Các thành viên tham gia thị trường chứng khoán phái sinh

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 58/2021-TT-BTC hướng dẫn một số điều của Nghị định số 158/2020/NĐ-CP của Chính phủ về chứng khoán phái sinh và thị trường chứng khoán phái sinh.

Theo đó, Thông tư hướng dẫn hoạt động giao dịch, bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh, bao gồm: hợp đồng tương lai chỉ số chứng khoán, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ; hoạt động của thành viên của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam và Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Điều kiện giao dịch chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư

Thông tư quy định, để giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư phải mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại thành viên giao dịch và tài khoản ký quỹ bù trừ [sau đây gọi là tài khoản ký quỹ] tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định. Trường hợp nhà đầu tư đã có tài khoản giao dịch chứng khoán cơ sở mở tại thành viên giao dịch, nhà đầu tư được phép sử dụng tài khoản giao dịch chứng khoán này để thực hiện giao dịch chứng khoán phái sinh sau khi đã mở tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định.

Trước khi đặt lệnh giao dịch, trong thời gian nắm giữ vị thế và khi thực hiện hợp đồng, nhà đầu tư phải ký quỹ theo yêu cầu của thành viên bù trừ. Nhà đầu tư phải đảm bảo giới hạn vị thế trên tài khoản giao dịch theo quy chế của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Nhà đầu tư là thành viên hội đồng quản trị, thành viên hội đồng thành viên, giám đốc [tổng giám đốc], phó giám đốc [phó tổng giám đốc], các trưởng bộ phận, nhân viên của thành viên giao dịch chỉ được mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh cho mình tại chính thành viên giao dịch đó.

Nhà đầu tư được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh theo nguyên tắc tại mỗi thành viên giao dịch chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh. Ứng với mỗi tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư được mở 1 tài khoản ký quỹ tại thành viên bù trừ do thành viên giao dịch chỉ định.

Đối với công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, được mở nhiều tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh tại mỗi thành viên giao dịch. Theo đó, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được mở 2 tài khoản giao dịch tổng đứng tên công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán để quản lý danh mục đầu tư cho nhà đầu tư ủy thác, trong đó 1 tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư ủy thác trong nước, 1 tài khoản để giao dịch chứng khoán phái sinh cho nhà đầu tư ủy thác nước ngoài.

Các trường hợp đình chỉ hoạt động giao dịch

Thông tư cũng quy định, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam thực hiện sửa lỗi sau giao dịch đối với các trường hợp các giao dịch thiếu thông tin tài khoản của khách hàng do chưa cập nhật trên hệ thống thanh toán; giao dịch đóng vị thế có số lượng vị thế khớp lệnh lớn hơn số lượng vị thế đối ứng trên tài khoản bị đình chỉ giao dịch do vi phạm quy định về ký quỹ, giới hạn vị thế, giới hạn khối lượng mở của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Các bên tham gia giao dịch phải chịu trách nhiệm đối với lỗi do mình gây ra trong phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của mình. Thành viên bù trừ chịu trách nhiệm đối với lỗi giao dịch của khách hàng, bao gồm cả giao dịch của thành viên không bù trừ và khách hàng của thành viên không bù trừ [đối với thành viên bù trừ chung]. Hồ sơ, trình tự, thủ tục sửa lỗi sau giao dịch thực hiện theo quy chế của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Về hoạt động của thành viên giao dịch, thành viên giao dịch đặc biệt. Thông tư quy định, thành viên không bù trừ phải ký hợp đồng ủy thác bù trừ, thanh toán với thành viên bù trừ chung. Hợp đồng phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này. Việc tất toán, chuyển khoản ký quỹ, chuyển vị thế trong trường hợp thay đổi thành viên bù trừ chung thực hiện theo quy chế của Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam.

Thành viên giao dịch phải ký hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh với khách hàng. Hợp đồng mở tài khoản giao dịch chứng khoán phái sinh phải đáp ứng các quy định hiện hành và có các nội dung tối thiểu theo Mẫu số 02 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Thành viên không bù trừ có trách nhiệm thường xuyên đối chiếu, soát xét, cập nhật, cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về giao dịch và các thông tin liên quan khác cho thành viên bù trừ chung. Mọi thông tin về nhà đầu tư và tài khoản giao dịch của nhà đầu tư [nếu có] phải được cung cấp đầy đủ, kịp thời cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam khi có yêu cầu bằng văn bản.

