Các sự kiện lịch sử lớp 9 học kì 2

Bộ đề thi Lịch sử lớp 9 Học kì 2 năm 2022 tải nhiều nhất [30 đề]

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 9 Học kì 2 năm 2021-2022 đề số 1

Phần A. Trắc nghiệm [5,0 điểm]

I. Chọn câu trả lời đúng cho các câu hỏi dưới đây:

Câu 1: Địa phương có phong trào “ Đồng khởi” tiêu biểu nhất là

A. Quảng Ngãi

B. Bình Định

C. Ninh Thuận

D. Bến Tre

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào thời gian nào?

A. 01-09-1945

B. 02-09-1945

C. 03-09-1945

D. 04-09-1945

Câu 3: Chiến thắng Ấp Bắc [Mĩ Tho] diễn ra vào thời gian nào?

A. 1-1-1963

B. 2-1-1963        

C. 1-2-1963 

D. 2-2-1963

Câu 4: Chiến thắng mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” là chiến thắng

A. Bình Giã [Bà Rịa]

B. Đồng Xoài [Biên Hòa]

C. Vạn Tường [Quãng Ngãi

D. Núi Thành [Quảng Nam]

II. Nối cột A  với cột B sao cho phù hợp? [0,75 đ]

A [chiến lược]

B [âm mưu và thủ đoạn của Mĩ]

A=>B

1/ “Chiến tranh đặc biệt”

a/ Mở các cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định”.

  1=>

2/ “Chiến tranh cục bộ”

b/ Mở rộng xâm lược Cam-pu-chia và Lào, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

  2=>

3/ “Việt nam hóa chiến tranh”

c/ Mở các cuộc hành quân càn quét, tiêu diệt lực lượng cách mạng, dồn dân lập “ấp chiến lược.

  3=>

III. Điền nội dung thích hợp vào phần ý nghĩa cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước

Đã kết thúc [1].......................kháng chiến chống Mĩ, cứu nước và [2].....................chiến tranh giải phóng dân tộc, chấm dứt ách thống trị của[3]....................................................... và [4]............................................................ở nước ta, hoàn thành cách mạng [5]...............…...................................................... trong cả nước, thống nhất đất nước.

IV. Hãy ghép một ô ở cột I với một ô ở cột II sao cho phù hợp.

Cột I

[Thời gian ]

Cột II [ Sự kiện lịch sử ]

Ghép

a] 9-1960

1- Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời

a +…..

b] 20-12-1960

2- Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng họp tại Hà Nội

b +…..

c] 6-06-1969

3- Hiệp định Pa-ri về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam được kí kết

c +…..

d] 27-01-1973

4- Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời

d +…..

5- Hiệp định Giơ-ne-vơ về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được kí kết

V. Hãy điền vào chỗ trống […] những mốc thời gian và sự kiện lịch sử có liên quan đến thắng lợi của Tổng khởi nghĩa tháng Tám – 1945

a]……………………., khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở Hà Nội.

b] 23-08-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ………….

c] 25-08-1945, khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi ở ………….

d]……………………., khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi trong cả nước.

Phần B. Tự luận [5,0 điểm]

Câu 1 [3.0 điểm]: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp [1945-1954].

Câu 2 [2 điểm]: Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh [26-4 đến 30-4-1975].

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 9 Học kì 2 năm 2021-2022 đề số 2

Câu 1 [3.0 điểm]: Ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống pháp [1945-1954].

Câu 2 [2 điểm]: Trình bày những nét chính về diễn biến của chiến dịch Hồ Chí Minh [26-4 đến 30-4-1975].

Câu 1 [2 điểm]: So sánh điểm giống và khác nhau giữa chiến tranh đặc biệt và chiến tranh cục bộ của Mĩ tại miền Nam Việt Nam.

Câu 2 [3 điểm]: Trình bày diễn biến chính của chiến dịch lịch sử Hồ Chí Minh.

