Cách đăng ký lại thẻ bhyt do bị lỗi năm 2024

- Thẻ BHYT được cấp lại trong trường hợp sau đây: Người tham gia BHYT bị mất thẻ BHYT, trường hợp thẻ BHYT bị lỗi do tổ chức BHYT hoặc cơ quan lập danh sách.

- Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT

2. Hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Thành phần hồ sơ cấp lại thẻ bảo hiểm y tế, bao gồm:

- Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi Nghị định 104/2022/NĐ-CP .

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ

3. Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế

Bước 1: Người tham gia BHYT cần cấp lại thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, luyện;

Ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành);

Nộp bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện;

Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP .

Bước 2: Cơ quan BHXH

- Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT;

Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Nghị định 146/2018/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP và ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).

- Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ cấp lại thẻ BHYT. Tổ chức BHYT phải cấp lại thẻ BHYT cho người tham gia BHYT.

*Cách thức thực hiện: Trực tiếp, qua đường bưu điện.

*Thời hạn thực hiện: 07 ngày làm việc

*Cơ quan giải quyết thủ tục hành chính: Cơ quan BHXH tỉnh, huyện

*Lệ phí, phí: Không

Hướng dẫn điền mẫu giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT

Hướng dẫn:

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 02 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyên cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).

- Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.

Cách đăng ký lại thẻ bhyt do bị lỗi năm 2024

Một số trường hợp cần lưu ý:

+ Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế:

Viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ bảo hiểm y tế cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh;

+ Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ bảo hiểm y tế: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia bảo hiểm y tế.

+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia bảo hiểm y tế ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố nơi đã đóng bảo hiểm y tế.

- Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan bảo hiểm xã hội, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ bảo hiểm y tế, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau:

+ Người hưởng chế độ trực tiếp nhận:

Cung cấp giấy hẹn và thẻ Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

+ Người khác nhận thay:

- Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân và một trong các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng bảo hiểm y tế sau:

Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc Giấy chứng nhận kết hôn hoặc Giấy xác nhận thông tin về cư trú hoặc Giấy thông báo số định danh cá nhân và thông tin công dân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

- Nếu là người giám hộ:

Cung cấp giấy hẹn, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 và tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.

Người tham gia BHYT sẽ thực hiện thủ tục xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi rơi vào 01 trong 03 trường hợp sau:

(1) Thẻ BHYT bị mất;

(2) Thẻ BHYT bị lỗi do tổ chức BHYT;

(3) Thẻ BHYT bị lỗi do cơ quan lập danh sách.

Khi đó, căn cứ vào tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023, người tham gia BHYT sẽ thực hiện hồ sơ cấp lại thẻ BHYT với những nội dung sau:

- 01 Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành;

- 01 Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.

Số lượng hồ sơ cho mỗi lần cấp lại là 01 bộ.

Cách đăng ký lại thẻ bhyt do bị lỗi năm 2024

Từ năm 2023, thẻ BHYT bị lỗi thì xin cấp lại thẻ bảo hiểm y tế mới như thế nào? Bao lâu thì nhận được thẻ BHYT mới? (Hình từ Internet)

Thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thẻ BHYT bị lỗi như thế nào?

Căn cứ theo nội dung tại tiểu mục 2 Mục A Phần II Thủ tục hành chỉnh sửa đổi, bổ sung ban hành kèm theo Quyết định 62/QĐ-BYT năm 2023.

Khi phát hiện thẻ BHYT bị lỗi, người tham gia BHYT chuẩn bị các hồ sơ cấp lại thẻ BHYT và thực hiện thủ tục sau đây:

- Bước 1: Đến cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện nơi cư trú;

- Bước 2: Điền Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT (do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành);

- Bước 3: Nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện;

- Bước 4: Chờ ký (vào ô người nộp hồ sơ) trong Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.

Khi đó, cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện sẽ thực hiện các công tác sau:

- Kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT;

- Ghi Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cấp lại thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP;

- Ký (vào ô người tiếp nhận hồ sơ và đưa Mẫu 4 tới người tham gia BHYT ký vào ô người nộp hồ sơ).

Như vậy, thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế khi thẻ BHYT bị lỗi được thực hiện như trên.

Bao lâu nhận được thẻ BHYT mới?

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 về cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Cấp lại thẻ bảo hiểm y tế
...
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì thời hạn giải quyết thủ tục cấp lại thẻ BHYT trong trường hợp thẻ BHYT bị lỗi là 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ. Người tham gia BHYT cũng sẽ nhận được thẻ BHYT sau thời gian này.

Ngoài ra, nếu trong khoản thời gian người tham gia BHYT chờ xử lý hồ sơ cấp lại thẻ BHYT hợp đến cơ sở khám, chữa bệnh để khám, chữa bệnh thì vẫn sẽ được hưởng quyền lợi của bảo hiểm y tế như mức hưởng hiện có.

Việc thực hiện nội dung này được quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 146/2018/NĐ-CP như sau:

Thủ tục khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
...
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong thời gian chờ cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế khi đến khám bệnh, chữa bệnh phải xuất trình giấy hẹn cấp lại thẻ, đổi thẻ bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức, cá nhân được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền tiếp nhận hồ sơ cấp lại thẻ, đổi thẻ cấp theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và một loại giấy tờ chứng minh về nhân thân của người đó.

Trong đó, Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 104/2022/NĐ-CP.

Việc thực hiện bảo hiểm y tế được dựa trên những nguyên tắc nào?

Nguyên tắc bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 với những nội dung sau:

- Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế;

- Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở;

- Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế;

- Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả;

- Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.