Cách để tự học hiệu quả

Có nhiều cách để chuẩn bị bài thi hoặc làm bài tập. Thói quen học tập tốt là điều bắt buộc đối với những ai muốn đạt kết quả cao trong các khóa học.

  1. 1

    Xây dựng môi trường học tập thích hợp. Bạn cần một nơi ít tiếng ồn, nhiều ánh sáng, sạch sẽ, có đồ đạc tiện dụng. Chọn một nơi yên tĩnh để học nếu bạn không muốn bị làm phiền. Điều này rất quan trọng và cần được chú ý kỹ.

  2. 2

    Chuẩn bị sẵn mọi thứ cần thiết trước khi ngồi học, như: bút viết, bút chì, vở, giấy kẻ ngang, sách, v.v. để đỡ bị gián đoạn trong khi học.

  3. 3

    Tránh bị phân tâm. Nếu người thân trong gia đình làm bạn mất tập trung, hãy nhẹ nhàng đề nghị họ ra chỗ khác để bạn có thể tiếp tục làm bài. Tuy nhiên, nếu bạn có trẻ nhỏ thì cách này khó thực hiện. Nhớ tắt hết tivi và đài. Nếu cần nhạc nền trong khi học, bạn nên chọn nhạc cổ điển.

  1. 1

  2. 2

    Ngủ đủ giấc. Thức khuya để học không phải là ý hay. Thiếu ngủ làm bạn khó tập trung và giảm khả năng ghi nhớ những gì đã học. [1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn .

  3. 3

    Lập thời gian biểu. Mọi học sinh đều phải lên lịch học trên lớp, bài tập được giao và những ngày quan trọng khác. Trong đó, bạn phải dành riêng thời gian cho việc học và làm các dự án. Có như vậy, bạn sẽ không cảm thấy chật vật khi hoàn thành dự án vào phút cuối hay nhồi nhét kiến thức trong một đêm trước khi thi.

    • Bạn cũng cần dành thời gian cho những hoạt động ngoại khóa như chơi thể thao. Trên thực tế, thời gian biểu càng chi tiết, bạn càng hoàn thành bài vở hiệu quả hơn.

  4. 4

    Ghi chép trong giờ học. Thậm chí bạn có thể ghi chép trong lúc học bài. Việc ghi chép sẽ dễ dàng hơn khi bạn viết tắt những từ thông dụng, chọn ghi thông tin quan trọng [và/hoặc từ khóa], dùng tiêu đề rõ ràng để sắp xếp thông tin và biểu thị bằng hình vẽ/sơ đồ. Đánh dấu hoặc gạch dưới những ý chính trong tài liệu học tập của bạn.

  5. 5

    Học nhóm. Với cách này bạn có thể kiểm tra bài lẫn nhau và học hỏi từ các thành viên khác.

  6. 6

    Thường xuyên nghỉ giải lao. Hãy đi bộ, đạp xe hoặc chơi với gia đình. Khi nghỉ giải lao thường xuyên, bạn sẽ không bị căng thẳng trong lúc làm bài tập và cảm thấy hào hứng khi quay trở lại làm bài tập sau đó. Hãy nghe nhạc để giúp đầu óc thư giãn.

  1. 1

    Hãy bắt đầu bằng bài tập khó nhất. Ví dụ, nếu phải làm bài tập hóa, toán, tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha, hãy bắt đầu bằng môn hóa và kết thúc bằng môn tiếng Anh. Làm môn khó trước sẽ giúp đầu óc bạn trở nên thông thoáng.

  2. 2

    Phát triển kỹ năng ghi nhớ hiệu quả. Bạn có thể lập danh sách để ghi những thứ cần phải nhớ, ví dụ như các công thức. Việc sử dụng thẻ thông tin rất tốt cho việc ghi nhớ khối lượng lớn thông tin cùng thể loại.

  3. 3

    Phát triển kỹ năng tư duy phản biện. Khi học lên cao, bạn sẽ được giao những bài tập đọc dài hơn và phức tạp hơn. Kỹ năng đọc kém hoặc không lọc được những thông tin quan trọng sẽ khiến bạn cảm thấy bài tập là gánh nặng và ảnh hưởng đến toàn bộ kết quả học tập.

    • Bạn cần đọc một cách có chủ ý để lấy thông tin quan trọng. Nếu có kỹ năng đọc hạn chế, bạn cần tìm cách cải thiện; nếu không kết quả của các môn sẽ bị ảnh hưởng.

  4. 4

    Tập trung vào những lĩnh vực cần chú ý nhất. Dành nhiều thời gian cho những vấn đề khó.

  5. 5

    Cải thiện chiến thuật làm bài thi. Kết quả thi kém không phải lúc nào cũng có nghĩa là bạn không hiểu bài hay hổng kiến thức. Có thể bạn hiểu bài nhưng làm bài chưa tốt.

    • Một chiến thuật làm bài thi hiệu quả bao gồm: học cách dành ưu tiên cho tài liệu nào trong quá trình học thi; chuẩn bị vài ngày trước khi thi thay vì chỉ một đêm; đối phó với căng thẳng trong khi thi; và phân bổ thời gian sao cho các phần của bài thi đều được hoàn thành.

  6. 6

    Tự đặt câu hỏi cho bản thân. Đặt các câu hỏi nhấn mạnh vào nội dung bài học như ai, cái gì, tại sao, như thế nào, khi nào, ở đâu. Tự đặt câu hỏi khi đang đọc hay học bài. Việc trả lời những câu hỏi này sẽ giúp bạn hiểu kỹ tài liệu, hỗ trợ nhớ bài vì quá trình đó sẽ gây ấn tượng với bạn. Những gì gây ấn tượng sẽ có ý nghĩa hơn và vì thế dễ nhớ hơn.

  7. 7

    Tìm trợ giúp. Khi bạn bế tắc, đừng bỏ cuộc––hãy gặp ai đó để được hỗ trợ; đừng giữ cho riêng mình.

  • Hãy ăn trước khi học một giờ. Não bạn sẽ không hoạt động hiệu quả khi bị đói.
  • Làm bài tập trước khi dành thời gian cho hoạt động ngoại khóa.
  • Khi làm việc nhóm, đừng để mất tập trung.
  • Giãn cơ trong lúc nghỉ giải lao sẽ tạo thêm năng lượng cho cơ thể và/hoặc trí não của bạn.
  • Thứ mà bạn học nhanh nhất là thứ bạn quan tâm nhất. Vì vậy, hãy dành sự quan tâm cho thứ bạn thấy khó nhất.
  • Đọc đi đọc lại giúp bạn cải thiện khả năng ghi nhớ.
  • Hãy đóng cửa để tránh bị tiếng ồn bên ngoài tác động.
  • Học nghiêm túc nhưng nhớ giải lao thường xuyên, đặc biệt là khi bạn căng thẳng. Hãy nghỉ 5-10 phút sau mỗi giờ học.
  • Đừng nằm học khi ở trong phòng. Bạn sẽ cảm thấy dễ buồn ngủ và không thể hoàn thành bài tập.
  • Ăn kẹo bạc hà, kẹo cao su vị bạc hà hoặc thậm chí chỉ cần ngửi mùi bạc hà sẽ giúp đầu óc bạn thông thoáng, cải thiện trí nhớ, đó là điều cốt yếu khi học. [2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
  • Ngồi thiền 15-20 phút trước khi học sẽ giúp bạn trở nên tĩnh tâm.
  • Khi học, bạn hãy tập trung tránh bị các công việc khác làm sao nhãng.

  • Nếu bạn thấy mỏi mắt hoặc đau đầu, hãy tạm dừng làm bài tập và chuyển sang làm việc khác.
  • Hãy nhớ đừng để nước đến chân mới nhảy! Học dồn vào đêm trước khi thi [với điều kiện đã dành thời gian học trước đó] chỉ là cách hay để ghi nhớ và để biết chắc là bạn đã thuộc làu mọi thứ.

wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 83 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Bài viết này đã được xem 7.089 lần.

Chuyên mục: Giáo dục

Trang này đã được đọc 7.089 lần.

Điều đầu tiên bạn cần xây dựng cho mình một thời gian biểu hợp lý, cụ thể, đầy đủ mọi công việc bạn cần làm trong ngày, trong tuần và trong tháng. Chẳng hạn như ngày hôm nay khi đi học về bạn làm gì? sau đó mấy giờ bắt đầu học, và học đến khi nào, bạn dành cho mỗi môn bao nhiêu thời gian...

Tuy nhiên các bạn cũng không được quá cứng nhắc theo kế hoạch đó mà đôi khi có thể thay đổi tùy vào từng hoàn cảnh cụ thể, ví dụ hôm sau có bài thi của môn nào đó có thể điều chỉnh thời gian cho môn đó nhiều hơn. Việc lập thời gian biểu cụ thể giúp bạn có sự chuẩn bị, chủ động trong việc học của mình, bao quát được hơn và không bị bỏ quên bất cứ môn nào.

Lập kế hoạch học tập

Lập kế hoạch học tập

Walter Scott từng nói rằng “Tất cả những người đáng giá đều có phần tự lập trong học vấn của mình”. Từ đó đề cao tinh thần tự giác học hỏi trong mỗi người chúng ta. Kỹ năng tự học rất quan trọng, đặc biệt hơn khi chúng ta bước chân vào giảng đường. Bởi quãng đời sinh viên được coi là bước chuẩn bị cuối cùng trước khi chúng ta chính thức bước chân vào cuộc chiến ngoài xã hội.

Video dưới đây nói về kỹ năng tự học của sinh viên. Video sẽ đưa ra những tình huống cụ thể, phân tích những ưu điểm mà việc tự học mang lại. Đồng thời là lời khuyên bổ ích của chuyên gia giúp bạn rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả hơn.

Nếu bạn đang là sinh viên, và bạn không biết cách để tự học một cách hiệu quả, những chia sẻ dưới đây được viết ra dành cho bạn.

6 bí quyết rèn luyện kỹ năng tự học hiệu quả

1. Có mục tiêu rõ ràng

Làm bất kỳ việc gì dù lớn hay nhỏ bạn cũng cần phải có mục tiêu rõ ràng. Với việc học cũng vậy, bạn cần biết mình cần phải học vì cái gì, những loại kiến thức bạn học sẽ phục vụ vào công việc gì. Khi đó bạn sẽ chủ động học và tự học để có đủ kiến thức thực hiện mục tiêu mà bản thân đã đề ra.

2. Chủ động lập kế hoạch học tập

Không chỉ trong học tập, mà trong bất kì công việc nào chúng ta cũng cần phải có kế hoạch cụ thể mới hoàn thành tốt được. Kế hoạch giúp bạn tận dụng thời gian, biết mình cần phải làm gì và làm như thế nào. Nếu bạn chỉ học mà có kế hoạch cũng giống như đi du lịch mà không có bản đồ vậy. Bạn chỉ tốn thời gian đi lang thang trong khi không đến được điểm cần phải đến.

Kế hoạch học tập mỗi người sẽ khác nhau, phụ thuộc vào mục tiêu học tập của mỗi người. Lập kế hoạch nghĩa là bạn vạch ra tất cả những điều cần phải làm để đạt được mục tiêu. Chúng ta cùng lấy một ví dụ đơn giản. Nếu mục tiêu của bạn là lấy bằng tiếng anh, thì trong kế hoạch có thể bao gồm những mục  như sau: học từ vựng, học công thức, học ngữ pháp,… Ở mỗi mục sẽ bao gồm cách thức để thực hiện.

Đối với mỗi mục khác cũng tương tự như vậy. Khi có những công việc cụ thể, bạn chỉ cần thực hiện theo. Nó tựa như ngọn hải đăng soi đường dẫn lối cho bạn vậy. Tuy nhiên, để thực hiện theo đúng kế hoạch, bạn phải rèn luyện cho mình một tinh thần quyết tâm cao. Đồng thời bạn cũng cần xem xét đánh giá kế hoạch của mình có hiệu quả hay không sau một thời gian thực hiện. Chúng ta cần biết linh hoạt điều chỉnh nếu có bất kì vấn đề gì xảy ra.

3. Lựa chọn thời gian và địa điểm tự học

Thời gian và địa điểm tự học cũng quan trọng không kém so với việc bạn lập kế hoạch học tập. Bạn sẽ dễ dàng tập trung hơn nếu lựa chọn được thời gian và địa điểm phù hợp.

Về thời gian, khoa học đã chứng minh rằng con người ta sẽ nhớ lâu hơn nếu học vào sáng hoặc vào buổi tối, nhưng buổi tối thì hiệu quả không cao bằng. Nếu có thể bạn nên học vào buổi sáng. Tuy nhiên, vì là sinh viên nên chắc hẳn ai cũng phải đi làm thêm để trang trải cuộc sống nên thời gian rảnh rỗi không giống nhau. Vì vậy bạn phải tranh thủ thời gian để học. Nếu bạn phải đi làm hoặc đến trường vào buổi sáng, bạn có thể thức dậy sớm hơn khoảng một tiếng để tự học.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên lựa chọn địa điểm học tập. Cho dù có thể học ở bất kì nơi nào, nhưng có những nơi được công nhận là thuận lợi hơn cho việc học. Đó là thư viện, phòng đọc sách, hoặc ở phòng riêng là tốt nhất – vì ở đây bạn sẽ không lo bị người khác làm phiền trong suốt quá trình học. Đôi khi chỉ vì một âm thanh bất ngờ cũng khiến bạn dễ dàng quên mất kiến thức vừa tiếp nhận. Nơi học tập tốt nhất là một nơi không có gì phân tán sự chú ý của bạn.

4. Luôn chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết

Tự học không phải là một công việc độc lập, mà nó song song với việc học ở trường. Như đã nói, thì việc học ở trường – những gì mà thầy cô giảng dạy cho phép bạn biết bạn cần học những gì khi ở nhà. Bởi kiến thức là vô biên, bạn không thể học hết tất cả, bạn chỉ nên tiếp nhận những kiến thức có ích giúp bạn thực hiện ước mơ của mình. Mục đích của tự học phần nào cũng chính là giúp việc học ở trường đạt kết quả cao hơn. Do vậy, một trong những công việc mà bạn cần làm là chuẩn bị chu đáo cho giờ lý thuyết ở tiết học sắp diễn ra.

Chuẩn bị như thế nào? Bạn có thể đọc trước giáo trình để biết hôm nay học gì, nắm bắt trước những kiến thức cơ bản và dễ hiểu. Nếu trong đó có những thuật ngữ khó hiểu, bạn có thể lên mạng tìm hiểu. Trong lúc giảng dạy đôi khi giảng viên hay sử dụng thuật ngữ chuyên ngành gây khó hiểu. Nắm bắt trước được những thuật ngữ sẽ giúp bạn dễ dàng tiếp thu hơn. Bên cạnh đó, đọc trước giáo trình sẽ giúp bạn tìm thấy những vấn đề gây khó hiểu, và tìm ra những câu hỏi để hỏi giảng viên vào hôm sau. Lý do mà sinh viên Việt Nam thường quá thụ động trong mỗi tiết học là họ không có gì để hỏi, không phải họ đã biết hết, mà bởi vì họ không biết gì, nên cũng chẳng hay phải đặt câu hỏi ra sao. Đối với sinh viên chưa nắm bắt được kiến thức cơ bản, thì việc biết thêm kiến thức nâng cao chỉ làm họ rối hơn mà thôi.

Nói một cách khác, không có sự chuẩn bị trước, chẳng khác nào bạn ra chiến trường mà không mặc áo giáp, như thế bạn sẽ nhanh chóng thua trận mà thôi.

5. Tự đặt ra những câu hỏi và nghiên cứu

Đã bao giờ bạn ngồi vào bàn học, nhưng rồi lại không biết phải học gì? Tôi chắc chắn là rất nhiều bạn đã gặp phải vấn đề ấy. Nếu chỉ học thuộc những gì có trong giáo trình hay những gì giảng viên cho ghi, thì việc tự học cũng chẳng phần nào có ý nghĩa gì, kết quả kiểm tra của bạn cũng sẽ không cao hơn.

Để kiến thức về một vấn đề nào đó được nâng cao hơn, việc tự đặt ra cho bản thân những câu hỏi “Vì sao” để nghiên cứu là rất cần thiết và hiệu quả. Sự thật là ngay từ nhỏ chúng ta đã tiếp thu được rất nhiều câu hỏi “Vì sao” của chúng ta dành cho người lớn. Sau khi đặt ra câu hỏi, chúng ta có thể tìm câu trả lời bằng nhiều cách khác nhau: đọc sách, trên mạng, hoặc những người bạn có thể hỏi – như giảng viên chẳng hạn. Không chỉ trong tiết học, mà bạn có thể gặp gỡ hay trao đổi với giảng viên qua email, facebook. Tôi tin rằng không giảng viên nào từ chối một sinh viên hiếu học. Nhờ vào việc tự đặt câu hỏi và nghiên cứu, bạn sẽ thấy việc tự học thú vị hơn rất nhiều.

6. Sẵn sàng sửa đổi để hoàn thiện kế hoạch học tập

Như đã nói, việc lập kế hoạch học tập ở trên sẽ chẳng có ý nghĩa nếu bạn không có quyết tâm cao, không làm hết mình vì nó. Nếu như bạn đặt ra mục tiêu, mục tiêu sẽ vẫn chỉ nằm ở trên giấy nếu bạn không thực hiện. Bạn muốn được điểm cao, thì chắc hẳn bạn phải học nhiều hơn những người khác, phải dành nhiều thời gian hơn cho mục tiêu của mình.

Để có thời gian, bắt buộc bạn phải lấy thời gian ở những công việc khác, đem nó dành cho việc học. Bạn thích chơi game, thích xem phim, thích la cà với bạn bè. Nếu cứ duy trì như vậy thì kế hoạch học tập của bạn sẽ khó lòng có thể thực hiện được. Để bắt tay vào tự học, bạn phải sẵn sàng sửa đổi những thói quen đó.

Một thói quen khác mà sinh viên cũng cần sửa đổi để việc học trở nên hiệu quả hơn, chính là sự mất tập trung trong quá trình học của mình, mà một trong những nguyên nhân gây ra chính là mạng xã hội. Bạn có thể nghe nhạc khi học bài, nhưng phải tuyệt đối tránh xa mạng xã hội vì chúng có khả năng khiến bạn xao nhãng cao. Nếu không việc tự học của bạn cũng chỉ làm mất thời gian chứ không mang lại lợi ích gì.

Tổng kết

Kỹ năng tự học là vô cùng quan trọng đối với sinh viên, là chìa khóa thành công ở giảng đường mà bất kì sinh viên nào cũng cần. Vì vậy nếu chưa có, bạn cần phải rèn luyện để biến tự học thành thói quen của mình. Như Les Brow từng chia sẻ: “Hãy có trách nhiệm với cuộc đời mình. Hãy biết rằng chính bạn là người sẽ đưa bạn tới nơi bạn muốn đến chứ không phải ai khác”.

Video liên quan

Chủ Đề