Cách đọc chỉ số máy đo nồng độ oxy

‏Báo Sức khỏe & Đời sống xin gửi đến quý độc giả hướng dẫn sử dụng thiết bị đo chỉ số SpO2 từ Ths.BS Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực BV Đại học Y Dược TP.HCM.‏

‏Theo bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, chỉ số SpO2 là một trong các thông số giúp đánh giá và theo dõi mức độ nặng của tình trạng suy hô hấp của người bệnh mắc COVID-19. Đồng thời, đây cũng là thông số giúp theo dõi đáp ứng điều trị với oxy của người bệnh, giúp điều chỉnh nồng độ oxy trong khí hít vào cho phù hợp với tình trạng người bệnh.‏

‏Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện tại rất đa dạng. Có nhiều máy mới có tích hợp thêm một số công nghệ hiện đại giúp biểu thị nhiều thông tin hơn, nhưng đa số các máy vẫn sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, đó là nhịp mạch [pulse rate] và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi [SpO‏‏2 ‏‏– Saturation of peripheral oxygen].

Cần đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy

‏* Cách sử dụng:

‏Bước 1: ‏‏Kiểm ‏‏tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin [tùy loại máy]‏

Bước 2:‏‏ Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.‏

‏Bước 3: nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.‏

Bước 4: khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.‏

‏* Cách đọc các thông số:

‏Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút [beat per minute – bpm]. Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút [đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi].‏

‏SpO‏‏2‏‏ sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO‏‏2‏‏. Đơn vị đo: tỉ lệ phần trăm [%]. Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%. Sai số khi đo: ± 2%.‏

‏Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh khuyến cáo, khi sử dụng máy đo nồng độ oxy này, để các thông số đo được chính xác, cần chú ý không cử động ngón tay đang được kẹp để đo. Ngoài ra, không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.‏

‏Đồng thời, các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt.‏


Các F0 nhẹ theo dõi tại nhà có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để theo dõi nhưng cần đọc đúng thông số, báo cho nhân viên y tế khi nhịp mạch, chỉ số SpO2 bất thường.

Bác sĩ Phan Vũ Anh Minh, Khoa Hồi sức tích cực Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM, cho biết: Các máy đo nồng độ oxy trong máu hiện tại rất đa dạng. Có nhiều máy mới có tích hợp thêm một số công nghệ hiện đại giúp biểu thị nhiều thông tin hơn, nhưng đa số các máy vẫn sẽ hiển thị hai thông số cơ bản mà chúng ta cần quan tâm, đó là nhịp mạch [pulse rate] và độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi [SpO2].

Cách sử dụng:

Bước 1: Kiểm tra xem máy còn pin hay không, nếu hết pin thì cần thay pin mới hoặc sạc pin [tùy loại máy]

Bước 2: Mở kẹp, đặt ngón tay vào khe kẹp sao cho đầu ngón tay chạm vào điểm tận cùng của máy. Lưu ý không được sơn móng tay, sử dụng móng tay giả hoặc mỹ phẩm trên ngón tay được đo. Đảm bảo móng tay không quá dài, để đầu ngón tay có thể che kín bộ phận cảm biến trong khe kẹp.

Bước 3: Nhấn nút nguồn để khởi động máy. Không cử động tay trong khi đo. Kết quả đo sẽ hiển thị trên màn hình sau vài giây.

Bước 4: Khi kết thúc đo, rút ngón tay ra, sau vài giây máy sẽ tự tắt.

Cách đọc các thông số:

SpO2 sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí ghi chữ SpO2. Đơn vị đo tỉ lệ phần trăm [%]. Phạm vi đo: 0-100%. Giá trị bình thường: 94-100%.

Nhịp mạch sẽ hiển thị dưới dạng số ở vị trí hình trái tim, hoặc vị trí ghi chữ PR. Đơn vị đo: lần/phút . Phạm vi đo: 0-254 lần/phút. Giá trị bình thường: 60-100 lần/phút [đối với người lớn, lúc nghỉ ngơi].