Đối với hoạt động của thành viên tạo lập thị trường, thông tư quy định, thành viên tạo lập thị trường thực hiện nghĩa vụ tạo lập thị trường theo hợp đồng tạo lập thị trường và quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam. Thành viên tạo lập thị trường được đồng thời thực hiện giao dịch tạo lập thị trường và tự doanh nhưng phải bảo đảm các nguyên tắc theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam.

Đối với việc đình chỉ hoạt động giao dịch của thành viên giao dịch. Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh của thành viên giao dịch.

Thông tư cũng nêu rõ, Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động tạo lập thị trường của thành viên tạo lập thị trường trong các trường hợp sau: Thành viên tạo lập thị trường không tuân thủ một trong các nghĩa vụ theo quy chế của Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam; thành viên tạo lập thị trường bị Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh hoặc bị Tổng công ty Lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam đình chỉ hoạt động bù trừ, thanh toán trên thị trường chứng khoán phái sinh…

Về chế độ báo cáo, định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, tổ chức kinh doanh chứng khoán phái sinh phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động kinh doanh chứng khoán phái sinh.

Định kỳ hàng tháng, hàng quý, hàng năm, ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài là thành viên giao dịch đặc biệt phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước hoạt động giao dịch chứng khoán phái sinh.

Định kỳ bán niên, thành viên bù trừ là ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải báo cáo bằng văn bản hoặc dữ liệu điện tử cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh.

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 27/8/2021./.

Hồng Quyên

BNEWS Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt chính thức triển khai dịch vụ chứng khoán phái sinh, sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận tư cách thành viên giao dịch.

Ngày 28/8, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt chính thức triển khai dịch vụ chứng khoán phái sinh, sau khi được Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận tư cách thành viên giao dịch thị trường chứng khoán phái sinh thông qua Quyết định số 537/QĐ-SGDHN ngày 21/8/2018.

Đồng thời, có giấy chứng nhận Thành viên bù trừ số 10/GCNTVBT cấp ngày 27/8/2018 từ Trung tâm lưu ký Chứng khoán Việt Nam.

Thị trường chứng khoán phái sinh tại Việt Nam, tuy mới được vận hành được chưa đầy 1 năm, nhưng với sự tham gia tích cực của các nhà đầu tư, thanh khoản thị trường có tốc độ tăng cao, hứa hẹn đây là một thị trường tiềm năng dành cho các chủ thể tham gia trên thị trường này.

Bên cạnh đó, việc tham gia chứng khoán phái sinh, Rồng Việt mong muốn cung cấp thêm các dịch vụ và kênh đầu tư cho các nhà đầu tư và công chúng.

Ông Nguyễn Hiếu – Tổng Giám đốc Rồng Việt cho biết, để chuẩn bị cho việc tham gia thị trường chứng khoán phái sinh, Rồng Việt phải đáp ứng rất nhiều các tiêu chí về tài chính, hệ thống quản trị rủi ro, đội ngũ nhân sự quản lý và tư vấn...

Song song đó, Rồng Việt cũng đã nâng cấp hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin, hệ thống quản lý giao dịch chứng khoán phái sinh của đối tác.

Đồng thời, hệ thống giao dịch trực tuyến iDragon, tabDragon, goDragon sẽ cung cấp cho các nhà đầu tư toàn bộ các tiện ích trên tất cả các thiết bị có kết nối internet để tạo sự thuận lợi và hiệu quả khi giao dịch mọi lúc, mọi nơi.

Tính chất của chứng khoán phái sinh, là mức độ biến động nhanh, giao dịch trong ngày.

Tỷ lệ sử dụng đòn bẩy cao nên mức sinh lợi rất cao đi cùng với yêu cầu khả năng chịu đựng rủi ro của nhà đầu tư cũng rất lớn.

Chính vì vậy, những công ty triển khai dịch vụ chứng khoán phái sinh phải hết sức chú trọng đào tạo đội ngũ tư vấn; truyền thông cho các nhà đầu tư hiểu và nhận thức rõ về sản phẩm này.../.

Chứng khoán phái sinh là các công cụ tài chính mà giá trị của chúng phụ thuộc vào giá của một tài sản cơ sở.

Chứng khoán phái sinh quy định quyền lợi và/hoặc nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng đối với việc thanh toán và/hoặc chuyển giao tài sản cơ sở với một mức giá được thỏa thuận trước vào một thời điểm nhất định trong tương lai.

Tài sản cơ sở của chứng khoán phái sinh có thể là hàng hóa như nông sản, kim loại, v,v.. hoặc công cụ tài chính như cổ phiếu, trái phiếu, lãi suất, v.v.

