Cách bóc khối lượng sơn bả

Anh em nào biết những phương pháp hay, chính xác, dễ hiểu zào cũng thảo luận nào.
Mình đang làm bài tập lớn về Tiên lượng dự toán, bóc khối lượng cho 1 căn hộ 5 tầng nhưng đang lở dở ở phần công tác xây...
Anh or chị nào có thể nói thêm về phần này or cho em biết kinh nghiệm về bóc dự toán ko? :"> Em cám ơn nhiều!

Anh em nào biết những phương pháp hay, chính xác, dễ hiểu zào cũng thảo luận nào.
Mình đang làm bài tập lớn về Tiên lượng dự toán, bóc khối lượng cho 1 căn hộ 5 tầng nhưng đang lở dở ở phần công tác xây...
Anh or chị nào có thể nói thêm về phần này or cho em biết kinh nghiệm về bóc dự toán ko? :"> Em cám ơn nhiều!

Cái này lập cũng dễ. Do bạn vẫn còn đang học nên minh đưa ra công thức tính chi tiết. Có thể sau này bạn ra ngoài đi làm thì cách tính sẽ đơn giản hơn. V[tường xây]=[chiều dài tường cần xây, không kể chiều dài cột]*[chiều cao tường]*[bề dày tường]-tổng[diện tích cửa*bề dày tường]-thể tích lanh tô chiếm chỗ.

Cần chú ý: chiều cao tường xây = chiều cao tầng nhà-chiều cao dầm trên tường mà mình cần tính

x[nhuững ý kiến của anh vietdung_tht rất hay, còn công tác cốt thép đó. Em tính sao nó cũng có sai sót à... a có cách nào tính ko bị rối ko?

x[nhuững ý kiến của anh vietdung_tht rất hay, còn công tác cốt thép đó. Em tính sao nó cũng có sai sót à... a có cách nào tính ko bị rối ko?

Thường trong bảng thống kê cốt thép họ đã chia ra làm các chủng loại đường kính khác nhau rồi. Bạn chỉ cần nhập đúng mã công việc là được.

Chào bạn viethoang90, mình rất cần tham khảo cách bóc tách khối lượng công trình đặc biệt cho nhà dân dụng. Bạn có thể share giúp mình bài tập lớn của bạn được không?
Cảm ơn bạn!

ui trời ơi, tính khối lượng thì cứ theo bản vẽ mà tính. Các công thức tính học từ phổ thông rồi mà!!!

Chào bạn viethoang90, mình rất cần tham khảo cách bóc tách khối lượng công trình đặc biệt cho nhà dân dụng. Bạn có thể share giúp mình bài tập lớn của bạn được không?
Cảm ơn bạn!

hi! mình sr bạn nha... lâu quá rồi mình mới zo lại, h cái file đồ án tiên lượng của mình bị lạc mất tiêu ùi, mình kết thúc cũng hồi tết rồi...

ui trời ơi, tính khối lượng thì cứ theo bản vẽ mà tính. Các công thức tính học từ phổ thông rồi mà!!!

Ủa? bạn học từ phổ thông rồi à? bạn có thể nói sơ qua cho mình tham kháo ko?

Trời ah! Phổ thông là học toán và các công thức tính toán [thể tích, diện tích các hình học đặc trưng..] E cũng phải định dạng được hình học của các cấu kiện rồi từ đó áp dụng công thức cho đúng là được.. Vấn đề thứ 2 e phải hiểu được quy trình thi công rồi áp dụng những mã hiệu [đơn giá+định mức] cho phù hợp là được rồi mà..

Vấn đề là phải hiểu rõ quy trình thi công là ok liền ah..

Mail:
Phone: 0935798379
Note: C? ?i r?i s? ??n, kh?ng m?t c?nh c?a n?o ??ng l?i qu? l?u tr??c nh?ng tr?i tim ch?n th?nh [tr?ch d?n]:-w

uhm, cái đó thì e bik chứ... nhưng những cái phần mình ko tính vào thì phải trừ nó ra như thế nào ấy?

uhm, cái đó thì e bik chứ... nhưng những cái phần mình ko tính vào thì phải trừ nó ra như thế nào ấy?

Thì mình diễn giải ở cột nội dung công việc là trừ tên cấu kiện [giả sử như trừ cửa đi hay cửa sổ...] rồi ở cột số lượng cấu kiện đánh 1 số âm vào thế là xong thui mà.
Ví dụ mình có công tác xây tường như sau [xem trong file này]

Mail:
Phone: 0935798379
Note: C? ?i r?i s? ??n, kh?ng m?t c?nh c?a n?o ??ng l?i qu? l?u tr??c nh?ng tr?i tim ch?n th?nh [tr?ch d?n]:-w

Công thức of anh vietdung_tht rất chuẩn nhưng bạn củng phải lưu ý:
Điều kiện cơ bản đễ bạn có thể lập dự toán tốt là:
- Bạn phải đọc tốt bản vẽ thiết kế, hiểu rõ kết cấu của các cấu kiện của công trình.
- Về kiến thức hình học cơ bản phải nắm vững nếu wên có thể đọc lại tài liệu PTTH.
- Phải biết linh động vì có những công tác hoàn toàn trong định mức hoặc DGXDCB chưa có.
- Cập nhập các thông tư, nghị định, quytết định... của các sở ban nghành có liên quan từ trung ưng đến địa phương.

Chúc bạn cùng tất cả các thành viên diễn đàn năm mới thật nhiều may mắn, Hp, thành đạt!

Hiện nay cách bốc khối lượng có nhiều cách tính và quan điểm, tường thì tính dễ nhất, bạn cứ lấy diện tích tường trừ đi diện tích cửa chiếm chỗ là ra thôi, để đơn giản ban đầu nên thống kê cửa hết đi, sau nay tính tường sẽ trừ đi, đối với các công trình lớn, nếu muốn an toàn các bạn cứ in mặt bằng từng tầng ra, bốc đến đâu bôi hightlines đến đó cho khỏi bị nhầm và sót [cộng thêm bãn vẽ cad nữa để đo diện tích cho nhanh...]. Còn vấn đề bốc cốt thép, ban đầu bạn nên đọc kỹ phần kết cấu, các chỗ nối thép, đoạn neo, đoạn uốn...rùi chia ra từng phần mà bốc [ ví dụ thép cột, thép móng, dầm, sàn, lanh tô....] tuy nhiên khi bốc cốt thép nên hiểu rõ kết cấu 1 tý, bốc sẽ không bị rối, ban đầu nên chọn các công trình nhà phố, nhà đơn giản bốc trước.... Chúc bạn thành công, gởi tặng các bạn 1 vài bộ thiết kế + Bảng bốc KL dự thầu để anh em tham khảo thêm...!

Links Down: //www.mediafire.com/?xi1fgd67gt1ugbf

cách tính dự toán

nó thực ra cũng đơn giản thôi, chẳng qua là tính thể tích, diện tích, chiều dài.... cái quan trọng khi làm phải kiểm soát đc công việc, không nên bóc theo kiểu cóc nhảy, tức là đang chổ này lại nhảy sang chổ kia, nên bóc kl theo kiểu quấn chiếu, thì hạn chế thiếu sót, hoặc thừa kl, khi em làm quen rồi thì nó đơn giản hơn nhiều, chúc chú thành công

Cái này hay nè

bạn muốn làm tốt tiên lượng thì bạn phải hiểu được các cấu kiện , và vị trí nằm của nó để tính .
vd bạn tính công tác xây thì .chiều dài của tường đó * chiều cao * chiều rông [ chính là tường 220 hay tường 110 hay 330 cậu đọc bản vẽ ] rùi trừ đi diện tích cửa đi , cửa sổ [ nếu có ]. ô thoáng , lanh tô , ô văng .... ban phải có một chút trí tưởng tượng . là oke ngay . nhiều khi mình làm mình cũng nhìn vào những bức tường .... xung quanh mình để tính . công thêm là xem trong bản vẽ .

c?m ?n ??i m?i s?ng mai th?c d?y

cho ta th?m m?t ng?y m?i ?? y?u th??ng

TInh khoi luong xay tuong Tính khối lượng xây tường nói riêng cũng như các công tác khác, ngoài yếu tố đủ, dễ hiểu nên để ý đến việc tính khối lượng của công tác này ảnh hưởng đến khối lượng công tác khác. Như khối lượng của công tác xây tường sẽ liên đới tới khối lượng trát, bả, sơn... Vậy nên phân chia thế nào để chúng ta tận dụng được khối lượng của công tác trước vào công tác sau. Ví dụ, công tác trát ngoài nhà, trong nhà... Tất nhiên ,là tùy từng thiết kế, như với thiết kế nhà công nghiệp, tức là tường khá đơn giản, tôi thấy đồng nghiệp của tôi tính như sau: - Tách tường biên ra riêng - Tách tường bên trong ra riêng Đến lúc công tác trát tường bên ngoài thì bằng tường biên/độ dày... Tuy nhiên, khi tôi làm một công trình dân dụng, tường bên ngoài phức tạp, xây ốp tường 110 rất nhiều, thì việc áp dụng như trên không hiệu quả nữa.

Tóm lại, tùy từng loại công trình, từng thiết kế, nên để ý, thiết lập dây chuyền tính khối lượng, sao cho tận dụng được tính toán của các công tác trước cho các công tác sau. Tuy nhiên phải cẩn thận, vì như thế, sai ở 1 công tác này sẽ liên đới tới một số công tác khác.

1. Cho mình hỏi khi đào đất móng khi nào thì tính taluy? 2. Bê tông lót có cần tính ván khuôn không? 3. Thể tích lấp = 2/3 thề tích đào. Vậy 1/3 thể tích đất còn lại để ở đâu?

Thanks all!

1. Cho mình hỏi khi đào đất móng khi nào thì tính taluy? 2. Bê tông lót có cần tính ván khuôn không? 3. Thể tích lấp = 2/3 thề tích đào. Vậy 1/3 thể tích đất còn lại để ở đâu?

Thanks all!