Màn hình hiển thị nồng độ oxy trong máu SpO2 là 98% và nhịp mạch là 75 lần/phút. Ảnh: Meta

"Các kết quả đo có thể không chính xác đối với những người đã từng sử dụng thuốc cản quang, những người có nồng độ hemoglobin bất thường, đặc biệt đối với các trường hợp ngộ độc carbon monoxide và ngộ độc các chất gây methemoglobin, những người bị hạ huyết áp, co thắt mạch máu nghiêm trọng, thiếu máu hoặc hạ thân nhiệt", bác sĩ Anh Minh lưu ý.

Theo bác sĩ, sau khi đo nồng độ oxy trong máu, F0 cần liên hệ nhân viên y tế khi nhịp mạch < 60 lần/phút hoặc > 100 lần/phút khi người được đo đang nghỉ ngơi. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho trẻ em, các vận động viên và những người có tiền căn bệnh lý tim mạch, rối loạn nhịp tim.

SpO2 < 94% khi người được đo đang thở khí trời hoặc khí phòng. Ngưỡng giá trị này không áp dụng cho những người có tiền căn bệnh hen suyễn, bệnh phổi mạn tính, suy tim, hoặc khi đo ở độ cao trên 1500m so với mực nước biển.

Những lưu ý khi sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu

Theo bác sĩ Anh Minh các F1 khi tự theo dõi tại nhà, không cần phải sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu. Nếu có triệu chứng nghi ngờ nhiễm Covid-19 như ho, sốt, đau rát họng, khó thở thì phải báo ngay cho cán bộ y tế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng, được phép tự cách ly và theo dõi tại nhà theo quy định của Bộ Y tế, có thể sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu để tự theo dõi tại nhà.

Đối với người lớn mắc Covid-19 [F0], SpO2 < 92% cần có chỉ định điều trị oxy liệu pháp cho người bệnh. Đồng thời, người bệnh cần được cho nhập viện và theo dõi sát diễn tiến tình trạng suy hô hấp tại bệnh viện.

Mặc dù SpO2 ≥ 92%, nhưng nếu người bệnh có biểu hiện suy hô hấp, bao gồm cảm giác khó thở nhiều, thở nhanh > 30 lần/phút, thở co kéo các cơ hô hấp phụ nhiều, cần được nhập viện để theo dõi và điều trị.

Những người bệnh Covid-19 nếu diễn tiến nặng thường xuất hiện suy hô hấp và giảm oxy máu nặng từ ngày thứ 7-8 kể từ khi khởi phát bệnh.

Cách sử dụng máy đo nồng độ oxy trong máu. Ảnh: Meta.

Lê Cầm

Chỉ số SpO2 có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe con người. Đây là một trong những dấu hiệu sinh tồn của cơ thể, bên cạnh 4 dấu hiệu khác là mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.

SpO2 là viết tắt của cụm từ Saturation of peripheral oxygen - độ bão hòa oxy trong máu ngoại vi. Hiểu một cách khác, SpO2 là tỷ lệ hemoglobin oxy hóa [hemoglobin có chứa oxy] so với tổng lượng hemoglobin trong máu. Hemoglobin là một protein được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, quyết định màu đỏ của hồng cầu.

Chỉ số SpO2 có thể được đo bằng phép đo xung - một phương pháp gián tiếp, không xâm lấn [không đưa các dụng cụ vào trong cơ thể]. Nó hoạt động bằng cách phát ra và tự hấp thu một làn sóng ánh sáng đi qua các mạch máu hoặc mao mạch trong đầu ngón tay, đầu ngón chân hoặc dái tai. Sự thay đổi của sóng ánh sáng xuyên qua ngón tay, ngón chân hoặc dái tai sẽ cho biết kết quả của phép đo SpO2 vì mức độ oxy bão hòa gây ra các biến đổi về màu sắc của máu.