Để tham gia thị trường Chứng khoán phái sinh, Hãy mở ngay tài khoản ngay tại đây.

LOẠI CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH NÀO SẼ ĐƯỢC TRIỂN KHAI TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH VIỆT NAM?

Chứng khoán phái sinh bao gồm 4 loại chính:

– Hợp đồng kỳ hạn: là một thỏa thuận giữa hai bên tham gia để mua và bán một loại tài sản ở một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được xác định trước ngay ở thời điểm hiện tại.

– Hợp đồng tương lai: là hợp đồng kỳ hạn được chuẩn hóa, niêm yết và giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán.

– Hợp đồng quyền chọn: Người nắm giữ hợp đồng quyền chọn có quyền, nhưng không có nghĩa vụ, mua hoặc bán một loại tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai theo mức giá được xác định trước. Người bán hợp đồng có nghĩa vụ thực hiện giao dịch khi người nắm giữ hợp đồng chọn thực hiện quyền. Hợp đồng quyền chọn bao gồm quyền chọn mua và quyền chọn bán.

– Hợp đồng hoán đổi: Hợp đồng hoán đổi là một thỏa thuận giữa hai bên về việc hoán đổi các dòng tiền phát sinh từ các công cụ tài chính trong tương lai. Hợp đồng sẽ quy định rõ thời điểm hoán đổi dòng tiền và phương pháp tính toán cụ thể.

Trong đó, hợp đồng tương lai sẽ là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên được niêm yết và giao dịch trên thị trường Việt Nam, cụ thể là Hợp đồng tương lai trên chỉ số cổ phiếu [VN30 và HNX30] và Hợp đồng tương lai trên trái phiếu chính phủ [kỳ hạn 5 năm]. Các sản phẩm này được lựa chọn trước tiên do tính chất sản phẩm đơn giản, tài sản cơ sở đều là các công cụ có độ rủi ro thấp và có tính đại diện cao. Nguyên tắc giao dịch Hợp đồng tương lai cũng không quá khác biệt so với giao dịch cổ phiếu trên thị trường cơ sở.

GIAO DỊCH HỢP ĐỒNG TƯƠNG LAI CÓ GÌ KHÁC BIỆT SO VỚI GIAO DỊCH CỔ PHIẾU?

Việc giao dịch Hợp đồng đồng tương lai diễn ra tương tự so với giao dịch cổ phiếu. Nhà đầu tư có thể thực hiện giao dịch thông qua giao dịch khớp lệnh hoặc giao dịch thoả thuận.

Các Hợp đồng tương lai sẽ có bảng giá riêng biệt, nhà đầu tư dựa trên kỳ vọng của mình vào xu hướng của chỉ số có thể đặt lệnh và khớp lệnh để tham gia vào Hợp đồng tương lai. Tương tự như cổ phiếu, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số tăng sẽ mua hợp đồng tương lai chỉ số, nhà đầu tư kỳ vọng chỉ số giảm sẽ bán hợp đồng tương lai chỉ số. Một điểm khác biệt là các hợp đồng tương lai sẽ đáo hạn, do đó nhà đầu tư khi tham gia giao dịch cần lưu ý chọn hợp đồng có tháng đáo hạn phù hợp.

MỞ TÀI KHOẢN NGAY

Hoặc gọi tổng đài 1900545409 để được tư vấn trực tiếp.

Đối với cổ phiếu trên thị trường cơ sở, nhà đầu tư muốn mua cổ phiếu cần phải có đủ số tiền, và nhà đầu tư muốn bán cổ phiếu phải có đủ số cổ phiếu trước khi giao dịch. Tuy nhiên, đối với Hợp đồng tương lai, nhà đầu tư không cần có đủ toàn bộ số tiền để tham gia vị thế mua, hoặc không cần nắm giữ tài sản cơ sở để tham gia vị thế bán. Nhà đầu tư khi giao dịch Hợp đồng tương lai, đối với cả bên mua và bên bán, sẽ cần làm quen với hai hoạt động chính trong Giao dịch hợp đồng tương lai: Ký quỹthanh toán hàng ngày.

KÝ QUỸ LÀ GÌ VÀ KÝ QUỸ HOẠT ĐỘNG NHƯ THẾ NÀO?

Ký quỹ là một trong những điểm khác biệt của giao dịch chứng khoán phái sinh so với giao dịch cổ phiếu. Ký quỹ trong giao dịch chứng khoán phái sinh đóng vai trò như một khoản đặt cọc để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của hai bên khi tham gia hợp đồng. Trung tâm lưu ký sẽ quy định tỉ lệ ký quỹ ban đầu cho mỗi loại hợp đồng khác nhau.

