Quy định về xử lý tình huống trong đấu thầu

Xử lý tình huống được quy định tại điều 68 Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ban hành ngày 26/11/2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2014 cụ thể như sau:

Điều 86. Xử lý tình huống
1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a] Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b] Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:
a] Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;

b] Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;
c] Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Khoahocxaydung.edu.vn

Điều 86. Xử lý tình huống
1. Xử lý tình huống là việc giải quyết trường hợp phát sinh trong đấu thầu chưa được quy định cụ thể, rõ ràng trong pháp luật về đấu thầu. Người quyết định xử lý tình huống phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình trên cơ sở bảo đảm các nguyên tắc sau đây:
a] Cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;
b] Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu; hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất; kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; hợp đồng đã ký kết với nhà thầu, nhà đầu tư được lựa chọn; tình hình thực tế triển khai thực hiện gói thầu, dự án.
2. Thẩm quyền xử lý tình huống trong đấu thầu:
a] Đối với lựa chọn nhà thầu thực hiện gói thầu thuộc dự án, người quyết định xử lý tình huống là chủ đầu tư. Trong trường hợp phức tạp, chủ đầu tư quyết định xử lý tình huống sau khi có ý kiến của người có thẩm quyền;
b] Đối với lựa chọn nhà thầu trong mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung, người quyết định xử lý tình huống là bên mời thầu;
c] Đối với lựa chọn nhà đầu tư, người quyết định xử lý tình huống là người có thẩm quyền.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Đấu thầu mua sắm chính phủ là hoạt động quan trọng để duy trì sự tồn tại và hoạt động của cơ quan nhà nước. Để đảm bảo cho hoạt động này được diễn ra thuận lợi, đảm bảo được sự công bằng, minh bạch, pháp luật về đấu thầu đã có những quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong đấu thầu; Đồng thời, xác lập các quy định về Xử lý vi phạm trong đấu thầu nhằm răn đe các hành vi tiêu cực có thể xảy ra, tạo hành lang pháp lý để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Theo quy định của Luật Đấu thầu 2013, Các vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu sẽ bị xử lý tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm đó.

Hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu

Theo quy định tại Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật đấu thầu, hiện nay có 4 hình thức xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu, bao gồm:

– Cảnh cáo, phạt tiền;

– Cấm tham gia hoạt động đấu thầu;

– Truy cứu trách nhiệm hình sự đối với cá nhân vi phạm pháp luật về đấu thầu mà cấu thành tội phạm;

– Đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu còn bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.

Cảnh cáo, phạt tiền

Căn cứ pháp lý: Khoản 1 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP

Được quy định cụ thể tại Mục 3 chương II của Nghị định 50/2016/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

– Các hành vi bị xử lý bao gồm:

+ Vi phạm các quy định về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;

+ Vi phạm các quy định về hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;

+ Vi phạm các quy định về tổ chức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất;

+ Vi phạm quy định về thương thảo hợp đồng đối với lựa chọn nhà thầu và đàm phán sơ bộ hợp đồng đối với lựa chọn nhà đầu tư

+ Vi phạm quy định về đăng tải thông tin trong đấu thầu

– Mức phạt tiền: Mức phạt phụ thuộc vào hành vi vi phạm có tính chất nặng hay nhẹ, thấp nhất là 500.000 đồng đối với hành vi đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư muộn hơn so với quy định và cao nhất là 40 triệu đồng với hành vi Đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của nhà thầu, nhà đầu tư không đúng tiêu chuẩn đánh giá được phê duyệt trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu dẫn đến thay đổi kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

Cấm tham gia hoạt động đấu thầu

– Căn cứ pháp lý: Khoản 2 Điều 121, Điều 122 Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

– Đối tượng bị áp dụng: áp dụng hình thức xử phạt trên đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về các hành vi bị cấm trong đấu thầu [Điều 89 Luật Đấu thầu] và vi phạm quy định về sử dụng lao động [Khoản 8 Điều 12 Nghị định 63/2014/NĐ-CP].

Như vậy, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi bị cấm theo quy định của luật đấu thầu và vi phạm quy định về sử dụng lao động sẽ bị cấm tham gia vào hoạt động đấu thầu và đưa vào danh sách các nhà thầu vi phạm trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia. Cụ thể:

+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi đưa, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ quyền hạn để can thiệp bất hợp pháp vào hoạt động đấu thầu; thông thầu; gian lận; cản trở.

+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 03 năm đối với một trong các hành vi chuyển nhượng thầu; tổ chức lựa chọn nhà thầu khi nguồn vốn cho gói thầu chưa được xác định dẫn tới tình trạng nợ đọng vốn của nhà thầu.

+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 06 tháng đến 01 năm đối với một trong các hành vi không đảm bảo công bằng; tiết lộ, tiếp nhận những tài liệu, thông tin về nhà thầu, nhà đầu tư trái quy định của pháp luật.

+ Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 01 năm đến 05 năm đối với hành vi vi phạm việc sử dụng lao động quy định tại Khoản 8 Điều 12 của Nghị định 63/2014/NĐ-CP.

Truy cứu trách nhiệm hình sự

– Căn cứ pháp lý: Khoản 3 Điều 121 Nghị định 63/2014/NĐ-CP;

Điều 222 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung  2017 [BLHS]

– Phân tích: Hành vi vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm sẽ bị xử lý hình sự về “Tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Liên quan đến tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, Điều 222 của BLHS đã quy định rõ các mức độ xử lý vi phạm như:

+ Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 1 năm đến 5 năm [Khoản 1]; bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm [Khoản 2];

+ Bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm [Khoản 3];

+ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản [Khoản 4].

Hủy, đình chỉ, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu

Theo quy định tại Điều 123 Nghị định 63/2014/NĐ-CP thì:

– Hủy thầu là biện pháp của người có thẩm quyền, chủ đầu tư và bên mời thầu để xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu và các quy định khác của pháp luật liên quan của tổ chức, cá nhân khác tham gia hoạt động đấu thầu bằng cách ban hành quyết định hủy thầu.

– Đình chỉ cuộc thầu, không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được áp dụng khi có bằng chứng cho thấy tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động đấu thầu có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu hoặc các quy định khác của pháp luật có liên quan dẫn đến không bảo đảm mục tiêu của công tác đấu thầu là cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế hoặc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Lưu ý:

+ Biện pháp đình chỉ được áp dụng để khắc phục ngay vi phạm đã xảy ra và được thực hiện đến trước khi phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Biện pháp không công nhận kết quả lựa chọn nhà thầu được thực hiện từ ngày phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu đến trước khi ký kết hợp đồng; trong trường hợp cần thiết có thể áp dụng sau khi ký kết hợp đồng xử lý vi phạm trong lĩnh vực đấu thầu theo các quy định hiện hành của pháp luật việt nam và thực tiễn áp dụng

Bồi thường thiệt hại trong lĩnh vực đấu thầu

– Căn cứ pháp lý: Điều 124 nghị định 63/2014/NĐ-CP

– Phân tích: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu gây thiệt hại thì phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại và các quy định khác của pháp luật liên quan.

Thiệt hại ở đây phải là những thiệt hại thực tế, phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu. Mức bồi thường được xác định theo quy định pháp luật về bồi thường thiệt hại trong Dân sự, trong Thương mại.

Xem thêm: Trình tự thực hiện đấu thầu hàng hóa, dịch vụ được quy định như thế nào?

Trên đây là tư vấn của LawKey về xử lý vi phạm trong đấu thầu. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ với LawKey để được tư vấn và giải đáp.

Chủ Đề