Chỉ số SpO2 được đo ở đầu ngón tay

Giá trị chỉ số SpO2 được biểu thị bằng 1%. Nếu máy đo oxy cho kết quả 97% thì chứng tỏ mỗi tế bào hồng cầu được tạo ra bởi 97% oxygenated và 3% không oxy hóa hemoglobin. Giá trị SpO2 bình thường sẽ dao động ở mức 95 - 100%.

Chỉ số oxy hóa máu tốt là rất cần thiết vì cung cấp đủ năng lượng cho cơ bắp hoạt động. Nếu giá trị SpO2 xuống dưới 95%, đây là dấu hiệu cảnh báo oxy hóa máu kém, còn được gọi là tình trạng máu thiếu oxy. Các nghiên cứu chứng minh rằng chỉ số SpO2 từ 94% trở lên là chỉ số bình thường, đảm bảo an toàn.

Thang đo chỉ số SpO2 tiêu chuẩn

  • SpO2 từ 97 - 99%: Chỉ số oxy trong máu tốt;
  • SpO2 từ 94 - 96%: Chỉ số oxy trong máu trung bình, cần thở thêm oxy;
  • SpO2 từ 90% - 93%: Chỉ số oxy trong máu thấp, cần xin ý kiến của bác sĩ chủ trị;
  • SpO2 dưới 92% không thở oxy hoặc dưới 95% có thở oxy: Dấu hiệu suy hô hấp rất nặng;
  • SpO2 dưới 90%: Biểu hiện của một ca cấp cứu trên lâm sàng.

Chỉ số SpO2 ở trẻ sơ sinh

Ở trẻ sơ sinh, chỉ số SpO2 an toàn giống như của người lớn, đó là trên 94%. Nếu chỉ số SpO2 của trẻ giảm xuống dưới mức 90% thì cần thông báo cho y bác sĩ để được hỗ trợ can thiệp kịp thời.

Trên thực tế, chỉ số SpO2 đo được sẽ không chính xác hoàn toàn mà sẽ bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố như:

  • Độ sai lệch của thiết bị đo [thường là ± 2%];
  • Hemoglobin bất thường;
  • Bệnh nhân cử động khi đo;
  • Tình trạng giảm tưới máu mô do choáng, sử dụng thuốc gây co mạch hoặc hạ thân nhiệt nặng;
  • Bị nhiễu ánh sáng trong phòng khi đo;
  • Sắc độ của móng tay, móng chân [nếu sử dụng dụng cụ đo SpO2 bằng cách kẹp vào đầu ngón tay, ngón chân];

Vì vậy trước khi tiến hành đo cần xem kỹ Cách sử dụng thiết bị đo SpO2.

Tình trạng giảm chỉ số SpO2 [còn gọi là thiếu oxy trong máu] gây ra một số triệu chứng sau:

  • Thay đổi về màu sắc của da;
  • Suy giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn;
  • Ho;
  • Nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm;
  • Khó thở, thở nhanh, thở khò khè.

>> Xem thêm: Chỉ số SpO2 thấp cảnh báo điều gì? - Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ Trần Thị Diễm Trang - Bác sĩ Nội hô hấp - Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Khó thở, thở nhanh, thở khò khè là những triệu chứng của tình trạng giảm chỉ số SpO2

Khi cơ thể không đủ oxy, gây thiếu oxy máu [hạ chỉ số SpO2] là tình trạng rất nguy hiểm. Nguyên nhân là vì nếu máu thiếu oxy, não, gan và nhiều cơ quan khác trên cơ thể sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực. Vì vậy, theo dõi chỉ số SpO2 thường xuyên đóng vai trò quan trọng trong việc nắm rõ lượng oxy trong máu, có phương án xử lý kịp thời khi gặp tình trạng nguy hiểm. Nếu cần hỗ trợ y tế từ xa, bạn có thể đăng kí khám bệnh online hoặc liên hệ trực tiếp đến Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề