Cách cầm bút cho bé vào lớp 1

Cửa hàng bán Bút mài thầy Ánh địa chỉ 3/A5 ngõ 215 Trần Quốc Hoàn, Cầu Giấy, Hà Nội, Sđt: 0983.184.169 – 0983.174.169 – 0888.184.169 . Nơi cung cấp bút mài thầy Ánh chính hãng, cam đoan và đảm bảo tới mỗi khách chất lượng sản phẩm tốt nhất.

Cách cầm bút đúng có ảnh hưởng vô cùng lớn đến nét chữ của trẻ sau này. Chính vì thế, cha mẹ cần luyện ngay cách cầm bút khi con vừa tập viết. Nếu không biết cách cầm bút đúng như thế nào, hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Cách cầm bút đúng có những nguyên tắc nào?

Cách cầm bút đúng có rất nhiều nguyên tắc mà cha mẹ cần lưu ý. Nguyên tắc quan trọng nhất là dạy trẻ tập viết bằng tay phải. Hãy dạy trẻ dùng 3 ngón tay để cầm bút là ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa. Ngón trỏ và ngón cái có nhiệm vụ giữ 2 bên thân bút. Ngón giữa có chức năng đỡ lấy bút làm điểm tựa để viết. Khi luyện chữ, trẻ nên cầm bút nghiêng 60 độ. Nhiều bé tập viết có thói quen dựng bút 90 độ. Tuy nhiên đây là cách cầm bút sai và cha mẹ nên chỉnh sửa ngay cho bé. Lòng bàn tay và cánh tay phải tạo thành một đường thẳng. Khoảng cách hoàn hảo nhất từ các ngón tay đến ngòi bút là 2.5 cm. Không nên để trẻ cầm bút quá sát ngòi, cũng không nên cầm quá cao. 

Bên cạnh đó, hãy dạy trẻ cách cử động cổ tay để viết thay vì cử động cả cánh tay. Việc cử động cả cánh tay có thể khiến cho vở xô lệch, đồng thời chữ viết cũng không chuẩn. Thời điểm đầu khi mới tập viết, trẻ có thể sẽ bị mỏi tay một chút. Đó là thời điểm trẻ chưa quen cách viết nên vẫn có thói quen gồng tay. Tuy nhiên chỉ cần luyện tập một thời gian, trẻ sẽ quen và không bị mỏi tay nữa. 

Cầm bút đúng cho trẻ lớp 1

Cách cầm bút đúng yêu cầu trẻ phải dùng 3 ngón tay để giữ bút. Đồng thời, trẻ cần cầm bút xuôi theo chiều ngồi. Hãy tập cho trẻ thói quen thả lỏng tay khi viết, không nên ấn hoặc đè mạnh xuống mặt giấy. Điều này sẽ làm cho nét chữ bị cứng đồng thời làm cho bề mặt giấy bị xấu đi rất nhiều. Khi mới tập viết bằng bút chì, hay tìm cho trẻ một cây bút có độ nhọn vừa phải. Điều này sẽ làm cho chữ viết của trẻ mềm mại và đúng kích thước hơn.

Cách cầm bút có liên quan mật thiết đến những dụng cụ học tập ba mẹ chuẩn bị cho bé. Theo đó, ba mẹ nên mua vở ô ly cho trẻ.  Đây là loại vở có những đường kẻ ngang và dọc giúp cho trẻ có thể viết đúng kích thước chuẩn. Ba mẹ nên dạy con tập viết bằng bút chì hoặc bảng trước các loại bút bi và bút mực. Bên cạnh đó, để trẻ cầm bút đúng, cha mẹ có thể mua dụng cụ luyện viết. Chỉ cần trẻ xỏ ngón tay vào các lỗ được tạo sẵn là có thể cầm bút đúng.

Cách cầm bút đúng rất quan trọng trong việc học tập của trẻ về sau. Cầm bút sai sẽ dẫn đến chữ viết không được như ý muốn. Nếu đã trở thành thói quen sẽ rất khó có thể sửa lại. Chính vì thế, hãy dạy trẻ cầm bút đúng cách trước khi học viết bất cứ chữ cái nào.

