Các xã của huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước

Tỉnh Bình Phước có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 8 huyện, chia thành 111 đơn vị hành chính cấp xã gồm 15 phường, 6 thị trấn và 90 xã.

[*] Nguồn dữ liệu cập nhật từ Tổng Cục Thống Kê tới tháng 01/2021. Có thể tại thời điểm bạn xem bài viết này các số liệu đã khác.

Cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm đến bài viết của chúng tôi!

Xem thêm:

Dữ liệu các đơn vị hành chính Việt Nam – Cập nhật đến 01/2021

Huyện Lộc Ninh là huyện miền núi biên giới phía Tây – Bắc của tỉnh Bình Phước, có đường biên giới dài hơn 100k tiếp giáp với huyện Sanuol tỉnh Kratie và Mimot, tỉnh Congpongcham của Campuchia. Có 01 cửa khẩu quốc tế Hoa Lư. Huyện Lộc Ninh nay là phần còn lại của huyện Lộc Ninh cũ sau khi tách 5 xã phía Đông – Bắc để thành lập huyện Bù Đốp theo Nghị định số 17/NĐ-CP ngày 20/2/2003 của Chính Phủ. Vị trí địa lý được xác định bởi tọa độ sau: – Vĩ độ Bắc: 11o29’33” – 12o05’00”. – Kinh độ Đông: 106o24’57”. Về ranh giới: – Phía Tây và phaí Bắc giáp Cămpuchia. – Một phần nhỏ ranh giới phía Tây – Nam giáp tỉnh Tây Ninh. – Phía Đông giáp huyện Bù Đốp và huyện Phước Long. – Phía Nam giáp với huyện Bình Long. Diện tích tự nhiên: 86.297,52 ha, chiếm 12,6% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Dân số năm 2006 là: 113.312 người, trong đó dân tộc chiếm khoảng 18% dân số toàn huyện. Ranh giới huyện Lộc Ninh được hình thành bởi 15 xã và 1 thị trấn, bao gồm: Thị trấn Lộc Ninh và các xã Lộc Quang, Lộc Phú, Lộc Hiệp, Lộc An, Lộc Hòa, Lộc Thạnh, Lộc Tấn, Lộc Thiện, Lộc Thành, Lộc Thái, Lộc Điền, Lộc Thuận, Lộc Khánh. Lộc Hưng, Lộc Thịnh. Có QL 13 đi qua trung tâm huyện nối liền với Campuchia thông qua cửa khẩu Hoa Lư và sắp tới có đường sắt xuyên Á đi qua, đây chính là lợi thế trong phát triển KTXH trong tương lai với các nước. Lộc Ninh có địa hình cao từ phía Bắc, thấp dần về phía Nam, nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lộc Ninh có tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52ha, trong đó đất rừng chiếm 68.714 ha, còn lại là đất nông nghiệp với phần lớn là đất đỏ bazan có độ phì nhiêu cao, phù hợp các loại cây trồng có thu nhập cao như: cà phê, điều, hồ tiêu, cao su. Lộc Ninh có 2 con sông lớn chay qua là sông Măng tạo thành biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Cămpuchia, sông bé tạo thành ranh giới tự nhiên giữa Lộc Ninh với huyện Phước Long. Ngoài ra còn có Suối Cần Lê là ranh giới giữa huyện Lộc Ninh với huyện Bình Long và trên 20 con suối lớn nhỏ trên địa bàn huyện.

Từ 2500 cho đến 3000 trước [tương ứng với các đời vua Hùng dựng nước], mảnh đất Lộc Ninh đã có người cư trú. Đó là vài nhóm thuộc người Indonesien cổ nói tiếng Môn-Khmer, tổ tiên của người S’tiêng, Mạ, M’nông, Khome hiện nay. Đến đầu thế kỷ XIX, Lộc Ninh chỉ có dân cư của các nhóm địa phương khác nhau thuộc các bộ tộc S’tiêng, Mạ, M’nông, Khome… cư trú rải rác từ năm 1801, triều Nguyễn bắt đầu cho thiết lập cơ cấu hành chính và hệ thống đồn ải để quản lý dân cư và lãnh thổ. Những năm 20,30 đầu thế kỷ XIX, người Việt, trước tiên là binh lính đồn trú và gia đình họ, bắt đầu có mặt tại Lộc Ninh. Lúc bấy giờ, vùng Lộc Ninh thuộc huyện Phước Long, thị trấn Biên Hoà [sau đổi thành tỉnh Biên Hoà]. Tháng 12/1861, sau khi chiếm tỉnh thành Biên Hoà, thực dân Pháp đưa quân tiến chiếm Lộc Ninh. Đến năm 1889, Lộc Ninh trở thành một tổng của Phủ Phước Long, tỉnh Biên Hoà và đến năm 1893 Lộc Ninh là một quận Cần Lê. Cư dân người Việt sinh sống tại đây tăng lên khá nhanh chóng. Bước sang đầu thế kỷ XX, thực dân Pháp lần lượt lập nên ở vùng Lộc Ninh – Hớn Quản các đại lý hành chính và đồn binh như đại lý hành chính Hớn Quản [1906], đôn binh Bù Đốp [1906] để xiết chặt ách kiểm soát. Năm 1912, tỉnh Thủ Dầu Một được hình thành từ một phần tỉnh Biên Hoà và một phần của tỉnh Gia Định. Đến đây Lộc Ninh là một trong 12 tổng của Tỉnh Thủ Dầu Một. Cũng vào thời điểm này, tư bản Pháp đổ xô vào chiếm đất lập đồn điền cao su. Năm 1911, Công ty cao su Xét Xô ra đời, đặt trụ sở tai Lộc Ninh. Nguồn nhân công tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu nên bọn địa chủ tư bản đã cấu kết cùng chính quyền thực dân sử dụng lực lượng cai mộ phu thực hiện các thủ đoạn lừa mỵ, mua chuộc và cưỡng bức nông dân miền Bắc, miền Trung vào làm công nhân trong các đồn điền. Từ năm 1917 đến năm 1928 hàng ngàn người các tỉnh Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Sơn Tây, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam bị lùa vào vùng Lộc Ninh, Bù Đốp. Cho đến năm 1943, đã có hơn 20.000 đồng bào miền bắc, miền trung vào 8.000 đồng bào dân tộc làm công nhân cho đồn điền cao su ở Lộc Ninh. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho giới tư bản áp bức bóc lột công nhân cao su và đồng bào cư ngụ trong vùng, thực dân Pháp giao bộ máy hành chính địa phương cho bọn chủ đồn điền quản lý. Đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ. Từ năm 1927, Lộc Ninh trở thành một xã của quận Bù Đốp, tỉnh Thủ Dầu Một, ngồm 11 làng và một số phum sóc đồng bào dân tộc. Cơ cấu hành chính này giữ nguyên cho đến năm 1945. Trong kháng chiến chống Pháp, theo hệ thống tổ chức của cách mạng từ năm 1946 đến năm 1951, Lộc Ninh là một xã thuộc quận Hớn Quản, tỉnh Thủ Dầu Một. Sau hiệp định Geneve [20/7/1954], đế quốc Mỹ nhảy vào Miền Nam lập nên chế độ tay sai Ngô Đình Diệm. Chính quyền Diệm dùng những biện pháp lừa mỵ và cưỡng ép đồng bào Thiên chúa giáo di cư vào Nam, cải tổ việc bố trí dân cư và tổ chức bộ máy hành chính nhằm tạo lá chắn bảo vệ thủ đô Sài Gòn từ xa. đồng thời để tạo bàn đạp cơ động tấn công các căn cứ kháng chiến, tách dân ra khỏi ảnh hưởng của cách mạng. Đồng bào Thiên chúa giáo ở xứ đạo Bùi Chu, Phát Diệm bị đẩy lên đây đã xây dựng các đồn điền Chu Ninh, 1,2,3 ở Thiện Hưng, Tích Thiện, ở Lộc Khánh… Tiếp đó, nhiều gia đình vốn là dân vùng căn cứ kháng chiến khu 5, nhất là Quảng Nam, Quảng Ngãi cũng bị lùa vào đình cư ở Lộc Ninh, tại những khu trọng điểm trong kế hoạch quân sự địa phương của Mỹ – Diệm. Tháng 10/1956 chính quyền Ngô Đình Diệm tách một số quận Bắc của hai tỉnh Thủ Dầu Một và Biên Hoà để thành lập hai tỉnh mới tỉnh Bình Long và Phước Long. Từ tháng 10/1957, theo cơ cấu hành chính của tỉnh Lộc Ninh là một đơn vị hành chính cấp Quận thuộc tỉnh Bình Long. Tháng 4/1972 Lộc Ninh hoàn toàn giải phóng và vinh dự trở thành nơi đặt cơ quan lãnh đạo Trung ương Cục Miền Nam và bộ chỉ huy Miền, là trung tâm chính trị của Chính phủ cách mạng Lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam. Liền sau đó, Lộc Ninh là nơi tiếp nhận hàng vạn Việt kiều từ Campuchia chạy về tránh sự khủngbố, giết hại của bọn phản đọng Lon Nol đang cầm quyền. Dân số Lộc Ninh tiếp tục tăng đáng kể. Trong khoảng thời gian từ năm 1972 đến cuối năm 1975, theo hệ thống tổ chức của nước ta, hai tỉnh Bình Long và Phước Long được hợp nhất thành tỉnh Bình Phước [sau đó tỉnh Bình Phước lại hợp nhất với tỉnh Thủ Dầu Một thành tỉnh Bình Thủ]. Tháng 10 năm 1976 theo quyết đình của Quốc hội khoá IV nước Cộng Hoà xã hội chủ Nghĩa Việt Nam, tỉnh Sông Bé được thành lập rên cơ sở các tỉnh Thủ Dầu Một và Bình Phước trước đây, bao gồm 9 huyện, thị. Ba huyện Lộc Ninh, Hớn Quản, Chơn thành hợp nhất thành huyện Bình Long, thuộc tỉnh Sông Bé. Đến tháng 3/1978, Chính Phủ nước Cộng Hoà xã hội Chủ nghĩa Việt Nam quyết định tách huyện Lộc Ninh ra khỏi huyện Bình Long và Bù Đốp ra khỏi huyện Phước Long để thành lập huyện Lộc Ninh mới. Trong khoảng thưòi gian này, hưởng ứng chủ trương của Đảng về việc phân bố lại dân cư, xây dựng các vùng kinh tế mới, dân nhiều địa phương thuộc Hà Sơn Bình, bình Trị Thiên, TP HCM đến Lộc Ninh làm ăn sinh sống ngày càng nhiều. Đến năm 1997 tỉnh Sông Bé cắt các huyện Lộc Ninh, Chơn Thành, Đồng Phú, Phước Long, Bù Đăng, Bình Long để thành lập tỉnh Bình Phước. Thực hiện Nghị Định 17/NĐ-CP ngày 20/2/2003 về việc thành lập huyện Bù Đốp, từ ngày 01/5/2003 huyện Lộc Ninh được tách ra thành 2 huyện Bù Đốp và Lộc Ninh. Sau khi chia tách, huyện Lộc Ninh còn lại tổng diện tích tự nhiên là 86.297,52 ha gồm 12 xã và 1 thị trấn đến năm 2008 thành lập thêm 3 xã mới nâng lên tổng số xã là 15 và 1 thị trấn.

Nhà Giao tế Lộc Ninh nằm cạnh quốc lộ 13 và gần với sân bay Lộc Ninh trên mặt đất bằng phẳng, cao ráo với lối kiến trúc nhà sàn 2 tầng, ẩn mình trong những hàng cây xanh cao bóng mát. Được biết, nhà Giao tế do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát – một nhà cách mạng nổi tiếng ở nước ta xây dựng, kết hợp hài hòa giữa nhà và không gian chung quanh, giữa hiện đại và dân tộc: Thể hiện sự bền vững và đậm đà bản sắc dân tộc nơi miền núi cao. Ngôi nhà được thiết kế cầu thang lên xuống ở hai bên tạo sự bình dị, thân thương, gần gũi với nhân dân của một cơ quan quyền lực. Bên trong ngôi nhà với những hiện vật còn sót lại từ chiếc bàn, chiếc ghế, tủ, bục, vật trang trí và bao hiện vật còn lại khác, tuy chưa đầy đủ nhưng cũng làm cho du khách cảm nhận được thế đứng của cách mạng của ngày hôm qua, có thể hiểu vì sao Việt Nam dám đánh Mỹ và thắng Mỹ. Những nòng pháo cao cao giữa bầu trời xanh, những chiếc xe tăng vẫn còn đó cùng bao di tích khác đã cho chúng ta cảm nhận được phần nào của lịch sử đấu tranh anh hùng của dân tộc ta. Nhà Giao tế mà một thời chế độ Mỹ Ngụy phải trọng nể và nó đã đi vào lịch sử đấu tranh của dân tộc bằng những sự kiện trọng đại, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc và cuộc sống của bao con người. Với nhà Giao tế, Chính phủ Cộng hòa miền Nam Việt Nam đã có trụ sở, có nơi tiếp các phái đoàn của Ủy ban quân sự bốn bên theo tinh thần Hiệp định Paris mà đặc biệt nơi đây chỉ cách Sài Gòn – nơi đầu não của chế độ Mỹ ngụy chưa đầy 100km theo đường chim bay. Nhà Giao tế Lộc Ninh – di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia được xếp hạng vào năm 1986 đến nay đã 20 năm. Với nhà Giao tế và cùng các hiện vật khác, sự tích anh hùng, bất khuất, sự kiên cường và vững vàng nơi tuyến đầu Tổ quốc của quân dân Lộc Ninh nói riêng, quân dân cả nước nói chung mãi mãi bất tử trong tâm hồn con dân đất Việt.

Trong mối quan hệ với cộng đồng, người S’ tiêng rất quý tình cảm bạn bè, dòng họ, một số lễ cúng liên quan đến cộng đồng này vẫn được người S’ tiêng duy trì. Trong xã hội S’ tiêng đã từng tồn tại các lễ lớn như: lễ đâm trâu, lễ quay đầu trâu…

Trước đây địa bàn cư trú của người S’ tiêng được phân bố trải dài từ vùng núi Bà Đen [Tây Ninh] đến Bà Rá [Sông Bé cũ]. Ngày nay địa bàn sinh tụ của người S’ tiêng bị thu hẹp dần và tập trung chủ yếu ở tỉnh Bình Phước. Theo thống kê mới nhất trên toàn địa bàn Bình Phước có 70.504 người S’ tiêng chiếm trên 20% dân số toàn tỉnh. Tập trung đông nhất vẫn là huyện Phước Long, Bù Đăng. Đặc biệt sóc Bom Bo [Bù Đăng], số lượng người S’tiêng chiếm phần lớn, tạo cho Bom Bo có một nét văn hóa rất khác biệt. Vậy người S’ tiêng có những nét văn hóa riêng gì? Tín ngưỡng người S”Tiêng Người S’tiêng trước đây theo tín ngưỡng cổ truyền đã tiến hành cả 3 lễ cúng trong năm, gồm lễ chuẩn bị chọn đất làm rẫy [Pôl- nong] ; lễ cầu mùa [Broh ba] ; lễ cúng cơm mới [Pư ba khiêu]. Lễ cúng lúa được người S’ tiêng vùng cao [Bù lơ] gọi là Lớp Prăk pa, vùng th ấp [Budek] gọi là Nktao R he. Nếu như trước đây, lễ cúng được tiến hành 3 lần trong năm và cứ 3 năm đảo lệ, người S’ tiêng lại tổ chức lễ lớn hơn các năm khác. Tuy nhiên kể từ năm 1990 trở lại đây, hầu hết người S’ tiêng ở các huyện Bù Đăng, Bình Long, Phước Long… chỉ còn cúng một lần trong năm, lễ cúng vào ngày thu hoạch được gùi lúa đầu tiên. Người S’ tiêng tin tưởng vào thần linh [Prak] có chức năng bảo hộ, giúp đỡ và tạo cho hạt lúa thật to, cây lúa nặng hạt. Đó là thần rừng [Bri] ; thần đất [The], thần trời [Nar] ; thần lúa [Pa]… trước khi chọn nơi gieo hạt, người S’tiêng cúng vái ông bà rừng để được phá rừng làm rẫy. Trong chu kỳ sinh hoạt của một đời người, từ khi sinh ra cho đến lúc qua đời, người S’tiêng vẫn lưu giữ được các hình thức tín ngưỡng dành cho một thành viên của cộng đồng như các lễ: cúng ngày sinh, cúng đầy tháng, đầy năm, cúng đặt tên, cúng cà răng, cúng khi có bệnh, cúng sau khi cưới. cúng bỏ ma… Lễ đâm trâu là một lễ lớn, hầu hết các nhà của người S’ tiêng đều có cột đâm trâu, có nhà phía trước có 5,6 cột, hoặc có nhà 2,3 cột đâm trâu. Mâm treo lễ vật, cây thương dùng đâm trâu, cột đâm trâu, vẫn còn giữ trong các nhà dài của người S’ tiêng thuộc xã Dak ơ [huyện Phước Long]. Luật tục S”Tiêng Người S’tiêng cũng như nhiều dân tộc ít người khác ở Tây nguyên và Đông nam bộ, có cả một hệ thống những quy tắc quy định về các quan hệ ứng xử giữa cá nhân và cộng đồng. Những quy tắc đó, được lưu truyền qua nhiều thế hệ và những câu nói vẫn có điệu, đầy hình tượng bóng bẩy. Luật tục của người S’ tiêng là cơ sở để vận hành xã hội, luật tục Người S’ tiêng coi 4 tội sau đây là nặng nhất: Ma lai [chă], đó là những người ban đêm biến thành ma quỷ đi hút máu làm người khác ốm đau, chết chóc. Người S’ tiêng có nhiều cách thử như đổ chì vào lòng bàn tay, hoặc lặn nước… Người bị nghi là ma lai sẽ bị dân làng đưa vào rừng thủ tiêu bằng cách chặt đầu hoặc chôn sống, vợ và con sẽ bán đi nơi xa làm tôi tớ. Xâm phạm sự cấm kỵ [Lăh cang rai], người S’ tiêng có nhiều điều cấm kỵ, họ sợ đụng chạm đến thần linh, ma quỷ, như trong làng có người đàn bà đang sinh đẻ, làng có nhiều người đau ốm thì cấm người lạ vào nhà, vào làng. Dấu hiệu cấm là một nhành gai, nhành lá xương rồng treo ở cổng làng, ở cầu thang nhà. Nếu người lạ bất chấp dấu hiệu đó cứ vào làng, vào nhà sẽ bị phạt bằng các lễ cúng gà heo, có khi cả trâu nộp cho chủ làng, chủ nhà. Loạn luân [Đoăng ih], trong quan hệ hôn nhân người S’tiêng không cho phép những người cùng dòng họ kết hôn với nhau, hoặc có quan hệ tính giao. Việc kết hôn giữa những người cùng dòng họ được xem là loạn luân, người S’tiêng coi đó là nguồn gốc sinh ra các dịch bệnh, thiên tai như lũ lụt, trượt đất… gây tổn hại cho buôn làng. Những người loạn luân sẽ bị phạt nặng, phải nộp heo gà để cúng thần linh, và phải ăn cơm, thức ăn được đổ trộn vào một máng dành cho heo, dân làng chứng kiến và nhổ nước bọt vào kẻ loạn luân. Lừa đảo, trộm cắp, người S’tiêng rất ghét những kẻ trộm cắp, lừa đảo, vì vậy nếu bắt được kẻ trộm cắp, lừa đảo, kẻ đó sẽ bị cả làng bắt phạt. Hình phạt thường là phải tổ chức lễ cúng thần linh và đền bù gấp nhiều lần cho người bị hại. Ngoài ra, tội ngoại tình cũng bị người S’ tiêng phạt nặng. Những kẻ chủ mưu dụ dỗ người khác vào cuộc ngoại tình, dù đàn ông hay đàn bà đều phải nộp phạt cho người bị hại. Nếu có con, kẻ chủ mưu sẽ phải cung cấp thức ăn, quần áo cho đứa bé và nuôi đứa bé cho đến khi đứa bé khôn lớn. Đời sống của người S”tiêng Trong nội bộ cộng đồng người S’ tiêng thường phân biệt nhau theo nhóm dân cư địa phương, trước đây được chia thành 4 nhóm chính: Bulơ, Budek, Bulap và Bu biet, sau này họ chỉ phân thành 2 nhóm: Bulơ và Budek. Đến với một địa danh khá nổi tiếng, gắn liền với lịch sử đấu tranh cách mạng của dân tộc Việt Nam, đó chính là sóc Bom Bo [huyện Bù Đăng] nơi cư trú chủ yếu của bà con người S’ tiêng thuộc tỉnh Bình Phước. Chúng ta vẫn tìm lại được khung cảnh: ” Đuốc lồ ô bập bùng trong ánh lửa, sóc Bom Bo rộn rã tiếng chày khuya” như thuở trước. Toàn xã Bom Bo có 7 ấp với diện tích 12.680 ha, có 1.678 hộ với 7.479 nhân khẩu. Đa số đồng bào S’ tiêng ở Bom Bo nói riêng và Bù Đăng nói chung đều có cuộc sống khó khăn, lương thực cũng chỉ đủ dùng trong 6 đến 8 tháng, thực phẩm thì lại rất thiếu, bữa ăn trong gia đình rất sơ sài, có khi cũng chỉ có mỗi một món canh mướp rừng. Thậm chí trong món canh rau rừng không có thịt cũng không có cá mà chỉ dùng bột ngọt làm gia vị, đây là món ăn chủ yếu của hầu hết các gia đình người S’tiêng ở sóc Bom Bo này. Nguyên nhân của sự thiếu đói lương thực là do cây trồng ít được chăm sóc một cách kỹ lưỡng bằng phân bón cũng như các loại thuốc phòng trừ sâu bệnh. Vì thế sản lượng luôn ở rất thấp, lúa thì lép hạt, điều thì thường là hạt non. “Cái khó bó cái khôn” đã làm cho các thôn ấp của người S’ tiêng khó đạt được tiêu chuẩn ấp văn hóa. Chính ông Đỗ Hữu Xuân – Phó giám đốc Sở văn hóa và thông tin tỉnh Bình Phước đã bức xúc: “Xây dựng thiết chế văn hóa là điểm yếu nhất của người dân S’ tiêng, điều đó cũng dễ hiểu thôi bởi đời sống của họ quá thấp lo cái ăn cái mặc còn không đủ, làm sao đóng góp xây dựng trường học, trạm xá, nhà thờ… nên tiêu chuẩn thứ 7 luôn là nỗi ám ảnh của đồng bào người Stiêng”. Sự thật đã chứng minh ở thôn Sơn Hòa xã Thọ Sơn huyện Bù Đăng đã 3 năm liền được công nhận là Khu dân cư xuất sắc mà vẫn không đạt được Khu dân cư văn hóa, như lời ông Điểu Hà Điệp – trưởng thôn Sơn Hòa tâm sự: ” Mặc dù tôi là người rất có uy tín với đồng bào S’ tiêng ở đây, nói gì họ cũng nghe và làm theo, bảo bãi bỏ tập tục lạc hậu, thực hiện môi trường xanh sạch, nếp sống văn minh… tất cả đều thực hiện một cách răm rắp, nhưng bảo họ đóng góp xây dựng cơ sở vật chất thì đồng bào S’ tiêng không làm nổi, mặc dù mỗi năm tỉnh Bình Phước đều có chương trình xây dựng 2000 căn nhà tình thương cho đồng bào dân tộc ít người, nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo đuổi người dân S’tiêng quê tôi”

Video liên quan

Chủ Đề