Cách để không bị chảy máu cam

Chảy máu cam hay còn có tên gọi khác là chảy máu mũi, là căn bệnh xảy ra khi các mạch máu nhỏ ở trong mũi khi bị tổn thương đã bị vỡ ra. Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân bị chảy máu cam thì chúng ta sẽ tìm hiểu về các loại của bệnh.

Từ nghiên cứu của năm 2005 thì đây là căn bệnh chiếm 1/200 trường hợp bệnh nhân tại Hoa Kỳ. Những đối tượng dễ bị chảy máu cam phải kể đến đó chính là trẻ nhỏ và người trên 65 tuổi.

Cách để không bị chảy máu cam

Chảy máu cam khiến nhiều người lo lắng

Chảy máu cam theo hai vị trí:

  • Chảy máu cam ở mũi trước

Đây là trường hợp máu từ niêm mạc mũi trước bị chảy do màng nhầy bị khô hoặc bị tác động. Bạn không cần phải lo lắng về chảy máu cam nguyên nhân này vì nó thường không mấy khi bị nguy hiểm.

  • Chảy máu cam ở mũi sau

Do máu xuất phát từ phía sau khoang mũi bị chảy xuống miệng và họng khiến bệnh nhân ho khạc hoặc nôn ra máu. Căn bệnh này thường nguy hiểm hơn nhiều so với chảy máu mũi trước.

2. Nguyên nhân chảy máu cam? Cảnh báo các bệnh về gan

Để biết rõ hơn về nguyên nhân dẫn đến chảy máu cam thì chúng ta sẽ cùng tham khảo kỹ các phần dưới đây. Một số nguyên nhân gây chảy máu cam thường gặp hiện nay phải kể đến đó là:

2.1. Các bệnh về mũi

Mũi là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng bị chảy máu cam ở người lớn và trẻ em. Một số triệu chứng cho thấy chảy máu cam nguyên nhân do mũi gây ra đó là:

  • Rối loạn chảy máu là căn bệnh hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu bạn bị và không thể dừng lại thì cần đến thăm khám bác sĩ ngay. Đây là chứng bệnh có thể khiến chúng ta gặp nguy hiểm. Vì khi đó cho thấy tiểu cầu trong máu của bạn không hoạt động hoặc bị thiếu.
  • Chảy máu cam do khối u. Đây không phải u ác tính và chỉ có khoảng 2000 trường hợp được chẩn đoán mỗi năm. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải lưu ý để có những cách phòng tránh và điều trị cho phù hợp.
  • Chấn thương ở mũi dẫn đến chảy máu cam. Một số chấn thương bị gây ra do ngoáy mũi hay bị va đập mạnh, tai nạn…

Cách để không bị chảy máu cam

Chảy máu cam do chấn thương

2.2. Do các bệnh toàn thân

Khi nhắc đến những nguyên nhân chảy máu cam thì chúng ta không thể bỏ qua do yếu tố cơ thể.

  • Nguyên nhân chảy máu cam thường xuyên do bệnh tim mạch: Chúng ta có thể gặp phải tình trạng chảy máu cam đối với các chứng bệnh như tăng huyết áp hoặc dị dạng mạch máu…
  • Nguyên nhân chảy máu cam là do bệnh về máu như suy tuỷ hay rối loạ chức năng đông cầm máu…
  • Nguyên nhân đổ máu cam do nội tiết với các loại bệnh mãn tính như xơ gan, suy thận. Hoặc bạn có thể đã dùng những loại thuốc chống đông máu hay do dùng Corticoid kéo dài.

Cách để không bị chảy máu cam

Nguyên nhân của chảy máu cam do nội tiết

2.3. Những yếu tố bên ngoài tác động gây chảy máu cam khác

Dưới đây là một số lý do ngoài tác động đến tình trạng chảy máu cam ở người lớn và trẻ em.

  • Stress: Lo âu kéo dài khiến con người phải dùng thuốc để ổn định tinh thần. Từ đó gây kích thích trực tiếp đến vấn đề chảy máu cam.
  • Thời tiết: Khi thời tiết quá nóng hay quá lạnh, như mùa đông hanh khô thì rất dễ bị chảy máu mũi.
  • Chế độ ăn uống: Thường xuyên ăn những món cay nóng, rượu bia hay cam quýt, socola,… cũng có thể là nguyên nhân gây chảy máu cam.

2.4. Nguyên nhân chảy máu cam theo Y học cổ truyền

Theo lý luận Y học phương Đông, cơ thể con người luôn có 2 loại khí là trọc khí (khí độc) và thanh khí (khí tốt). Khi tiêu hóa thức ăn, cơ thể luôn luôn sinh ra hai loại khí này. Khí tốt sẽ được đẩy lên, kết hợp với nguyên khí có sẵn trong cơ thể khi sinh ra để duy trì sức khỏe và sự sống. Trong khi đó, trọc khí bị đẩy xuống thải ra ngoài qua trung tiện (xì hơi).

Tình trạng chảy máu cam là do nguyên nhân thiếu hụt chính khí (thanh khí), biểu hiện chủ yếu là gan thận âm hư, tỳ vị không điều hòa được khí huyết cụ thể là trọc khí đi lên (bốc ngược lên) gây ra.

Do vậy, cách chữa chảy máu cam từ gốc đó là đưa trọc khí đi xuống để đào thải ra ngoài.

3. Cách khắc phục tình trạng chảy máu cam

Để có thể xử lý tình trạng bị chảy máu cam thì chúng ta có thể tham khảo cách thức dưới đây. Nếu bạn đang thắc mắc bị chảy máu cam nên làm gì thì hãy thực hiện các bước xử lý này:

3.1. Sơ cứu ban đầu khi bị chảy máu cam

Mặc dù tình trạng bị chảy máu mũi một bên thường không quá nguy hiểm nhưng chúng cũng sẽ khiến cho bạn và những người khác thấy hoang mang. Khi đó chúng ta có thể áp dụng cách sơ cứu ban đầu đúng cách để giảm thiểu sự ảnh hưởng.

  • Bước 1: Ngồi thẳng.
  • Bước 2: Bạn để đầu hơi nghiêng về phía trước.
  • Bước 3: Sau đó, hãy bóp mũi lại rồi thở từ từ bằng miệng trong 10 phút đến khi máu chảy ít hoặc ngừng lại.

Khi đó, bạn nên uống thêm một ít nước để tránh tình trạng mất nước ở cơ thể. Bạn cũng có thể nghỉ ngơi ở phòng có máy phun sương giúp tạo độ ẩm không khí nếu có điều kiện.

Cách để không bị chảy máu cam

Cách xử lý khi bị chảy máu cam

3.2. Những lưu ý quan trọng khi xử lý tình trạng chảy máu cam

Một số lưu ý quan trọng mà bạn cần ghi nhớ để khắc phục sớm tình trạng này:

  • Cố gắng thư giãn cũng như thở thật đều.
  • Khi bạn chờ máu ngưng chảy thì nên chú ý nhiều hơn về độ sâu nhịp thở và chuyển động của lồng ngực khi hô hấp.
  • Tránh tình trạng căng thẳng khiến tình trạng chảy máu cam bị ảnh hưởng.

Ngoài ra, bạn nên đến nơi yên tĩnh để tránh phản ứng mạnh mẽ. Bạn nên ở cùng với 1 người thân để trấn an tinh thần, kiềm chế cảm xúc.

4. Phòng tránh chảy máu cam như thế nào?

Để phòng tránh tình trạng chảy máu mũi, các bạn có thể cân nhắc một số phương pháp dưới đây.

4.1. Giảm căng thẳng

Khi muốn phòng tránh tình trạng chảy máu mũi do căng thẳng, chúng ta có thể sử dụng một số bài tập để cải thiện cảm xúc của mình. Để giảm thiểu căng thẳng, các bạn có thể dùng kỹ thuật thư giãn dưới đây:

  • Tập Yoga: Yoga đã từng được chứng minh về khả năng điều trị huyết áp cao và lo lắng khá hiệu quả. Bạn có thể thử tư thế em bé hay trái núi. Yoga giúp cơ thể được cân bằng và bình tĩnh hơn.
  • Body scan thực chất là tên gọi của bài tập chánh niệm giúp chúng ta thư giãn và kết nối nhiều hơn với cơ thể. Bạn có thể ngồi thả lỏng rồi sau đó hít thở thật sâu, cảm nhận từng nhóm cơ trong cơ thể có sự kết nối. Bài tập này có thể giúp chúng ta đổ dồn sự chú ý vào cảm xúc hiện tại để tránh bị phiền muộn.

Cách để không bị chảy máu cam

Tập Yoga giúp giảm căng thẳng

4.2. Thay đổi thói quen sống, ăn uống và bổ sung đủ chất

Cân bằng đời sống nội tâm cũng là cách giảm thiểu tình trạng bị chảy máu cam. Hãy thay đổi bằng một số thói quen lành mạnh phải kể đến đó là:

  • Uống nhiều nước.
  • Giảm tiêu thụ caffeine.
  • Tập thể dụng thường xuyên.
  • Ra ngoài, gần gũi thiên nhiên.
  • Dùng máy tạo độ ẩm.

Cách để không bị chảy máu cam

Thay đổi thói quen sống, ăn uống và bổ sung đủ chất

Với lối sống lành mạnh, mũi của bạn cũng sẽ giảm thiểu được tình trạng bị chảy máu. Hãy áp dụng ngay cách này nếu bạn muốn điều trị chảy máu mũi thành công.

4.3. Giữ ẩm cho niêm mạc mũi và hạn chế ngoáy mũi

Bạn cũng có thể thực hiện giữ ẩm cho niêm mạc mũi với máy tạo độ ẩm. Bên cạnh đó, việc hạn chế ngoáy mũi cũng giúp bạn giảm thiểu được tình trạng này. Hãy áp dụng thói quen giữ ẩm niêm mạc mũi và hạn chế tác động vào bộ phận này để giúp phòng ngừa việc chảy máu mũi diễn ra thường xuyên.

4.4. Sử dụng An Nhiệt Đức Thịnh hỗ trợ điều trị chảy máu cam và ngăn ngừa tái phát

Dựa trên cơ chế đẩy trọc khí ra ngoài giúp tăng cường chính khí đi nuôi cơ thể, Nhà thuốc Đông Y gia truyền Đức Thịnh Đường đã cho ra mắt sản phẩm An Nhiệt Đức Thịnh với các thành phần tự nhiên như Bạch Linh, Thanh Bì, Bạch Truật, Hoàng Cầm, Bán Hạ… Đây đều là những bài thuốc hiệu quả cho việc điều trị chảy máu cam.

Cách để không bị chảy máu cam

An Nhiệt Đức Thịnh được điều chế từ các vị thảo dược quý hiếm

Sau khi dùng từ 3 đến 5 ngày, các bạn sẽ thấy được hiệu quả của sản phẩm. Tuy nhiên đối với các bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của An Nhiệt Đức Thịnh hay những người có triệu chứng xuất huyết và đang mang thai thì không nên sử dụng.

Bài viết trên đây đưa đến cho bạn nguyên nhân chảy máu cam cũng như các khắc phục và phòng tránh. Nếu còn thắc mắc, gọi ngay qua hotline hoặc để lại thông tin trong form bên dưới. Các chuyên gia của 3T luôn sẵn sàng 24/24.

Bài viết này có hữu ích không?

Có Không

Cảm ơn bạn đã góp ý về bài viết! Bạn còn muốn góp ý gì nữa không? (Bạn càng cho biết nhiều thông tin, chúng tôi càng làm trải nghiệm của bạn tốt hơn!)