Chuẩn bị hành trang cho trẻ vào lớp 1 là một trong những điều quan trọng giúp tạo tiền đề vững chắc để phát triển cho bé sau này. Dạy bé tập viết chữ cái tiếng Việt không hề khó nếu bố mẹ đã có sự chuẩn bị thật kỹ càng. Tuy nhiên, để trẻ có thể viết chữ đẹp, rõ ràng thì các bậc phụ huynh cần uốn nắn ngay từ đầu và áp dụng đúng phương pháp. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ cách dạy trẻ tập viết vào lớp 1 chuẩn nhất từ chuyên gia giáo dục, bố mẹ hãy tham khảo ngay nhé.

Cần chuẩn bị gì trước khi dạy bé tập viết chữ cái

Trước khi áp dụng bất cứ phương pháp dạy bé tập viết chữ lớp 1 nào thì bố mẹ cần lưu ý 2 điều cực kỳ quan trọng sau đây:

Cách dạy trẻ tập viết vào lớp 1 cầm bút đúng nhất

Ngay từ nhỏ, khi mới bắt đầu dạy bé viết chữ, bố mẹ nên dạy bé cách cầm bút chuẩn. Việc cầm bút đúng cách sẽ luyện cho trẻ viết chữ đẹp từ đầu và không bị mỏi tay khi cầm bút trong thời gian dài. Theo đó, cách cầm bút đúng đúng và đạt chuẩn đó là:

  • Cầm bút bằng tay phải và giữ bút bằng 3 ngón tay: ngón trỏ, ngón cái, ngón giữa. 
  • Cầm bút xuôi theo chiều của trẻ ngồi để viết chữ được thoải mái hơn. 
  • Dùng mép bàn tay phải làm điểm tựa trong quá trình viết chữ.
  • Nghiêng bút một góc 60 độ so với vai phải của trẻ, không nên để bút đứng thẳng 90 độ.
  • Khoảng cách chuẩn giữa đầu bút và 2 ngón tay là khoảng 2.5cm.
  • Viết nhẹ nhàng, không nên dùng lực đè mạnh bút lên giấy.

Đầu tiên bố mẹ cần hướng dẫn con cách cầm bút đúng

Hướng dẫn trẻ tư thế ngồi tập viết 

Bên cạnh cách cầm bút, các bậc phụ huynh cũng nên hướng dẫn bé tư thế ngồi viết chuẩn từ sớm để tránh gây ảnh hưởng tới cột sống và thị giác cho trẻ.

  • Ngực không tựa hoàn toàn vào thành bàn. 
  • Giữ cho lưng luôn thẳng đứng và cột sống vuông góc với mặt bàn trong suốt thời gian viết chữ.
  • Khoảng cách từ mắt đến mặt bàn lý tưởng nhất là 25 – 30cm.
  • Dạy trẻ tập viết chữ cái ở vị trí có đủ ánh sáng, hướng sáng sáng chiều từ bên trái qua phải. 

Tư thế ngồi viết chữ phải thẳng đứng, cột sống vuông góc với mặt bàn

Những cách dạy trẻ tập viết vào lớp 1 hiệu quả nhất

Khi đã chỉnh xong cách cầm bút, tư thế ngồi viết chữ đúng cho trẻ và bé thực hiện tốt thì bố mẹ mới nên bắt đầu dạy con tập viết. Các bậc phụ huynh không nên vội vàng chỉ dạy trẻ viết chữ ngay. Mà hãy tìm hiểu kỹ càng các phương pháp dạy trẻ tập viết được chia sẻ từ chuyên gia để đảm bảo bé vừa hứng thú với viết học vừa viết chữ đẹp, tròn trịa và rõ ràng. 

Dưới đây là một số cách dạy trẻ tập viết vào lớp 1 hiệu quả mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng:

Trước tiên nên dạy bé tập viết các nét cơ bản

Hướng dẫn dạy trẻ tập viết các nét cơ bản

Trước tiên, bố mẹ nên dạy trẻ nhận biết các nét cơ bản và cách đọc tên đúng của chúng. Sau đó mới đến cách viết từng nét cơ bản như: nét thẳng [đứng, dọc, ngang], nét cong [cong kín, cong hở, cong đều, cong phải, cong tránh], nét móc [móc xuôi, móc ngược] và nét khuyết [khuyết xuôi, khuyết ngược].

Dạy trẻ viết chữ từ điểm đặt bút và dừng bút

Sau khi bé đã viết thành thạo các nét cơ bản, bố mẹ hãy hướng dẫn để trẻ hiểu về điểm đặt bút và dừng bút. Điều này sẽ giúp ích cho việc nối các nét thành chữ cái dễ dàng và chuẩn xác hơn, đặc biệt là khi bé luyện viết nét thanh nét đậm sẽ tạo ra độ thanh thoát cho từng con chữ. Theo đó, điểm đặt bút và dừng bút được hiểu như sau:

  • Điểm đặt bút: Đây là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một chữ cái hay một từ. 
  • Điểm dừng bút: Là vị trí kết thúc của một nét chữ, đa số điểm kết thúc thường ở ½ ô li. 

Hướng dẫn bé về điểm đặt bút và dừng bút đúng

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập viết theo từng nhóm chữ cụ thể

Thông thường, bảng chữ cái tiếng việt được chia ra từng nhóm cụ thể tương đồng nhau. Vì thế, các bậc phụ huynh nên hướng dẫn dạy trẻ tập viết dần dần từng nhóm chữ để đảm bảo con viết tốt và thành thạo chữ cái.

  • Nhóm 1: Bao gồm 8 chữ cái là i, u, ư, t, n, m, v và r

Các chữ cái ở nhóm này được cấu tạo bởi những nét móc [móc xuôi, móc ngược và móc hai đầu]. Khi dạy trẻ tập viết, bố mẹ cần chú trọng hướng dẫn bé hai nét móc xuôi và móc hai đầu vì chúng rất khó viết hơn nét móc ngược. Ngoài ra, 4 chữ cái n, m, v và r cần luyện tập nhiều hơn để nét chữ được niềm mại, đẹp mắt. 

Nên dạy bé tập viết theo từng nhóm chữ cái

  • Nhóm 2: Bao gồm 6 chữ cái là l, b, h, k, y và p

Về cấu tạo, các chữ cái thuộc nhóm 2 thường có nét khuyết [khuyết xuôi và khuyết ngược], đồng thời có những điểm gần giống với chữ cái trong nhóm 1 [ví dụ như nửa trên chữ y giống chữ u, nửa cuối chữ h giống nữ n…].

Khi dạy bé tập viết các chữ cái nhóm 2, bố mẹ nên chú ý cả hai nét khuyết xuôi và khuyết ngược, tập trung luyện những chữ l, b, h, k sao cho tròn trịa, đẹp.

  • Nhóm 3: Bao gồm 15 chữ cái là o, ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g, c, x, e, ê và s

Nhóm chữ này thường được cấu tạo bởi những nét cong [cong hở và cong kín], trong đó nét cong kín chữ O có mặt ở 10 chữ cái, tạo sự liên kết về hình dạng giữ từng con chữ. Do vậy, muốn viết đẹp các chữ cái thuộc nhóm 3 thì bố mẹ cần dạy trẻ viết tốt chữ O trước. Sau đó, khi chuyển sang viết những chữ ô, ơ, a, ă, â, d, đ, q, g sẽ dễ dàng hơn. 

Một số phương pháp tạo hứng thú cho trẻ khi tập viết chữ

Trẻ nhỏ rất dễ mất tập trung, bị phân tán sự chú ý bởi những thú vui và sự việc diễn ra xung quanh chúng. Thêm vào đó, nếu bố mẹ ép buộc con tập viết chữ hay dọa nạt, răn đe sẽ dễ khiến bé sợ học. 

Do đó, bên cạnh áp dụng những cách dạy trẻ tập viết vào lớp 1 kể trên thì bố mẹ đừng bỏ qua phương pháp tạo sự hứng thú đối với việc học cho bé sau đây:

Phương pháp dạy trẻ tập viết trên cát

Vừa học vừa chơi là một trong những biện pháp hữu ích để bé có hứng thú hơn với việc luyện viết chữ và học hành. Bố mẹ có thể sử dụng cát tạo thành một chiếc bản nhỏ nhắn và độc đáo bằng cách đổ lên sàn nhà, khung gỗ… để dạy bé tập viết bảng chữ cái tiếng Việt. 

Chơi đất nặn cũng là cách tạo hứng thú cho trẻ khi tập viết hiệu quả

Sử dụng đất nặn 

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia giáo dục, ở những trẻ nhỏ thích nặn đất sét có khả năng viết chữ rất đẹp. Vì vậy, ngay khi còn nhỏ bố mẹ nên hướng dẫn con nặn đất sét thành từng sợi mỏng rồi dán đè lên từng chữ cái có sẵn trên chiếc bảng đen hoặc bìa carton.

Cho trẻ chơi các loại ghép hình chữ cái

Chơi ghép hình chữ cái cũng là phương pháp tạo sự hứng thú cho bé khi tập viết hiệu quả mà các bậc phụ huynh không nên bỏ qua. Bởi, các bộ trò chơi xếp hình bảng chữ cái hiện nay không chỉ thiết kế với hình ảnh sinh sảnh, màu sắc bắt mắt mà còn nhiều thử thách hấp dẫn, khiến trẻ mê mẩn và thích thú. 

Chơi ghép hình chữ cái là cách giúp trẻ nhớ mặt chữ lâu

Bên cạnh tạo sự hứng thú, chơi xếp hình còn giúp bé nhận diện, ghi nhớ lâu bảng chữ cái tiếng việt, hỗ trợ kích thích trí tuệ và óc tư duy logic ở trẻ phát triển. Ngoài ra, các trò chơi ghép hình còn là cách giúp trẻ rèn luyện các khả năng tập trung, nhanh mắt và quan sát cẩn thận.

Xem thêm trò chơi ghép hình thông minh tại link: //vnkid.vn/do-choi-xep-hinh/

Những lưu ý khác dành cho cha mẹ khi dạy bé tập viết bảng chữ cái

Khi dạy trẻ lớp 1 tập viết chữ cái, các bậc phụ huynh cần lưu ý một vài điều sau để đảm bảo đạt được hiệu quả như mong muốn:

  • Lựa chọn loại bút phù hợp: Bút viết là vật dụng ảnh hưởng trực tiếp đến từng nét chữ của trẻ khi tập việt. Do đó, bố mẹ nên lựa chọn những loại bút chất lượng, cho tác dụng rèn luyện chữ viết đúng chuẩn. Đồng thời, khi mới tập viết bố mẹ nên cho con sử dụng bút chì. Đến khi bé đã thành thạo cách viết từng chữ cái tiếng Việt thì chuyển sang bút mút.

Bố mẹ nên tạo không gian thoải mái, không nên ép con tập viết chữ

  • Tạo không gian thoải mái: Bố mẹ không nên gò ép, bắt trẻ luyện viết chữ cả ngày mà hãy khuyến khích, tạo sự hứng thú để bé chủ động học tập bằng cách đồng hành cùng con hoặc dành nhiều phần quà hấp dẫn. Ngoài ra, trang trí bàn học theo sở thích của con cũng là một cách khơi gợi sự hứng thú, động lực trong việc học cho bé.
  • Rèn luyện đúng tỷ lệ từng nét chữ: Mỗi chữ cái trong bảng tiếng việt có một tỷ lệ vàng riêng. Để bé viết chữ đẹp, bố mẹ cần dạy con cách viết chữ đúng kích thước, chiều rộng, khoảng cách và thống nhất một phong cách viết.
  • Luôn kiên nhẫn, nhẹ nhàng dạy trẻ: Các bậc phụ huynh nên uốn nắn cách viết chữ của trẻ từ từ để không gây ảnh hưởng đến tâm lý bé, khiến con sợ việc học.

Trên đây là những chia sẻ về cách dạy trẻ tập viết vào lớp 1 chuẩn, mong rằng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong việc dạy học và giáo dục bé ngay từ nhỏ. Tuy nhiên, trẻ nhỏ thường hiếu động, dễ mất tập trung nên khi dạy con viết bảng chữ cái, bố mẹ nên nhẹ nhàng, khuyên bảo và từ từ từng chữ cái một, không nên vội vàng, bắt bé ngồi vào bàn học nhiều giờ liền.

Tham khảo trang: Tác hại của việc học quá nhiều đối với con trẻ

Video liên quan

Chủ Đề