Câu 3 [2 điểm]: Quá trình thống nhất đất nước về mặt nhà nước ở Việt Nam [sau năm 1975] diễn ra như thế nào?

Câu 4 [3 điểm]: Phân tích bối cảnh thúc đẩy Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc Đổi mới đất nước [từ năm 1986 đến nay].

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 9 Học kì 2 năm 2021-2022 đề số 3

A. Phần trắc nghiệm [2 điểm]

Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau

Câu 1: Tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản Việt Nam là

A. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.             

B. Tân Việt cách mạng Đảng.

C. An Nam cộng sản đảng.                                      

D. Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Câu 2: Khoá chặt biên giới Việt - Trung bằng hệ thống phòng ngự trên đường số 4 và thiết lập “Hành lang Đông Tây ”. Đây là 1 trong những nội dung của kế hoạch:

A. Đánh nhanh thắng nhanh.                                    

B. Kế hoạch Rơ ve.

C. Kế hoạch Đờ lát đờ tát xi nhi.                              

D. Kế hoạch Na va.

Câu 3: Ý nghĩa quan trọng nhất của chiến thắng Vạn Tường [8/1965] là gì?

A. Tiêu hao sinh lực địch.             

B. Cổ vũ quân dân cả nước quyết tâm đánh Mỹ.

C. Nâng cao uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam.

D. Khẳng định khả năng có thể đánh thắng Mỹ trở thành hiện thực.

Câu 4: Tuyến đường vận chuyển chiến lược xẻ dọc Trưòng Sơn mang tên Hồ Chí Minh được mở từ từ tháng 5/1959 thể hiện điều gì?

A. Lòng biết ơn đối với Bác.

B. Là con đường dài nhất.

C. Quyết tâm xẻ dọc Trưòng Sơn đi cứu nước.

D. Tránh sự bắn phá của kẻ địch.

B. Phần tự luận [8 điểm]:

Câu 5 [3 điểm]: Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

Câu 6 [2 điểm]: Trình bày đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp của Đảng. Hãy làm rõ tính “toàn diện” của đường lối đó?

Câu 7 [3,0 điểm]: Sau hiệp định Giơ ne vơ 1954 về Đông Dương, tình hình Việt Nam như thế nào? Đảng đã giải quyết tình hình đó ra sao?

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 9 Học kì 2 năm 2021-2022 đề số 4

Phần I. Trắc nghiệm khách quan [5,0 điểm]

Câu 1: Hội nghị lần thứ 21 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam [tháng 7/1973], đã xác định kẻ thù của cách mạng miền Nam là

A. Mĩ và tập đoàn Nguyễn Văn Thiệu.

B. Mĩ và tập đoàn Ngô Đình Diệm.

C. Mĩ và chính quyền Dương Văn Minh.

D. chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Câu 2: Tháng 1 năm 1975, quân dân Việt Nam đã giành thắng lợi  vang dội trong chiến dịch nào?

A. Huế - Đà Nẵng.         

B. Đường 9 - Nam Lào.             

C. Đường 14 - Phước Long.        

D. Tây Nguyên.

Câu 3: Lực lượng xung kích được Mĩ sử dụng để mở rộng chiến tranh xâm lược Cam-pu-chia [1970] và tăng cường chiến tranh ở Lào [1971] là

A. quân đội Sài Gòn.      

B. quân Đồng minh và quân Mĩ.

C. quân đội Mĩ.               

D. quân đội Sài Gòn và quân Mĩ.

Câu 4: Nội dung bước 1 của kế hoạch Nava [1953 - 1954] mà thực dân Pháp tiến hành ở Đông Dương là

A. Phòng ngự chiến lược ở hai miền Nam - Bắc Việt Nam.

B. Tấn công chiến lược ở hai miền Nam - Bắc Việt Nam.

C. Phòng ngự chiến lược ở Bắc Bộ, tấn công ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.

D. Tiến công chiến lược ở Bắc Bộ, phòng ngự ở Trung Bộ và Nam Đông Dương.

Câu 5: Một trong những thành tựu của công cuộc đổi mới đất nước [1991 - 1995] ở Việt Nam là

