Cách chăm sóc rau

Phương pháp chăm sóc rau

  • Gà Con
  • Trồng rau

Xới, vun gốc, làm cỏ

Xới có tác dụng diệt cỏ dại, làm cho đất thoáng khí, giữ nước. Xới còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật háo khí trong đất tăng cường hoạt động, làm cho phân bón phân giải nhanh cung cấp thức ăn cho cây. Xới tạo thành một lớp đất mặt xốp, tơi che phủ ở trên, làm cắt đứt các mao quản, do đó làm giảm quá trình bốc thoát hơi nước.

Nội dung trong bài viết

  • Xới, vun gốc, làm cỏ
  • Điều tiết sinh trưởng của cây rau
  • Tưới nước
  • Bón phân
  • Phòng trừ sâu bệnh

Khi xới đắt cho cây, cần chú ý là không nên xới quá sâu, vì rễ rau thường ăn nông và phân bố chủ yếu ở lớp đất 3cm đến 30 cm. Xới sâu có thể làm đứt rễ, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây. Xới sâu hay nông nên tuỳ theo tuổi cây mà thay đổi. Lúc cây rau còn nhỏ, có thể xới sâu một chút, về sau cây lớn lên thì xới nông hơn. Xới nhiều hay ít tuỳ theo tính chất đất đai, tuỳ thuộc vào đặc tính sinh trưởng của từng loại rau, căn cứ vào cỏ nhiều hay ít. Thường là sau khi mưa, sau khi tưới nước phân, sau nhiều lần chăm sóc rau, mặt đất bị đóng váng thì cần tiến hành xới đất.

Xới sâu hay nông, vun cao hay thấp tuỳ thuộc vào đặc điểm sinh trưởng của loại rau: Hành cần xới nhiều lần nhưng xới nông; các loại cà rốt, cải củ nên xới nông vun nhẹ các loại củ đậu, khoai tây nên xới sâu, vun cao để củ phát triển to và đều.

Làm cỏ vun xới nên tiến hành vào những ngày khô ráo. Sau những trận mưa rào, khi đất còn ướt, không được xới xáo, vun gốc vì sẽ làm đứt rễ chột cây, gãy rụng nu rụng hoa, quả, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các loài sâu bệnh xâm nhập qua các vết thương ở rễ, ở cổ rể, dễgây hại cho cây.

Để giảm bớt công lao động cực nhọc, ở một sốnơi người ta dùng các loại thuốc trừ cỏ để bón vào đất hoặc kết hợp phun trực tiếp lên cỏ dại cùng lúc tưới nước cho cây. Nhiều nơi người ta sử dụng máy móc để làm cỏ, vun xới cho cây thay cho làm bằng tay.

Điều tiết sinh trưởng của cây rau

Trong quá trình sinh trưởng của cây rau, có thể dùng nhiều biện pháp điều chỉnh sinh trưởng cây để tạo điều kiện có lợi cho việc hình thành và phát triển các bộ phận được sử dụng làm thực phẩm.

Bấm ngọn, bẻ tua cuốn, tỉa cành: Một số cây trong họ bầu bí khi sinh trưởng thường hình thành nhiều nhánh và nhiều tua cuốn. Có loại nhánh mang rất nhiều quả, có loại nhánh mang ít quả hoặc không cho quả. Các loại nhánh không cho quả thường làm tiêu hao mất nhiều chất dinh dưỡng. Cho nên trong sản xuất người ta thường bấm những nhánh nay để tập trung chất dinh dưỡng nuôi quả. Bấm ngọn, tỉa cành là kỹ thuật thâm canh của nghề trồng rau. Tuỳ theo loại cây mà cách bấm ngọn, tỉa cành có khác nhau:

Đối với cà tím cần tỉa bỏ hết các nhánh từ gốc đến quả đầu tiên.

Cà chua cần bấm ngọn chỉ để 1-2 thân đối với các loại sinh trưởng vô hạn và đến chùm hoa thứ 5 hoặc thứ 7 [tuỳ theo giống và phụ thuộc vào thời gian sinh trưởng] thì bấm ngọn. Cứ 5 7 ngày 1 lần phải tỉa nhanh, tỉa lức mầm cây còn non để không làm ảnh hưởng đến thân chính.

Các loại mướp tỉa bỏ hết nhánh từ mặt đất lên đến 40 50 cm. Dưa chuột, dưa gang cần được bấm ngọnthường xuyên thì năng suất mới ổn định. Chỉ để trên mỗi nhánh có 3-4 lá để nuôi quả.

Những lá già ởphía dưới thân, cành thường có khả năng đồng hoá bị giảm sút nhiều sau một thời gian hoạt động. Vì vậy, vật chất tích luỹ được thường ít hơn vật chất bị tiêu hao trong quá trình hô hấp cho nên thường người ta tỉa đi để tập trung chất đinh dưỡng cho cây. Đối với các loại rau cónhiều lá như cà chua, cà, đậu cầnđược tỉa bớt lá già để tạo điểu kiện thoáng khí cho cây, giảm bớt nguồn bệnh và điều kiện lây lan của bệnh.

Tỉa hoa, tỉa quả: Nhiều loại rau, hình thành hoa quả rất nhiều, nhưng trong điều kiện tự nhiên hoa quả cũng rụng nhiều.

Các loại đậu, tỷ lệ đậu quả chỉ có 20 30%. Đối với một số loại rau ăn quả như cà, cà chua, ớt, các loại đậu, tỉa bớt những quả non quá yếu hoặc phát triển không hoàn toàn, làm cho chất dinh dưỡng tập trung vào các quả khác là một khâu cần thiết.

Việc tỉa cành, lá, bấm ngọn, tỉa hoa, quả là một khâu kỹ thuật khó. Nếu làm tốt thì có thể làm tăng năng suất và phẩm chất rau. Ngược lại, khi tiến hành không đúng lúc, đúng cách có thể gây ra những tác hại cho cây, làm giảm năng suất và phẩm chất rau.

Giảm cây, giảm hạt: Thường được tiến hành sau khi các hạt gieo chính đã mọc đều được 3-5 ngày. Đối với các loại cây cây thì nên giảm sau khi cây trồng đã bén rễ được 5-10 ngày. Các cây dùng để giảm phải là những cây khoẻ mạnh, không mang mầm mống sâu bệnh.

Tỉa bò cây thưa, cây xấu: Trong trường hợp gieo dày cần tiến hành tỉa bỏ cây thưa, cây xấu để đảm bảo mặt độ và khoảng cách trồng rau theo đúng quy trình kỹ thuật. Việc làm này cần được tiến hành vào những ngày đẹp trời, tơi đất. Tỉa cây có ý nghĩa rất lớn đối với các loại rau gieo thẳng như cà rốt, cải củ,cải chiêm và một số loại rau gia vị.

Làm giàn, bắt dây, phân nhánh cho bầu bí, mướp, đậu đổ leo, các loại cà chua sinh trưởng vô hạn v.vCó nhiều cách cắm giàn: giàn bằng, giàn nghiêng, giàn mái nhà v.v

Sau khi cắm giàn cần hướng dây leo, bắt ngọn vào chân dèo, chân choãi. Đối với bí xanh, cà chua còn cần dùng các loại dây mềm để buộc giữ thân cây vào cọc, vào dèo. Khi cây đã leo lên giàn, cần phân bố dây leo cho đều trên mặt giàn.

Sau đó cần thường xuyên theo dõi dể chỉnh sửa vị trí các quả, đảm bảo cho quả phát triển đều, thẳng, sáng mã, đẹp quả.

Chống rét, chống nóng, chống nạn, chống úng:

Có nhiều cách chống rét cho rau: Dùng giống có khả năng chịu rét, xửlý hạt giống trước khi gieo, huấn luyện cây con, tăng cường bón phân lân, phân kali. Có thể trồng rau trong các điều kiện nhân tạo như nhà kính, mái che v.vTrong sản xuất, người ta tưới nước và hun khói để chống rét cho rau. Ở nhiều nơi người ta bón các loại phân hữu cơ nữa hoai vào gốc để chống rét và tưới đuổi sương [rửa sương] sau mỗi lần có sương giá. Hun khói thường được làm vào những hôm không có gió, trời trong.

Để chống nóng cho rau người ta làm giàn che, che phủ mặt đất, tưới nước cho cây. Cần chọn thời gian nước có nhiệt độ thấp vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối để tưới.

Ngăn ngừa úng hạn cho rau bằng cách lên luống mai rùa, lên luống cao, xẻ rãnh ở đầu bờ để tiêu thoát nước.

Tưới nước

Rau cần rất nhiều nước. Tuy nhiên, để có thể thu được kết quả tốt cần tưới đúng cách và đúng lúc.

Đối với các loại đất có sức giữ nước cao thì lượng nước tưới có thể giảm đi. Trong điều kiện nhiệt độ cao, ẩm độ không khí thấp, tốc độ gió lớnthì lượng nước cần được tăng lên.

Khi tuới cần chú ý đảm bảo tỷ lệ hợp lý giữa không khí và nước trong đất. Nếu nước trong đất quá nhiều, đất thiếuoxy, hô hấp của rễ giảm, rễkhông hút dược nước, hoạt động của các loài vi sinh vật trong đất bị ức chế, quá trình phân hủy phân hữu cơ chậm.

Tưới nước cho rau, cần tưới đồng đều trên luống, không để chỗ ít chỗ nhiều, không chỗ nào bị ứ đọng nước. Nếu tưới phun mưa, tưới bằng bình tưới, thùng tưới thì hạt nước phải nhỏ, đềukhông làm giập nát lá hoặc cây rau con. Khi cây rau có hoa, lúc tưới không để nước đọng vào trong hoa, dễlàm vỡ hạt phấn hoa, làm thối hoa, đặc biệt đối với các loại rau ăn ngồng nụ hoa như su lơ, cải ngồng, cải bắp v.v

Có nhiều cách tưới cho rau:

Tưới tự chảy: Để cho nước tự chảy vào rãnh luống rồi ngấm vào luống rau. Cách này thường chỉ dùng khi cây đã trưởng thành đến một tuổi nhất định, sau khi được cây ra ruộng sản xuất. Để có thể tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả của biện pháp tưới, cần tính toán kỹ kích thước của rãnh tưới, khoảng cách giữa các rãnh dẫn nước, chiều dài của rãnh dẫn nước. Các yếu tố trên đây phụ thuộc vào địa hình của khu đất trồng rau, các đặc tính vật lý của đất.

Thực tế cho thấy đối với những chân đất nhẹ, chiều dài rãnh tưới có thể thay đổi từ 5m đến 100 m. Đối với những chân đất nặng, chiẻu dài của rãnh tưới có thể từ 90m đến 200 m.

Nhược điểm của cách tưới tự chảy là tốn nhiếu nước, hiệu suất sử dụng nước không cao.

Tưới phun mưa: Đây là cách tưới phổ biến nhất cho nghềtrồng rau hiện nay. Ưu điểm của cách tưới này là chỉ trong một thời gian rất ngắn có thể làm thay đổi hẳn cả tiểu khí hậu của vườn rau. Mặt khác, cách tưới này không bị lệ thuộc vào địa hình của khu đất trồng rau.


Tuy nhiên, tưới theo cách này cần điều chỉnh cho giọt nước khi rơi xuống không làm giập nát hoặc rách gãy lá, cành, hoa, quả cây rau. Lượng nước phun ra phải phù hợp với từng loại đất. Tổng kết từ thực tế cho thấy lượng nước tưới phun mưa trên ruộng đất thịt là 0,1 0,2 mm/phút là tốt. Trên các chân đất thịt pha lượng nước phun là 0, 2 0,3mm/phút. Trên đất thịt nhe là 0,5 0,8 mm/phút.

Tưới ngầm: Dòng các ống dẫn cứng bằng nhựa hay kim loại có Các hàng lỗ đục sẵn theo khoảng cách nhất định, đặt ngầm trong các luống rau ở phía dưới hoặc bên cạnh các hàng cây rau. Khi tưới người ta bơm nước vào các ống dẫn này. Nước được áp suất đẩy qua các 16 nhỏvà cung cấp cho cây.

Ưu điểm của cách tưới ngầm là tiết kiệm nước tưới được nhiều nhất, giữ được kết cấu của đất, chống ảnh hưởng đến chế độ không khí trong đất, không tạo ra lớp vàng trên mặt đít như cách tưới phun mưa. Cách tưới này rất phù hợp với các loại rau ưa nhiệt.

Tuy vậy, cách tưới này đòi hỏi đầu tư ban đầu lớn.

Để quyết định thời điểm và cách tưới tốt nhất, người ta thường áp dụng ba trông: trông cây, trông trời, trông đất. Trông cây là căn cứ vào nhu cầu nước ở từng giai đoạn phát triển của cây, căn cứ vào những biểu hiện sinh lý bên ngoài của cây rau như sự biến đổi của màu sắc lá, màu sắc cây, tình trạng rũ hay héo, độ cong của lá v.v Trông trời là dựa vào những hiện tượng báo hiệu thời tiết hoặc các biến đổi của thời tiết, dựa vào thông báo khí hậu, thời tiết, dựa vào những quan sát trời mây. Trông đất là căn cứ vào độ khô hạn của đất trên các luống rau.

Cây rau có những phản ứng rất rõ với sự thiếu hụt nước cũng như dư thừa nước:

  • Cải bắp khi thiếu nước, lá bị phủ một lớp phấn màu trắng xám và một số trường hợp mép lá đã bị héo chết. Khi đất quá dư thừa nước, cải bắp có lá màu tím hồng, hiện tượng giống như khi cây cây con ra ruộng sản xuất bị lạnh đột ngột.
  • Cải củ khi thiếu nước có lá nhỏ, dài có màu tím nâu. Khithừa nước thì lá lại có màu xanh và gân lá có màu xanh nâu nhạt.
  • Cây hành khi thiếu nước lá có màu xám sáng, đầu lá bộ khô. Khi thừa nước lá có màu xanh nhạt.
  • Cà chua khi thiếu nước, lá có màu xanh sẫm và xuất hiện nhiều lông tơ trên phiến lá. Khi quá thừa nước trong đất lá cà chua phát triển quá nhanh và có màu xanh nhạt hẳn đi.
  • Cây dưa chuột và cây cà rốt khi thiếu nước lá có màu xanh sẫm. Khi thừa nước lá lại có màu xanh nhạt.

Để tính lượng nước tưới cho rau, người ta dùng công thức:

M= 100 x h x A x[B-R]

Trong đó:

M: Lượng nước tưới tính bằng m3/ha

h: Độ sâu dự định nước tưới sẽ thấm đến. Tính bằng m.

A: Trọng khối của đất. Tính bằng tấn/m³.

B: Độ ẩm đồng ruộng. Tính bằng % đất khô tuyệt đối.

R: Độ ẩm của đất. Tính bằng % đất khô tuyệt đối của đất vào lúc tưới nước.

Thí dụ: Lượng nước tưới cho dưa chuột, với đô sâu thấm ướt là 30 cm, trọng khối của đất là 1,3 tấn/m³, độ ẩm đồng ruộng là 70%, độ ẩm đất lúc tưới là 40%.

M=100 x 0,3 x 1,3 x [70-40] = 1170 m³/ha

Trọng khối của đất phụ thuộc vào loại đít [cát, cát pha, thịt v.v] còn độ ẩm cần tưới và độ ẩm lúc tưới của đất trong trường hợp không có các dụng cụ chuyên môn để xác định, có thể xác định bằng kinh nghiệm.

Bón phân

Các loại rau thường cho sản phẩm với khối lượng lớn, từ 20 đến 60 tấn/ha. Vì vậy, cây rau đòi hỏi cần được bón nhiều phân và đất trồng rau phải là đất tương đối tốt. Người ta đã tính ra là để thu được 1 tấn cải bắp, cây đã lấy đi từ đất 3,5 kg N; 1,3 kg P2Os; 4,3 kg K20. Như vậy, nếu 1ha cải bắp năng suất 40 tấn, thì cây đã lấy đi từ đất 140 kg N nguyên chất, tương đương với 304 đạm urê, 152 kg P2O5 tương dương với 325 kg supe phốt phát, 172 kg K2O, tương đương với 358 kg phân Clorua kali.

Rau yêu cầu có đầy đù các chất dinh dưỡng đa lượng NPK, trung lượng và vi lượng.

Phân đạm: Rất cần cho các loại rau ăn lá như cải bắp, cải xanh, rau giền, mồng tơi, rau đay v.v Đối với các loại rau này lượng phân đạm cần được bón nhiều hơn so với các loại rau khác. Tuy vậy, không nên bón đạm quá mức cần thiết, vì nhiều đạm cây sẽ sinh trưởng quá mạnh, vống lốp, dễbị sâu bệnh gây hại, phẩm chất rau kém.

Đối với các loại rau ăn củ và ăn quả, phân đạm phát huy tác dụng tốt ở giai đoạn đầu, khi cây đang ởtrong thời kỳ phát triển thân lá. Ở giai đoạn ra hoa, kết quả nếu thừa đạm sẽ làm rụng nụ, hoa và quả non.

Phân lân: Rất cần cho các loại rau ăn củ,quả như khoai tây, các loại đậu ăn hạt, cà chua, hành, tỏi v,v Lân có tác dụng làm cho quả hạt chắc, sáng mã, làm cho bộ rễ phát triển tốt, cây cứng cáp, mô tế bào đầy đặn, tăng tính chống đổ, chống lốp, chống chịu sâu bệnh hại. Lân làm cho cây có khả năng chống chịu cao đối với những thay đổi không có lợi trong các yếu tố ngoại cảnh, tăng tính chịu đựng của sản phẩm trong các quá trình vận chuyển và chế biến.