1/ Đa số khi đào đất móng đều phải tính taluy, trong các trường hợp điều kiện không cho phép phải đào thẳng đứng thì bạn sẽ không tính ta luy [ ví dụ các móng sát nhà dân, các móng yêu cầu đào thẳng đứng...] tuy nhiên lúc này bạn phải tính thêm phần Biện pháp thi công phần đào móng [ như dùng cừ tràm, dùng cừ larsen...] 2/ Mục đích của bê tông lót là làm sạch đáy móng, cách ly bê tông móng với đáy nền nên thông thường sẽ không tính ván khuôn lót móng, tuy nhiên trong vài trường hợp đặc biệt, bản vẽ thiết kế có vẽ ván khuôn thì bạn phải tính. Vấn đề này, có 1 links tham khảo trên diễn đàn, bạn đọc thêm :

//www.giaxaydung.vn/diendan/f1...on-lot-mong-trong-thanh-quyet-toan-11479.html


3/ Nguyên tắc tính thể tích lấp = V đào - V bê tông chiếm chỗ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta hay dùng công thức theo kinh nghiệm như bạn nói, tất nhiên nó có thể không chính xác, do vậy nếu bạn tính khối lượng nên dùng theo quy tắc trên đừng lấy theo kinh nghiệm...

x[nhuững ý kiến của anh vietdung_tht rất hay, còn công tác cốt thép đó. Em tính sao nó cũng có sai sót à... a có cách nào tính ko bị rối ko?

Khi bóc thép thì bạn phải xem kỹ phần kết cấu của từng cấu kiện, bạn cứ bóc số thanh lần lượt cho từng cấu kiện. Mình có file excel mình làm xem có giúp ích được gi cho bạn không!

Page 2

đào đất bạn phải tính vataluy và nếu tính chính xác bạn tính theo công thức V= H/6*{a1.b1+a2.b2*[a1+2]*[b1+b2]} còn nếu tính gần đúng thì bạn sử dụng công thức tính theo diện tích hình thang , đáy lớn cộng đáy nhỏ /2 . cộng với chiều dài của móng nhân với chiều cao nữa . bê tông lót móng không có công tác ván khuân .

mình nhớ là v lấp = 1/3 v đào chứ nhỉ . đây chỉ là cách tính tương đối thui .

c?m ?n ??i m?i s?ng mai th?c d?y

cho ta th?m m?t ng?y m?i ?? y?u th??ng

1/ Đa số khi đào đất móng đều phải tính taluy, trong các trường hợp điều kiện không cho phép phải đào thẳng đứng thì bạn sẽ không tính ta luy [ ví dụ các móng sát nhà dân, các móng yêu cầu đào thẳng đứng...] tuy nhiên lúc này bạn phải tính thêm phần Biện pháp thi công phần đào móng [ như dùng cừ tràm, dùng cừ larsen...] 2/ Mục đích của bê tông lót là làm sạch đáy móng, cách ly bê tông móng với đáy nền nên thông thường sẽ không tính ván khuôn lót móng, tuy nhiên trong vài trường hợp đặc biệt, bản vẽ thiết kế có vẽ ván khuôn thì bạn phải tính. Vấn đề này, có 1 links tham khảo trên diễn đàn, bạn đọc thêm :

//www.giaxaydung.vn/diendan/f1...on-lot-mong-trong-thanh-quyet-toan-11479.html


3/ Nguyên tắc tính thể tích lấp = V đào - V bê tông chiếm chỗ. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp người ta hay dùng công thức theo kinh nghiệm như bạn nói, tất nhiên nó có thể không chính xác, do vậy nếu bạn tính khối lượng nên dùng theo quy tắc trên đừng lấy theo kinh nghiệm...

1. Nhờ bạn mình đã hiểu thêm vđề này 2. Vì thằng tư vấn yêu cầu đảm bảo kỹ thuật nên mình đã có lí do để bắt CĐT tính vào.

3. Ý mình đang hỏi 1/3 đất còn lại sẽ mang đi đâu, và công vận chuyển đó có được tính vào dự toán không

3. Ý mình đang hỏi 1/3 đất còn lại sẽ mang đi đâu, và công vận chuyển đó có được tính vào dự toán không?
TL: Thường kinh nghiệm tính được phần bê tông chiếm chỗ [bê tông lót, bê tông móng, tường dẫn móng, giằng tường...] khoảng bằng 1/3 V đào, nên:

V đắp=V đào- V bê tông chiếm chỗ =2/3 V đào.[Sách giáo trình tiên lượng xây dựng in nhầm V đắp=1/3 V đào]

Nhưng tốt nhất là bạn nên tính chi tiết theo

V đắp=V đào- V bê tông chiếm chỗ

1/3 đất còn lại thì sẽ có công tác xúc đất thừa lên phương tiện, vận chuyển để đi đổ [làm xong cũng phải dọn trả mặt bằng cho chủ đầu tư chứ]

Ngoài ra, trong công tác vận chuyển đất cần chú ý đến việc áp dụng đơn giá vận chuyển, nếu mà cự ly = 10 km chẳng hạn thì phải chia làm 3 công tác: Vận chuyển trong phạm vi

Chủ Đề