàn tương tự

1707 Lượt xem - 24-02-2021 09:07

Khi xây dựng hệ thống xử lý nước thì bể lọc nước thường đóng vai trò rất quan trọng để làm sạch chất cặn bẩn. Trong các dây chuyền nước cho trường học, bể lọc cát được bố trí với nhiều lớp vật liệu lọc để giữ lại cặn và vi khuẩn trên bề mặt. Quá trình xử lý nước không thể bỏ qua bước lọc nước đơn giản.

Tùy theo chất lượng nước của từng nguồn mà sử dụng bộ lọc cặn bẩn phù hợp. Bể lọc được cấu tạo thành vỏ bể, lớp vật liệu lọc, hệ thống thu nước, máng phân phối nước và hệ thống dẫn nước, thu nước. Dưới đây là một số loại bể lọc nước thông dụng nhất.

Bể lọc áp lực

Trong xử lý nước thải, bể lọc áp lực thường hoạt động theo chu trình khép kín. Bể có cấu tạo và thiết kế bằng chất liệu thép hình trụ đứng. Bể rất phù hợp với nhiều công suất xử lý khác nhau. Người ta thường dùng bể lọc cho quá trình xử lý nước mặt làm chất phản ứng [công suất 3000 m3/ngày], Ezecto [công suất nhỏ hơn 500 m3/ngày] và máy nén khí.

Bể lọc áp lực hoạt động theo nguyên tắc:

  • Phễu ở đỉnh dẫn nước qua vật liệu lọc vào ống thu nước và xuống đáy bể. Nước phân phối toàn bộ thể tích bể.
  • Khi tiến hành rửa bể, ống áp lực dẫn nước đi từ dưới lên trên qua lớp cát lọc vào phễu thu.
  • Bể còn lắp đặt thêm ống xả khí và van xả khí ở đỉnh bể với mục đích thoát khí.
  • Bố trí thêm các ống áp lực trên ống nước và ra khỏi bể để kiểm tra áp lực của bể.
  • Bể thường được chế tạo và lắp ráp tại chỗ nên rất dễ thau rửa và sửa chữa.

Bể lọc nhanh

Đối với hệ thống xử lý nước thải công nghiệp, bể lọc nhanh được ứng dụng với công suất lớn. Bể lọc này thường chia thành 2 loại gồm bể lọc có hệ thống phân phối nước và rửa lọc; bể lọc với hệ thống phân phối nước và rửa lọc bằng sàn chụp lọc.

Để xây dựng bể lọc cần căn cứ vào các yếu tố dưới đây:

  • Diện tích mỗi bể phải lớn hơn 10 m2 vì nước lớp cát gần thành bể không tốt so với nước lọc xa hơn.
  • Chọn diện tích bể lọc nên nhỏ hơn 150 m2 để giảm khối lượng đường ống dẫn, hệ thống điều khiển, giảm sử dụng nhiều thiết bị, van, khóa vì cồng kềnh và gây khó khăn cho quá trình sửa chữa.
  • Đặt ống xả khí ở điểm cao nhất của hệ thống phân phối nước.

Nước đi vào lớp vật liệu lọc với vận tốc tương đối lớn để giữ lại cặn bẩn trên bề mặt. Nhờ áp lực mà cặn bẩn đẩy nhanh. Ở đây thực hiện 2 quá trình ngược nhau gồm quá trình kết bám hạt cặn trên hạt lọc và quá trình tách cặn bẩn vào lớp cát lọc phía dưới.

Thời gian lọc phụ thuộc vào chất lượng nước và áp lực của bể. Ở đầu chu kỳ lọc, tổn thất áp lực nhỏ, tốc độ lớn. Còn ở cuối chu kỳ lọc, tổn thất áp lực lớn tăng dần theo thời gian nên tốc độ lọc rất nhỏ. Ưu điểm của bể lọc là có thể sử dụng độc lập, xử lý lượng cặn thô lớn, dễ vận hành.

Bể lọc chậm

Bể có bố trí vật liệu lọc là cát với vận tốc nhỏ hơn 0,5 m/h. Lớp cát thường có độ dày từ 2 – 3cm nên cặn bẩn dễ tích tụ trên màng và giữ lại nhiều VSV, vi khuẩn có hại. Bể thường có hình chữ nhật hoặc vuông, được phân chia thành từng ngăn riêng biệt.

Bể lọc chậm thường được xây bằng bê tông hoặc thiết kế từ thép không gỉ. Máng phân phối có tác dụng dẫn nước đều trong bể lọc. Đáy của bể có bố trí lớp gạch xếp nghiêng có độ dốc 5 độ trên bề mặt có lớp sỏi và lớp cát.

Máng phân phối dẫn nước qua lớp cát lọc với vận tốc từ 0,1 – 0,5 m/h. Dưới lớp lọc bằng sỏi và cát, hệ thống thu nước dẫn nước sang bể chứa. Người ta thường dùng cát thạch anh để lọc nước vì khả năng giữ cặn bẩn của nó rất tốt.

Để tạo ra màng lọc, cần đưa nước vào bể từ từ theo chiều từ dưới lên trên và thoát khí ra bên ngoài qua các lỗ rỗng của lớp vật liệu lọc. Tuy nhiên, bể lọc chậm lại nhanh bị tắc do VSV phù du. Và để chống rong rêu và cặn bẩn trong bể lọc chậm, cần làm mái che nắng để che bớt ánh sáng.

Bể lọc chậm có ưu điểm khử được nhiều VSV, vi khuẩn E.Coli, vi trùng. Bể lọc đơn giản, dễ thực hiện, tạo ra chất lượng nước tốt và ổn định.

Quý KH cần thiết kế hệ thống xử lý nước thải, liên hệ ngay công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí.

Chủ Đề