A. kinh tế tăng trưởng nhanh.

B. kinh tế phát triển vững chắc.

C. cơ cấu kinh tế được xây dựng cân đối, hợp lí.                           

D. hiệu quả kinh tế đạt mức cao.

Câu 6: Một trong những hạn chế của quá trình đổi mới ở Việt Nam giai đoạn 1986 - 2000 là

A. một số vấn đề văn hóa, xã hội còn bức xúc và gay gắt.

B. chưa mở cửa nền kinh tế để hội nhập với thế giới.

C. tình trạng thiếu lương thực vẫn chưa được giải quyết.

D. nguồn vốn đầu tư nước ngoài giảm mạnh.

Câu 7: Đổi mới không phải là thay đổi mục tiêu của CNXH mà là làm cho

A. công cuộc xây dựng CNXH nhanh chóng hoàn thành.

B. mục tiêu ấy được thực hiện có hiệu quả

C. mục tiêu đã đề ra nhanh chóng được thực hiện

D. mục tiêu đã đề ra phù hợp với xu thế của thế giới.

Câu 8: Một trong 3 chương trình kinh tế của kế hoạch 5 năm [1986 - 1990] ở Việt Nam là
A. lương thực, thực phẩm.

B. hàng công nghiệp nặng.

C. sản xuất phần mềm.

D. công nghệp dân dụng.

Câu 9: Ngày 16/5/1955, gắn với sự kiện lịch sử nào sau đây ở miền Bắc Việt Nam?

A. Quân Pháp rút khỏi Hà Nội, quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô.

B. Toán lính Pháp cuối cùng rút khỏi đảo Cát Bà, miền Bắc hoàn toàn giải phóng.

C. Quân Pháp rút khỏi đảo Cát Bà, quân ta tiến vào tiếp quản thủ đô Hà Nội.

D. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt nhân dân thủ đô.

Câu 10: Giai đoạn 1953 - 1957, miền Bắc Việt Nam thực hiện nhiệm vụ

A. cải cách ruộng đất.

B. cải tạo quan hệ sản xuất.

C. xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH.

D. chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.

Câu 11: Chiến lược “Việt Nam hóa” chiến tranh với chiến lược “chiến tranh đặc biệt” của Mĩ ở miền Nam Việt Nam có điểm khác biệt về

A. kết cục. 

B. quy mô.

C. phương tiện. 

D. bản chất.

Câu 12: Hiệp định Pari về Việt Nam [27/1/1973] được kí kết có ý nghĩa gì?

A. Đánh dấu hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam.

B. Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.

C. Kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

D. Tạo ra thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.

Câu 13: Điều kiện thuận lợi để cuối năm 1974 đầu năm 1975 Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam đề ra chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam là

A. so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng.

B. miền Bắc đã hoàn thành cuộc cách mạng xã hội củ nghĩa.

C. Mĩ rút toàn bộ lực lượng ra khỏi lãnh thổ Việt Nam.

D. Mĩ không còn viện trợ kinh tế, quân sự cho chính quyền Sài Gòn.

Câu 14: Hướng tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực Việt Nam trong đông xuân 1953 - 1954 là 

A. những cứ điểm kiên cố của địch.

B. những địa bàn có lợi cho ta và hạn chế sức mạnh của địch.

C. những hướng quan trọng về chiến lược mà địch tương đối yếu..

D. nơi có tầm quan trọng bậc nhất của địch và là nơi địch mạnh nhất.

Câu 15: Điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam [1954 - 1975] là về

A. lực lượng tham gia chủ yếu.                    

B. kết quả.

C. cố vấn lãnh đạo.                                     

D. phương tiện chiến tranh.

Câu 16: Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược [1945 - 1954], thắng lợi của chiến dịch nào sau đây đã làm thay đổi cục diện chiến tranh Đông Dương?

A. Việt Bắc thu - đông [1947].     

B. Biên giới thu - đông [1950].  

C. Điện Biên Phủ [1954].            

D. Trung Lào [1954].

Câu 17: Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 và cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 ở Việt Nam có điểm giống nhau là đều

A. huy động lực lượng đến mức cao nhất.

B. thực hiện phương châm “đánh lâu dài”.

C. lực lượng chính trị đóng vai trò quyết định      

D. thực hiện phương châm “đánh nhanh, thắng nhanh”.

Câu 18: Sự kiện nào đã hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Việt Nam?

A. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước.

B. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.

C. Thắng lợi của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Hiệp định Pari về Việt Nam được kí kết.

Câu 19: Cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 – 1954 của quân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi có ý nghĩa

A. quyết định buộc Pháp kí Hiệp định Giơnevơ.    

B. đập tan hoàn toàn ý chí xâm lược của Pháp.

C. bước đầu phá sản kế hoạch Nava của Pháp.      

D. làm phá sản hoàn toàn kế hoạch Nava của Pháp.

Câu 20: Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương quy định ở Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 [dọc sông Bến Hải – Quảng Trị] làm

A. biên giới tạm thời                      

B. ranh giới tạm thời.        

C. giới tuyến quân sự tạm thời.    

D. vị trí tập kết của hai bên.

Câu 21: Các chiến lược chiến tranh Mĩ tiến hành ở miền Nam Việt Nam [1954 - 1975] đều

A. mở rộng chiến tranh toàn Đông Dương.

B. sử dụng chiến thuật “tìm diệt” và “bình định”.

C. xây dựng quân đội Mĩ làm nòng cốt.            

D. sử dụng lực lượng quân đội Sài Gòn.

Phần II. Tự luận [5,0 điểm]

Câu 1: Nêu những thắng lợi chung của ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia trên các mặt  trận quân sự, chính trị, ngoại giao trong chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và "Đông Dương hoá chiến tranh" của Mĩ [1969 – 1973].

Phòng Giáo dục và Đào tạo .....

Đề khảo sát chất lượng Học kì 2

Năm học 2021 - 2022

Môn: Lịch sử 9

Thời gian làm bài: 45 phút

Đề thi Lịch sử lớp 9 Học kì 2 năm 2021-2022 đề số 5

Câu 1 [2,0 điểm]: Hãy hoàn thành bảng so sánh dưới đây về những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai chiến lược: “Chiến tranh đặc biệt” và “Chiến tranh cục bộ”?

Chiến tranh đặc biệt

Chiến tranh cục bộ

Giống nhau

Khác nhau

Câu 2 [2 điểm]: Hậu phương miền Bắc đã chi viện cho tiền tuyến miền Nam đánh Mĩ như thế nào trong những năm 1965 đến năm 1968?

Câu 3 [2 điểm]: Trong chủ trương, kế hoạch giải phóng miền Nam có những điểm nào thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn và linh hoạt của Đảng?

Câu 4 [4 điểm]: Phân tích ý nghĩa lịch sử và nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước [1954 - 1975]? Là thanh niên thời đại Hồ Chí Minh, em có suy nghĩ gì về thế hệ thanh niên thời chống Mĩ?

Xem thêm các bộ đề thi Lịch sử 9 chọn lọc, hay khác:

Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 9 Giữa học kì 2

TOP 30 Đề thi học kì 2 Lịch sử lớp 9 có đáp án hay nhất

Đề cương ôn tập Học kì 2 Lịch sử lớp 9 chi tiết nhất

Bài tập Lịch sử lớp 9 Học kì 2 có đáp án

Hệ thống kiến thức Lịch sử lớp 9 Học kì 2

Video liên quan

Chủ Đề