Cách giữ cua đồng sống lâu

Với nhiều người thích ăn cua thì có khi sẵn dịp nào rẻ rẻ mua đến vài cân về ăn dần, nhất là cua biển. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bảo quản cua sống tươi ngon, bảo quản cua biển giữ được thời gian lâu hơn mà vẫn hấp dẫn. Nếu cũng đang băn khoăn như trên thì mọi người tìm hiểu ngay thông tin dưới đây nhé.

Tham khảo giá cua biển hiện nay: //ngonaz.com/gia-cua-bien/

NỘI DUNG CHÍNH

  1. Cách chọn cua biển ngon nhất
  2. Bảo quản cua biển tươi ngon
  3. Cách chọn cua đồng ngon nhất
  4. Bảo quản cua đồng đúng cách

Cách chọn cua biển ngon nhất

Trước khi bảo quản cua sống thì việc chọn mua được thực phẩm tươi ngon là điều đặc biệt quan trọng.

Bạn xem màu sắc lớp da giữa kẹt khuỷu trên càng cua. Nếu mà lớp da này màu hồng đỏ hoặc hồng sậm thì cua có nhiều thịt. Với cua vừa mới bắt thì lớp da này thẳng bóng. Ngược lại với cua đã lâu ngày thì lớp da bị nhăn nheo.

Bạn bóp yếm, nếu thấy cứng tay là con cua chắc. Còn bạn thấy mềm thì cua ít thịt và thường bị ốp.

Bạn bóp phần đầu đùi của que dầm bơi, ở phía dưới mai. Nếu bóp vừa tay, bạn thấy cua giãy giụa toàn bộ que, càng khỏe là thịt ngon. Còn ngược lại là cua không chuẩn.

Cách chọn gạch cua: bạn kiểm tra độ dầy và chắc của thịt bằng cách bóp vào mai cua. Nếu mai cua mềm thì thịt bị ốp, ăn không ngon, gạch cũng không ngon. Bạn nên chọn con nào càng chắc sẽ càng tốt.

Hoặc bạn dùng tay đè nhẹ phần khe giữ phần mai cua và yến cua. Bạn nhìn xem, nếu cua gạch nhiều sẽ thấy phần gạch đỏ bên trong. Còn nhìn vào không thấy gì thì mọi người nên chọn con khác.

Bảo quản cua biển tươi ngon

Sau khi đã mua cua biển mang về nhà, bạn tuyệt đối không nên thả cua vào nước ngay vì cua dễ bị sốc nhiệt mà chết. Cua chết mà chưa nấu ngay sẽ làm tiêu hao thịt và không còn được ngon nữa. Do vậy, để cua sống tươi lâu hơn, bạn để chúng ở nơi mát, có thể vẩy nước lên thân cua. Hoặc nếu cẩn thận hơn, bạn trải cua trên bề mặt đá lạnh giúp cua tươi, cứng hơn, dễ dàng cho việc xử lý sau này.

Vì cua biển là loài khá hung dữ, càng to nên chúng có thể kẹp tay bạn chảy máu. Mọi người tuyệt đối không tháo dây trên thân khi cua vẫn chưa chết. Bạn để nguyên dây, lật yếm dưới bụng cua rồi dùng dao nhọn chọc vào chỗ hõm dưới bụng. Đến khi chân và càng cua duỗi thẳng để đảm bảo cua không còn nguy hiểm.

Bạn bóc vỏ yếm cua, trứng xốp bên ngoài. Sau đó bỏ bộ phận mang cua, chỉ lấy phần chứa thịt cua. Rồi tháo dây trên thân cua. Rửa sạch mọi ngóc ngách của cua biển bằng bàn chải nhỏ có đầu mềm. Mọi người cần chải sạch, rửa với nước để đảm bảo thịt cua sạch sẽ.

Vậy là bạn đã sơ chế xong cua biển rồi chuẩn bị đưa vào tủ lạnh bảo quản. Có 2 cách bảo quản cua sống mà bạn có thể thực hiện ngay:

Cách 1: Bạn dùng hộp nhựa hoặc khay có đá, xếp cua ngay ngắn trong hộp rồi để ở ngăn mát tủ lạnh. Cách làm này phù hợp với chế biến ngay trong ngày. Bạn không nên để quá lâu làm cho cua mất nước, thịt cua bớt ngọt, bị xơ xác. Bạn điều chỉnh nhiệt độ tủ lạnh từ 0 đến 4 độ C là hợp lý.

Cách 2: Bạn dùng túi nilon hoặc túi hút chân không để bọc cua lại. Cách bảo quản cua sống trong tủ lạnh có ưu điểm hơn trên vì nó giúp hạn chế tối đa việc cua bị mất nước. Tuy nhiên, cách bảo quản này chỉ phù hợp với loại cua đã không còn sống hoặc cua lột. Với mẹo này, bạn giữ được 2-3 ngày. Lưu ý là khi lấy cua trong tủ đông, ngăn đá ra để nấu ăn, bạn rã đông trước ở ngăn mát. Điều này cũng giúp cua được tươi ngon hơn.

Còn nếu mà đã trót làm cua chín nhưng không ăn hết, bạn cũng có thể bảo quản bằng cách bọc kín cua bằng túi nilon, túi đựng thực phẩm hoặc túi hút chân không và để lên ngăn đá tủ lạnh. Thời gian bảo quản khoảng từ 2-5 ngày.

Cập nhật giá cua đồng hiện nay: //ngonaz.com/gia-cua-dong/

Cách chọn cua đồng ngon nhất

Với cua đồng, để có được thực phẩm chuẩn nhất, bạn cần chú ý những điều sau:

Về màu sắc: chọn cua có màu xám đục, mai cua màu sáng hơn, bóng hơn.

Cua tươi khỏe thường chạ nhanh, còn đủ chân, càng sẽ chĩa lên trên khi bạn cố bắt chúng. Còn với cua mập, ấn tay vào thấy yếm cua nổi bọt khí.

Nhận biết cua đực và cua cái: bạn quan sát phần yếm cua. Nếu thấy cua có yếm nhỏ là cua đực, yếm lớn hơn là cua cái. Thích nhiều gạch thì bạn chọn cua cái, còn muốn nhiều thịt thì chọn cua đực.

Bạn lật ngửa con cua, ấn vào phần yếm. Nếu thấy không bị lún là cua chắc thịt. Nếu thấy lún thì cua ốp, ít thịt, không được ngon.

Bảo quản cua đồng đúng cách

Cua đồng cũng là thực phẩm được nhiều người yêu thích vào mùa hè này. Làm bát canh rau đay mồng tơi với cua thì ngon phải biết. Tuy nhiên để có cách bảo quản cua sống chuẩn nhất, bạn thực hiện theo các bước dưới đây nhé:

Bạn cho cua đồng vào xả nước, dùng đũa khuấy cua trong xô nước cùng với muối cho đến khi sạch bùn đất. Tiếp theo, bạn đổ cua ra rổ thưa và làm đến khi nước trong, cua sạch hoàn toàn.

Tiếp theo, bạn dùng tay bóc bỏ mai cua, cho mai cua ra bát. Còn với thân cua, bạn rửa sạch đến khi hết nước đen. Lưu ý, cua phải bóc mang, bỏ hết phần phổi cua, yếm cua, miệng cua. Sau đó, bạn để ráo cua rồi chia thành từng phần vừa ăn.

Bạn cất cua trong ngăn đá, khi nào ăn thì mang ra giã hoặc xay nhuyễn. Với gạch cua bạn cũng có thể chia nhỏ rồi trữ đông thành từng phần.

Bạn chỉ nên trữ đông ở mức vừa phải, không trữ quá nhiều hoặc quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng tươi ngon nhất.

Xem thêm cách bảo quản rong nho: //ngonaz.com/bao-quan-rong-nho/

Vậy là mọi người đã học được cách bảo quản cua sống đơn giản rồi nhé. Chỉ cần thực hiện đúng với các bước trên là cả nhà luôn có những bữa ăn tươi ngon nhất.

Tags: cua biểncua đồng

Video liên quan

Chủ Đề