Nhiều nơi do không bón phân lân và kali hoặc bón với lượng ít cho rau, cho nên không phát huy được hết hiệu lực của phân đạm, do đó hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng phân bón không cao. Mặt khác, thiếu Lân và kali làm cho năng suất và phẩm chất rau bịhạn chế.

Phân kali: Có tác dụng thúc đẩy quá trình tích luỹ chất tạo được do quá trình quang hợp của cây vào các bộ phân dự trữ như củ, quả, hạt, hoa v.vVì vậy, kali rất cần đối với các loại rau ăn củ, quả, củ rễ.

Thiếu kali, cây rau có những biểu hiện bệnh lý như phiến lá phát triển không bình thường, mép lá uốn cong, lá có màu hơi tím ở quanh mép và gân lá. Thiếu kali trong điều kiện quá thừa đạm thì phiến lá dày lên, gân lá cũng có màu tím.

Phân vi lượng: Ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm, lân, kali các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sinh trưởng và phát triển của cây rau. Thiếu các nguyên tố vi lượng, rau phát triển không bình thường:

  • Thiếu bo làm yếu mầm cây, các lá non hơi xoăn và có màu xanh trắng. Điểm sinh trưởng của cây bị chết, nhất là đối với các loại rau ăn rễ củ như củ cải, cà rốt v.v
  • Thiếu mangan [Mn] cây rau có lá chuyển sang màu vàng, lá có dạng hơi nhọn, mép lá vàng và hơi cong. Tỷ lệ đậu hoa, quả rất thấp. Mn co tác động đẩy mạnh, tốc độ nở hoa, rút ngắn thời gian kết quà và làm tăng phẩm chất, năng suất rau lên rất nhiều.
  • Thiếu đồng [Cu] mầm cây bị chết rất nhanh sau khi mọc. Các quátrình sinh trưởng của cây diễn ra rất chậm, yếu, hàm lượng chất diệp lục trong cây giảm đi rõ rệt. Thiếu Cu làm giảm rõ ràng năng suất khoai tây, cải bắp và nhiều loài rau ăn củ khác.

Biểu hiện bệnh lý của cây rau thiếu đồng là lá cây bị vàng úa, tính chống chịu bệnh của cây giảm rõrệt, cây rất dễbị các loài ký sinh gây hại, nhất là các loại bệnh do nấm gây ra như các bệnh mốc sương, phấn trắng, đen gốc v.v

  • Thiếu molipđen [Mo] có ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi đạm trong cây, làm giảm hàm lượng các chất protit, hàm lượng chất diệp lạc và các vitamin trong cây rau. Thiếu Mo còn làm giảm khả năng cố định đạm của vi sinh vật sống trong đất và ảnh hưởng đến các vi sinh vật sống trong vùng rễcây, cũng như khả năng hút đạm của rễcây rau.

Một số loại rau rất mẫn cảm với Mo, Trong số đó, đáng chú ý là: xà lách cuốn, cải bắp, bí xanh, cà chua, khoai tây, cà rốt, các loại cây họ đậu.

  • Thiếu kẽm [Zn] làm giảm hàm lượng chất diệp lục trong cây. Sự thụ tinh của hoa và sự kết hạt của quả bị đình trệ. Kẽm có tác dụng tích cực trong quá trình trao đổi đạm, lân, kali, canxi, mangan chuyển hoá chúng thành dạng dễ hoà tan trong nước để cây trồng dễ hấp thụ.
  • Thiếu sắt [Fe] làm ảnh hưởng đến cường độ hô hấp của cây. Cây rau bị bệnh úa vàng lá. Các loại rau rất cần sắt, nhưng hàm lượng sắt trong đất khá nhiều. Tuy nhiên, sắt trong đất thường ở dưới dạng không hoà tan nên cây không sử dụng được. Điều cần là tạo điều kiện thuận lợi cho sắt hoà tan và chuyển sang dạng dễ tiêu để rễ cây có thể hấp thụ được.

Các nguyên tố vi lượng rất cần cho cây rau, nhưng khi bón phân vi lượng cho rau cần rất cẩn thận. Nếu dùng không đúng cách, đúng lúc, đúng liều lượng có thể gây ngộ độc cho cây.

Phân hữu cơ: Phân hữu cơ được sử dụng trong nghề trồng rau dưới nhiều dạng. Phân chuồng, phân bắc, nước giải, phẫn trộn ủ và một số dạng khác.

Phân chuồng được xem là một loại phân bón đa năng, gồm đủ các nguyên tố đa lượng cũng như vi lượng, tuy nhiên các nguyên tố dinh dưỡng trong phân chuồng thường có với hàm lượng không cao. Phân chuồng có tỷ lệ mùn cao, có tác dụng cải tạo đất, giữ nhiệt và không khí cho tầng đất mặt. Phân chuồng thường hấp thụ phần lớn lượng phân bón vô cơ được bón vào đất rồi cung cấp dần cho cây.

Nhưng do bản thân phân chuồng chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng thấp [xem bảng] cho nên thiêng phải bón và lượng rất cao, đến 20 40 tấn/ha. Ngoài ra, còn phải bón thêm phân vô cơ cho rau mới tạo được năng suất rau cao và phẩm chất rau tốt.


Hàm lượng các nguyên tố đa lượng trong phân bón thường dùng

Cách bón phân cho rau. Bón phân cho rau cần đảm bảo đúng kỹ thuật với 4 yêu cầusau đây:

  • Bón đủ lượng phân cần thiết.
  • Bón cân đối giữa các nguyên tố đạm, lân và kaii.
  • Bón đúng lúc, đúng yêu cầu của cày ở từng thời kỳ.
  • Bón đúng cách, đúng phương pháp.

Bón phân không đúng cách, không đúng kỹ thuật không những không phát huy được tác dụng của phân mà còn làm giảm năng suất, giảm chất lượng rau, rau dễhư hỏng trong khi vận chuyển và bảo quản.

Thông thường phần bón được chia thành 2 giai đoạn để bón cho cây: bón lót và bón thúc.

Bón lót: Được thực hiện trước khi tiến hành gieo trồng cây, trong thời gian chuẩn bị đất để làm vụ mới. Đối với các loài rau, bón lót thường sử dụng các loại phân hữu cơ và một phần các loại phân vô cơ chậm tan như phân lân, phân kali, vôi một phần nhỏ phân đạm, vào khoảng 1/5 1/3 tổng lượng phân đạm cần bón cho cây.

Cách bón lót có thể là bón vào hốc hoặc rải đều phân trên mặt luống rồi dùng cào trộn đều với lớp đất mặt hoặc rạch thành từng hàng trên mặt luống, bón phân vào đó, sau lấy mặt lấp lại và trồng cây rau trên hàng rạch đã bón phân đó. Để tiết kiệm phân bón nên bón phần vào hốc. Để đỡ tốn công lao động và tiện sử dụng cơ giới, người ta bón phân rải đều trên mặt luống.

Bón thúc: Là bón phân sau khí gieo trồng, trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây. Thường người ta tập trung bón thúc vào những lúc xung yếu mà cây rau cần huy động nhiều chất dinh dưỡng. Bón thúc thường dùng các loại phân dễ hoà tan, dễ tiêu như phân chuồng nước, phân bắc, nước giải pha loãng để tưới, hoặc dùng phân đạm, phân kali bón vào đất sau đó tưới nước.

Gần đây người trồng rau còn áp dụng cách bón phân ngoài rễ, có nghĩa là phun một số loại phân có chứa các chất vi lượng hoặc chất kích thích sinh trưởng trực tiếp lên lá, hoa và quả. Các loại phân bón lên lá bao gồm cả dạng bột và dạng lỏng. Ưu điểm của các loại phân bón lên lá là chi dùng với lượng nhỏ, nhưng hiệu quả thu được rất cao. Thuờng các loại phân bón lá chỉ phát huy lác dụng cao trên cơ sở cây rau đã được bón tương đối đầy đủ các loại phân đa lượng. Phun đúng lúc, đúng liều lượng đúng kỹ thuật, phân bón lên lá có thể làm tăng năng suất 5-15% hoặc cao hơn, chất lượng màu sắc săn phẩm tăng lên làm tăng giá trị hàng hoá của nông sản.

Lượng các nguyên tố, N, P, K cần bón để thu hoạch 1 tấn sản phẩm

Để chủ động xây dựng kế hoạch sảnxuất, các nhà khoa học đã tính toán ra lượng N, P, K cần bón cho đất để có thể thu được 1 tấn sản phẩm. Lượng phân bón này được tính toán trên cơ sở phân tích số lượng N, P, K cây lấy đi từđất cùng với nông săn và lượng N, P, K cần trả lại cho đất để đất cung cấp cho cây nhằm tạo ra một tấn sản phẩm mới. Tuy nhiên, đây chỉ là cách tính đơn giản trên cơ sở cho rằng các yếu tố khác đối với cây đều ở mức thuận lợi. Vì vậy, trong thực tế đây chỉ là những tư liệu tham khảo, bởi vì hiệu quả của phân bón có phát huyđược đầy đủ hay không, cây sử dụng được phân bón ở mức độ nào, các yếu tố khác trong hệ sinh thái nông nghiệp tác dụng lên cây theo chiều hướng nào còn là những yếu tố cần được tính đến đầy đủ mới có thể đạt được năng suất và chất lượng rau như mong muốn.

Trên cơ sởsố liệu ở bảng trên dây, có thể tính ra lượng phân N, P, K cần bón cho 1 ha để đạt năng suất kế hoạch.

Thí dụ: Để đạt năng suất cà chua 20 tấn quả/ha, cần bón:

Phân đạm: 4,5 kg/tấn x 20 tấn/ha = 90 kg N/ha hay là 196 kg phân urê.

Phân lân: 4,5 kg/tấn x 20 tấn/ha = 90 kg/ha P2Os hay là 500 kg supe lân.

Phòng trừ sâu bệnh

Rau là các cây trồng thường bị nhiều loài sâu bệnh gây hại. Sâu bệnh hại rau nhiều về chủng loại, thường sinh ra với một số lượng lớn, mật độ cao. Sâu bệnh gây hại cho rau hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng trồng rau với mức độ gây hại thường là rất lớn.

Quá trình phát sinh và phát triển của sâu bệnh hại rau có liên quan rất chặt chẽ với một số đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây rau. Rau có các đặc điểm đáng chú ý sau đây:

  • Rau có nhiều chủng loại: Rau ăn lá, ăn thân, ăn quả, ăn củ, ăn thân củRau được gieo trồng suốt 4 mùa trong năm, do đó sâu bệnh có điều kiện sinh sống tồn tại và tích lũy trên đồng rau và khi gặp điều kiện bên ngoài thuận lợi, chúng nhanh chóng nhân lên và phát triển thành dịch sâu bệnh để gây hại.
  • Các bộ phận sử dụng làm thực phẩm là những bộ phận chứa nhiều chất dinh dưỡng, có khả nầng chống chịu với sâu bênh kém nên rất được côn trùng và các loại ký sinh trùng gây hại ưa thích.

Rau phần lớn là các loại cây ngắn ngày. Trong thời gian sinh trưởng của rau các loài côn trùng, ký sinh trùng và thiên địch, các loàỉ sinh vật có ích thường là tác nhân quan trọng để kìm hãm và ức chế các loài sâu bệnh, không có đủ thời gian để tích luỹ thành số lượng lớn nhằm phát huy tác dụng ngăn ngừa sâu bệnh hại.

Rau là những loài cây đòi hỏi chế độ thâm canh cao, phân bón nhiều lại tập trung trong một thời gian ngắn. Mặt khác, rau thường được trồng dày, điều kiện thông thoáng trong ruộng kém, nhiều loại rau được trồng xen, trồng gối liên tiếp nhau liên tục trên đồng ruộng v.v tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển.

Trồng rau là một hoạt động sản xuất mang tính hàng hoá cao. Hiện nay các hoạt động bảo quảnvà chế biến ở ta còn kém phát triển trong khi sản phẩm rau là loại nông sản khó cất giữ, chóng hư hỏng, cho nên không chỉ ở ngoài đồng mà cả trong thời gian bảo quản, chuyên chở các sản phẩm rau cũng bị nhiều loài sâu bệnh gây hại nhất là các loại ruồi, nấm mốc, vi khuẩn gây thối v.v

Để bảo vệ rau chống các loài sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệthống tổng hợp bảo vệ rau. Hệ thống này bao gồm những yếu tố cơ bản sau đây:

Tìm kiếm và sử dụng các giống rau chống chịu sâu bệnh. Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống rau có khả năng chống chịu sâu bệnh ở từng vùng sản xuất và nhanh chóng đưa vào hệ thống trồng rau.

Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây rau. Cần chú ý là các biện pháp kỹ thuật canh tác như bón phân, tưới nước chỉ cần vừa đủ, Không để cho cây bị thiếu nhưng cũng không để quá thừa đối với cây. Thiếu và thừa đều có hại. Không những có hại cho sinh trưởng và phát triển của cây, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát sinh và phát triển thành dịch. Các biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý, đúng mức có khả năng làm tăng tính chống chịu sâu bệnh của cây, hạn chế phát triển và tác hại của sâu bệnh.

Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như ở ruộng sản xuất. Cần nắm được hình thái các loại sâu bệnh hại chính đối với cây rau như sâu xám, sâu khoang, sâu xanh, bọ nhẩy, rệp nước, bệnh mốc sương, bệnh thối cổ rễ, bệnh đốm vằng, bệnh thán thư. Để kịp thời phát hiện sự xuất hiện của các loại sâu bệnh hại rau cần nắm vững được tập tính, vị trí gây hại, cách thức gây hại của chúng. Sau khi phát hiện sự xuất hiện của các loài gây hại, cần tiến hành kiểm tra đều đặn và thường xuyên quá trình tích luỹ và gây hại của chúng. Khi sâu bệnh phát triển đến mức nhất đính, cần tranh thủ ý kiến tư vấn của cán bộ bảo vệ thực vật và quyết định cách thức và biện pháp cần được áp dụng để ngăn chặn quá trình gây hại và phòng trừ sâu bệnh.

Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý. Chú trọng các biện pháp phòng như vê sinh đồng ruộng, dùng các giống chống bệnh, áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác làm tăng tính chống chịu sâu bệnh của cây v.v

Thận trọng nhưng kịp thời áp dụng các biện pháp diệt trừ các loài gây hại. Đối với các loại rau, đây là khâu kỹ thuật rất tế nhị và rất khó quyết định. Bởi vì rau là loại thực phẩm chủ yếu sử dụng dưới dạng tươi, yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm rất cao. Nhiều nơi đang mở rộng quy trình và diện tích trồng rau sạch, bán ra thị trường những sản phẩm không có chứa NO3, kim loại nặng, vi khuẩn đường ruột và dư lượng các hoá chất bảo vệ thực vật.

Đối với rau, khi cân thiết phải phun thuốc để diệt trừ sâu bệnh thì nên dùng các loại thuốc thảo mộc, thuốc kháng sinh, các chế phẩm vi sinh vật trừ sâu v.vTrường hợp phải dùng thuốc hoa học bảo vệ thực vật thì cần rất thận trọng, cẩn thận. Tốt nhất là không dung các hoá chất bảo vệ thực vật để phun cho rau. Khi phải dùng thì thực hiện nghiêm túc 4 đúng: đúng thuốc, đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Thỏi gian cách ly từ lần phun thuốc cuối cùng đến khi thu hoạch rau là một chỉ tiêu rất quan trọng cần được tuân thủ nghiêm ngặt.

Thực hiện vệ sinh ruộng rau: Thu nhặt hết tàn dư cây rau vụ trước trước khi gieo hạt. Làm đất kỹ để diệt trừ mầm sâu bệnh trong đất. Thường xuyên làm cỏ để diệt trừ nơi trú ẩn của nhiều loại sâu và trừ kỹ chủ trung gian của một số loại bệnh.

Phát hiện và nhổ bỏ kịp thời các cây rau bị bệnh, đưa ra xa khỏi ruộng rau. Kết hợp khi làm cỏ, tỉa cây để ngắt tỉa các lá bệnh, các cây bệnh. Kịp thời nhặt hết lá, cành, hoa quả rụng trên ruộng rau.

Việc xuất hiện và gây hại của sâu bệnh trên các loại rau thường diễn biến rất nhanh. Vì vậy, ngoài việc áp dụng đầy đủ các yếu tố tổng hợp bảo vệ rau nêu trên dây, những người làm vườn trồng rau cần chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc bảo vệ thực vật cần thiết để kịp thời tiến hành các biện pháp phòng trừ khi cần đến. Ngoài các loại thuốc hoá học, người trồng rau có thể sử dụng một số cây sẵn có ở các địa phương để chế biến thành thuốc thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh.

Một số loại thuốc thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh hại rau

Một số loại thuốc thảo mộc dùng phòng trừ sâu bệnh hại rau

Ghi chú

Nồng độ % tính theo tỷ lệ trọng lượng hạt cây so với trọng lượng nước.

Các loại thuốc thảo mộc đều có thể pha thêm xà phòng với nồng độ0,1 0,2% để tăng độ bám dính và hiệu lực của thuốc.

Share Tweet Pin Gmail Linkedin Ý kiến

Video liên quan

Chủ Đề