Tỉ lệ ký quỹ ban đầu do trung tâm lưu ký quy định sẽ nêu rõ nhà đầu tư phải ký quỹ bao nhiêu phầm trăm giá trị hợp đồng trước khi tham gia giao dịch chứng khoán phái sinh.

Nhà đầu tư không có đủ số tiền ký quỹ như yêu cầu có thể bị gọi ký quỹ, và phải nộp đầy đủ ký quỹ để có thể tiếp tục nắm giữ vị thế đối với Hợp đồng tương lai.

VIỆC THANH TOÁN HÀNG NGÀY DIỄN RA NHƯ THẾ NÀO?

Một điểm khác biệt nữa của thị trường chứng khoán phái sinh là cơ chế thanh toán hàng ngày. Nhà đầu tư khi giao dịch và nắm giữ các vị thế trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh sẽ phải thực hiện thanh toán toàn bộ lãi lỗ phát sinh từ các vị thế đó mỗi ngày:

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lỗ ròng: nhà đầu tư sẽ phải thanh toán đầy đủ toàn bộ số lỗ phát sinh chậm nhất đến 9h sáng ngày hôm sau.

Nếu tài khoản chứng khoán phái sinh của nhà đầu tư lãi ròng: nhà đầu tư sẽ nhận được đầy đủ số lãi phát sinh sau 11h sáng ngày hôm sau.

Lãi/lỗ ở mỗi vị thế sẽ được tính toán dựa trên giá giao dịch đóng cửa của hợp đồng tương lai đó. Riêng đối với các hợp đồng tương lai chỉ số đến ngày đáo hạn, lãi/lỗ sẽ được tính toán dựa trên giá đóng cửa của chỉ số tại ngày đáo hạn của hợp đồng tương lai đó.

QUY MÔ HỢP ĐỒNG ĐƯỢC TÍNH TOÁN NHƯ THẾ NÀO?

Giống như giá của mỗi cổ phiếu, quy mô của mỗi hợp đồng phái sinh sẽ cho biết giá trị đầu tư mà nhà đầu tư đang tham gia là bao nhiêu. Quy mô hợp đồng sẽ được tính theo công thức:

Quy mô hợp đồng = giá Hợp đồng tương lai * hệ số nhân

NHÀ ĐẦU TƯ CẦN CHÚ Ý GÌ KHI THAM GIA GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN PHÁI SINH TẠI VNDIRECT?

Khi giao dịch chứng khoán phái sinh, sau khi đã nắm giữ vị thế, nhà đầu tư cần theo dõi hai loại tỷ lệ: Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹtỷ lệ tài khoản phái sinh.

Tỷ lệ sử dụng tài sản ký quỹ = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ

Tỷ lệ sử dụng tài khoản phái sinh = Giá trị ký quỹ yêu cầu/Giá trị tài sản ròng hợp lệ

Giá trị ký quỹ yêu cầu = IM + VM + DM

Trong đó:

IM: Ký quỹ ban đầu theo quy định của Trung tâm lưu ký.

VM: Giá trị lỗ ròng phát sinh trong phiên [nếu có].

DM: Ký quỹ chuyển giao, dùng thay cho IM đối với các hợp đồng phái sinh chuyển giao vật chất đến ngày đáo hạn.

Giá trị tài sản ký quỹ hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký.

Giá trị tài sản ròng hợp lệ: Số tài sản ký quỹ hợp lệ đã nộp lên Trung tâm lưu ký + tiền tại VNDIRECT – nợ tại VNDIRECT

VNDIRECT sẽ quy định các mức an toàn, cảnh báo và xử lý đối với từng tỷ lệ này:

– Mức an toàn: Nhà đầu tư sẽ được giao dịch chứng khoán phái sinh tối đa cho tới khi tỷ lệ đạt mức an toàn này.

Mức cảnh báo: Khi vượt quá mức này, VNDIRECT sẽ gọi bổ sung ký quỹ và nhà đầu tư phải nộp thêm ký quỹ hoặc đóng bớt vị thế để tỷ lệ về thấp hơn hoặc bằng mức an toàn.

– Mức xử lý: Tài khoản của nhà đầu tư sẽ bị xử lý đóng vị thế nếu vượt quá mức này.

VNDIRECT sẵn sàng đồng hành cùng mọi nhà đầu tư trên thị trường Chứng khoán phái sinh.

MỞ TÀI KHOẢN NGAY

Hoặc gọi tổng đài 1900545409 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề