Các xu hướng đánh giá môi trường

1. Diễn biến môi trường tự nhiên:

a] Diễn biến môi trường nước:

Như đã phân tích, đánh giá tại phần hiện trạng, môi trường nước mặt thành phố Đà Nẵng đang có các dấu hiệu bị ô nhiễm mà nguyên nhân chính là do nước thải chưa được thu gom và xử lý triệt để, xả ra nguồn tiếp nhận [khu vực ô nhiễm tập trung chủ yếu tại các tuyến kênh hở và hồ điều tiết], một phần cũng do chưa kiểm soát chặt chẽ việc xả chất thải rắn ra môi trường. Môi trường nước ngầm cũng đang đối mặt với tình trạng suy giảm về chất lượng, đặc biệt là ô nhiễm Coliform.

Theo định hướng quy hoạch, thành phố trong tương lai sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, với mật độ dân số tăng lên đáng kể, đời sống người dân có nhiều sự chuyển biến với việc hình thành của các khu, cụm công nghiệp, khu đô thị, dịch vụ, công cộng,... Điều này dẫn đễn nhu cầu sử dụng nước sạch cũng như lượng, thành phần nước thải, chất thải phát sinh cũng tăng lên, tạo ra sức ép lớn lên môi trường nước mặt, nước ngầm.

* Xác định nguồn gây ô nhiễm và mức độ tác động

Căn cứ theo hoạt động các khu chức năng trong phạm vi nghiên cứu quy hoạch, xác định các thành phần chất ô nhiễm nguồn nước và mức độ tác động đến chất lượng nước trong khu vực lập quy hoạch được dự báo như sau:

[Bảng đánh giá nguồn phát sinh, thành phần các chất gây ô nhiễm môi trường nước tại phụ lục]

[Bảng dự báo tải lượng chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại phụ lục]

b] Diễn biến môi trường không khí và tiếng ồn:

Ngoài ra, bề mặt đất trống, cây xanh, mặt nước giảm đi, thay vào đó là các bề mặt bắt giữ nhiệt [như: bê tông, nhựa đường, gạch, ngói,…], điều này dẫn đến hiện tượng nghịch nhiệt, tích tụ chất ô nhiễm sát mặt đất tăng lên, độ ẩm trong không khí và khả năng hấp thụ chất ô nhiễm giảm → môi trường không khí trong khu vực oi bức và khó chịu hơn.

[Bảng dự báo nguồn và thành phần các chất ô nhiễm không khí tại phụ lục]

c] Diễn biến môi trường đất:

- Quy hoạch làm thay đổi địa hình, địa mạo của nhiều nơi trong khu vực. Các đặc tính lý, hóa của đất sẽ bị thay đổi do tiếp xúc với các loại đất mới trong quá trình san lấp → độ ẩm, độ rỗng, khối lượng riêng, độ mùn, khả năng chịu tải của đất,… cũng bị thay đổi do các con đường trao đổi chất trước đây bị phá vỡ. Do đó, tại các khu vực đào đắp tập trung lớn cần quan tâm đến vấn đề sụt lún ảnh hưởng đến chất lượng công trình.

- Theo quy hoạch, diện tích đất nông nghiệp sẽ bị thu hẹp, hình thành các khu vực đất nông nghiệp công nghệ cao. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm soát vấn đề sử dụng hóa chất và giải pháp sử dụng công nghệ phù hợp thì các vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trương đất vẫn có thể xảy ra.

- Sự phát triển mạnh mẽ của đô thị trong tương lai sẽ kéo theo sự gia tăng lớn về chất thải, nước thải, tạo ra một sức ép đối với môi trường đất.

d] Diễn biến của chất thải rắn:

Do sự tăng trưởng của dân số, chất lượng đời sống dân cư ngày càng được cải thiện, cùng với đó là sự hình thành của các khu thương mại dịch vụ cao tầng, tiện ích đô thị được nâng cao; trường học, bệnh viện được đầu tư xây dựng bài bản, dẫn đến lượng và thành phần chất thải rắn có chiều hướng tăng nhanh trong tương lai.

Theo quy hoạch, với dân số khoảng 1,77 triệu người vào năm 2030 và diện tích công nghiệp và công nghệ cao khoảng 4.536 ha thì lượng chất thải rắn phát sinh trên toàn thành phố ước tính vào khoảng: 4050 tấn/ngày, tương đương với 1.478.250 [tấn/năm], trong đó khoảng 982.215 [tấn] rác thải sinh hoạt [lựa chọn tiêu chuẩn thải là 1,3 kg/người.ngđ] và 496.400 [tấn] rác thải công nghiệp [lựa chọn tiêu chuẩn thải 0,3 tấn/ha.ngđ].

Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai là rất lớn, đặc biệt cần chú ý đến chất thải rắn công nghiệp và y tế với nhiều thành phần độc hại, có nguy cơ ô nhiễm, gây bệnh cao cần được phân loại và xử lý theo đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh môi trường. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao, lại có một khối lượng rất lớn, dễ phân hủy gây mùi, thu hút côn trùng và vi sinh vật gây bệnh cũng cần được thu gom xử lý hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan và sự phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.

[Bảng thành phần chất thải rắn sinh hoạt không nguy hại tại phụ lục]

* Chất thải rắn sinh hoạt nguy hại:

Theo “Báo cáo hiện trạng môi trường thành phố Đà Nẵng 5 năm, chất thải nguy hại dùng trong gia đình [pin, bình ắc quy, bình xịt muỗi, bóng đèn …] chiếm tỷ lệ khoảng 0,03% tổng lượng chất thải sinh hoạt phát sinh.

Như vậy, với tổng lượng chất thải sinh hoạt theo tính toán ở trên là 982.215 tấn/ngđ, thì lượng chất thải sinh hoạt nguy hại là: 294 tấn/ngđ.

[Bảng Thành phần chất thải công nhiệp tại phụ lục]

* Chất thải rắn công nghiệp nguy hại

Theo thống kê của tài liệu “Quản lý chất thải rắn, GS.TS Trần Hiếu Nhuệ và tập thể tác giả, NXB xây dựng, 2001”, trong chất thải rắn công nghiệp có khoảng [35÷41]% mang tính nguy hại.

Như vậy, với tổng lượng chất thải công nghiệp nói chung, theo tính toán ở trên là 496.400 [tấn/ngđ], thì lượng chất thải công nghiệp nguy hại là:

496.400 tấn/ngày x [35÷40]% = [173.740÷198.560] tấn/ngày.

Như vậy, lượng chất thải rắn phát sinh trong tương lai là rất lớn, đặc biệt cần chú ý đến chất thải rắn công nghiệp và y tế với nhiều thành phần độc hại, có nguy cơ ô nhiễm, gây bệnh cao cần được phân loại và xử lý theo đúng quy định, đảm bảo các tiêu chí vệ sinh môi trường. Ngoài ra, chất thải rắn sinh hoạt với hàm lượng chất hữu cơ cao, lại có một khối lượng rất lớn, dễ phân hủy gây mùi, thu hút côn trùng và vi sinh vật gây bệnh cũng cần được thu gom xử lý hiệu quả, đảm bảo vệ sinh môi trường, mỹ quan và sự phát triển bền vững của thành phố trong tương lai.

e] Diễn biến của hệ sinh thái:

Khi triển khai quy hoạch, vấn đề biến đổi hệ sinh thái là không thể tránh khỏi. Hệ sinh thái chịu tác động lớn nhất đó chính là hệ sinh thái cửa sông ven biển, vì vậy chỉ tập trung phân tích đánh giá đối với hệ sinh thái này.

Do nguồn nước thải công nghiệp, sinh hoạt, y tế, nông nghiệp,... tác động đến môi trường nước các con sông chính của Đà Nẵng thì đồng thời cũng ảnh hưởng trực tiếp đến nước cửa sông và cửa sông ven biển của thành phố. Nếu các nguồn gây ô nhiễm không được xử lý tốt thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái khu vực này.

Các ảnh hưởng đó bao gồm:

* Suy giảm các tài nguyên sinh học

Sự suy giảm tài nguyên sinh học, đăc biệt là nguồn lợi thuỷ sản, các đe doạ lớn nhất đến các nguồn tài nguyên thiên nhiên vùng biển là việc khai thác quá mức hay sử dụng các biện pháp huỷ diệt để khai thác tài nguyên, kết quả dẫn đến làm suy giảm nhanh các nguồn tài nguyên thiên nhiên, do đó, tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế và sinh kế của cộng đồng lâu dài. Sự suy giảm tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái được thể hiện qua: Sự suy giảm các nguồn tài nguyên sinh học và tài nguyên nước, sự suy thoái các khu hệ sinh thái bao gồm: rừng ngập mặn, rạn san hô, thảm cỏ biển, các đảo, đầm lấy, vũng vịnh, cửa sông..., sự suy giảm chất lượng môi trường sống trong các hệ sinh thái.

Tình trạng khai thác quá mức và không hợp lý các nguồn tài nguyên biển và gây suy thoái môi trường, phá huỷ sự đa dạng sinh học là do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do sự thiếu hiểu biết về bản chất tự nhiên cũng như giá trị các tài nguyên của con người còn hạn chế. Các nghiên cứu về mức độ tổn thương của biển đã chỉ ra rằng, các khu vực có mức độ tổn thương cao tập trung ở khu nuôi trồng thuỷ sản, rừng phòng hộ. Mức độ tổn thương trung bình thuộc các vùng còn lại và vùng biển nông.

Vùng biển Đà Nẵng có năng suất sinh học tương đối cao. Đây là một trong những vùng có nguồn lợi thuỷ sản lớn. Tuy nhiên, trong thập kỷ qua, nhiều khu vực đã bị khai thác quá mức đặc biệt là các vùng biển ven bờ.

* Sự suy giảm nguồn dự trữ cá và nuôi trồng thuỷ sản

Nhìn chung, Đà Nẵng có tiềm năng nuôi trồng và đánh thuỷ sản lớn, nhưng gần các vùng du lịch, nông nghiệp và các khu công nghiệp. Do vậy, trong tương lai chúng ta phải hết sức chú ý đến bảo vệ môi trường nhằm giữ hài hoà cho phát triển các ngành khác, đặc biệt du lịch và vận tải biển. Mặt khác, sự thay đổi thất thường của thời tiết khí hậu và bão cũng gây nhiều khó khăn cho phát triển nuôi thuỷ sản trên biển Đà Nẵng.

Các nguyên nhân gây ra suy giảm nguồn lợi hải sản có thể được liệt kê bao gồm: Con người thải vào môi trường quá nhiều chất thải rắn, khí và lỏng, quá nhiều phân bón, chất bảo vệ động thực vật trong nông nghiệp chưa được xử lý gây ô nhiễm môi trường. Điều này gây nên sự biến đổi điều kiện môi trường. Mỗi loại thuỷ sản chỉ ứng với một biên độ môi trường nhất định, khi điều kiện môi trường như khí tượng thuỷ văn, thuỷ lý, thuỷ hoá biến đổi đột ngột hoặc do môi trường bị ô nhiễm vượt quá ngưỡng thích nghi của một loài nhất định sẽ làm chết hàng loạt vi sinh vật.

[Dự báo biến đối khí hậu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng tại file phụ lục đính kèm]

2. Diễn biến môi trường kinh tế - xã hội

Quy hoạch chung thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn 2045 sẽ gây tác động không nhỏ đến vấn đề kinh tế - xã hội của thành phố; Trong đó có cả các tác động tiêu cực và tích cực:

* Tác động tích cực:

- Diện mạo thành phố thay đổi, các khu chức năng được hình thành đa dạng và bố trí hợp lý, hệ thống giao thông được hoàn chỉnh; Đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư, phát triển kinh tế địa phương, tạo cơ hội việc làm và phát triển đa dạng ngành nghề kinh tế trong khu vực;

- Nâng cao mức hưởng thụ phúc lợi vùng nông thôn, giảm dần sự chênh lệch giữa nông thôn và thành thị theo hướng mở rộng đô thị về phía Tây và phía Nam thành phố, hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật vùng nông thôn được đầu tư hoàn chỉnh.

- Các cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư phát triển đồng bộ, giúp chất lượng cuộc sống của người dân được đảm bảo, nâng cao dân trí và sức khỏe cộng đồng;

- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được quy hoạch bài bản [giao thông, cao độ nền và thoát nước mặt, thoát nước thải, cấp nước, cấp điện, chất thải rắn, thông tin liên lạc,...], đây là cơ hội cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân, phát triển đô thị theo hướng bền vững, tạo tiền đề thúc đẩy nền kinh tế phát triển;

- Xây dựng hệ thống công viên cây xanh, mặt nước, thể dục thể thao,… làm tăng khả năng điều hòa vi khí hậu, tạo lập khu vui chơi, giải trí, nghỉ dưỡng, thư giãn, đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của nhân dân, hình thành một đô thị hiện đại, văn minh gắn liền với phát triển bền vững.

- Sự hình thành của các khu công nghiệp, hệ thống logistic, nông nghiệp công nghệ cao, dịch vụ du lịch hiện đại,… sẽ góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, tăng tính hấp dẫn của đô thị trong tương lai.

* Tác động tiêu cực:

- Quy hoạch xây dựng đã chuyển đổi mục đích sử dụng đất, tăng diện tích đất ở, giao thông, công trình công cộng, dịch vụ thương mại, công nghiệp,... đồng thời thu hẹp diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp, gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, sinh hoạt người dân khu vực nông thôn và cơ cấu kinh tế vùng, cụ thể:

+ Các hộ dân nằm trong khu vực giải tỏa sẽ phải di chuyển đến nơi ở mới, ảnh hưởng đến cuộc sống, phát sinh các mâu thuẫn trong vấn đề giải phóng mặt bằng,...

+ Diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi để xây dựng khu, cụm công nghiệp, hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, các con đường chiến lược, khu chức năng trong đô thị,… gây ảnh hưởng lớn đến đời sống của ngừoi dân; Các hộ dân bị mất đất sản xuất buộc phải chuyển đổi ngành nghề, thay đổi lối sống từ nông nghiệp sang làm các loại hình kinh tế khác. Các vấn đề về việc làm, mâu thuẫn xã hội, an ninh trật tự,… có thể nảy sinh và diễn biến phức tạp. Do vậy cần phải có các kế hoạch, lộ trình chính sách hợp lý giúp người dân chuyển đổi nghề nghiệp, tiếp cận với các thông tin, nguồn vốn và phương thức làm kinh tế hợp lý nhằm cải thiện cuộc sống, tham gia vào các loại hình sản xuất có mức thu nhập cao, ổn định, nâng cao tri thức,…

- Sự phát triển của hệ thống giao thông, bến xe,… sẽ làm tăng mật độ lưu thông, dẫn đến gia tăng độ ồn, bụi, khí thải của động cơ, các vấn đề ùn tắc và tai nạn giao thông, ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống của người dân trong khu vực;

- Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình, vận chuyển nguyên vật liệu cũng gây nhiều tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không khí, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của cộng đồng dân cư. Ngoài ra việc tập trung một lượng công nhân tham gia triển khai xây dựng các công trình có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội [nợ nần, cờ bạc, mâu thuẫn với dân cư địa phương, phát sinh tiêu cực tại các hàng quán xung quanh khu vực xây dựng,…].

Video liên quan

Chủ Đề